Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
590
115.984.423
 
Tìm quê
Dương Ðình Hùng

Họ có bốn người, bốn bác sĩ, cha và ba đứa con trai Phước, Lộc, Thọ. Một gia đình thành đạt, nhiều tiền bạc, nhiều tên được gọi giống nhau khi sống xứ nầy : "Docteur Pham" - gia đình họ Phạm.

Căn nhà rộn ràng, có đông người tụ họp. Ngôi nhà sang trọng trên đồi, nhìn được toàn cảnh cái làng Waikoloa,cái làng chỉ dành riêng người có lắm tiền trên đất Mỹ. Căn nhà sắm để đó, chủ nhân một năm ra đảo Hawaii hưởng gió biển, chơi gôn một hai lần... thiên đàng thế giới có nhiều mơ ước...

Ba cha con bác sĩ Phước, họ đuổi bắt nhau, ném bóng bầu dục trên sân cỏ trước nhà. Tụi nhóc la hét, cái giọng Mỹ tụi nhóc nói liên tục như chim. Tụi nhóc không chịu nổi mùi kho cá, mùi mắm thối bà nội nấu nướng. Cái bếp thiết kế chung với phòng ăn, phòng khách.

Chúng hét ầm lên :

- Thúi quá, thúi quá.

Giọng phát âm khó khăn , tiếng Việt của tụi nhỏ sống xứ người nghe nực cười. Chạy ra ngoài nhà đùa chơi, kéo luôn cả bà mẹ gốc Mỹ. Bọn họ không chịu nổi cái mùi thối đặc biệt. Mắm ruốc đó, món ăn quý hiếm chỉ đem ra kho cá khi Phước, đứa con cưng, ra đảo thăm mẹ. Phước thích cá ngừ, cá nục Hawaii, thích nhiều vợ.

Nhà được che chắn mặt trước bằng cái bình phong lớn làm bằng gạch, ít giống các nhà trên đảo. Chung quanh nhà bao phủ hàng rào cây dâm bụt dầy cộm có nhiều hoa đỏ.

Vườn được trồng nhiều cây nhãn, xoài, cam, cau, tre... , nhiều hoa trên một hòn non bộ lớn. Chủ nhân, bác sĩ Phạm Nguyên, muốn tạo một cảnh vườn Huế nơi đây, một cảnh vườn để hồi tưởng khi già nua.

Cảnh vườn có được ba năm từ ngày ông trốn đất liền, trốn vùng đất Mainland có nhiều tang tóc, ghê sợ.

Ba năm về trước, người em gái độc nhất bị bắn chết chung với hai con và chồng ngay tại tiệm vàng Pham Thọ cả gia đình có thể bị bắn, ông trốn đến cái đảo ít người Việt, ít bắn giết nhau, may ra còn sống thêm vài năm.

Cái đảo người ta chỉ bắn con heo rừng tàn phá hoa màu. Trên đảo mỗi ngày có chiếc bay trực thăng vào núi săn lùng dê núi, loài vật phá phách làm rối loạn bầy chim quý, phá tan cái thiên nhiên trời cho.

Mỗi lần nghĩ đến cái ngày đen tối của cô em, đôi bàn tay ông toát lạnh , run rẩy.

Nắng lên cao, ông ngước nhìn ngọn núi tuyết xa xa, xếp lại kềm kéo, con dao tỉa cây làm vườn. Giờ đây những thứ dao kéo lớn, thô kệch nầy thay thế dao kéo phòng mổ, không còn mùi cồn thoang thoảng. Dường như công việc làm vườn dễ quen thuộc với ông hơn kể từ ngày về hưu, từ giã hẳn nghề nghiệp bác sĩ phẫu thuật.

Buổi cơm trưa có mồ hôi từ cái cay đắng trong cá đối kho, tiếng chép miệng từng hồi của Phước. Cậu con trai đầu ham làm việc, làm suốt tuần lễ chỉ để dành tối thứ bảy đi nhảy đầm. Có nhiều đào, nhiều tiền, nhiều tiền quên luôn thời gian, quên luôn vợ. Vợ bỏ, ly dị hai đời vợ, lại lắm bồ nhí.

Cô vợ thứ ba ăn chung với hai đứa con bà trước, ăn món gà quay - Halu - Halku chicken. Con gà được xẻ, mở tung ra, như mở cuốn tự điển. Họ bỏ tất cả, kể cả đầu, tim gan phèo phổi, chỉ còn xương và da thịt. Thổ dân tẩm gia vị màu đỏ đậm giống ngũ vị hương hai mặt trong và ngoài. Gà nướng trên cái máy quay tròn lớn bằng chiếc máy cày, đặt bên trên lề đường lớn lắm người qua lại. Mùi thơm giống mùi gà nướng trên vỉa hè thành phố Sài Gòn.

Người vợ ông mái tóc còn vài sơi đen. Ngồi nhìn con cháu ăn, đôi tay đan kết những vòng hoa sứ trắng đỏ, những cái lếch Hawaii, lếch truyền thống sẽ được mang trên vòng cổ cháu con để cầu mong may mắn, bình yên. Chiều nay mọi người ra đón tại phi trường Kona.

Ông liếc nhìn, gật gật đầu :

- Bà hái hết hoa trên cây sứ của tôi mất rồi.

Bà già cười :

- Ra chợ mua bảy cái vòng hoa nầy mất 35 đô, nên phải hái hoa ông trồng .

Ông thầm nghĩ :"Người càng giàu càng tằn tiện, chỉ có kẻ tằn tiện may ra mới giàu".

 

*

*   *

 

Đêm hôm đó căn nhà vắng có nhiều tiếng người nói chuyện bên bữa ăn tối.

Vợ Lộc người gốc miền Nam nước Pháp, nhà sống cạnh Paris. Mái tóc nâu đen khác mái tóc vợ thằng Thọ óng ánh bạch kim, cô ta dân Thụy Điển sống ở Mỹ.

Hai thằng con lai Pháp lại thích ăn nước mắm, được ngồi cạnh ông bà nội đầu bàn.

Có 13 người ăn tối, lắng nghe được nhiều ngôn ngữ Anh , Pháp , Việt, chẳng có ngôn ngữ chủ đạo. Có nhiều món ăn khác nhau vì khẩu vị không giống nhau, vì ngay màu tóc màu da màu mắt không đồng nhất. Quê hương xa vời của ông bà nội, vùng đất tạm dung có thể là quê hương của những đứa con trai ngồi đây, vùng đất khác nhau trên đó những đứa cháu nội của mình đang sống có nhiều sự khác biệt rồi.

Lần đầu ngôi nhà có đủ người trong gia đình hội tụ.

Ba cô dâu không là Việt Nam, ba bà vợ, ba bác sĩ con trai ông, Jimmy Pham, Billy Pham, John Pham. Tên ông Dr. William Pham.cháu nội cũng vậy, không còn tên Cu, Cột, Kèo... Xưng hô gọi nhau chỉ còn là toa , moa, you, me... Lộc phá tan sự im lặng.

- Ba chơi đánh bài đi.

Cái thằng chỉ có mê bài, cho đi du học ở Pháp, bác sĩ châm cứu, nhiều thân chủ Tây đến điều trị. Mê đánh bài cuối tuần, đánh bài suốt thứ bảy chủ nhật, đánh thâu đêm chủ nhật. Mãi đến sáng thứ hai mới lái xe về sớm, về phòng mạch cách Paris 100 km. Đôi khi ta mê mải làm để quên đời, quên nhiều thứ ám ảnh khác.

Ông lắc đầu, chỉ có vợ ông khuôn mặt rạng rỡ, bà nói :

- Chơi tứ sắc đi.

Có lẽ lâu lắm rồi giờ mới đủ tay chơi tứ sắc. Cái đảo gì thiếu người bầu bạn với bà, đâu còn tổ tôm, mạt chược rộn ràng của ngày nào.

-           Ngủ sớm, mai đi tắm biển .

Thọ phát biểu. Hắn nói xong đứng dậy đi ngủ, kéo luôn vợ con hắn vào phòng .

Lại cái thằng Thọ chỉ mê biển, mê lặn xem tôm cá dưới sâu. Nó ra đảo thăm cha mẹ cũng vì biển, chẳng tốt lành gì.

Đêm ngủ ông bác sĩ Phạm nhớ Nha Trang, biển xanh có hàng dừa, đẹp như Hawaii ông đang sống. Bệnh viện Nha Trang ông làm việc thời trai trẻ, đi tắm biển sớm trước khi vào phòng mổ, nước biển xanh trong khác nước biển lục trong như màu nước dứa của Hawaii.

Tính tình thằng Thọ hơi giống ông thời trai trẻ : mê biển.

Ông lại nhớ cát trắng vùng Đại Lộc cạnh làng ông, nhớ tiếng sóng vỗ đêm ngày trên cái phá Tam Giang gần làng … Ông buồn trăn trở, không ngủ được.

 

                                                            *

                                                         *    *   

Sáng ngày mai, cô dâu Thụy Điển dẫn hai đứa con ra vườn sớm hái cam bwỏi. Có tiếng xột xoạt trong đám cây, những bông hoa đỏ Aquatorium lung lay nhẹ, có nhiều âm thanh là lạ, cô ta la làng :

- Cobra, snake ... Có rắn.

Ông bố chồng chạy đến gần giải thích bằng tiếng Mỹ :

- Không có một con rắn trên đảo này, đó là những con chồn. Vài năm trước chính phủ thả hàng ngàn con chồn trên đảo để giết chuột. Chuột quá nhiều, phá hoại mùa màng dân. Khi chồn đi săn mồi, chuột đi ngủ và ngược lại. Chồn và chuột khó gặp nhau. Chồn chỉ còn đường tìm con rắn để ăn, ăn đến nỗi không còn được một rắn con trên đảo. Từ đó chồn sinh sôi đầy đảo, chuột lớn lên đầy đảo, mất luôn con rắn độc hại trên đảo, tội nghiệp!

Cả nhà tụ lại ngoài vườn xem, nghe chuyện con rắn. O6ng ta sĩ lại dẫn cháu con đi xem cái vườn rộng hai mẫu, đặc biệt ông khoe cái cảnh vườn, có hòn non bộ mà ông chăm chút ba năm qua.

 

                                                            *

                                                         *    *

 

Vườn của ông có diện tích gấp mười lần cái nhà đang ở,có lắm nham thạch núi lửa. Ông thuê mấy chục thổ dân  khiêng về làm ngọn đồi cao. Đỉnh đồi có cái nhà câu cá vua Duy Tân bên giòng sông Hương. Quanh đồi ông cho làm một con suối, có thể để tưởng nhớ giòng sông đó.

Cảnh quan có vài đình chùa miếu Việt Nam... Khu vườn đủ giúp ông sống lại thời ấu thơ tại làng Nguyệt Biều bên kia chùa Thiên Mụ. Dưới mỗi ký ức có thêm hàng chữ bằng đá trắng, đá màu trắng trong ông già nhặt dưới biển. Chữ trắng ghi : núi Thiên Thai, đình Kế Môn, cầu Lòn, chùa Tây Thiên...

Ông giải thích, diễn dịch cái gì ông đã và đang làm nơi đây trước những khuôn mặt ngơ ngơ của con cháu , lịch sử ở chỗ xa xôi đó còn nhiều bàn cãi. Nơi ông sống, cái quê hương tiền kiếp đôi khi muốn quay về -  ông muốn khóc -  con cháu muốn ngủ.

Có thể quá khứ quê hương chính của ba thằng con trai ông là Nha Trang không phải cảnh vườn đó. Cái trường tiểu học trên biển  hòn Chồng , kỷ niệm thời trung học trường Taberd cạnh nhà thờ, tình yêu cô gái xứ Anh... Làng Kế Môn  chỉ có truyền thống làm vàng, bán vàng như em gái ông, tôi nghiệp nó chết thảm khốc vì vàng. Cái đình được xây cạnh con sông nhỏ, quê hương đó đã xa xôi với con ông, có thể là huyền thoại với cháu ông, chúng có đời sống khác, có nhiều hamburger, có sanwich, có fromage, có bánh mì thế cơm trắng và nhiều thứ khác nữa.

 

*

*     *

 

Buổi ăn tối cuối cùng tiễn biệt con cháu về có phở Bắc, bún bò và nem. Ong giải thích có cái tên nổi tiếng Việt Nam, vượt ra khỏi biên giới trở thành quốc tế, đó là Phở và Nem.

Một tên gọi không chuyển dịch ra tiếng nước ngoài, được nhiều người ưa thích. Hàng ngàn qúan phở, quán nem ngay tại Paris, Mỹ , Úc... bảng hiệu chỉ có hàng chữ lớn PHỞ hoặc NEM, bảng hiệu dài 3 - 4 mét.

Phở chỉ nấu với bò, hủ tiếu Mỹ Tho chỉ nấu với thịt heo, còn  bún bò trước mặt đứa con trai có cả thịt bò và thịt heo, pha lẫn được nhờ có ruốc.

Mấy đứa cháu, con dâu thích phở. Con trai ông thích bún bò, thích nem. Mảnh vườn ông làm nên như món ruốc hòa hợp ý nghĩ con cháu về vùng xa đó.

Ngồi lại trong ngôi nhà nhìn cái hoàng hôn trôi mau xuống biển, lớp người chơi gold rời khỏi sân chơi dưới ngọn đồi, cảnh vườn Nhật bên kia giữa trung tâm phố thị, có cả ngàn hoa Anh Đào nở rộ, ông lại so sánh mảnh vườn ông với món ruốc  cho thịt bò thịt heo hòa hợp. Có giọt lệ trên má, chút buồn tủi.

Những ngày xôn xao nơi đây qua mau, năm mới lại đến, bao nhiêu năm rồi ông vẫn chưa hòa nhập được. Đời ông lạnh lùng trong ngôi nhà có cảnh vườn cũ.

 

                                                            *

*

*     *

 

Hai năm sau, người vợ bỏ ông đi rất nhẹ, bệnh nhồi máu cơ tim, buổi chiều hoa trái trong vườn nở rộ. Ba người con trai về kịp tiễn mẹ vào nghia trang mới xây dưới chân núi tuyết Mauna Loa. Nấm mồ hiu quạnh nhìn ra hướng Tây hòn đảo, nhìn về cái vùng đất bà sinh ra, cách nửa biển Thái Bình. Sao quá xa ? Ông nói :

- Người  Việt Nam đầu tiên yên nghỉ nơi đây là bà.

Thân xác người vợ được thiêu đốt bên kia núi lửa. Ông hái một ít trái cây trong vườn : mãng cầu, đu đủ, xoài, chôm chôm đơm làm một mâm cúng người vợ thân thương, người đi chung với ông gần suốt quãng đời.

Chiều về, tụi nó thèm ăn thịt heo Kailua - pig, thứ thịt heo mà thổ dân hầm chín bằng than núi lửa. Con heo bọc lá chuối, chôn trong lòng đất, chung quanh chất đầy than nóng núi lửa trong 12 giờ. Đầu, da, mỡ chảy thành nước,còn lại thịt và xương, chia cắt nhau đôi đường.

Tụi nó ăn Kailua - pig ngon lành, ông ngửi được cái mùi khen khét của da thịt người, da thịt heo, ông ngồi yên mơ tưởng, giọt nước mắt cay cay.

 

*

*     *

 

Cuối năm đó có mùi hôi thối, khó chịu bốc ra từ trong ngôi nhà sang trọng. Một thân người chết tìm thấy rã rời, đã năm ngày, trên con suối nhỏ, đầu đánh mạnh vào ngọn núi Thiên Thai, cái vĩnh biệt lặng lẽ.

Ba người con trai bác sĩ không về kịp đưa tiễn xác cha như ngày đưa tiễn mẹ, tất cả bận đi nghỉ hè cuối năm.

Ngày đưa quan ông bác sĩ, không lời kinh kệ cầu siêu, không giọt nước mắt, chỉ có cảnh vườn cũ đứng nhìn, cái cảnh vườn buồn vì không chất chứa đủ hết cảnh đời tạm, không kịp nói cho cháu con ông nghe đủ hết đời sống Việt Nam hôm nay../.

 

NOSTALGIA (kèm theo bản Tiếng Anh của tác giả gửi.)

 

There were four of them, four doctors: Pham Nguyen, the father and his three sons Phuoc, Loc and Tho*. A family of great success, wealth and various names but solely called, since they resided in this country, as 'Doctor Pham' - the Pham's.

 

The house was bustling with people. The luxurious house was located on a hill looking down the panorama of Waikoloa village, a village reserved only for the wealthy in the United States. It had been purchased just to be left unoccupied. Its owner traveled to Hawaii to get some sea air and play golf once or twice a year. The world paradise always offered various dreams.

 

Doctor Phuoc and his three sons were running after one another, playing rugby on the front grass. The kids were shouting, with an American accent they twittered and twittered like birds. The kids could not stand the very smell of braising fish in fish-sauce and the stench of Mam Ruoc (salted tiny shrimp paste) prepared by their grandmother. The kitchen was designed in combination with the dining room and living room. They cried, 'Thui qua, thui qua!' ('What a stink!').

 

The Vietnamese language of the kids who lived abroad sounded funny due to their difficulty in pronunciation. While running outdoors to play, they pulled their mother of American origin along with them. They could not stand the very smell of Mam Ruoc, a dear and rare food to be used in braising fish in fish-sauce only when Phuoc, the dearest son, came there to see his mother. Phuoc was fond of Hawaiian tunas, scads and having more than one wife.

 

The front side of the house was sheltered by a big screen made of bricks. Its architectural style was different from those on the island. A thick fence of hibiscus with red flowers surrounded the house.

 

The garden was grown with longans, mangoes, oranges, arecas, bamboos, etc. A big rockery was full of flowers. Their owner, Dr. Pham Nguyen, wished to create garden scenery of Hue style on this land so as to recollect the past at his old age.

 

The garden scenery had come into being for three years since he fled the Mainland, got rid of a land full of deaths and horror.

 

His younger sister was shot dead three years ago together with her children and husband right at Pham Tho jeweller's. All his family members might be shot. He fled to this island, an island with a few Vietnamese residents and a few murders with the hope that he might be alive for a few more years.

 

It was on this island where only wild boars which destroyed crops were shot. Every day on the island there was a helicopter flying over the mountains in search of mountain goats, a kind of devastating animal which disturbed the flock of rare birds, destroying the beauty endowed by nature.

 

At the thought of his younger sister's gloomiest day, he felt his hands chilly and trembling.

 

The sun was high. He looked up at the snowed mountain in the distance, arranging pincers, scissors and gardening knives in order. Such big and heavy type of knives and scissors had now replaced his scalpels and surgical scissors. Gardening seemed easier for him to be accustomed to since he retired from practising as a surgeon.

 

A lunch with sweat, sweat from the bitterness of mullets braised in fish-sauce. Intermittent smacks from Phuoc - Dr. Pham Nguyen's first son, fond of working - working all the week except Saturday night reserved for dancing. He had a lot of sweethearts, much money, and so much money that he forgot time and neglected his wife. His wife left him. Being divorced twice, he still had too many girlfriends.

 

His third wife was having meal with the two children of his ex-wife. They were eating roast chicken - Halu - Halku chicken. The chicken was cut open, like an opened dictionary. It was roasted in a manner that everything, including the chicken's head and the viscera, was left unused except for chicken bones, skin and flesh. The aboriginal on the island often flavours it inside and outside with spice of crimson like five-spices powder. It is roasted on a rotating device, as big as a tractor, installed on a crowded pavement. Its flavour smells like that of a roasted chicken over pavements of Saigon city.

 

The father's wife with a few black hairs left sat looking at her children and grandchildren eating. Her hands were busy intertwining red and white Frangipane flowers into leis, Hawaiian leis, traditional leis to be worn around her grandchildren's necks as prayers for luck and safety. Everyone was going to Kona airport that afternoon to meet somebody.

 

He glanced at those leis, nodding his head. 'You've just picked all flowers off my Frangipane tree, my dear!'

 

The old woman smiled, 'It costs US$35 for these seven leis in the market, and I've to pick your flowers then.'

 

He thought to himself, 'The more they become rich, and the more they turn thrifty. Only thrifty persons may become rich.'

 

At dinner that night, the deserted house resounded with chatting voice of the family members.

 

Loc's wife, from the South of France, was residing in the neighbourhood of Paris. Her brown and black hair is different from the glittering platinum blonde hair of Tho's wife. She's a Swedish, residing in the US.

 

While being French-hybrid, her two sons liked eating nuoc mam (fish-sauce). They were sitting with their grandmother at the end of the dining table.

 

There were 13 persons at the dinner. They listened to various languages spoken among them: English, French and Vietnamese, but there was no key language in their conversations. There were different dishes since their tastes were not the same. Just as their hair colours and complexion are not identical. The native land of their grandparents was too far-off. This temporarily adopted land might become the native land of the boys with different tastes: a land of differences - a melting-pot.

 

That was the first time the house witnessed a gathering of all the family members.

 

The three daughters-in-law were not Vietnamese - three respective wives of the three doctors, Jimmy Pham, Billy Pham and John Pham. Their names were no longer Cu, Cot, Keo, etc. They only called one another 'toi' and 'moi', you and me.

 

Loc broke the silence, 'Let's play cards, Daddy!'

 

Loc - having a mania for playing cards - graduated from France as an acupuncturist, with a lot of French clients. They played cards at weekends, played cards throughout Saturday and Sunday, all Sunday night. Not until early Monday morning did he drive back to his consulting room, 100 km away from Paris. Sometimes we have a passion for doing something just to forget life, to forget other obsessions. 

 

He shook his head. Only his wife responded with her radiant face. She suggested, 'How about Tu Sac*?' Perhaps it had been a long time since there were enough players for Tu Sac. What an island! - no bosom friend to talk to her, no longer in an excited state of playing To Tom** and Mah-jong as in those days.

 

'Go to bed early, swim in the sea tomorrow morning!' proposed Tho. With this, he stood up and, together with his wife and the kids, went into the bedroom for a sleep.

 

'It's Tho,' Pham Nguyen remarked, 'who is crazy about the sea, diving to watch shrimps and fish in the deep. He came to this island to see us just only because he loves the sea. It's not so good.'

 

At his bedtime every night, Dr. Pham recollected Nha Trang, its blue sea with coconut trees, just as beautiful as that of Hawaii where he was living. He recalled Nha Trang hospital where he used to work when he was young, where he used to have a bath in the sea before going to work in his operating room. The Nha Trang sea water was blue and clear and different from the water from Hawaiian sea of light green, the colour of coconut juice in Hawaii.

 

Tho is somewhat like him in character when he was young: crazy about the sea.

 

Again, he recollected the white sand of Dai Loc area, next to his village, the sound of the waves splashing day and night over Tam Giang Lagoon near the village. He felt melancholic and could not sleep, but kept tossing about in bed all night.

 

On the next morning, his Swedish daughter-in-law took her two children into the garden to pick oranges and grapefruits. Rustling was heard in bushes and plants, Aquatorim flowers were quivering slightly. There were strange sounds.

 

'Cobra, snake over here!' she cried out.

 

Her father-in-law came running to explain in American language: 'There's no snake on this island, dear. They're weasels only. Several years ago the government released thousands of weasels around the island to kill mice. Mice were too abundant, destroying crops of the inhabitants. While weasels went hunting their preys, mice slept and vice versa. It was difficult for weasels to meet mice. The only way weasels could do was to hunt snakes instead. They ate so many snakes that there was no snake left on the island. Since then weasels had multiplied rapidly everywhere on the island. Mice had grown up everywhere on the island. Poisonous snakes no longer existed on the island. What a pity!' 

 

All the members of the family were gathering in the garden to find out what had happened. They were listening to the story about snakes. The doctor showed his sons and grandchildren around the two-hectare-garden. Particularly, he showed off his garden scenery, with a rockery which he had taken diligent care of for the last three years.

 

The area of his garden was ten times the width of the house he was living in. In the garden there was a high artificial hill of volcanic rocks, which he had hired tens of aboriginal inhabitants to carry in. On the top of the hill existed a fishing house by the Huong river of King Duy Tan's style. Around the hill, a small stream was created, perhaps as a reminder of that river.

 

The landscaping included several Vietnamese temples and pagodas. The garden revived his childhood spent in Nguyet Bieu village opposite Thien Mu pagoda. Each of the memorial sceneries was accompanied with a phrase of white stones. The pure white stones he picked up in the sea. The white phrases read: Thien Thai Mountain, Ke Mon temple, Lon Bridge, Tay Thien pagoda, etc.

 

He explained and interpreted what he had been doing there to the bewildered faces of his grandchildren. The history of that far-off country remained controvertible. The place where he used to live was home of his previous incarnation where he sometimes desired to be back. He wanted to burst into tears. His grandchildren wanted to go to bed.

 

Perhaps, the only home image left in the memories of his three sons was Nha Trang and not his garden scenery. The primary school by Hon Chong seaside, the memories of school-days under Taberd high-school next to the church, the love with a British lady, etc. Ke Mon village was famous for its exclusively traditional trade of processing and selling gold and his sister used to earn her living by this trade. It was a pity for her to die tragically from gold. He recalled the temple built by a small river. Such land had actually slipped their memories as a far-far-off land. It might become a legend in the mind of his grandchildren. They had their own ways of living: having a lot of hamburgers, sandwiches, cheese, bread instead of white cooked rice and other things.

 

At the last farewell dinner for his sons and grandchildren, there were Northern Pho, Bun Bo and Nem.

 

'There are,' he explained, 'well-known Vietnamese names, crossing the national frontier to become internationalised: they are Pho and Nem.'

 

An appellation that cannot be rendered into any foreign language but it wins the popularity. Thousands of Pho and Nem restaurants right in Paris, the US, Australia, etc. The signboards of 3 - 4 meters long are written with only a big word Pho or Nem.

 

Pho is cooked with beef, Hu Tieu My Tho with pork while Bun Bo, a dish in front of his son, includes both beef and pork mixed together through Ruoc (tiny shrimp paste) seasoning.

 

His daughters-in-law and grandchildren liked Pho. His sons liked Bun Bo and Nem. The garden he created as a kind of Ruoc seasoning used to harmonise the ideas of his sons and grandchildren about the far-off land.

 

Sitting alone in the house, he admired the sunset drifting swiftly down to the sea. Below, golf players were leaving their golf-court at the bottom of the hill. Far away, thousands of cherry blossoms in full bloom were seen in a Japanese garden, in the centre of the city. Again, he thought of his garden as compared to Ruoc, kind of seasoning used to combine beef and pork. There was a drop of tear on his cheek. Something of melancholy. Something of self-pity.

 

The cheerful days elapsed so quickly and a New Year just came round. How many years had passed while he still failed to integrate well? He had to undergo a frigid life in the house with a garden full of memories.

 

Two years later, his wife left him quietly: myocardial infarction! On the afternoon of that day flowers and fruits in the garden were in bloom. His three sons came back just in time to lay their mother to rest at the cemetery newly built at the bottom of snowy Mauna Loa mountain. The lonely tomb faced west of the island - facing the land where she was born, half of Pacific Ocean away. Why too far?

 

'You're the first Vietnamese resting here,' he whispered.

 

The corpse of his wife was cremated on the other side of a volcano. He picked some of garden fruits: custard apples, papayas, mangoes and rambutans and arranged them in a tray as offerings to his intimate and beloved wife - a person who had accompanied him almost a span of life.

 

Evening had set in. They were craving for Kailua-pig, a kind of pork stewed by the aboriginal in volcanic cinders. The pig was wrapped in banana leaves, buried in the soil and surrounded with piles of hot cinders for twelve hours. The pig head, skin, and fat burnt to liquid except flesh and bones, separately.

 

They were eating Kailua - pig with appetite. He smelt something burnt the burnt smell of human flesh, of pig flesh. He sat still, deep in meditation. His teardrops tasted sharp.

 

By the end of that year and from that luxurious house emitted a stench. A corpse was found almost disintegrated for over five days by a small stream. Its head was banged to Thien Thai Mountain - a last and quiet farewell.

 

The three sons of the doctor were unable to come back to lay their father to rest just as they did with their mother. They were all busy taking their holidays at the end of the year.

 

On the day of the doctor's funeral, no prayers were said for the peace of his soul, no drop of tears were shed, there was only the garden full of memories standing still in melancholy. Melancholic as it failed to accommodate all the ephemeral lives, failed to tell his descendants in time and in detail all about the way of living of Vietnam today.

 

 

 

Dương Ðình Hùng
Số lần đọc: 2770
Ngày đăng: 10.10.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không thể đùa - Nguyễn Đức Thiện
Người viết đơn thuê - Nguyễn Đức Thiện
O chuột và ngôi nhà rỗng - Nguyễn Thị Thu Hiền
Nhân phủ - Nguyễn Ngọc Tư
Tư Biển - Nguyễn Trọng Tín
Chiếc đèn Trung thu - Nguyễn Hòai Ân
Đứa con gái bướng bỉnh. - Hào Vũ
Mùa cá đường hội - Nguyễn Lê Hồng Hưng
Cơn bão xa đã tan - Hội An
LiLi - Lê Vũ