Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
434
116.586.885
 
Thực vật đăc trưng ở rừng U Minh
Anh Động

CÂY TRÀM:

 

Cây tràm tên khoa học: Melaleuca leucadenra Myrtaecae. Tính trên toàn tỉnh Kiên Giang, năm 1998, diện tích rừng tràm được 37.043 ha. Tràm rất thích nghi với vùng đất chua phèn hay ngập nước, là loại cây đặc trưng cho rừng Um. Tràm ở đây mọc thành rừng. Dấu vết những dãy rừng tràm nguyên sinh bị vùi sâu dưới lớp bùn và thảm thực vật do thiên tai bão lụt năm Thìn (1904) được phát hiện ở U Minh, mà dân địa phương gọi là “tràm lụt”, chứng tỏ nơi đây, từ nhiều thế kỷ trước là những khu rừng rộng lớn. Nhiều cây tràm cổ thụ mọc ven sông, rạch có đường kính đến 40-50 cm. Có loại tràm mọc tự nhiên và loại tràm trồng. Tràm ở Kiên Giang chia làm 2 loại: Tràm cừ và tràm gió. Cây tràm cừ thân thẳng, cao hàng chục mét, thường làm cây cừ xây dựng. Tên gọi “tràm cừ” chính là bắt nguồn từ công dụng đó. Tùy theo chỗ đất tốt hay đất xấu, tràm cừ trồng từ 5 đến 8 năm là thu hoạch bằng cách đốn sạch. Cây tràm có sức tái sinh mạnh, nên những chòi non lại cho một lớp cây mới rất nhanh. Tràm cừ mọc được phân bố tập trung nhiều nhất vùng U Minh, Vĩnh Thuận, An Biên có một phần huyện Giồng Riềng, Hòn Đất, Kiên Lương.

 

Cây tràm gió cao trung bình 2mét, thân cây thường khẳng khiu, lá chứa một hàm lượng tinh dầu rất lớn, phân bố ở các vùng đồng cao đất phèn của huyện Hòn Đất, Kiên Lương và Phú Quốc. Khách đi trên lộ 19 ( Nam Kỳ Khởi Nghĩa) thường xuyên từ An Biên-Vĩnh Thuận có thể trông thấy những lô từng tràm bạt ngàn của U Minh xanh kịt, mút tầm mắt.Tràm không chỉ cho gỗ, củi, tinh dầu. Tràm còn có tác dụng chống gió, chắn sóng, ngăn tốc độ dòng lũ, có tác dụng cải tạo môi sinh rất quan trọng. Rừng trám là nơi sư trú của các loài chim, ong, trăn, rắn, rùa và một số loại thú khác. Nấm tràm( nấm mèo) cũng là một loại thực phẩm quí. Mật ong tràm có mùi thơm đặc biệt so với nhiều loại mật ong từ các lọai hoa khác.

 

Nói đến việc” xanh hóa” hay “lấp kín” rừng U Minh bao phen bị chiến tranh tán phá, hàng năm bị hỏa hoạn, trước hết phải nghĩ đến tràm- loại cây tuyệt vời về giá trị kinh tế cũng như những tác dụng nhiều mặt khác của nó đối với một số vùng đất trũng và phèn ở Kiên Giang. Ngày xưa, thực dân Pháp cho đấu thầu mở cúp khai thác hế khu vực rừng tràm nầy đến khu vực rừng tràm khác, nhưng rồi với sức phục hồi của tràm, rừng cũng lại được lấp kín trở lại. Hiện nay,khu vực rừng U Minh và một số khu vực đất trũng và phèn của huyện Kiên Lương, Hòn Đất đã được giao cho từng hộ dân nhận đầu tư làm “xanh hóa” lại rừng tràm đã mất. Biện pháp phục hồi rừng tràm giữa nhà nước và nhân dân cùng làm, đôi bên điều có lợi, tiền chắc rằng việc chăm sóc và bảo quản rừng sẽ có hiệu quả tốt hơn. Không bao lâu rừng tràm, nguồn lợi cây tràm sẽ là một nguồn lợi kinh tế đáng kể.

 

CHOẠI

 

Tính đến những mặt cỏ của rừng tràm Kiên Giang, phải kể đến loài choại. Choại chiếm tỉ lệ cỏ rừng đến 90% rồi mới đến các loại không đáng kể. Choại thuộc loại dây leo thuộc dòng họ dương xỉ ( Pteropaida), một phân ngành của thực vật có mạch Trachéophyta. Ai vào rừng U Minh thì trước nhất phải ớn cái nỗi càn qua những chùm choại. Choại dày đặc khắp nơi, choại leo um tùm theo những thân cây. Lá choại tương tự tàn ráng thu nhỏ, có nhiều cánh cứng xếp thành hai hàng, mỗi cành lá đều có gai nhọn theo mép rìa. Lá choại lúc mới đâm mầm người ta gọi là “đọt choại”, hình dạnh giống như một con cuốn chiếu nằm co trên cọng non mềm, hái luộc ăn rất ngon. Trong những năm căn cứ cách mạng ở trong rừng, thiếu lương thực, ta thường hay ăn đọt choại nấu cháo cá, lươn. Đọt choại nấu canh, luộc chấm mắm, trộn gỏi với ong non ăn rất ngon, có lúc ăn thay cơm được. Nguốn lợi lớn nhất về choại là dây. Dưới chân lùm choại đâm ra tua tủa những cọng ngó, có cọng dài đến hàng chục mét, lớn bằng đầu ngón tay út. Người ta bứt choại thành bó, phơi khô thành dây. Mỗi nắm gọi là lọn, mười lọn gọi một thiên, mười thiên gọi một muôn, mười muôn gọi một vàn. Sau đó dây choại được lái buôn thu mua chở đi bán cho nhà vựa ở đô thị. Dây choại dùng để làm nhà nông thôn, bện đăng, đó, nò, lọp và các loại dây kiềm, buộc…Dây choại dùng vào những chỗ ngập nước rất bền.

 

Người ven rừng U Minh ,với nghề bứt dây choại coi như một nguồn kinh tế rất quan trọng trong đời sống gia đình. Xong mùa cấy họ bỏ cơm, gạo nồi niêu xuống xuồng, kéo nhau vào rừng đạp gộp cất xoai làm nơi tạm trú để bứt choại. Mỗi ngày bứt được bao nhiêu, gom về xoai đạp sân phơi. Cứ vậy choại khô dần về nhà kêu lái đến bán. Bứt choại mùa này gọi là “choại nước”, không được giá cao, bởi cọng choại ngắn và non, màu vàng sậm, không đủ độ bền khi dùng. “ Choại hạn” bán có giá cao, nhưng làm ra sản phẩm cực hơn “choại nước”, bởi đi vào rừng phài gồng gánh lội bột, khi vận chuyển choại thành phẩm mang về vừa sức mỗi người.

 

MẬT CẬT

 

Một loại cây tương tự cây cau nhưng nhỏ và thấp, mọc thành từng bụi, hoặc từng đám, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn. Sau mùa cấy, người dân U Minh  chống xuồng vào rừng tìm đến những cây mật cật mọc nhiều để đốn lấy đọt non của câu. Mỗi cây mật cật  chỉ chỉ cho ta một lá mỗi lần đốn. Lá mật cật non như cây quạt xếp, đốn đem vế phơi khô bán cho những nhà chằm nón thủ công để họ chằm ra những chiếc nón lá truyền thống dân tộc Việt nam ai cũng đều biết. Nó hình chóp, rộng vành được chằm trên nhiều cọng vành tròng từ nhỏ đến lớn, qua lớp lá mật cật non, màu trắng ngà, trông thật xinh xắn. Có những thợ khéo tay người ta khoét một lớp lá mỏng hơn những nơi khác, khi đưa lên ánh sáng nổi rõ những dòng dân ca đậm nét quê hương. Có người còn bọc bên ngoài chiếc nón một lớp vải nhựa bóng trắng, trông thêm sang và dịu.

 

BỒN BỒN

 

 

Loại cây cùng dòng họ lát (Jone), thân được ghép lại từ những lá bẹ dẹp và dài, cao ngang đầu người, mọc từng đám hàng nhiều ha ở những trũng đất lầy, ít phèn. Thường người ta nhổ lấy khúc gốc bồn bồn, lột lấy cái củ hũ non làm dưa chua đem bán, cũng la một nghề sống phụ của người dân U MINH. Ngoài làm dưa chưa, bồn bồn non còn nấu cháo cá, xào với cá, thịt ăn độn thay cơm cũng được. Bồn bồn tự nhiên ở rừng U Minh nay còn lại rất ít, bởi rừng bị vỡ hoang làm ruộng, đất thuộc, bồn bồn lần lượt bị diệt chủng. Để tồn tại loài thực vật có ích và quí hiếm này, có những vùng đất trũng, đầm lầy, người ta trồng lại, có những gia đình trồng đến năm, mười công bồn bồn. Họ lấy bồn bồn non làm dưa chua bán, tính trên mặt bằng, mỗi công bồn bồn thu nhập gấp hai lần công trồng lúa.

 

CÂY BÀNG

 

 

Bàng cũng gọi là “cỏ gấu”, tên khoa học: Leperia artieulata, họ Cyperacaea, thuộc loại thân thảo, có bộ rễ chùm, thân cây tròn, từ gốc đến ngọn không có lóng, đốt, nhỏ hơn chiếc đũa ăn cơm, giống như lác (cói), nhưng cây lác ở chỗ ruột rỗng. Đường kính thân cây bàng lớn khoảng 4mm. Cây dài khoảng 1,30 mét đến 1,70 mét. Cùng với cây tràm, cây bàng thích nghi với vùng đất chua phèn ngập nước của cánh đồng Tứ giác Long Xuyên, hậu Tân Hiệp, Giồng Riềng và vùng đầm lầy U Minh . Hàng năm đến mùa khô, cây bàng tàn lụi, chỉ còn gốc nằm trong đất, đến mùa mưa lại bắt đầu chu kỳ sinh trường mới, khi bàng mọc lên cao đến độ thu hoạch, người ta dùng tay lần sát gốc, nhổ lên từng nắm nhỏ, chứ không dùng dao cắt như lác, rồi bó lại thành “neo”, mỗi neo là một bó nhỏ có vòng tròn qui ước 2 gang tay đâu lại ( khoảng 40 cm).Khi phơi khô, bàng có độ dai, dẻo và chịu lực khá, ít hút ẩm, ít thấm nước. Do đặc tính này mà bàng được dùng làm nguyên liệu để đan bao bì, làm đệm, đặc biệt là bao dùng đựng muối, đựng lúa gạo rất thích hợp. Thời kháng chiến chống Pháp, người ta dùng bàng đan đệm chắm làm nóp để ngủ thay mùng. Ở bài ca “ Nam bộ kháng chiến” có câu “Nóp với giáo mang ngang vai”, đó là loại “mùng ngủ” đệm bàng. Ngoài ra những cọng bàng ngắn, người ta giũ ra, đan cặp đựng quần áo, tài liệu, đan nón đội.Ty canh nông tỉnh Rạch Giá thuở ấy có tổ chức ra một số cơ sở trồng bàng trong rừng U Minh và một số “xưởng’ đan bàng để phục vụ yêu cầu kháng chiến.

 

Ngày xưa, trước khi đan, người ta dùng chày giã từng cọng bàng nhỏ đặt trên phiến đá hay tấm ván đế làm dẹp cọng bàng, gọi là “giã bàng”. Vì vậy, ở nông thôn có nghề đan bàng truyền thống, đêm đêm vang lên tiếng chày giã bàng thịch thịch quen thuộc. Tiếng chày giã bàng gợi nhớ mênh mông, nó đã đi sâu vào văn học đồng quê. Ngày nay, người ta dùng những trục cán thủ công, hay chạy bằng động cơ, năng suất tăng hơn gấp nhiều lần.

 

Kiên Giang, trên nhiều vùng đất úng thủy nhiễm phèn rộng lớn, ấy là “quê hương” của loài cây bàng sinh sống tự nhiên, ở nơi ấy diện tích bàng đông đặc đến 50%. Bàng mọc tập trung ở cánh đồng Tứ Giác Long Xuyên, bắc Hà Tiên, đông Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và một số khu vực ven rừng U Minh thượng.

 

Từ lâu, người dân Kiên Giang biết dùng cọng bàng để đan đệm thay chiếu nằm, hoặc để phơi lúa, khoai…Trong những năm kinh tế khủng hoảng, đời sống khó khăn, đa số nông dân nghèo ở Kiên Giang không tiền mua nổi vải mặc, đã dùng bàng đan áo và quần để che thân. Cũng có một thực tế là đoếi với công việc lao động như đốt than, bứt choại, lội đi cắm câu, cấy phát ngoài đồng… chiếc quần đùi, áo cánh “ba lỗ” bằng bàng chịu đựng cây cỏ cào xước, bùn nước thấm ngấm một cách bền bỉ hơn vải, lại không phải tốn tiền.

 

Ở một số xóm người Kinh, người Khmer trên những xã của Kiên Giang, sống về nghề đan bàng có truyền thống lâu đời, dường như đó là một tục nghiệp gia truyền, chứ họ vẫn biết thời buổi kinh tế phát triển bây giờ, làm nghề đan bàng chẳng có hiệu qủa kinh tế là bao. Cứ vậy, trong những tháng nông nhàn mỗi năm, ra đồng nhổ bàng, phơi bàng, giữ bàng, đan bàng đối với họ trở thành tục lệ quê hương, chỉ có tiếng giã bàng thịch thịch dội vào tiềm thức sâu thẳm qua thâu đêm, họ mới chịu nổi vậy.

 

Lâu nay, việc khai thác bàng ở Kiên Giang chủ yếu theo cách thu hoạch tự nhiên, do đó năng suất và chất lượng rất hạn chế. Nghề đan bàng âu cũng là một nghề truyền thống ở Kiên Giang. Hay chăng, nếu có một kế hoạch khoanh vùng, đầu tư kỹ thuật tốt, với diên tích bàng  thiên nhiên hiện có, giữ gìn, bão dưỡng, khôi phục lại tốt, ta có thể tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn con người với cái nghề truyền thống ấy, mà hiện nay chưa phải là lỗi thời.

 

Anh Động
Số lần đọc: 4446
Ngày đăng: 23.11.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cồn bãi và sông nước trên đất cù lao xưa - Huy Khanh
Giữ gìn cho muôn đời sau làn điệu dân ca Bến Tre - Lữ Hội
Lễ cổ truyền của bà con Khmer Nam Bộ: Đôn-ta và Hội đua bò Bảy Núi - Khuyết danh
Đất Nam Kỳ - Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài (Tiếp theo) - Huệ Khải
Nghề gốm ven sông Tiền - Khuyết danh
Nghiên cứu văn hoá dân tộc, một vấn đề thời sự - Khuyết danh
Bình thơ : - Khuyết danh
Hiểu và làm - Thu Nguyệt
Đất Nam Kỳ - Tiền đề văn hóa mở đạo Cao Đài - Huệ Khải
Bàn tròn thơ Đồng bằng sông Cửu Long: Đừng quên “những miền thơ mùa trái chín” - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Ánh lửa Chông Nô (truyện ngắn)
Mũi lấn (truyện ngắn)
Tiếng bước chân (truyện ngắn)
Chung kết (truyện ngắn)
Tiếng đàn (truyện ngắn)
Thuốc đắng (truyện ngắn)
Chớp lửa đêm giông (truyện ngắn)
Cách chim không mỏi (truyện ngắn)
Đường còn xa (truyện ngắn)
Qua sông (truyện ngắn)
Khói lam vắt vẻo (truyện ngắn)
Trăng tháng chạp (truyện ngắn)
Hàng rào sậy (truyện ngắn)
Bến cũ (truyện ngắn)
Khai đập (truyện ngắn)
Qua cơn bịnh (truyện ngắn)
Suối nắng (truyện ngắn)
Khơi mạch (truyện ngắn)
Bên hàng Cù Oanh (truyện ngắn)
Tiếng trống Sampô (truyện dài)