Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
728
115.996.436
 
Nữ nghệ sĩ trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI: NỮ HỌA SỸ GEORGIA O’KEEFFE VÀ HOA
Lê Minh Hiền

“ Hoa tương đối nhỏ. Mỗi người đều có rất nhiều sự liên tưởng với hoa, ý niệm của hoa... Vì thế tôi nói với bản thân, tôi sẽ vẽ những gì tôi thấy, những gì hoa mang đến cho tôi nhưng tôi sẽ vẽ nó to và mọi người sẽ ngạc nhiên khi nhìn nó. Tôi sẽ làm ngay cả khi người New York bận rộn phải bỏ thời gian để nhìn những gì tôi nhìn về Hoa.”

 

Georgia O’Keeffe sinh ngày 15/11/1887, là con thứ hai trong gia đình bảy anh chị em, và lớn lên tại một nông trại ở Sun Praire, Wisconsin. Từ khi còn bé, bà đã được học vẽ tại nhà, vànăng khiếu hội họa của bà đã nhanh chóng được phát hiện và bà đã được nhiều giáo viên ủng hộ trong suốt những năm học trò của mình. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1905, O’Keeffe quyết định trở thành họa sĩ. Bà học tại Học viện mỹ thuật Chicago (1905-1906) và Liên đoàn sinh viên mỹ thuật New York (1907-1908), bà đã nhanh chóng nắm vững những điểm chính yếu của phương pháp thực hành và từ đó hình thành những mô phỏng căn bản của trường phái Hiện thực. Năm 1908, bà giành giải thưởng League’s William Merritt Chase cho tranh sơn dầu Untitled (Không đề).

 

Tuy nhiên, ngay sau đó, O’Keeffe đã từ bỏviệc sáng tác, bà cho rằng mình sẽ không thể đạt được nét độc đáo nếu làm việc trong khuôn khổ truyền thống đó. Mối quan tâm dành cho nghệ thuật của bà chỉ được nhen nhóm lại sau bốn năm khi bà tham gia học khóa hè dành cho giáo viên mỹ thuật tại trường đại học Virginia, Charlottesville, do Alon Berment- giáo viên của Teachers Cellege, trường Đại học Columbia giảng dạy. Berment đã giới thiệu O’Keeffe đến với những ý tưởng đầy tính cách mạng của người đồng nghiệp tại Teachers College- nghệ sĩ và nhà sư phạm mỹ thuật Arthur Wesly Dow.

 Dow tin rằng đích đến của nghệ thuật là sự biểu hiện những ý tưởng và cảm xúc của chính cá nhân người nghệ sĩ và những vấn đề này sẽ được nhận thấy rõ nhất qua sự sắp xếp hài hòa giữa đường nét, màu sắc và notan ( hệ thống sáng và tối của Nhật Bản). Ý niệm của Dow đã trao cho O’Keeffe một sự lựa chọn khác để mô phỏng trường phái hiện thực, và bà đã trải nghiệm với nó trong hai năm dạy trong các trường tư thục tại Amarillo, Texas và làm phụ tá cho Berment trong một mùa hè tại Virginia.

 

Mùa thu 1914 đến tháng 6/1915 O’Keeffe trở lại New York và dạy học tại Teachers College. Vào mùa thu 1915, trong khi dạy tại Columbia College, Nam Carolina, bà quyết định đặt lý luận của Dow vào cuộc thử nghiệm. Trong cuộc thực nghiệm để khám phá tiếng nói cá nhân qua những gì mà bà có thể biểu lộ cảm xúc và ý tưởng của chính mình, bà bắt đầu với loạt tranh vẽ trừu tượng bằng chất liệu than trên giấy mà bây giờ người ta nhận ra đó là một trong những nét đổi mới nhất đối với toàn bộ nền nghệ thuật nước Mỹ trong giai đọan đấy. Bà đã gửi một vài tác phẩm đến một người bạn học cũ của trường Columbia, và người bạn này đã giới thiệu chúng tới nhà tổ chức nghệ thuật và nhiếp ảnh nổi tiếng thế giới, Alfred Stieglitz, vào tháng 1/1916. Nhớ lại giai đọan này, bà nói: “Đó là vào mùa thu năm 1915, khi lần đầu tiên tôi có ý nghĩ rằng tất cả những gì tôi được dạy có rất ít giá trị đối với tôi ngoài việc biết cách sử dụng chất liệu như  một thứ ngôn ngữ. Không có một ai để ý đến  những gì tôi đang làm. Không một ai quan tâm. Không một ai nói bất cứ một lời nào dù khen hay chê. Tôi đã cô độc và tự do một cách lạ thường, đi vào những nơi chưa từng được biết đến trong tâm hồn, không ai thỏa mãn tôi  ngoài chính tôi”.

 

Sau khi xem tác phẩm của O’Keeffe, Stieglitz đã thốt lên “Cuối cùng- một người phự nữ trên giấy” và bắt đầu trao đổi thư  từ với bà; ông đã triển lãm mười bức tranh trong loạt tranh trừu tượng vẽ bằng than trên giấy của bà vào tháng 5 cùng năm tại gallery nổi tiếng tiên phong của mình, 291, nơi ông trưng bày tác phẩm của Picasso, Matisse và Cezanne. Một năm sau, ông đóng cửa nhà triển lãm quan trọng này với triển lãm cá nhân của O’Keeffe. Vào mùa xuân năm 1918, ông đề nghị tài trợ cho O’Keeffe đến vẽ tại New York một năm, bà đã đồng ý rời Texas chuyển đến New York. Một thời gian ngắn sau đó O’Keeffe và Stieglitz  yêu nhau vàthành hôn năm 1924. Hai người sống và làm việc chung tại New York (mùa đông và mùa xuân) và tại Lake George, New York (mùa hè và mùa thu) cho đến mùa hè 1929, khi O’Keeffe đến sáng tác tại New Mexico. Từ năm 1923 đến lúc qua đời năm 1946, Stieglitz làm việc không ngừng nghỉ và đầy hiệu quả trong việc quảng bá cho O’Keeffe và tác phẩm của bà, tổ chức triển lãm hàng năm tại The Anderson Galleries (1923-1925), The Intimate Gallery (1925-1929), và An American Place (1929-1946). Rất sớm từ giữa thập niên 1920, khi O’Keeffee bắt đầu vẽ những bức tranh khổ to miêu tả cận cảnh Hoa, một trong những chủ đề nổi tiếng nhất của bà, O’Keeffe đã trở thành một trong những nghệ sĩ quan trọng và thành công nhất trong nền nghệ thuật Mỹ.

 

 “ Hoa tương đối nhỏ. Mỗi người đều có rất nhiều sự liên tưởng với hoa, ý niệm của hoa... Vì thế tôi nói với bản thân,  tôi sẽ vẽ những gì tôi thấy,  những gì hoa mang đến cho tôi nhưng tôi sẽ vẽ nó to và mọi người sẽ ngạc nhiên khi nhìn nó. Tôi sẽ làm ngay cả khi người New York bận rộn phải bỏ thời gian để nhìn những gì tôi nhìn về Hoa”. 

Tuy nhiên O’Keeffe phủ nhận quan điểm cho rằng tranh vẽ Hoa của bà là sự ẩn dụ giới tính “ Bạn đã đặt tất cả những sự liên tưởng với Hoa của chính mình lên Hoa của tôi... như thể là tôi nghĩ và nhìn những gì bạn nghĩ và nhìn về hoa và tôi” . 

Ba năm sau khi Stieglitz qua đời, O’Keefee rời New York đến New Mexico, nơi bà rất yêu thích, nơi khung cảnh gây ấn tượng sâu sắc và những hình thể phong cảnh hoang vắng đã truyền cảm hứng cho tác phẩm của bà từ năm 1929. Bà sống tại Ghost Ranch và Abiquiu. O’Keeffe tiếp tục sáng tác với sơn dầu đến giữa thập niên 1970, khi thị lực của bà suy giảm buộc bà phải bỏ vẽ tranh. Tuy nhiên, bà vẫn làm việc với chì và màu nước đến năm 1982, bà còn tạo nhiều vật thể với đất sét cho đến khi sức khỏe không cho phép làm việc vào năm 1984. Hai năm sau bà qua đời ở tuổi 98.

---------------------------

Chú thích ảnh :

H.1 : Nữ họa sỹ Georgia O’keeffe

H.2 : Iris đen Số 2, sơn dầu, 1936

H.3 : Đầu lâu bò với hoa hồng Calio, sơn dầu, 1931 

H.4 : Tranh vẽ số 13, than trên giấy, 1915

H.5 : Jack trong buồng lái số 4, sơn dầu, 1930

Lê Minh Hiền_tiasang.com.vn

Lê Minh Hiền
Số lần đọc: 3218
Ngày đăng: 15.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vài nét chân dung : Lê Văn Miến - Hoạ sĩ “ Sinh bất phùng thời “ , Người thầy của các danh nhân . - Nguyễn Khắc Phê
Lương Xuân Đoàn, trong khoảng trống không vết tích của thời gian - Khánh Phương
Mối quan hệ giữa lý luận-phê bình và sáng tác mỹ thuật - Đinh Hồng Hải
Họa sĩ HỒNG TRỌNG MỸ từ đường nét,sắc màu nộI tâm - Võ Quê
Không biết tới bao giờ mỹ thuật Thừa Thiên Huế mới có một bảo tàng? - Võ Quê
Du ngoạn trong thế giới màu sắc của Nguyễn Ngọc Quế - Khuyết danh
Đỗ duy Ngọc: Nghe nhịp thời gian,nghe cả tiếng linh hồn. - Triệu Xuân
Không đề số 3 - Kông Tâm
Không đề số 4 - Kông Tâm
Tranh dân gian - Khuyết danh
Cùng một tác giả
Vén (thơ)
Vân Hạ (truyện ngắn)