Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.376 tác phẩm
2.747 tác giả
758
116.499.342
 
Giới thiệu - tác phẩm (18) - Trò chơi số phận trong Văn học
Từ Sâm

 

 

Học phổ thông.Tôi thiên về tự nhiên. Thích toán. Vì sự trừu tượng và nhiều cách tiếp cận để cùng đáp số. Thích vật lý vì từ cái không thể thành cái có thể. Thích hóa vì cũng từng đó nguyên tố mà đáp số vô tận khi kết hợp khác nhau. Đén nỗi có bạn học tưởng tôi bây giờ là giáo viên toán???.

Môn văn, điểm trung bình là may họa lắm. Lý do. Tôi không hiểu những gì thấy giảng.. Ví dụ. Bài Thăm Lúa của Trần Hữu Thung, chủ đề là đi thăm lúa. Nhưng chủ đề tư tưởng là tình yêu quê hương đất nước của người lính. Họ đặt Tổ Quốc trên  tình cảm riêng vv…

Thường, chủ đề và chủ đề nằm ở cái tiêu đề của bài và chủ đề tư tưởng là suy rộng ra. Biết cái qui luật này nên kiếm điểm cao không khó dù học yếu.    

Khi tôi biết phân biệt đâu là chủ đề và chủ đề tư tưởng thì đã kết thúc một đời học văn phổ thông..

Tôi tự hỏi tại sao môn văn lại bất biến vì cả thầy và trò không ai nói khác một ông phê bình nào đó viết trong sách. Mà cũng lạ có tác giả “hy sinh” gần thế kỷ mà nhà phê bình khi viết về ông lại nói tác giả có ý sử dụng thể (lục bát, song thất lục bát, bốn câu…) để miêu tả… như là vừa mới gặp tác giả trước khi viết vậy??  Lại có khi đặt tác giả  suy nghĩ theo nhà phê bình??. Thể loại thơ có chủ đề và chủ đề tư tưởng là thể loại được đặt hàng cho người tiêu dùng. Sản phẩm đó phục vụ số đông thị trường bao cấp, bắt người tiêu dùng phải tiêu thụ sản phẩm phân phối duy nhất chứ chưa phải là cảm xúc thật của nhà thơ.

Năm 1981, tôi đã bần thần khi đọc truyện ngắn Có Một Đêm Như Thế của Phạm Thị Minh Thư. Đơn giản là vì tôi cũng nằm trong câu chuyện đó. Thấy mình trong đó. Và hình như những dòng nhật ký của mình in vào trong trang sách. Vài năm sau khi đã có gia đình, sinh đứa con khỏe mạnh. Tôi đã bật khóc khi đọc truyên ngắn Tiếng Lục Lạc của  Nguyễn Quang Lập. Tiếng Lục Lạc là nỗi đau của thân phận hay số phận con người??. Hai truyện ngắn viết về chiến tranh mà không nói về chiến tranh. Tư tưởng và tư tưởng chủ đề không nằm trong tựa đề. Khi đọc tôi chỉ thấy nỗi niềm riêng hay giọt nước mắt của tác giả chảy qua khóe mắt tôi.  Hai tác giả cùng ngẫu nhiên từng là  sinh viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Về thơ. Tôi đọc Hoàng Hưng, Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Viện, Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, Man Nhiên, Diệu Đế vv... Đọc Trần Hồ Thúy Hằng, Chiêu Anh Nguyễn, Lý Đợi, Bùi Chát. Tôi đọc Hoàng Thụy Anh, Đỗ Thành Đồng, Như Quỳnh Pp, Lưu Mê Lan, Vũ Lập Nhật vv…Tôi đọc họ với “tinh thần” không có chủ đề tư tưởng.  Họ viết ra theo cảm xúc và kết cấu câu chữ không định hướng. Hàm lượng thông tin để người đọc tiếp nhận hoàn toàn không cố định trên một hệ thống tham chiếu bất biến. Cũng như toán học, nếu không có hệ nhị phân thì không có tin học không có internet dù hệ thập phân chiếm vị trị gần như tuyệt đối trong …tính toán cơ học hàng ngày. Vì vậy tôi không hiểu và không phân tích (được) ý bài thơ này tác giả nói gì. Tác giả dùng phương pháp tả thực, so sánh  hay ẩn dụ. Rồi tìm ra các qui luật dấu bằng trắc, dấu chấm lững … trong câu. Rồi tính lặp lại, sử dụng  điệp khúc …nói lên điều gì. Rồi bài thơ có tính nhạc tính dân tộc tính đại chúng hay không..vv…

Vì phải mưu sinh nên tôi làm một nghề không có họ hàng với văn học. Là một người đọc bình thường. Tôi thiển nghĩ. Khi nhà thơ nhả chữ  trên trang giấy như lúc con tằm đang trong nồi …nước sôi để cho người kéo kén. Một ổ kén không theo sự định hướng. Từng sợi kén bao quanh thận phận mỗi con tằm khác nhau. Khi con người ca ngợi “sự vinh quang của con tằm” thì với góc độ sinh học nó đang đau đớn và chết dần trong sự ca ngợi đó. Tôi đứng về phía nỗi đau của con tằm. Tôi không đứng về phía từng “sợi vàng dệt nên thảm lụa”.

Nhà thơ như một cây đàn. Người đọc có thể ngân lên các điệp khúc riêng mình. Cũng như hội họa, Khi những tác phẩm ký họa và tả thực bị lùi dần vì nó không chuyển hết thông điệp cuộc sống hiện đại. Hội họa đương đại với những mảng màu ngẫu hứng của họa sĩ và sự mê hoặc của sự tưởng tượng đang vươn đến đỉnh cao.

Và thơ cũng không ngoại lệ. Khi xã hội tiếp cận đa chiều sự phát triển kinh tế và các mảng nghệ thuật khác. Cái đẹp đang biến thiên. Ngôn ngữ cũng phải vận động. Sự góp mặt của thơ có tính truyền thống đọc dễ hiểu ngay, tả cái gì biết  cái đó mất dần vị thế  trong văn học hiện đại. Nó không đồng điệu với bộ trang phục tân thời gọn ghẽ nhiều thông điệp khi đi cùng các nghệ thuật khác nữa. Nó đang có bộ cánh mới, và có nhiều chức năng mới ngoài sự ấm áp còn có sự tiện lợi, đựng nhiều vật dụng và sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau kể cả nguyên liệu nhập ngoại.

Một ví dụ về thơ của Hoàng Vũ Thuật

Trong tập Gửi Những Ngọn Sóng cách đây 30 năm anh viết.

…/Phải tận cùng nước mắt

Tận cùng nỗi khổ đâu

Cho câu thơ được mất

Nửa hồn tôi phía sau.

(Không Đề)

Trong tập Cỏ Mùa Thu -1994 anh lại viết

…/Tất cả đều trái

ở cái hướng mà người đời không đi về phía ấy

không ít người từ bỏ lãng quên

phía này có phải riêng em

Và gần đây như một nhát cắt tấy đỏ những ngày trái gió trở trời. Một vệt buồn màu xám như sâu đo vẽ qua chiếc là úa vàng khi chạm đến câu thơ.

…/Người ơi. Người hay trăng muộn

mọc xế góc đời ta đây

ta mong manh. Và ta lơ lửng

vô hồn giữa những đám mây/…. 

(Vầng Trăng Hiền Thục)

Và anh viết Trò Chơi Số Phận cách đây một năm, 

như một dấu chấm kết thúc trang bản thảo
cuối
của câu thơ vắt dòng
anh vắt qua cuộc đời này 
nhiều khúc quanh co lối tắt

Tôi hoàn toàn không thấy cuộc chơi của số phận con người mà thấy số phận con chữ khi nhà thơ  thắp lên thành ngọn lửa, nó cháy sáng và lan tỏa vào khoảng trống sự ấm áp cho… bạn đọc.?.

Bài thơ dưới đây là lời cám ơn đến với các bạn có cùng chia sẻ hoặc không cùng thiển ý nói trên của tôi.

 

TRÒ CHƠI SỐ PHẬN

Hoàng Vũ Thuật

 

Nằm im trong ngực trái
thương tổn đã sẹo đen
ngày ngày mặt trời khoác vội vàng chiếc áo
làm tấy da thịt

như một dấu chấm kết thúc trang bản thảo
cuối
của câu thơ vắt dòng
anh vắt qua cuộc đời này 
nhiều khúc quanh co lối tắt

nguồn cảm hứng vô tận là ánh nhìn em
sau ngày rời rã
trong những lời em chưa nói với ghi chú 
đấy không phải cuộc chơi
nhưng mặt trời cứ đỏ và đỏ

cuối cùng anh cũng đi qua chỗ em nằm
như gió lướt trước thềm nhà sáng sớm
không e ngại 
anh tìm ra số phận.

 

19/3/2015

 

 

 

 

 

 

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 1504
Ngày đăng: 28.02.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (17) - nhà thơ Quách Tấn...và món nợ 30 năm - Từ Sâm
Giới thiệu - Tác phẩm (16) - Lá đời và lá thơ của Hoàng Vũ Thuật - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (15) - nhân nhà giáo Lê Viết Yên tặng sách, có đôi lời về hòa hợp văn học hai miền - Từ Sâm
Xem tranh Tết, đi tìm lại dấu xưa – Tranh mộc bản - Nguyễn Thanh
Trần Thiên Thị "Kẻ ngược đường đi đến" - Vũ Trọng Quang
Địa danh Cẩm Kê với mũi Kê Gà - Phan Chính
Giới thiệu - Tác phẩm (13) - Bài thơ - Tiếng lá - Từ Sâm
Trường ca khi ở trên tầng bình lưu - Trần Văn Nam
Chọn tuổi xông nhà đầu năm - Vài lưu ý cần biết - Đặng Xuân Xuyến
Nguyễn Ngọc Hạnh đắm đuối cùng thơ - Trần Dzạ Lữ
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)