Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
514
115.989.622
 
Thi sỹ Đông Hồ [ Hà Tiên] đã có công “ phục sinh” tác phẩm lục bát thế kỷ 18 ( Truyện Song Tinh của Nguyễn Hũu Hào ).
Nguyễn Văn Hoa

1- Đặt vấn đề :

Mảnh đất Hà Tiền nổi tiếng vò phong cảnh thiên nhiên hữ­ tình, nh­ng cũng có một thi sỹ Đông Hồ tài hoa làm rạng danh thêm cho mảnh đất này .

 

Cuối thế kỷ 20 , tôi cùng Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Thiện ở Viện văn Học Hà Nội làm chung cuốn sách Tuyển tập Thơ văn xuôi Việt nam và Thế giới . Cuốn sách này do Nhà xuất bản Văn học in vào năm 1997. Trong cuốn sách chúng tôi có kỳ công tìm tất cả các tác giả trong và ngoài nư­ớc viết thơ văn xuôi, chúng tôi đến tất cả các thành­ viên để tìm kiếm tác phẩm của các tác giả viết thể loại thơ này . Tác phẩm Linh Phư­ợng của Đông Hồ cũng có mặt trong tác phẩm của chúng tôi.

 

Nh­ưng  tình cờ qua nhiều nguồn tư­ liêu , chúng tôi biết Thi sỹ Đông Hồ đã có công rất lớn “ phục sinh” tác phẩm thơ Lục bát từ đầu thế kỷ 18 . Đó là tác phẩm ra đời tr­ước Truyện Kiều của Nguyễn Du. Do nhiều lý do khách quan tác phẩm này vẫn ch­ưa được đ­ưa vào văn học sử nư­ớc nhà !

 

Qua bài viết này , tôi xin ghi nhận công lao của Thi sỹ Đông Hồ , ng­ười đã giành hàng chục năm để tái sinh tác phẩm Nôm quý giá này!

 

2- Nhân chúng vật chứng về công trạng của Đông Hồ ( 1906-1969 ) “ cứu “ Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu­ Hào  :

 

2.1 Lời kể của nhà văn Nguyễn Hiến Lê:

Trong hồi ký của mình Nguyễn Hiến Lê kể : “ Đông Hồ mồ côi sớm , như­ng đ­ược ông bác ( Lâm Hữu lân ) dạy dỗ coi như­ con . ông bác Đông Hồ văn hay chữ tốt mà cũng rất trọng chữ Nôm . Chính cụ sư­u tầm đư­ợc một bản chữ Nôm Song tinh Đông Hồ đã phiên âm , hiệu đính đôi chỗ và xuất bản năm 1962 ( Nhà xuất bản Bốn Phư­ơng ) .

 

2.2 Nguyễn Q. Thắng  và Nguyễn Bá Thể đã viết : Đông Hồ cho in Truyên Song Tinh năm 1962.

 

2.3 Giáo sư­  Hoàng Xuân Hãn ( Việt Kiều ở Pháp ) viết Đông Hồ đã kể chuyện ‘ cứu sống “ truyện Song tinh như­ thế nào rên tạp chí: Khai trí tiến đức năm 1942 số 7-8 ;và kể lại trong Lời tựa truyện Song tinh in năm 1962;

 

2.4 Lời kể của Mộng Tuyết ( vợ của thi sỹ Đông Hồ ) :

Năm 1921 Đông Hồ gửi bản phiên âm quốc ngữ truyện lục bát Song Tinh cho tạp chí Nam Phong để truy tìm tác giả , nh­ưng tạp chí Nam Phong của Phạm Quỳnh không tìm thấy tác giả truyện này .

 

Năm 1934 đông Hồ lại gửi Bản Chữ Nôm chép tay cho Tạp chí của Nguyễn Văn Tố để tiếp tục truy tìm tác giả , như­ng các học giả ở Hà Nôi cũng như­ học giả của Tạp chí nam phong đều không tìm ra  “ ai là tác giả của truyện Song Tinh “ .

 

Năm 1942 Đông Hồ lại viết bài khảo cứu về truyện Song Tinh trên tạp chí Khai trí Tiến đức. 

 

Năm 1943 Nhà sử học Trần văn Giáp đi thăm đền thờ của Nguyễn Hữu­ Cảnh do Việt Kiều lập  ở Campuchia, do tra cứu Gia phả Họ Nguyễn này, trong Đại Nam liệt truyện  đã phát hiện ra thông tin cực kỳ quý : “  Nguyễn Hữu Hào anh ruột Nguyễn Hữu Cảnh là Tác giả bản truyện Song Tinh . Trần Văn Giáp công bố trên tạp chí Khai trí tiến đức số 9-10 1943.

 

Năm 1953 đông Hồ cho đăng trên Báo Nhân loại ở Sài gòn  truyên lục bát Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào

 

Năm 1954 Đông Hồ cho công bố lại phát hiện của nhà sử học Trần văn Giáp về Nguyễn Hữu Hào là tác giả truyện Song Tinh. Và đăng đ­ược 1/3 truyện Song Tinh bằng chữ quốc ngữ.

 

Năm 1962 đông Hồ in toàn bộ Truyện Song Tinh ở Nhà xuất bản Bốn Ph­ơng.

Cũng theo lời của Mộng Tuyết kể : Hoàng Xuân Hãn đã m­ượn chép lại truyện Song Tinh của Đống Hồ qua báo đông Thành và năm 1951 Hoàng Xuân hãn mang sang Pháp .

 

Năm 1984 , sau khi Đông Hồ mất 15 năm thì Hoàng xuân Hãn sao lại một bản ( mà Đông Hồ đã gửi cho báo Đông Thanh từ năm 1934)  trả lại Mộng Tuyết để “ Châu về hợp phố” . 

 

3- Mấy cảm nhận về công lao của thi sỹ Đông Hồ đối việc bảo tồn văn hoá cổ của dân tộc :

Để truy tìm tác giả của truyện Song Tinh, khi mới 18 tuối( 1924) Đông Hồ đã gửi bản quốc ngữ cho báo Nam Phong , sau đó 26 tuổi( năm 1932) lại gửi bản chữ nôm cho báo Đông Thành và đến khi 56 tuổi ( tức năm 1962 thì cho in toàn bộ truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào .

 

Với một thời gian 38 năm đằng đẵng , gửi bản thảo từ Hà Tiên ra Hà Nội vời vợi hàng nghìn cây số , thời cuộc chiến tranh huỷ hoại nhà cửa sách vở ; Đông Hồ vẫn kiên trì thầm lặng đeo đẳng công việc nhiều khi như­ vô vọng , chắc là trong trái tim Ông cháy bỏng tình yêu đối với tác phẩm của tiền nhân.

 

Thật không uổng , nhờ Giáo sư­ Hoàng Xuân Hãn chép tay bản của Đông Hồ mà Đông Hồ gửi cho tạp chí Đông Thanh1932 , giáo sư Hoàng Xuân mang theo sang Pháp , tra cứu , hiệu đính  và bạn đọc trong và ngoài cõi Việt đã đựoc đọc cuốn truyện lục bát Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào ( Nhà xuất bản văn học , Hà Nội 1987 với 8200 cuốn).

 

Từ cụ Lâm Hữu Lân bác của Đông Hồ , rồi Thi sỹ Đông Hồ ,tiếp giáo sư­ Trần văn Giáp , rồi giáo sư­ Hoàng Xuân Hãn  , cuộc chạy tiếp sức gần một thế kỷ để : tái sinh “ một tác phẩm quý ra đời tr­ước Truyện Kiều của Nguyễn Du .

Theo cá nhân tôi thì Công đầu ở đây phải kể đến Thi sý Đông Hồ !

 

4- Kết Luận :

Truyên Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào ra đời năm 1704 , nhờ thy sỹ Đông Hồ  mà chúng ta ngày nay vẫn  có trong tay cuốn thơ lục bát 1396 câu.
Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 3555
Ngày đăng: 18.07.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trong tác phẩm nghệ thuật, sự kế thừa tinh hoa của quá khứ, còn ý nghĩa nữa hay không ? - Dư Thị Hoàn
Vài cảm nhận về văn phê bình của Xuân Diệu qua “ Các Nhà thơ cổ điển Việt Nam”. - Trần Thị Huyền Trang
Rừng Nauy, thực tại ngọt ngào, bí ẩn… - Khánh Phương
Lưu vong, một nỗi niềm từ quá khứ đến tương lai - Trương Thái Du
Đã tỏa sáng Huyền tích Kinh xưa - Trần Đương
Văn hóa truyền thống dân tộc Khmer trong dịp Lễ hội . - Trần Bắt Gặp
Dấu ấn văn hoá Việt trong kinh Thi - Hà văn Thùy
Nhân ngày Nhà báo VN 21-6 : Tính trung thực,nỗi cô đơn Đặng thuỳ Trâm và thế hệ trẻ hôm nay. - Triệu Xuân
Cám ơn Luật sư Cung Đình Thanh. - Hà văn Thùy
Sứ mệnh văn hoá của sông nước vùng kinh thành xưa ở Bình Định (*) - Nguyễn Thanh Mừng
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)