Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
492
116.603.354
 
NGƯU ‘’đầu’’ – MÃ ‘’viện’’: Nói Với Nhà Phê Bình Trịnh Thanh Sơn
Dương Cường

SCL trích thư : Tôi cứ băn khoăn, trăn trở với chủ đề phiếm đàm về cuốn sách của Lê Vân. Mặc dù anh NH SCL đã cho biết nên dừng các bài viết loại này . Thế nhưng như vậy tôi thấy áy náy. Vì bài viết trước, do ở xa không được đọc toàn văn bài viết của Bảo Ninh, tôi chỉ dựa vào đoạn trích dẫn - nên có ý nghĩ sai về Bảo Ninh. Hối cũng không kịp chỉ đành viết bài khác nhằm xin lỗi Bảo Ninh. DƯƠNG CƯỜNG

 

Lê Vân – Yêu và Sống của Lê Vân- Bùi Mai Hạnh đang gây dư luận hai chiều cho người đọc, với những suy nghĩ, cảm thụ, những cấp độ đồng tình, phản đối khác nhau. Có người đã chuyển từ cảm nhận khi đọc tác phẩm sang  ‘’mạt sát’’ các tác gỉa sáng tác, thậm chí còn ‘’chửi rủa’’ cả người đọc khi họ thông cảm, đồng tình với các tác gỉa, tác phẩm nhưng không đồng thuận với nhà phê bình. Hiện tượng này, thời điểm này, biểu hiện đó không bình thường. Trong số những người ‘’Cực đoan’’, điển hình - có nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn (TTS).

 

Trên bài Yêu và Sống, tự truyện của Lê Vân: Một cuốn sách bôi nhọ và tự bôi nhọ - (đăng ở Văn Nghệ Trẻ ngày 12/11 vừa qua), TTS chẳng những lấy nhà văn Bảo Ninh để ’’Xả Súp Pap’’ mà còn nhân đà, chửi rủa cả những người đồng tình, khen LV- YVS rồi trút lên đầu Lê Vân cơn thịnh nộ:

’’... nhà văn Bảo Ninh khen hết lời cuốn sách... mà tôi coi là sự nhục nhã cho những người cầm bút... viết những dòng tán dương hết sức BÔC ĐỒNG và HOANG ĐƯỜNG này’’.

’’Tôi vẫn biết, xưa nay, người đọc... trình độ văn hóa khác nhau... chuyện đồng sàng đồng mộng là lẽ thường, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã cũng là lẽ thường...’’.

’’… Viết để tung hê tất cả mọi gía trị đạo đức, nhân phẩm... là vạch áo cho người xem lưng… đọc mà phát kinh’’

Vân vân và v.v... Nghĩa là còn nhiều câu, đoạn - nếu không sợ làm mất thì giờ - của độc gỉa, tôi đã bê nguyên xi những đoạn ’’bức xúc’’ của ông Sơn vào đây.

 

Nhưng thôi !

TTS có thể, có quyền phô diễn kiến thức phê bình của mình, tỏ ra mình đứng trên ’’trụ’’ của chữ Hiếu vững chắc để lên án người ông cho là BẤT HIẾU (Lê Vân…). Đó là cách thưởng thức Văn chương. Mỗi người có cách cảm thụ khác nhau về các tác phẩm. Thế nhưng chẳng hiểu sao TTS lại ’’hăng lên’’ đến độ, coi những người có ý kiến trái ngược với học thuật của mình là đối kháng, xem họ như ’’lũ Trâu- Ngựa’’ - tìm đến với nhau, đồng cảm nhau khi đánh gía LV- YVS, là (bọn) Ngưu tầm Ngưu, Mã Tầm Mã (...). Tôi không nhắc lại ý kiến của mình sau khi đọc, cảm nhận về Lê Vân- Bùi Mai Hạnh - như nhiều người đã làm, nhiều báo đã đăng tải. Tôi muốn nói về phương pháp tư tưởng – phê bình của TTS.

 

Nhà phê bình (NPB), tối kị - để cho dòng cảm xúc bột phát, dâng trào - sau khi đọc mà không khống chế, chọn lọc - đã vội viết ra. Bởi vì như vậy, anh ta sẽ trở nên hồ đồ, lấn át ý kiến người khác, ép một cách thô bạo - tư duy của thiên hạ theo mình. Trong bài viết của ông Sơn trên đây, sự ’’tư duy cực đoan’’ còn được đẩy lên đến mức ’’thù địch’’ đối tượng không đồng thuận với mình. Đọc TTS cứ tưởng đây là giọng của một người phê bình mới cầm bút nào đó, chứ không phải nhà phê bình TTS đã từng có nhiều bài viết sắc sảo, được đào tạo bài bản.

 

Khoan nói về Lê Vân và cuốn sách Tự truyện. Chúng ta hãy cùng suy nghĩ về cái trụ cột ’’Chữ Hiếu’’ mà TTS dựa vào để phê phán tác gỉa và những người đồng tình vơi các tác gỉa nhưng trái ngược với đánh gía của TTS.

 

Chữ Hiếu là một phần hệ thống tư tưởng của đạo Khổng. Từ đó được cụ thể hóa bằng quy tắc sống của người quân tử khi xưa:

’’Quân xử Thần tử, Thần bất tử - bất trung!

Phụ xử Tử tử, Tử bất tử - bất hiếu!  

(dịch nghĩa: Vua bắt bầy tôi chết – bầy tôi không dám chết là không có lòng Trung Quân (Ái Quốc). Cha bắt con chết, con không nghe lời là Bất hiếu)’’. Với hệ tư tưởng này, chữ Trung - Hiếu trói buộc con người bao đời. Từ đó, giới cung đình triển khai, áp đặt: Bất kì cái gì do Vua đưa ra - cho dù đó là điều sai, thậm chí giết dân vô cớ - thần dân cũng không được phép làm trái, phản đối.

 

Cha cho con cuộc đời (đẻ ra con) - bắt con chết, con cũng phải chết chứ đừng nói đến việc phê phán cha... Đạo lí này được du nhập vào Việt Nam một cách máy móc và tồn tại cùng dân tộc, đất nước bao đời. Có lúc trực tiếp, gían tiếp nó đã gây tai họa cho dân tộc. 

 

Thế nhưng ngày nay, cũng ngay cái nôi của đạo Khổng - nước Trung Hoa - đã có cái nhìn, quan điểm khác về Trung - Hiếu. Thể hiện sự chuyển động tư tưởng này, trong một số tác phẩm văn chương - nhất là Điện ảnh - đã đưa ra các thí dụ có tính thông điệp về chữ Hiếu trong thời đại mới. Rất nhiều tác phẩm Điện ảnh có chủ đề Trung - Hiếu được du  nhập, phổ biến rộng rải ở Việt Nam. Điển hình bộ phim Kỳ tài Kỷ Hiểu Lam. Trong Phim có một trường đoạn, các tác gỉa xây dựng nhân vật Cha là tên quan cai trị ở một vùng – (Dương Đình Trung). Y, đã toa rập với Hòa Thân - đại thần nhất phẩm trong triều - ăn cắp công qũy, hối lộ,  phóng hỏa, giết người... con gái của y (Dương Thiết Tâm), đã nhiều lần can ngăn không được. Cực chẳng đã - nhằm ngăn chặn tội ác cha mình đang và sẽ tiếp tục - cô ra trước tòa tố cáo... và cha cô đã bị xử tội chết. Chữ Hiếu mà TTS nêu cao, bảo vệ, hi vọng không ngoại trừ cả việc bảo vệ tội ác và tư tưởng Quân, Thần cổ hủ -  kia!   

 

Ông Sơn đang tự coi mình là trung tâm tư duy nhằm bảo vệ Truyền thống, đạo lí ’’Phương đông’’(như ông nói trong bài viết). Thế nhưng bây giờ gìới Văn Nghệ Sĩ Trung Hoa (TH) – nơi sản sinh ra đạo Khổng, nơi thủy tổ của đạo Khổng (Khổng Phu Tử) ra đời - đã mạnh dạn đề cập sự cần thiết phải thay đổi quan niệm về chữ Hiếu. Giới sĩ phu, nhà văn, nhà phê bình, điện ảnh Trung Hoa chấp nhận. Cơ quan quản lí tư tưởng TH có tiếng ‘’Khắt khe’’ - chẳng những cho phép phát hành trong nội địa, mà còn muốn nước lân cận (Việt Nam...) – nơi đạo Khổng ngự trị không kém phổ biến - là có lí do. Các nhà quản lí tư tưởng, văn hóa của Việt Nam cũng chấp nhận, cho phép phát hành rộng rãi những tác phẩm loại này - cũng có lí do. ’’Găng Xtơ phê bình’’  Trịnh Thanh Sơn – (như nhiều người ghán cho) - muốn đốt ngọn đuốc giữa ban ngày để bảo vệ gía trị tư tưởng truyền thống cho ’’phương Đông’’ bao gồm cả Trung Hoa. Điều này có cần thiết không?

 

Ông Sơn có thật là người có kiến thức cảm thụ nghệ thuật hơn hẳn những người mà ông cho là ‚’’Trâu - Ngựa’’ kia không? Chỉ lấy môt thí dụ ngay trong bài viết của mình, TTS chửi rủa nhà văn Bảo Ninh đã thấy rõ ông ta ’’hàm hồ’’. Bởi vì, Bảo Ninh – tác giả của Nỗi Buồn Chiến Tranh, được nhận giải thưởng Văn Học và khá nhiều trang viết, tác phẩm - được người đọc tán thưởng. Ý kiến nhận xét về LV- YVS của Bảo Ninh (cả suy nghĩ... lẫn hành văn) có hai chiều. Đúng mực. Trong khi TTS chỉ suy nghĩ một chiều nhằm lấy lòng những ông Bố ‘’mất nết’’, tôn vinh chữ Hiếu cứng nhắc, máy móc.

 

TTS hiểu câu Tục ngữ trích sau đây cũng chưa tường: ’’Con không chê cha mẹ khó. Chó không chê chủ nhà nghèo’’ – làm chủ đích để phê phán Lê Vân- Bùi Mai Hạnh là khập khiễng. Con không chê cha mẹ Khó - chứ không phải ‘’không được chê’’ cha sai, lầm.

 

Cha mẹ nghèo, con sợ nghèo khó, ích kỉ, vô trách nhiệm với người sinh ra mình – mà bỏ đi là bất hiếu. Điều đó đúng! Nhưng phê bình cha khi cha sai là chuyện khác.

 

Nếu đã dùng câu tục ngữ trên để làm lẽ sống thì phải dùng luôn câu khác nữa:

’’Con hơn Cha là nhà có phúc’’! Thử hỏi; Nếu cha mẹ lạc hậu- phạm tôi hình sự, Tham Nhũng (có cơ... dựa cột), mà con biết nhưng vì giữ ‘’chữ Hiếu’’ – như kiểu suy nghĩ của TTS - không đấu tranh ngăn chặn, đó có phải thực sự Hiếu tử không?

 

Thời nay, không thiếu những ông bố, bà mẹ quan niệm ’’làm vậy…’’ là vì tương lai của con cái – ý nói tham ô, ăn cắp công qũy là để cho con cái mai sau có tiền sống sung túc. Từ đó bất chấp luật pháp, đạo lí, thể hiện, triển khai chữ ’’làm Vậy’’ bằng cách: Buôn lậu, thụt két, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán Ma túy, cướp của, giết người (kiểu Năm Cam...). Những cậu Ấm, cô Chiêu trong các gia đình loại này không ít người biết bố mẹ phạm tội, nhưng ‘’cứ’’nhắm mắt cho qua để tiếp tục hưởng thụ tiền bạc phi pháp - chứ họ không phải hoàn toàn vì Hiếu đễ mà họ im lặng! Trong thâm tâm họ không đồng tình, lo sợ... nhưng vì ích kỉ, không lên tiếng để cuối cùng gia đình lãnh nhận hậu qủa: Bố, Mẹ lãnh án vào tù, (Hoặc xử tội chết) - gia đình tan nát.

 

Thử hỏi: Nếu ngay khi phát hiện ra chuyện động trời kia, con cái can ngăn... căn ngăn kiên quyết, kịch liệt đến độ ông bố tự ái dừng tay, không phạm tội, gia đình vẹn toàn - thì sự can ngăn (qúa mức kia), và kết qủa thu được - có đáng không?

 

Lại nữa, đã có tình trạng, hiện tượng:Ông Bố phạm tội, Con cái bằng cách này hay cách khác - tố cáo (...), Bố đi tù - vậy thì ở đây chữ Hiếu và chữ Trung, dưới nhãn quan của nhà phê bình Trịnh Thanh Sơn hôm nay - sẽ được phán quyết như thế nào?

 

Không phải bây giờ, thời đại này chữ Hiếu mới, được người đương thời quan tâm, đặt ra. Thời xa xưa người ta cũng đã từng đặt câu hỏi: Thế nào là Trung - Hiếu vẹn toàn? Xin nhắc lại câu chuyện cổ trong thời Đông Chu Liệt Quốc bên Trung Hoa. Chuyện về Ngũ Tử Tư:

 

Cha, Anh Ngũ Tử Tư đều làm quan trong triêu. Vua nghe lời bọn xu nịnh dèm pha, trị tội Cha (lúc đó hai anh em Ngũ Tử Tư ở xa). Trước khi giết, vua đòi Cha Ngũ Tử Tư gọi hai con về hứa sẽ tha chết nhưng thực ra sẽ  giết cả 3 cha con để trừ hậu hoạn. Nhận được tin, 2 anh em họp bàn. Anh Trai kiên quyết về theo lời gọi của cha. Em không nghe can ngăn vì biết rằng về là cả 3 cha con đều chết. Anh giữ tròn đạo Hiếu không nghe - về. Qủa nhiên Cha, Anh Ngũ Tử Tư đều bị giết. Biết tin, Ngũ Viên khóc và thề bằng mọi cách sẽ trả thù cho Cha, Anh...

Sau Ngũ Tử Tư mượn được quân của Ngô Vương Phù Sai về, quyết định trả thù cho cha theo cách của mình. Người bạn thân biết chuyện khuyên giải đại ý: Kẻ thù đã chết, có làm gì thân nhân của anh cũng không sống lại. Đừng vì thù cha , đừng vì ’’Ngu Hiếu’’ mà làm qúa quắt... Ngũ Tử Tư không nghe: quật mồ tên vua kia để thực hiện lời hứa... Trời báo ứng: Ít lâu sau, ông cũng lại bị họa ‘’nịnh thần’’ làm hại, bị ngay Phù Sai chém, bêu đầu trước cổng thành để ’’ ta nhìn thấy’’ hậu duệ của kẻ thù - tiến vào tiêu diệt nước Ngô….

 

Từ câu chuyện cổ chúng cũng rút ra được bài học qúy: Hiếu, thực hiện Chữ Hiếu máy móc - chính là không Hiếu đễ!

 

Tục ngữ của ta có câu: Thuốc đắng dã tật, Nói thật mất lòng. Tuy lời khó nghe, đắng khó nuốt nhưng người nghe, người nuốt sẽ sáng mắt, khỏi bệnh. Không nói thật, bệnh kéo dài. Nói thẳng, nói thật để biết mà tìm thuốc chữa - sẽ hết bệnh. Con Bệnh nên chọn đường nào?

 

Chẳng lẽ những đứa con cứ để cho cha mình tiếp tục sai lầm chết người - mà không lên tiếng can ngăn, cảnh báo? Đôi khi, những đứa con dám nói thật, nói hết khuyết tật khuyên cha, lời khó nghe thậm chí ‘’hỗn xược’’ - làm cho ông Bố có lỗi, bực mình… sửa chữa - thì đó cũng là tốt. Những ông Bố không có lỗi với con cái, việc gì mà tự ái ầm ĩ . Những ai dị ứng với chữ Hiếu, cần phải bình tĩnh suy xét, không nên hùa theo ’’ầm ĩ hộ’’ - trừ phi bị chạm nọc (!?)

 

Còn sợ con em chúng ta đọc LV- YVS sẽ có hại - như bà (ông) Hoài Phương viết, TTS bám lấy cái cũ phong kiến lỗi thời rồi lớn tiếng  hù doạ bâng quơ, là: Lo bò trắng răng, thực chất coi thường thế hệ trẻ! Họ đã trưởng thành, đủ sức, đủ trí tuệ phân biệt đúng sai, không cần nhà phê bình lo hộ!

 

Trịnh Thanh Sơn có thật là NPB nghiêm túc - cầm cân nẩy mực không?

Ông đã dám nói thẳng, nói thật về một đề tài khá nhậy cảm này. Gía mà tất cả các bài phê bình của ông đều ’’có mùi’’ của bài viết phê bình LV -YVS... và ’’chửi’’ các đối tượng cần chửi để thúc đẩy nền Văn học nước nhà đi lên kịp bước tiến của thời đại. Chửi để ‘’tiệt nọc’’ các loại Đạo - Ăn cắp : Văn, Thơ, Nhạc, Họa, Ảnh, Sách, Bản quyền… đang nhan nhản diễn ra hàng ngày - như chửi ’’bọn Trâu, Ngựa’’ trên kia - thì tốt biết bao. Đáng tiếc TTS lại không dám làm thế. Ngược lại, ông dành phần lớn bài viết (...) - bới móc đời tư, xoi mói khiếm khuyết của Lê Vân. Đọc bài viết của ông, tôi thấy lòng mình gờn gợn : Trịnh Thanh Sơn! Ông là ’’Nam Nhi Đại Trượng Phu’’ ngời ngời. Là nhà phê bình có tí chút danh nhưng các đoạn văn ông ‘’bới, móc’’ Lê Vân thật độc địa. Đọc lên, có cảm gíac như nghe tiếng Người đàn bà mất gà đang chửi vì nghi ngờ hàng xóm ăn cắp… giống hình ảnh, khung cảnh, nhân vật của cố nhà văn Nam Cao – đang sống lại. Tôi băn khoăn tự hỏi: Phải chăng Trịnh Thanh Sơn cũng đã bị ’’họa đàn bà’’, bị đàn bà cho nếm mùi chua cay - nên mới có áng văn phê bình ’’tuyệt tác’’ kia?

 

 

Lê Vân – Yêu Và Sống là cuốn tự truyện.

Người kể, người chắp bút trung thực cùng các sự kiện của đời sống họ. Người đọc cần và thích đọc những trang viết chân thực như thế chứ không thích các trang viết tự đánh bóng mình và sự kiện... Lê Vân (và cả Bùi Mai Hạnh) bộc bạch cõi lòng trên nền của sự thật đã trải nghiệm. Các ông : Bảo Ninh,Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều (họ khá nổi tiếng) - đã viết, cả khen lẫn chê - chỉ ra những ưu, khuyết của LV- YVS. Chúng ta có thể tin cậy và đồng tình với các tác gỉa này cả về tư cách lẫn nghiệp vụ viết cùng tác phẩm của họ. Viết như TTS không phải là phê bình. Đó là trả thù, vùi dập, thóa mạ ! Tiếc thay, thời nào cũng có các mâu thuẫn giữa Nhà văn và Nhà phê bình. Chả vậy, lúc sinh thời, Cụ Nguyễn Tuân trong một lần uống rượu với cụ Tô Hoài, nói vui: ...Khi tôi chết, nên chôn theo tôi một tay Phê Bình để xuống dưới ấy cùng anh ta tiếp tục đàm đạo văn chương... (1)

 

Lê Vân- Yêu và Sống là lời phán quyết của đứa con đối vời ông bố trong gia đình nhà Lê - Trần. Lời cảnh báo này không chỉ cho riêng một gia đình. Nó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi gia đình, trước hết là gia đình có những ông bố, không đàng hoàng, không ra dáng làm bố!

 

Đó cũng là sự nhắc nhở những ’’Bố - Mẹ-  Dân’’ trong Đại gia đình Việt Nam. Trước ‘’Con Dân’’ của mình - các vị hãy cẩn trọng. Hãy làm hết trách nhiệm của người làm ‘’Cha - Mẹ’’. Nếu con cái có bức xúc - như Lê Vân (hoặc còn hơn Lê Vân) - tốt nhất các vị hãy xem lại hành vi của mình chứ đừng tiếp tục thực hiện đạo lí cũ, xưa: ’’bắt chết, phải chết’’! Cha mẹ, con cái - không phải là kẻ thù. Không bao giờ bỏ được nhau. Đó là sự thật mà tạo hóa, thượng đế đã ban cho. Muốn giải tỏa được bất đồng muôn đời -‘’Cha và Con – hai thế hệ’’ để gia đình hòa thuận, yên ấm, hạnh phúc, Cha - Mẹ cần có tấm lòng bao dung, thương con và thực lòng xám hối trước lổi lầm hiển nhiên của mình!

 

Cuối cùng cần nói về hai nhân vật Ngưu-Trâu ; Mã - Ngựa:

Hai nhân vật này có truyền thuyết hẳn hoi. Họ vốn gốc ‘’người’’ ở thế giới khác – Âm phủ. Các vị được người đứng đầu thế giới kia phong : NGƯU ĐẦU , MÃ VIỆN. Họ có nhiệm vụ gíup Diêm Vương rèn dũa, uốn nắn các linh hồn kiếp trước qúa ác độc - từ trên dương thế thác xuống. Mục đích, nhiệm vụ của Ngưu đầu- Mã Viện là ‘’nện’’ các kẻ ác kia, thử thách họ… nếu số ác đó sửa chữa khuyết điểm, ăn năn hối cải với lỗi lầm (kiếp trước) của mình thì sau đó họ trình báo, Diêm vương cho bọn kẻ ác này đi đầu thai, chuyển  kiếp. Nếu không sửa chữa, hoặc tội ác của chúng trên dương thê vào loại ’’Trời không dung- Đất không tha’’, theo chỉ thị của Diêm Vương, Ngưu, Mã sẽ đựa bọn chúng đày xuống 18 tầng địa ngục, vĩnh viễn không siêu thoát…

Do dưới Âm phủ chỉ làm nghề đánh người, về gìa họ giải nghệ nhừơng chức đó cho lớp Ngưu – Mã trẻ - cũng được đi đầu thai. Nhưng vì ‘’Kiếp trước’’ cũng làm ‘’nghề ác’’, họ về dương thế để trả báo – làm kiếp trâu ngựa, kéo cầy trả nơ, để cho con người cưỡi và chịu chung số phận bị Giết, Mổ.

Lên dương thế, Trâu, Ngựa cùng Bò - là bạn thân thiết của con NGƯỜI.

 

Trịnh Thanh Sơn bảo những người khác chính kiến mình là Trâu, Ngựa, thì… ’’Ngưu, Mã’’ lại cũng sẽ ví Trịnh Thanh Sơn là... ’’Bò’’. Vì Trâu- Ngựa- Bò đều rất gần nhau về nòi, giống, đều ăn... Cỏ! Đều là gia súc có ích!

Nhưng dân Việt vẫn ’’Phân biệt chủng tộc’’, xếp Trâu, Ngựa – ’’thông minh’’ hơn... Bò !

 

15/11/2006

 (1) – Cát Bụi Chân Ai  - Tô Hoài, nxb Hội Nhà Văn năm 2000

Dương Cường
Số lần đọc: 2955
Ngày đăng: 27.11.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Về thôi,Nguyễn Lương Vỵ. - Ngô Khắc Tài
Đọc thơ Hồ Chí Bửu - Cảnh Trà
Đặng Huy Giang với “Đời sống” - Phạm Lưu Vũ
Đọc lại HƯƠNG CÂY - BẾP LỬA - Nguyễn Trọng Tạo
"Gia đình bé mọn" - Trần Thiện Đạo
Trần Hữu Dũng : Phớt tỉnh đi qua phố - Vũ Trọng Quang
Đọc ba tiểu thuyết mới : Những hành trình qua trống rỗng ,bài một - Nguyễn Chí Hoan
Mỏng manh thơ tìm yêu : Nhân đọc tập thơ RƠI NGƯỢC của Ngô Thị Hạnh ,NXB Thanh Niên 2006 - Nguyễn Đức Thiện
Tự truyện – Loại hình tự thán hay tự tô ? - Ngọc Thiên Hoa
Lê Vân –Yêu và sống - Một hiện tượng văn học ? - Lê Xuân Quang