Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
655
115.983.992
 
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (19) - Tôn Phong - Gửi Phùng Quán
Từ Sâm

 

 

 

 

(Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhà thơ Tôn Phong 10.3.2014-10.3.2017)

 

 

 

Tôn Phong (1930- 2014) là nhà thơ, quê ở Huế, sống tại Nha Trang. Tôi chơi thân với anh mới hơn chục năm. Chị Mỹ, vợ anh coi tôi là người nhà.

Cách đây gần 60 năm, khi tôi mới chập đi, chập nói chưa rõ thì anh đã xuât bản tập thơ Tiếng Hát Đồng Quê (NXB Thanh Hóa). Nghĩa là đời làm thơ của anh ngang với đời tôi. Nhưng anh coi tôi là bạn, bạn thơ, bạn chơi, như cây cổ thụ xòe bóng che để tôi trú vào …     

 

Tôi thường cùng anh ăn phở vào …lúc gặp nhau. Anh bưng tô “rụp” miếng cuối cùng. Tô phở còn lại đáy khan. Tôi nói. Em chạy trước anh 10 phút. Vậy mới ngon em à.  Phở xa xỉ quá. Anh thưởng thức phở theo cách …cụ Nguyễn Tuân. Còn tôi, ăn nhanh… như lấy thành tích.

 

 

Hồi mới gặp, cà phê với anh. Khi quen chỗ ngồi. Tôi hỏi. Anh sống bằng gì. Anh trả lời. Anh sống bằng…bạn và …nhuận bút.

 

Một hôm, anh nói. Em giúp anh một việc. Dạ anh. Hôm nay cho anh …trả tiền. Anh mới lĩnh nhuận bút. Tháng trước một bài, tháng này hai bài. Anh chị đủ ăn sáng…2 tháng.

  

Tôi chúc mừng anh. Nghĩ, chắc anh biết tiếng Tây. Thơ của anh đăng trên báo Tây mới được như thế. Tôi ước các nhà thơ xứ mình được như anh. Mình đẻ ra thơ.Thơ nuôi mình. Thơ như cây thì hái qủa…

 

 

Mời anh đến nhà. Xong bữa. Bạn bè vui với trà. Anh ra ghế đá và …chấm mắt. Bữa ăn ngon quá, em tốt với anh quá. Anh nói. Những hạt tròn khô khốc từ khóe mắt lăn qua tuổi 80 rơi về đất.

 

Anh mời đên nhà. Tôi và một vài bạn văn từ Hải ngoại về, từ Sài Gòn ra.

Nhà anh ở ngoại ô. Khu ruộng rau. Khoảng 9 m2. Nhà thuê. Mái tôn chạm đầu. Trước sân. Chiếc thuyền nan nhỏ úp mình như đang tập  bơi…trên cạn.

 

Thuyền của nhủ nhà đó. Tôi nhìn ngấn nước cao đến ngực trên tường. Như nét ngang kết thúc một bài viết.

 

 

Anh đang bữa sáng muộn. Một dĩa bánh ướt và chén xì dầu cạn đáy. Mua tại lò.  Ba ngàn, rẻ mà em. Chị nói. Tôi hiểu về giá trị nhuận bút của anh...

 

 

Tôi báo tin. Anh Ngô Minh và bạn bè đang xây mộ Phùng Quán ở Huế. Em xin góp một viên gạch.

 

Anh cũng biết rồi. Anh nói. Ngô Minh giỏi quá. Phùng Quán là bạn. Tài đức như Quán được mấy người. Anh lại chấm mắt. Những giọt buồn từ cõi xa xăm đưa anh về với Phùng Quán như hạt sương thấm vào lá cỏ trên mộ chí…

 

 

Tôi nói. Phùng Quán nỗi tiếng với Tuổi Thơ Dữ Dội. Vượt Côn Đảo. Ba Phút Sự Thật. Nhưng càng nỗi tiếng hơn vì ông được đi tù…oan.

 

Anh thở dài. Anh đã cực. Quán còn cực hơn. Anh đã đi tù. Anh biết. Nhưng Quán “sướng” hơn anh là được “về đất”... sớm. Mới đó đã gần 20 năm.

 

Anh đọc,

 

Hôm nay bạn đến thăm

Thơ ông sao không đọc

Ông cứ ngồi lặng câm

Khiến cho tôi muốn khóc

 

Ba Vì ngồi ủ mặt

Sương Tây Hồ chít khăn

Gió Đông Đô vuốt mắt

Trống lạnh một đời văn

 

(Gửi Phùng Quán)

 

Chưa hết câu cuối. Anh nấc lên và khóc. Những giọt nước mắt như máu nhuộm đỏ ráng chiều

 

Tôi thấy bóng bạn bè anh ở Nha Trang, Huế, Hà nội, Sài Gòn, ở xa, thật xa nơi xứ người cũng đến an ủi, chia sẻ cùng anh. Đó là những người anh thường nhắc khi nhớ về họ. Những người mà tôi biết tên nhưng chưa từng gặp mặt…  

 

   

Nhà không có giường. Anh nằm ghế bố. Trăng khuya nhuộm trắng tóc. Sương lạnh rơi trên chòm râu. Anh nhớ tiếng còi tàu. Nhớ bước chân mình đi bán nước chè xanh ở ga Nha Trang 5 năm ròng rã mưu sinh.      

 

Duy nhất thấy anh vui. Tập thơ anh được giải thưởng của Hội VHNT tỉnh. Anh nói. Chất lượng giải thưởng thì em biết rồi. Kể cả Hội Nhà Văn. Anh mừng vì có cái…hòm.

 

Sắm được cái hòm, một đời người sao khó lắm thay??.

 

Cách vài ngày anh mất, tôi đén thăm, anh cầm tay tôi và khóc…Chị Mỹ lục trong giá sách tấm ảnh chân dung anh chụp lần cuối trao cho tôi. Chị ghi vào mặt sau. “Riêng tặng Sâm hình ảnh cuối đời của anh Phong”. Trước đây, đã nhiều lần, tự tay anh và chị lấy trên giá sách của anh những cuốn sách quí giá, những bản chép tay của anh giao cho D.(bà xã tôi) và nói. Anh chị tin các em giữ được.

 

Anh đã về với biển như nguyện vọng của anh.

 

 

Kỷ niêm 3 năm ngày mất của anh. Tôi tim đến ngôi nhà cũ.  Vườn rau đã lấp. Nhà đã san bằng. Khu đô thị đang lên. Chị Mỹ về  ở với người thân cách hơn chục cây số.

 

Tôi gọi thầm. Anh Tôn Phong ơi. Em thắp cho anh nén nhang thì biết cắm …ở đâu bây giờ?

 

 

 

 

 

 

 

    

 

    

   

 

 

   

 

Từ Sâm
Số lần đọc: 1650
Ngày đăng: 17.03.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đi tìm địa danh Bình Tuy - Phan Chính
Ba trích ghép trường ca - Đỗ Quyên
Nhịp thở hiện đại của văn học thiếu nhi Hàn Quốc - Trần Xuân Tiến
Giới thiệu - tác phẩm (18) - Trò chơi số phận trong Văn học - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (17) - nhà thơ Quách Tấn...và món nợ 30 năm - Từ Sâm
Giới thiệu - Tác phẩm (16) - Lá đời và lá thơ của Hoàng Vũ Thuật - Từ Sâm
Giới thiệu tác giả - tác phẩm (15) - nhân nhà giáo Lê Viết Yên tặng sách, có đôi lời về hòa hợp văn học hai miền - Từ Sâm
Xem tranh Tết, đi tìm lại dấu xưa – Tranh mộc bản - Nguyễn Thanh
Trần Thiên Thị "Kẻ ngược đường đi đến" - Vũ Trọng Quang
Địa danh Cẩm Kê với mũi Kê Gà - Phan Chính
Cùng một tác giả
Luyến (thơ)
Làng (thơ)
Khuyết (thơ)
Ảo (thơ)
Nợ em (thơ)
Tôi (thơ)
Sắn (thơ)
Ghép (thơ)
Chị (thơ)
(thơ)
Thằng Tít-rằn (truyện ngắn)
Gánh (thơ)
Nụ hôn trầm tích (truyện ngắn)
Cổ phần đêm 30 (truyện ngắn)
Gửi trái tim (tiểu luận)
Văn nghệ khai Xuân (điểm sách)
Mùi của bếp (tạp văn)