Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
760
116.516.353
 
Ngọn Đèn Tỏ Mãi
Nguyễn Nguyên An

Qua đò, tôi lội bộ tới nhà Nam, bạn tôi. Hồi Campuchia tụi Pôn-pốt bắt nó lột truồng treo bốn tay chân lên cây chuẩn bị chọc tiết, có thằng nghịch cắt bén giống nó, từ đó nó đâm ngớ ngẩn. Tôi tưởng nó như mấy thằng tù chờ dựa cột nghe tha tội chết,  trở nên hoảng loạn, đem chuyện văn hào Nga Dostojevski ra quảng trường thọ án tử, được chuyển chung thân, sau này ông viết được những tác phẩm xuất sắc, an ủi Nam. Nam cười buồn:

- Tao không mơ ước cao xa đó. Sau này ra quân chỉ mong đuợc cô vợ mẻ sứt chi cũng được, cho mẹ tau mừng, thế thôi.

 

Thấy bản mặt như kẹo chảy nước của Nam, tôi xa xót trong lòng nhưng không biết nói gì cho Nam vui.

Hôm kỷ niệm ngày nhập ngũ, Nam không đến như mọi năm. Bạn bè ai cũng lo. Thái râu đùa:

- E thằng Nam đi biển sóng ăn rồi.

 

Vừa rồi bão đổ bộ vào tỉnh tôi, cuốn hàng trăm con đò ra khơi. Tỉnh tôi có 22.000ha mặt nước, đầm phá thiệt hại nhiều. Bác sĩ Tâm bỏ ly bia xuống:

- Ông Thái nói bậy, Nam nghe được giận ông đấy.

Tôi phụ hoạ:

- Dân biển tuy ăn sóng nói gió nhưng cử kiêng đủ thứ. Chỉ cần biển hắc xì một cái ngư dân đủ khốn đốn rồi, nên họ rất ghét ai trù ẻo đó ông.

 

Bác sĩ Tâm xây qua hỏi tôi:

- Ông đang làm luận văn Sinh thái học rừng ngập mặn à? Ông ra đó, tiện đường ghé coi Nam xem sao.

 

Biết tính Tâm hay sai đồng đội như hồi làm anh quân lực, "lính tiểu đoàn quan đại đội" mà, nhưng đâu biết nơi tôi đến xa nhà Nam hơn chục cây số. Tôi trả lời:

- Tháng trước bão tôi có ra theo dõi sinh trưởng Vẹt khang và trụ mầm Đước vòi, tới đây tôi ra nhờ chính quyền sở tại lập Đội bảo vệ rừng ngập mặn, tôi sẽ sang nhà Nam cách nơi tôi làm xa lắm, nhưng các bạn yên tâm đi.

 

Tôi nhớ lần đầìu quen Nam ở Khe Lan, để tập kết vào 979, Nam có nước da xanh trắng, chứ không vạm vỡ, sạm nắng như những trai miền gió cát. Nam học hết 12, trước khi vào bộ đội đã có thơ đăng báo tỉnh. Ra quân, Nam về quê ngoại tập tành nghề đi biển. Bọn tôi ở thành phố thuận lợi hơn, đứa đỗ đạt, đứa lái xe, đứa làm công nhân, đứïa nào cũng đã vợ con. Nam vẫn ở vậy! Bọn tôi giới thiệu cho Nam một cô bạn gái. Cô quen với Nam mấy tháng, bọn tôi đang mừng khấp khởi, thì hay tin cô đã "gài số gie" làm Nam sững sững sờ sờ một thời gian!

 

Có một hôm Nam lên mua lưới ở lại với tôi một đêm, Nam khoe:

"Anh hiệu dẫn đến nhà tau một cô gái, xin mẹ tau cho cô ở tạm vì khu tập thể nhà trường đang xây. Mẹ tau mừng rơn, ừ liền. Có cô giáo ở trong nhà, nhà tau bớt gió, mẹ tau bớt lậm lụi một mình những lúc tau ra khơi. Một bữa biển động gọ không ra khơi đuợc, tau nghỉ đi loanh quanh qua trường chơi, thấy cô dạy cho mấy đứa trẻ đánh moorse bằng đèn pin. Tao hỏi, cô bảo:

- Bữa em thấy cả làng chạy ra bờ biển huơ nón, huơ áo, huơ thúng mủng, nói chung có chi huơ nấy cho người thân đang ngoài khơi thấy mà chạy vao trốn bão, em xúc động lắm nên chỉ cách đánh "mót" cho các em, biết đâu sau này các em có dịp dùng đến, có thể liên lạc với nguời thân của mình đang ở ngoài biển cả những hôm mưa mù, đêm tối".

 

Nhưng  tau ngạc nhiên nhất là khi cô "trao đỗi" với tau về việc học và làm cách mạng phải phấn đấu như nhau. Cô bảo:

- Học và làm cách mạng đều cùng bơi ngược dòng nước, ai bơi trong đấy mười năm, hai mươi năm, thậm chí cả đời chỉ cần buông tay là bị nước cuốn!

 

Trước đây tau ngỡ sự quyến rũ của con gái chính là nết dịu dàng, yếu ớt. Khi gặp cô giáo tên Đăng ấy tau lại nghĩ là sự mạnh dạn, lòng nhiệt tình, có trách nhiệm với cộng đồng. Nhưng sau đó tau nghiệm ra rằng, chính là mùi hương mi ơi. Một lần Đăng đi dạy, tau lẻn vào phòng cô, tò mò xem thử đời sống con gái riêng tư ra sao mà đối với bà con xóm biển và các em học sinh Đăng nặng lòng thế. Tau bị ngợp bởi mùi hương tinh khiết, nồng nàn, dìu dịu trong phòng cô, nhất là gối, chăn màn đều vương vấn mùi hương là lạ, nhẹ nhàng và riêng biệt của Đăng làm tau mơ tưởng mông lung. Mi biết không, gọ ra ngoài khơi xa rồi tau càng nhớ mùi hương ấy, nỗi nhớ muốn lấp tràn biển khơi..."

 

Tôi gặp mẹ Nam đang dùng xẻng gỗ quậy lu nước mắm. Thấy tôi, bà chớp chớp đôi mắt lẹm hoe đỏ, hỏi:

- Anh  ở mô lại chơi?

- Dạ, con là bạn Nam. Nam có nhà không thưa bác?

- Tui nhớ rồi, phải anh đi Cam-bốt với thằng Nam tui?

- Thưa phải.

- May hôm ni nó không đi biển, nó đang ở trên miệu ơ. Anh vô ngồi chơi, để tui đi kêu nó.

- Dạ, bác mắc tay để con đi cũng được. Miếu ở đâu bác, gần đây không?

- Rứa cũng đặng, anh đi qua trường học, ngó lên trên độn cát gần ngoài biển có cái miệu mới xây đó.

 

Tôi để túi xách vào trong nhà, lột giày, lội lịch xịch vòng qua trường tiểu học rồiì đi ra phía biển. Chưa đến nơi tôi đã thấy Nam ngồi dựa lưng vào miếu thẫn thờ nhìn ra khơi xa. Gặp tôi, Nam đứng lên choàng ôm tôi khóc...Tôi rất ngạc nhiên? Tôi nhìn qua sau ót Nam thấy trong miếu đang có ba đốm nhang ngút khói, sau màn khói nhởn nhơ ấy ảnh một cô gái có đôi mắt trong, đôi môi cong mà cương nghị như Nam từng tả cho tôi nghe. Tôi liền ẩy Nam ra, hấp tấp hỏi:

- Đăng? Đăng?.

 

Nam oà khóc to, sau đó kể:

- Hôm bão, gọ xóm tau vào không kịp, trời mịt mù mưa gió biết đâu mà lần, may bà con thấy ánh đèn pin trong bờ liền chạy vào, thoát chết. Gọ mấy làng khác cũng nhờ tín hiệu đấy mà sống. Chỉ riêng Đăng  say mê đánh moorse phát tín hiệu cứu ngư dân bị sóng táp cuốn ra biển mất dạng. Bà con sống sót sau cơn bão đấy nhớ ơn cứu mạng của Đăng lập miếu thờ cô và giao cho tau giữ ngọn đèn tỏ mãi bên bờ biển xanh.

 

Huế, tháng 3 năm 2004

Nguyễn Nguyên An
Số lần đọc: 3167
Ngày đăng: 07.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người thầy của em. - Đặng Thân
Ngậm ngùi gió cát - Hà Khánh Phuong
Giai điệu - Hồ Tĩnh Tâm
Thằng Tài đậu đại học - Bích Ngân
Anh Rễ - Đào Phạm Thùy Trang
Tình Dỏm Làm Sao Quên - Đoàn Thạch Biền
Sông xưa - Nguyễn Một *
Qua sông - Trần Lệ Thường
Mùa xuân đầu tiên - Lê Hoài Lương
2 truyện dịch trong cuốn " Người Trung Quốc xấu xa" - Nữ Lang Trung
Cùng một tác giả
Hai Bà Mẹ (truyện ngắn)
Cái tát (truyện ngắn)
Ăn chay (truyện ngắn)
Kim (truyện ngắn)
Cổ Tích Thời Nay (truyện ngắn)
Con Trai Miền Gió Cát (truyện ngắn)
Đất sau mưa (truyện ngắn)
Bầu bí nương nhau (truyện ngắn)
Ánh mắt trẻ thơ (nhiếp ảnh)
Nỗi Buồn rực rỡ (truyện ngắn)
Ngôi mả đá (truyện ngắn)
Huyền Anh Quán (tạp văn)
Mẹ (thơ)
Ngọn Đèn Tỏ Mãi (truyện ngắn)
Thăm chồng (truyện ngắn)
Bức Tường (truyện ngắn)
Nhân Cách Thơ (truyện ngắn)
Trâu ở chùa (truyện ngắn)
Tình Cỏ Lau (truyện ngắn)
Nhỏ ơi (truyện ngắn)
Chị em sinh đôi (truyện ngắn)
Tráo ông địa (truyện ngắn)
Hai lần khóc... (truyện ngắn)
Thầy cũ (truyện ngắn)
Tin Buồn (văn hóa)
Bao Dung (truyện ngắn)
Người Thầy Thuốc (truyện ngắn)
Biếc tình (tạp văn)