Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
477
116.587.311
 
Tính khái quát trong kịch Của tác giả Thanh Hương
Tuấn Giang

 

 

           

Tóm lược nội dung tham luận:

Tham luận nêu lên tính khái quát hiện thực đời sống con người, xã hội, tác giả kịch Thanh Hương, thông qua các nhân vật để nói về từng giai đoạn lịch đại của đất nước trong chiến tranh, xây dựng hòa bình và đổi mới. Tính khái quát trong kịch của chị từ xây dựng nhân vật đến chọn đề tài, chọn sự kiện phản ánh hiện thực mang tính điển hình của từng thời gian xây dựng đất nước. Tính khái quát điển hình trong kịch Thanh Hương không mang tính công thức, thông tin thời sự mà các sự kiện của vở  đậm tính chân thực, sống động của nhân văn mang tinh thần thời đại.

           

                        1.Tính khái quát hiện thực

            Tác giả kịch Thanh Hương người hiếm, hay là một nữ “bút chiến” duy nhất, khai thác những đề tài nóng phản ánh hiện thực sống động, chân thực xã hội mang tính khái quát qua mỗi giai đoạn xây dựng đất nước. Nhà viết kịch Thanh Hương luôn bám sát hiện thực đời sống nhân vật kịch, đặt nhân vật trong những mâu thuẫn xung đột xã hội như “ Sắc màu thời gian”[1] của cuộc sống con người, xã hội mang tinh thần thời đại.

            Tác giả Thanh Hương không bút chiến với ai, các nhân vật trong mỗi vở kịch như Mùa hoa bười, Hương rừng, Vàng, Khi tình yêu lên tiếng, Đời người giấc mộng, Niềm hạnh phúc không tên, Đỉnh cao và vực thẳm, Mảnh đất hồi sinh, Đối mặt…Mỗi nhân vật đặt vào những hoàn cảnh mâu thuẫn xung đột: Đánh giặc giữ nước, giải phóng dân tộc, bảo vệ bản làng, chống tiêu cực, xây dựng quê hương, xây dựng vùng mỏ thân yêu, hình thành các nhân tố tích cực vượt qua mọi lực cản của những bức tường bê tông lịch sử cũ để đổi mới tư duy, đổi mới hành động tiến bước cùng quy luật khách quan phát triển xã hội. Các nhân vật trong kịch Thanh Hương luôn đối đầu với những xung đột xã hội: Cái thấp hèn, nhân văn, cái tiêu cực, cao cả, cái bảo thủ lạc hậu, ( xin nói thêm đây là một cỗ máy thế lực bảo thủ, nó vận hành để nghiền nát những ai làm ngọn cờ đầu). Cái bút chiến của tác giả là đặt các nhân vật vào sự đối đầu lên tiếng bảo vệ giá trị chân chính, bảo vệ những gì thuộc về trí tuệ văn hóa, văn minh của con người khái sáng ra những thành tựu kinh tế, chính trị xã hội.

            Tính hiện thực sinh động đến chân thực trong các nhân nhân vật: Trí thức, công nhân, những người dân vùng mỏ như Mộc, Nhàn. Long, Hân, Vạn, Bắc, Thực, Chiến, Công, Kiền…Mỗi nhân vật rõ ràng tính cách, số phận cuộc đời như họ đang sống trong cuộc đời thực tươi mới. Nhân vật Chiến (trong vở Vàng), đại diện cho những người quản lý, muốn đổi mới phương thức quản lý sản xuất khoán sản, xóa bỏ tệ quan liêu bao cấp lỗi thời, nhưng anh đã phải trả giá mất chức Giám đốc, dù được sự đồng tình của công nhân và đồng nghiệp. Qua đó, cho thấy cuộc đấu tranh chống lại sự bảo thủ trì trệ của cơ chế quản lý đất nước, không đơn giản trong hệ thống bộ máy bảo thủ của cơ chế lỗi thời. Ai cũng biết: Cách mạng là phải hy sinh, và chịu tổn thất, hy sinh, nhưng đây là mặt trận không tiếng súng, sự hy sinh không có “ Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực”. Sự hy sinh này cứ âm thầm đau khổ hơn nhiều cái chết trên chiến trưởng, bởi nó giết chết tinh thần danh dự của một con người về lòng tự trọng phẩm giá, chỉ những người bản lĩnh mới dám đương đầu với hiện thực nóng trong cuộc cách mạng đổi mới…Chiến mất chức Giám đốc, một tổn thất không nhỏ của nhân vật kịch, nếu ai bước vào hiện thực cuộc sống ngày thường sẽ thấy không ít người nhận thông báo về hiu đã “ choáng váng, lăn đùng ngã ngửa”, lên cơn đột quỵ, ngay Viện Sân khấu có hai ba trường hợp và nhiều nơi khác cũng không kém. Một người quen làm Trưởng phòng Tổ chức, khi về hiu, ông ta tâm sự thật lòng: Tôi phải mất ba năm cứ đúng 7 giờ mắc quần áo chỉnh tề, cắp cặp đi làm như công việc mọi ngày để xung quanh biết, và anh ta thú nhận: Tôi bị quen không thể bỏ được, phải mất ba năm sau mới ở nhà với công việc của người về hiu. Đó là cái lối sống vô công rồi nghề của các cán bộ hành chính khi về hiu, không có việc làm, còn nghệ sỹ, văn sỹ chắc khá hơn, như tôi hiện nay mỗi ngày viết từ 6 đến 7 tiếng ngồi trên máy tính, kể cả thứ bảy chủ nhật, không có ngày nghỉ, về hiu viết càng nhiều hơn. Cá biệt có tuần viết 15 tiếng một ngày khi công việc yêu cầu. Tôi nói như thế để hội nghị cảm thông với nhân vật Chiến trong kịch của chị Thanh Hương, khi bị mất chức Giám đốc vào thời điểm lịch sử trước và sau đổi mới, thì nỗi đau này không có thần kinh thép chỉ còn một cách nhảy xuống biển tự tử như nhân vật Nhàn trong vở Vàng, sau khi được cứu sống cô phải đến nương nhờ ở nhà Chiến, dưới tình yêu thương bao bọc của tình người thợ mỏ trong tình yêu giai cấp, rồi từng bước Nhàn lấy lại sự quý giá của cuộc sống đời thường.

            Những nhân vật trong kịch Thanh Hương mang tính khái quát sự kiện, tính thời sự, khái quát nhân vật, khái quát điển hình hiện thực đời sống xã hội mang tinh thần thời đại. Nhân vật Chiến trong vở Vàng, là một hiện tượng tích cực đổi mới xuất hiện cùng một số ít nhân vật trong các vở cải lương, kịch nói thời ấy, họ đại diện cho những con người trong cuộc đời thực muốn đổi mới, dám đứng lên chống tiêu cực vì sự nghiệp chung. Từ hiện thực một vùng than, khán giả có thể liên tưởng đến cơ chế quan liêu bao cấp đang ngăn cản sự đổi mới của đất nước trên khắp mọi miền tổ quốc. Ngày nay, đang cải cách hành chính, xóa bỏ nhiều tệ nạn thủ tục văn bản giấy tờ, nhưng chưa hết sự níu kéo phiền hà nhũng nhiễu trong bộ máy công quyền. Đổi mới cơ chế, đổi mới tư duy, đổi mới hành động trước hiện thực đời sống xã hội, trong công việc quản lý đất nước vẫn dang là điểm nóng hiện nay. Những nhân vật trong kịch mà thời gian đã đi qua, nhưng nó như đang tồn tại sống động, đồng hành cùng cuộc sống mới, đây là tính bền vững trong kịch của chị. Dù hiện thực diễn ra vào thời gian ấy so với những năm đầu thế kỷ XXI là quá cũ, nhưng vẫn còn đó tính thời sự mang tinh thần thời đại. Tác giả  không mô tả sự việc mà nêu lên những sự kiện có tính khái quát bền vững, để lại bài học cho thế hệ sau ghi nhớ vào lẽ sống hành động vì mục đích chung mang lại lợi ích dân tộc và đất nước.

            2. Tính chân thực

            Tính chân thực trong kịch của chị Thanh Hương được thể hiện qua các nhân vật sống thực, bằng ngôn ngữ văn phong con người các vùng miền diễn ra trong tình tiết đời sống con người xã hội. Nếu nhìn ngược dòng thời gian lịch sử thì nhiều hiện tượng, sự việc, hình mẫu nhân vật kịch trong quá khứ, có bằng chứng bị cô lập, nhưng trong kịch của chị lại vẫn còn đó một tinh thần con người hành động vì lý tưởng thời đại.

            Những con người hành động trong kịch của chị, vì một xã hội đổi mới, đây là lý tưởng nhân loại đang vươn tới, muốn tồn tại chúng ta càng phải đổi mới. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hôm nay đang tiến nhanh như bão táp, từ công nghiệp nặng, sang công nghệ, đến số hóa, đó là giá trị của sự phát triển trí tuệ nhân tạo, tiến lên điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế tri thức. Những nhà lý luận không đổi mới tư duy, sẽ trượt khỏi quy luật sáng tạo văn hóa nghệ thuật trong thời đại mới. Giới lý luận nghệ thuật ngày nay, còn tranh luận chưa thống nhất những khái niệm: “Hiện đại”, “Đương đại”, “Hậu hiện đại”, nên sử dụng tùy tiện, sai ý nghĩa. Sự thiếu nhạy bén thông tin đã giẫm chân tại chỗ, khi cuộc cách mạng 4.0. đang từng ngày đổi mới.

            Vậy các nhân vật kịch của tác giả Thanh Hương đang sống ở đâu? vào những năm đầu thế kỷ XXI, họ là những tri thức trẻ, những công nhân say mê sáng tạo, lao động quên mình vì sự nghiệp đổi mới của đất nước. Những nhân vật ấy không bị cô lập khi nhìn lại quá khứ lịch sử, họ còn tươi mới tính văn hóa, lòng nhân ái vị tha của bà Thực, bác Hân, anh Chiến…Cái đạo đức Việt Nam muôn thuở đã bị thời đại ăn nhanh, di chuyển vận hành tộc độ, tâm sự facebook lấy đi, nhưng chúng ta đang níu lại những gì là tinh hoa bản sắc văn hóa, đạo đức dân tộc. Sự níu lại này là tinh thần đổi mới, không phải níu lại cái bảo thủ lỗi thời, đè đầu người khác, ôm nhau cùng chết đuối. Trong cuốn sách: Xã hội và giá trị nước Mỹ, đưa ra một lối sống văn hóa Mỹ: “ Lơi ích Mỹ, Tinh thần Mỹ, văn hóa nghệ thuật Mỹ”! Người Mỹ sống thích sự thật, mọi người bình đẳng ngang nhau, ở nước Mỹ không có chuyện trọng người quyền chức hơn người lao động. Các nhân vật kịch Thanh Hương, sống bình đẳng yêu thương nhau: Giám đốc, thợ mỏ, công nhân… họ coi nhau là anh em một nhà, không phân biệt đối xử! Trọng vọng khúm núm kẻ trên. Nếu đây là truyện chỉ có trong kịch của chị, thì đây là bài học để chúng ta sống biết ứng xử văn hóa văn minh, không phạm vào những hủ tục thói quen của người Việt Nam nông dân phong kiến sống tăm tối trong quá khứ. Hãy thắp lên mặt trời chân lý:  Dân chủ trong nhân cách mỗi con người thế kỷ mới.

            Kịch của chị đã mở ra một nét văn hóa, văn minh của người Việt Nam thời thế giới phẳng, thời văn hóa tri thức, đây là tinh thần thời đại trong các nhân vật kịch. Mỗi nhân vật thành công trong kịch của chị là tính chân thực trong lối sống tình người, cùng văn hóa ngôn ngữ vùng miền được khán giả nhiều nơi còn nhớ trong vở có nhân vật nói tiếng địa phương mang ấn tượng sâu sắc. Lời thoại nhân vật kịch của chị dân dã, chân thực tự nhiên như con người vùng mỏ khi bà Thực nói: “ Con trẻ, thân gái đi đâu giữa đêm hôm. Tôi không cho cô đi đâu cả. Cô cứ ở lại đây tối nay…Câu nói mở lòng của bà Thực như người hàng xóm, người thân và người mẹ ra lệnh cho con…Cái đối thoại đa nghĩa, đa màu, giàu nữ tính ấy chỉ thấy trong kịch của chị là lòng nhân ái bao dung.

            3. Giá trị văn hóa, nhân văn

            Văn hóa được tạo ra trong mối quan hệ con người và xã hội, nó duy trì sự bền vững của một trật tự xã hội lưu truyền từ nhiều thế hệ thông qua xã hội hóa. Dưới góc nhìn văn hóa học thì giá trị văn hóa là những chuẩn mực tri thức trong quá trình tư duy của con người, thành sản phẩm tinh thần đời sống xã hội.

            Giá trị văn hóa trong kịch Thanh Hương được tạo ra từ nhiều nhân vật trong mối quan hệ xã hội của văn hóa không gian kịch. Tác giả xử lý tính cách số phận từng nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể ở đấy, họ thể hiện tư duy chuẩn mực, hành động thế nào để tồn tại, ứng xử ra sao mang tình người không phải sự cưỡng bức, hay hoàn cảnh xô đẩy mà mỗi con người tự nguyện dâng hiến. Các nhân vật trong kịch của chị thể hiện sự chủ động tư duy, hành động vươn lên không gục ngã trước hiện thực bạo liệt, tàn khốc như Chiến, Nhàn, hoặc sẵn sàng hy sinh cứu người như Thái Hà…Giá trị văn hóa trong kịch còn thể hiện tính truyền thống được tích tụ trong tâm tính thương người như bà Thực, ông Công, hay nhiều nhân vật trong gần ba mươi vở kịch. Mỗi nhân vật có chung một nét văn hóa giàu lòng nhân ai bao dung, cái thấp hèn trong một số nhân vật phản diện sớm nhận ra lỗi lầm để hướng thiện.

            Tính nhân văn bao trùm trong kịch của chị là các nhân vật hướng thiện, giải quyết mâu thuẫn xung đột bằng tình, lý, đôi khi có tính thô lỗ của người lao động, nhưng không tàn bạo, khốc liệt. Cách đối nhân, xử thế có tính thô lỗ như hành động Chiến tát anh lái xe lừa cô gái có con định chạy làng. Cái tát ấy lại có cá tính người thợ, làm tăng thêm phần chân thực của nhân vật, chỉ hành động ấy thôi nó nói lên xuất xứ nhân vật từ đâu ra mà, lối ứng xử như thế là cái chân tình, cái yêu thương của người thợ mỏ; với họ hành vi ấy lại là văn hóa, vì thế mà nhân vật lái xe im lặng…

            Giá trị văn hóa, nhân văn trong kịch của tác giả Thanh Hương là: Càng đọc càng thấy văn chương lấp lánh tình người, xem nhiều mới thấy tinh thần người phụ nữ viết kịch, dù tác giả sống trong hoàn cảnh nào, cuộc đời riêng tư ẩn chìm bức bối ở đâu? Nhưng không mấy hé lộ trong nhân vật, nhân vật không phát ngôn thay quan điểm tác giả. Càng xem kịch càng thấy cái tình người văn hóa, nhân văn trong cuộc đối đầu sân khấu chống tiêu cực, nhưng nó sáng lên tình người nhân ái, văn phong lấp láng kim cương:

                                                “Những vì sao long lanh

                                                Giữa bầu trời Hà Nội

                                                Những vì sao không nói

                                                Nhưng biết chờ biết đợi

            Được gần nhau suốt đời”…

(Thơ trong kịch của tác giả)

                                                                        

 

Tư liệu quay cóp viết tham luận:

1.      Kịch chọn lọc của Thanh Hương-Nxb Sân khấu-năm 2009.

2.      Những tác phẩm đã biểu diễn trên sân khấu toàn quốc. ( Bản photocopy).

3.      Chân dung nước Mỹ ( Portrail of the USA)- Do Đại sứ quán

            Hoa Kỳ phát hành trên toàn cầu năm 2005.

4.Xã hội và giá trị nước Mỹ, (Societies and values of America), do tác giả sưu tầm.

5.Nghiên cứu lịch sử của Toynbee, do Nhà sách Hồng Đức phát hành tháng 1 - 2017.

6.Thế giới vô cùng bé của Trần Duy Liên - Nhà xuất bản văn hóa thông tin - 2008.

7.Thế giới phẳng - Thomas1.Friedman - Nhà Xuất bản Trẻ năm 2016.

8.Triết học hậu hiện đại - Nhà xuất bản Trẻ - 2008.


 

                                    Hà Nội ngày 26-6-2017.

Kịch hình thể.

 


[1]. Tên Tập kịch của tác giả.

 

Tuấn Giang
Số lần đọc: 1502
Ngày đăng: 27.08.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tiểu thuyết Những người mở đường của Hồ Thủy Giang nhìn từ đặc điểm thể loại - Cao Thị Hồng
Thanh Thảo, tôi chào đất nước tôi - Nguyễn Đức Tùng
Đọc bài thơ Hương Dương Cầm của Nguyễn Thanh Lâm - Đặng Xuân Xuyến
Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa dưới những góc nhìn đa diện - Nguyên Cẩn
Một sắc hoa ban – Đa sắc tâm hồn - Phạm Đình Ân
Nhớ Phạm Ngọc Lư - Nguyễn Lệ Uyên
Vài lời tản mạn về "Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại" - Đặng Xuân Xuyến
Đến với thơ Đương Đại (*) - một góc nhìn mới về Thơ hôm nay - Yến Nhi
Mảnh vụn ký ức - Phan Văn Thạnh
Nhà thơ Nguyễn Giúp: MỘT DÒNG SÔNG THƠ - Phan Nam
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)