Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
875
116.624.144
 
Giao thoa của ẩm thực Nam Bộ ở Thủ đô
Nguyễn Văn Hoa

Ở Hà Nội bây giờ, nhiều gia đình có thể ăn uống theo kiểu Nam Bộ mà không có gì khó khăn. Từ  nhièu chục năm nay  giao thoa ẩm thực Nam Bộ ngày càng mạnh mẽ ở Thủ đô Hà Nội.

Trong bài này chúng tôi xin ghi lại những cảm nhận ban đầu về sự giao thoa này .

 

Dấu ấn món ăn Nam Bộ ở Thủ Đô :

 

Sau năm 1954 số người Nam Bộ tập kết ra phía Bắc rất đông. Nhu cầu ăn uống của chính nhóm người này không nhỏ. Rồi con dâu, con rể của Nam Bộ cũng ngày càng đông. Bữa cơm của các gia đình Nam Bộ này tại Thủ Đô là những giao thoa này mạnh mẽ nhất trong lịch sự Việt Nam ,

Tôi càng thấm thía câu thơ đã khắc sâu vào tâm thức những bà con cô bác Phương Nam :

 

Từ thửa mang gươm đi đi mở cõi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

 

Ông Tướng – Nhà Thơ này cũng tập kết ra Bắc , thơ của Ông và ẩm thực Phương Nam đã giao thoa ở Thủ Đô! Đó là những dấu ắn sâu đậm trong tâm thức dân Thủ Đô !

 

Có thể nhìn thấy bằng “ mắt “ những rổ rau sống ở Thủ đô nay đã có “ rau giấp cá ‘. Bà con cô bác ở miệt vườn Bắc Bộ không bao giờ ăn loại rau có mùi tanh này.Thậm chí tại một nhà dân ở gần Đến Hùng , tôi đã tận mắt nhìn thấy vạt rau giấp cá mọc hoang um tùm ở quanh vườn một nhà dân. Hỏi ra không ai ăn.. Ngay khu nhà tôi ở 8 Phan Bội Châu Quận Hoàn Kiếm Hà Nôi, xưa có nhiều bà con cô bác Nam Bộ ở, nay năm 2006 , hàng xóm tôi có bác Quyền ( quê gốc bác ở gần Đền Hùng Phú Thọ)  thì lại trồng rau giấp cá xanh mướt vào các chậu quanh nhà như trồng cây cảnh! Hàng ngày bác tỉa từng lá ở từng gôc cây để ăn , ăn rất dè xẻn! 30 năm qua đi , các cán bộ miền Nam tập kết Nam Bộ đã hồi hương , nhưng dư âm văn hoá ẩm thực vẫn còn ở lại Thủ Đô! Người ra đi , nhưng văn hoá ẩm thực Nam Bộ còn ở lại !

Hoặc như theo sách của giáo sư tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, cuốn : “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam ,Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội , năm 1991, ví dụ như  quả mướp đắng ( quả khổ qua, còn gọi là cẩm lệ chi, lại bồ đào , hồng cô nương, lương qua , mướp mủ, chua hao, - (momondica charantia L) , thuộc họ bầu bí ,   là thuốc mát chữa ho , tắm cho trẻ con trừ rôm xẩy , chữa sốt. Cách đây gần ba mươi năm vợ tôi vẫn giã quả khổ qua để tắm cho con trai và con gái tôi. Hai cháu đều không có rôm xẩy , da rất mịn. Tôi nhớ trước chỉ có những người Nam Bộ ăn sống qủa khổ qua, moi ruột khổ qua, nhồi thịt rồi hấp ăn , hoặc thái nhỏ quả khổ qua xào với trứng. Nhưng nay, mọi thực khách đến bất kỳ quán ăn nào ở Hà Nội dều có thể gọi món khổ qua nhồi thịt hoặc thực khách, nhiều bữa ăn tại gia đình ở giữa Thủ Đô thường có món  khổ qua xào trứng ! Khổ qua nấu canh thịt! Phong vị Nam Bộ đã đi vào cuộc sống từng gia đình, từng quán ăn Thủ Đô.

 

Món ăn trên tràn vào Thủ đổ từ sau năm 1954, đến này. Còn muón uống, ví dụ như Trà đá lại tràn vào Thủ Đô từ sau năm 1975.Dân Thủ đô vì thời tiết có mùa đông rét buốt, nên thường uống chè chén ,cầm vào tay nóng bỏng và uống từng hụm nhỏ cảm giác  bỏng rát cả lưỡi . Nhưng bây giờ bất kỳ quán chè chén , như quán cóc ở các miệt vườn Nam Bộ , đều dễ dàng gọi được cốc trà đá !

Trà đá đã đi vào cơ cấu ẩm thực của dân Thủ Đô.

 

Ai thích ăn món ăn Nam Bô:

 

Trước tiên là bà con cô bác gốc Nam Bộ hiện nay vẫn còn làm việc, học tập và sinh cơ lập nghiệp ở Thủ Đô. Tiếp đến là những gia đình có con dâu , con rể là dân Nam Bộ . Cũng có thể kể đến những gia đình có người đã tứng tồn tại ở Nam Bộ trước 1954 hoặc trước 1975 . Rồi những lữ khách đi du lịch ở miệt vườn, chợ nổi Nam Bộ, rồi những gia đình có người thân thường xuyên có những chuyến công tác dài ngày ở Nam Bộ . Món ăn Nam Bộ cứ lặng lẽ xâm nhập vào các bữa ăn của người dân thủ đô. Gia đình tôi từng có nhà  cho một doanh nghiệp trong nam thuê , tôi lại dạy học ở Nam Bộ sau năm 1975 , do vậy hàng chục năm dòng gia đình tôi được ăn tất cả các món mắm của Nam Bộ , nhất là mắm bán ở chợ Cao lãnh Đồng Tháp . Vừa qua đi du lịch xuyên Việt , sau khi viếng đền thờ Cụ Nguyễn Sinh Sắc , rồi qua Đồng Tháp , vợ tôi đã xăm xăm vào chợ cao lãnh mua nhiều bịch mắm đặc sản của mạn sông nước yêu quý này! Vợ tôi chỉ là công dân vô danh của Thủ Đô. không kể xiết còn bao nhiêu người vợ , người mẹ đã thuận thục hàng ngày chế biến các món ăn Nam Bộ!

Điều cũng đáng lưu ý, chỉ sau  năm 1975, ở  Thủ Đô ăn Lẩu theo kiểu –phong cách Nam Bộ đã phổ  biến ở các đường phố và nhiều gia đình ở các Quận , huyện ở Thủ Đô.

 

Nhứng quán ăn nổi tiếng Nam Bộ ở Hà Nội:

 

Không thể kể hết các quán ăn Nam Bộ ở Thủ đô , có thể ví dụ , muốn ăn Cơm Tấm thì đến Phố Tráng Thi , muốn ăn Lẩu Mắm thì đến Phan Chu Trinh , muốn ăn Lẩu Cá kèo thì đến Láng Hạ .

Còn cá Basa và các loại cá Nam Bộ khác hiện giờ bán tràn ngập thị trường Thủ Đô . Bữa cơm hàng ngày đã mang cả phong vị nam Bộ . Tình cảm keo sơn với Nam Bộ thấm dẫm trong từng miếng ăn !

 

Phở của  Thủ Đô đã vào Nam Bộ  và xuất ngoại , nhưng  Hủ tiếu Nam Bộ không đứng lại được ở Thủ Đô. Thật đáng tiếc !

 

Nhưng phong cách ăn uống Nam Bộ vẫn hiện hữu hàng ngày ở từng gia đình từng quán ăn. Nó giản dị như cốc trà đá, như cọng rau giấp cá,như quả khổ qua nhồi thịt chín vàng, nhứng món canh chua cá Basa . Gián dị mà gợi xiết bao nhớ nhung Nam Bộ!

Ẩm thực Nam Bộ giao thoa với ẩm thực Thủ Đô thật khiêm tốn,nhưng  lặng lẽ mà bền vững muôn năm !
Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 3936
Ngày đăng: 31.03.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
PHI VÂN – Nhà văn đồng quê rặt ròng Nam bộ. - Trần Hữu Dũng
Xuất bản VŨ BẰNG tòan tập - Ngô Thanh Hương
Triết gia lữ hành Trần Đức Thảo - Phạm Thành Hưng
NGUYỄN BẮC SƠN – Nhà thơ đông phương - Trần Hữu Dũng
Đọc " HÔM QUA, HÔM NAY & HÔM SAU " của nhà thơ VŨ TRỌNG QUANG - Linh Phương
So sánh văn hóa Đông Á và Đông Nam Á, trường hợp Việt Nam - Nhật Bản - Vũ Minh Giang
Làm thơ đến tận cùng đâu phải chuyện chơi - Đoàn Vị Thượng
Sự nghiệt ngã của nghề nghiệp - Hà văn Thùy
Những chữ trôi trên cỏi tâm linh - Triệu Từ Truyền
Vũ Văn Kính : Ngưòi đã xuất bản nhiều đầu sách về Nôm nhất tại Việt nam - Nguyễn Văn Hoa
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)