Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
689
116.548.009
 
Đêm Thánh Nữ Lucy
Nguyễn Lê Hồng Hưng

 

 

Những bến cảng lớn ở Âu Châu tổ chức hội quán rất chu đáo và phương tiện di chuyển cho thủy thủ hoàn toàn miễn phí, chỉ cần điện thoại hẹn, thường thì xe tới rước rất đúng giờ. Không hiểu sao hôm nay chúng tôi đứng chờ hơn một tiếng đồng hồ giữa cơn mưa tuyết và trong cái lạnh dưới độ không mà hội quán vẫn chưa cho xe tới. Gọi điện hỏi thì được nhân viên trực cho biết vì hôm nay tàu vô bến nhiều, thủy thủ đổ bộ đông, xe hội quán bận rộn đưa rước nên tới trễ, họ nói sẽ cố gắn tới nhanh và gởi lời xin lỗi. Nhân viên người ta đã cho biết như vậy rồi mà tên thuyền phó đứng hổng yên một chỗ, cứ đi tới đi lui và miệng chửi thề liên tục. Khi xe tới, cả đám vội vàng ùa lên xe, tuy trong xe có máy sưởi nhưng người nào cũng kêu lạnh và cũng cái tên thuyền phó cà chớn, vừa bước lên xe chưa ngồi yên trên ghế hắn liền cằn nhằn anh tài xế tại sao để hắn đứng ngoài trời lâu quá. Anh tài xế từ tốn giải thích:

– Xin lỗi, hôm nay rất đông người nên chúng tôi phải chia nhau phục vụ...

Anh tài xế là người Thuỵ Điển vừa xin lỗi vừa chịu khó giải thích, nếu chuyện này xảy ra ở mấy nước còn lạc hậu, kể cả nước Nga của hắn, ăn nói xấc xượt kiểu đó thì thế nào cũng bị tống cổ ra khỏi xe đứng giữa trời tuyết dưới không độ cho lạnh teo cu và hoá thành người đá. Tôi với sugilar và Ayardy, người In Đô, ngồi im ở băng sau, không biết hai đứa cảm thấy như thế nào, riêng tôi thì hổng thấy khó chịu gì hết, ngược lại tôi rất ngưỡng mộ nhân cách của anh tài xế và cám ơn anh thiệt nhiều.

 

Mới hơn sáu giờ chiều mà trời đất Thuỵ Điển như đã về đêm. Xe chạy trên đường vừa ướt vừa trơn, từ bến cảng lên tới hội quán người ta treo dọc hai bên đường những biểu tượng được kết bằng nhiều bóng đèn nhỏ li ti thành hình con thỏ, con nai và ngôi sao... Mỗi khi trở lại Thuỵ Điển, nhứt là nhằm mùa Giáng Sinh, tôi rất thích thú nhìn hoa đèn không màu mè nhưng rất linh động, tuy đất trời lạnh lắm, nhưng trong lòng ấm áp và sự yên ả của xứ sở này cho tôi cảm giác bình an. Xe chạy lên dốc của một ngọn đồi và ghé vô bãi đậu cạnh rừng thông, chỉ có loài thông trong mùa đông vẫn còn xanh lá. Vừa mở cửa xe mọi người ùa nhau chạy vô hội quán trên một đồi thấp. Đúng như anh tài xế nói, hội quán đêm nay chật cứng người. Trong phòng khách mỗi bàn thắp một cây đèn cầy lớn cắm nên dĩa có trưng bày bông tuyết, làm cho căn phòng ấm áp và không gian mờ mờ ảo ảo trông lãng mạn tuyệt vời.

 

Viên thuyền phó, phụ máy và Jurre đi thẳng vô phòng vi tính.Tôi và hai đứa In Đô đi lại tủ lạnh lấy bia và đem qua quày mua bịt da heo chiêng dòn, Sugilar đạo Hồi không ăn thit heo, tôi mua cho nó gói đậu phộng. Trong lúc tính tiền, tôi thấy một cô gái bận nguyên bộ đồ trắng giống như trang phục cô dâu bưng khay bánh và cà phê đi mời từng bàn. Tôi hỏi cô gái đứng trước quày:

– Bộ hôn nay có lễ cưới hả?

Cô gái lắc đầu nhè nhẹ:

– Không...không hôm nay là ngày thánh nữ Lucy.

– Ồ!

Tôi khoa tay một vòng và day qua nói với hai đứa In Đô:

– Tụi mình vô trong kia, hôm nay ở đây có nhiều thứ miễn phí.

Chúng tôi cười, cô gái cũng cười và gật đầu nói:

– Dĩ nhiên.

Tính tiền xong chúng tôi bưng bia vô trong tìm chỗ ngồi. Hôm nay là ngày mười ba tháng mười hai, là ngày ngắn nhứt trong năm ở Thụy Điển, nói chung là từ bắc Đức qua tới vùng Scandiavia, nhiều nơi tổ chức lễ  kỷ niệm thánh nữ Lucia, còn gọi là ngày St. Lucy. Luice là người đầu tiên đã chết vì đạo và dược giáo chủ Syracuse phong thánh tại La Mã trong thời đại hoàng đế Diocletian.  Lễ kỷ niệm thánh nữ Lucia bắt nguồn từ những câu chuyện kể của một nhà truyền giáo đầu tiên đem  đạo Thiên Chúa vào vương quốc Thuy Điển. Tương truyền Lucia là một cô gái trẻ và rất đẹp, cô tình nguyện làm cô dâu trung thành của chúa Kitô, vì không muốn cho bất cứ người đàn ông nào đeo đuổi theo cái vẻ đẹp sắc nước hương trời nên cô tự móc đôi mắt của mình bỏ vào cái chén. Cô cũng là người đã mang thực phẩm cướu giúp các tín đồ Kitô lẩn trốn trong các hầm mộ dưới lòng thành phố La Mã, vì trong hầm mộ tăm tối, cô phải đội vương niệm gắn đèn cầy cho có ánh sáng để hai tay rảnh ran bưng đồ ăn phân phát cho những người này, Lucy cũng có nghĩa là ánh sáng chiếu soi giữa lúc tối tăm. 

 

Dựa theo truyền thuyết trên, ngày lễ kỷ niệm thánh nữ Lucia được được tổ chức với một cô gái trang phục màu trắng, thắt ngang vòng eo của mình một đay đỏ và trên đầu đội vương miện có kết năm cây đèn cầy. Nhiều năm về trước, thánh nữ hoá trang đội đèn cầy sáp có khi bị cháy đầu hoặc bị sáp nhiểu làm phỏng mặt. Để thánh nữ được  an toàn, ngày nay hoá trang người ta dùng đèn cầy giả và xài pin.

 

Chúng tôi ngồi với nhau vừa nhâm nhi bia vừa thưởng thức đêm của Lucia. Một lát sau Ayardi hỏi tôi. Ở Việt Nam có Giáng Sinh không chú.

– Có.

– Tổ chức lớn hông chú?

– Lớn lắm, tao nghĩ, chưa có nước nào mừng Chúa giáng sinh lớn như ở nước Việt Nam.

– Thiệt hả chú?

Ayardi cười cho là tôi nói giỡn và tôi cũng nửa giỡn nửa thiệt:

– Ở nước tao ngày Giáng Sinh người ta ăn uống và tặng quà nhau như núi.

– Chú có đạo không?

– Đạo hả?

Nghe thằng nhỏ hỏi tôi giựt mình, lâu lắm rồi mới có người hỏi tôi về chuyện tín ngưỡng. Ở nước tôi chùa chiền lô nhô, áo vàng đầu trọc lóc nhóc loi nhoi và tượng Phật, tượng nào tượng nấy cao ngất trời mây, Phật ông thì hùng dũng, Phật bà thì đẹp như các cô người mẫu chưn dài, tới đâu cũng thấy ăn chay và nghe niệm Phật om xòn trời đất nhưng hổng thấy Phật đâu hết. Còn Giáng Sinh lễ lạc cho những đại gia nhiều tiền lắm của, ăn chơi xả láng, họ mua quà tặng nhau lên đến hàng tỉ đồng và có những nơi giả làm ông già Nô-en đi rảo ngoài đường để moi tiền bá tánh. Tôi bưng bia lên hớp một cái cạn phần bia trong lon, tôi mới phát hiện ra, ngộ thật, cũng là thủy thủ và cũng là những con người từ bốn phương,  nhưng sao họ tới hội quán bên xứ khác thì ồn ào náo nhiệt như khu chợ trời và ngột ngạt khói thuốc. Còn tới đây lại yên ắng nhỏ nhẹ, trên cả trăm con người ta chen chút trong căn phòng rộng vừa phải mà chỉ nghe tiếng thì thào hoà theo tiếng nhạc nho nhỏ phát ra từ những chiếc loa gắn đâu đó trên trần nhà và người nào ghiền thuốc thì tự động bận áo lạnh đi ra ngoài sân hút, nhờ vậy mà trong hội quán đông người nhưng rất thoáng khí. Đêm nay trong phòng hội quán không xài đèn điện, ngoại trừ chỗ tính tiền và những nơi trưng bày đồ đạc. Đương sống trong sự yên bình, tự dưng đem ba cái chuyện đạo ra nói làm tôi ái náy và cảm thấy không gian trong suốt như bị vẩn đục và thoáng chút nặng nề. Để Ayardi khỏi tiếp tục nói chuyện đạo, sẵn lon bia không trên tay, tôi đưa lên bóp nhẹ một cái và nói:

 

– Mày lấy thêm bia đi, đạo bia cũng tốt, tao theo đạo này.

 

Ayardi cười ha hả rồi đứng lên định đi lấy thêm bia,  chợt viên thuyền phó bưng một mâm bia lách những chiếc bàn đông người đi tới, Jurre và phụ máy cũng tới kéo ghế lại ngồi chung. Thuyền phó khui bia ra mời mỗi người một lon và Ayardi cầm lon bia ngồi lại chỗ củ. Mọi người vui vẻ hô lên câu chúc lành và ngước cổ nốc một hơi. Khi để bia xuống, thuyền phó phàn nàn:

– Bia ở đây có ba độ rưỡi mà bán mắc quá.

Tôi để lon bia xuống cười một cái, nói:

– Ông nghĩ sao, tôi đưa bàn tay ra lần ngón kể, đưa rước,  Internet, trà, cà phê, bánh ngọt, hồ bơi, tắm hơi tất cả miễm phí.  Nữa lít bia chỉ có hai euro rưỡi mà ông lại chê mắc à. Ông biết hội quán bên St. Petersburg một ly bia giá bao nhiêu không?

Thuyền phó cười sằn sặc và đưa ngón tay cái ra gặt gặt:

– Ồ, mắc lắm... ông nói đúng ha ha...

Chúng tôi vui vẻ ngồi tán dóc với nhau cho tới khi nhân viên hội quán tới báo giờ đóng cửa. Vì đông người nên nhân viên sắp xếp cho tài xế chia nhau chở. Tàu chúng tôi đậu hơi xa nên phải đi trước giờ hội quán đóng cửa mười lăm phút.

 

Xe chạy xuống đồi, xuyên qua màn mưa tuyết ta thấy những dãi nhà đóng kín và đường vắng bóng người, đừng tưởng rằng dân Thụy Điển đã ngủ. Trái lại trong những căn phòng sạch bụi, có lò sưởi ấm áp họ sinh hoạt rất linh động, vui vẻ và rất  gần gũi nhau Có lần cũng vào mùa đông tôi tới chơi cùng gia đình người bạn Thụy Điển, thưởng thức món cà phê truyền thống và miếng bánh quế thơm, sau đó cùng anh ra những quán nước trong một con hẻm nhỏ lát đá lâu đời uống bia, khu phố cũ kỷ nhưng không tồi tàn, những cô gái và những chàng trai lịch sự bình dị và sống rất văn minh... Chuyện qua lâu lắm rồi nhưng mỗi khi tản bộ hoặc ngồi trên xe ngang qua những khu nhà giữa mùa đông tuyết trắng nó hiện về trong trí tôi mơ mơ màng màng... Sống trong cảnh thiệt mà giống y như là truyện cổ tích vậy.

 

 

 

Dronten 21 12 2015

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Lê Hồng Hưng
Số lần đọc: 2626
Ngày đăng: 24.12.2015
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc: Anton P.Chekhov (1860 - 1904) - Cuộc cá cược lạ kỳ (Hiếu Tân dịch) - Nguyễn Hồng Nhung
Kẻ giết mẹ - Nguyễn Hồng Nhung
Cội phương mai - Lương Hoàng Hạc
Những năm tháng cuối cùng của Edgar Poe : Thi Sĩ Mỹ (1809 - 1849) - Vương Kiều
Chiếc giày đỏ - Trần Băng Khuê
Từ duy nhất - Nguyễn Hồng Nhung
Thầy Tôi Ông Trần Quý Tuệ - Trần Vấn Lệ
Ông sư… - Trọng Huân
Bán lý tưởng vì yêu - Trọng Huân
Sân ga u buồn - Trần Băng Khuê
Cùng một tác giả
Trên một dòng sông (truyện ngắn)
Mùi Tôm Bạc Đất (truyện ngắn)
Hội Quán Thủy Thủ (truyện ngắn)
Mùa cá đường hội (truyện ngắn)
Giáng Sinh Trắng (truyện ngắn)
Chuyến Ðò Tốc Hành (truyện ngắn)
Tâm Bịnh (truyện ngắn)
Anh cũng sẽ về (truyện ngắn)
Trên Bến Grega (truyện ngắn)
Thư Không Viết (truyện ngắn)
Chiều Lên Hội Quán (truyện ngắn)
Đêm bảo Tuyết (truyện ngắn)
Kỷ Niệm Sông Elbe (truyện ngắn)
Cháo Chuột (truyện ngắn)
Trên Một Chuyến Tàu (truyện ngắn)
Sáng nắng chiều mưa (truyện ngắn)
Bốn Biển Là Nhà (truyện ngắn)
Gái Nga Gốc Việt (truyện ngắn)
Hết Mê (truyện ngắn)
Thủ Đô Helsinki (tiểu luận)
Đêm Thánh Nữ Lucy (truyện ngắn)
Chôn đi quá khứ (truyện ngắn)
Con chim bay lạc (truyện ngắn)
Thuyền Nhân (truyện ngắn)
Miền Kinh Rạch (truyện ngắn)
Thủy thủ về nhà (truyện ngắn)
Thời lưới gộc (truyện ngắn)