Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
900
116.625.107
 
Kho vàng của lãnh chúa-1
Lê Xuân Quang

Kịch bản Văn học

Phim Phiêu lưu Mạo hiểm

Thời lượng khoảng 80 phút

 

            I.

Núi Thần đứng sừng sững, ngạo nghễ.

Từ xa nhìn lên, ngọn núi che khuất cả một vùng trời.

Buổi sớm mai ở trong rừng.

Sương mù chưa tan. Rừng núi bao la. Cây cối rậm rạp, những tiếng động rì rào của gío, xen lẫn vượn hú, hổ gầm, chim hót, suối chảy...tạo thành thứ âm thanh kỳ lạ, làm cho không khí của khu rừng càng thêm hoang vu thần bí !

            Một Thị trấn nhỏ v ới vài trăm nóc nhà, nằm trên con đường giao thông xuyên tỉnh. Cách cửa rừng chừng hơn cây số. Ở giữa phố, có một căn nhà sàn to nhất, nửa bên phải dùng làm nhà trọ. Nửa kia làm tửu lầu . Cuối phố có Chợ, 5 ngày 1 phiên phục vụ việc giao lưu mua bán của dân cư trong vùng.

Hôm nay chợ họp, người đi lại ra vào khách điếm, tửu lầu nhộn nhịp.

 

X

 

Khung cảnh của phố nhỏ thật thanh bình !

Ðang đầu mùa xuân. Cây cối nở hoa trong những vườn cây của mỗi nhà. Dưới những sàn nhà, trâu vẫn còn trong chuồng chưa được thả, chúng nằm nhai cỏ như đang ngẫm nghĩ... Ðàn gà dẫn con nhởn nhơ bới rác xung quanh. Mấy con chó thỉnh thoảng sủa ông ổng ! Khói từ những ống thông hơi của mọi nhà bay lên tỏa lan...

 

X

 

Một ngôi nhà sàn cao ráo, khang trang nằm ở cuối phố. Chủ nhân tên là Hy, trạc ngũ tuần. Người vợ khoảng trên 40. Ðứa con gái chừng 13 - 14 tuổi.

Bên bếp lửa bập bùng, hai bố mẹ cùng con gái quây quần sưởi ấm. Nồi sắn luộc đã chín, người mẹ rỡ sắn ra chiếc bàn tre, đặt một bát mật mía, một bát muối vừng. Bà chọn vài củ sắn ngon, để trước mặt con gái. Lấy mấy củ khác to hơn đưa cho ông chồng, bảo : Mình ăn đi. Quay sang con gái đang uể oải, dục : Ăn đi con!

            Người bố rít hết hơi thuốc, ngẩng mặt, thả khói... đặt cây điếu cầy sang bên, sảng khoái, bảo vợ : Nào thì ăn ! dứt lời ông cầm củ sắn, bóc vỏ, chấm mật, ăn ngon lành. Nhai được mấy miếng, ngoảnh sang, thấy con gái - khác với mọi sáng - hôm nay chưa ăn ngay, chỉ cầm củ sắn nhìn trân trân vào khuôn cửa sổ, hướng ra con đường dẫn vào cửa rừng, nơi đi tới chân núi Thần...

Ông bố nuốt hết miếng sắn đang nhai dở, nhìn con, hỏi : Sao không ăn hả con ?

            Ðang mê mải suy nghĩ, thấy bố hỏi, Duyên -  tên cô gái - giật mình : Bố ơi ! Ma là gì ? có Ma không ?

            Thấy con gái tự dưng hỏi như vậy, cả hai vợ chồng ngạc nhiên nhìn nhau. Người Bố nhìn bé Duyên im lặng, ngẫm nghĩ... Duyên nhìn bố chờ đợi... Bố mỉm cười, lát sau mới lên tiếng : Làm gì có Ma ! sao con lại hỏi vậy ?

            - Anh Tư bảo con, ở trong núi kia nhiều ma lắm !

- Ồi! anh Tư hù dọa con đấy ! Ðừng tin. Ðể bố bảo chú Sinh đét cho anh ấy mấy roi, cho chừa cái thói huyên thuyên dọa trẻ ! Ăn đi con ! Ăn xong cả nhà còn vào rừng lấy củi, hái nấm, nhà ta sắp hết củi rồi.

Thấy bố trả lời, Duyên như chưa dứt khỏi giòng suy nghĩ, vẫn không chịu ăn, tiếp tục hỏi : Nhưng lạ lắm Bố ạ. Hôm trước con với anh Tư đi hái nấm. Chúng con thấy một con Thỏ chạy khập khiễng về hướng núi Thần, vội đuổi theo. Ðuổi mãi mà không bắt được nó. Cuối cùng gặp một bụi cây lớn nằm chắn đường, con Thỏ chui vào, mất tăm. Chúng con cố tìm xung quanh... sau đó chui vào, xuyên qua bụi cây kia... Khoảng nửa canh giờ chui, rúc, chúng con mới ra khỏi được bụi cây. Chợt  nhìn thấy con đường mòn dẫn đến chân núi Thần. Chúng con tiếp tục đi. Bỗng phía sau có tiếng ồn ào... Bọn con sợ, vội nấp vào một bụi cây rậm ven đường.

 

Một toán 3 người với 3 con ngựa đi vào phiá chân núi.

Trên lưng con ngựa mầu đen, có một người to cao như Bố ấy, ôm trong lòng một đứa con gái trạc tuổi con. Hai đứa con chờ cho họ đi qua, lặng lẽ luồn theo sau xem họ đi đâu. Vì sợ họ phát hiện, chúng con phải đi ở khoảng cách hơi xa. Ðến một ngã tư đường thứ 2, họ dừng lại trao đổi với nhau rồi ngoặt đi vào chân nuí.

Ðiều kỳ lạ, khi chúng con đi theo phía họ rẽ, đến gần chân núi, nhìn mãi, chỉ có một lối đi đến chân núi rồi đường cụt. Vách núi dựng đứng, nhưng người và ngựa thì đã như biến đi. Xung quanh vắng lặng, im lìm, chỉ thỉnh thoảng từ xa vọng lại tiếng Sói tru, tiếng Hổ gầm. Bố bảo không phải họ là Ma, thì là gì ?

            - Thực có chuyện thế ư ? - Ông Bố quay sang hỏi bà Mẹ, bà mẹ cũng ngạc nhiên không kém. Ngẫm nghĩ một chút, ông Hy đưa mắt ra hiệu cho vợ đoạn nhìn con gái nói:

            - Có thể là họ rẽ vào một lối khác mà các con không thấy, vì ở chân núi Thần có rất nhiều đương. Nhưng sao các con thấy chuyện này mà không nói cho Bố với chú Sinh biết ngay - Ông Hy nhìn xoáy vào mắt con gái. Duyên dường như biết lỗi ấp úng định tìm cách thanh minh, ông Hy vội chuyển gịong để con gái khỏi lúng túng : Thôi ! từ nay các con không được đi la cà vào chân núi nữa. Ma thì nhất định không có, nhưng đề phòng có kẻ xấu... Chuyện này để Bố bàn với chú Sinh đã. Con ăn đi để cả nhà còn  lên đường kẻo muộn.

            Nghe Bố giải thích, trấn an. Duyên hết phân vân, cầm củ sắn nhai ngon lành...

 

xxx

           

Kế bên hàng rào nhà ông Hy, là nhà ông Sinh, hàng xóm nhiều năm của ông Hy.

            Cũng như ông Hy, ông Sinh theo cha mẹ lên tỉnh miền núi này lập nghiệp cách đây đã rất nhiều năm. Ông Sinh kém ông Hy 3 tuổi. Hai người chơi với nhau từ bé, lớn lên học võ cùng một Thầy, cùng là hai tay gỉoi võ có hạng, nổi tiếng cả một vùng...

Hai ông thừờng đi săn chung, coi thú rừng như thú nhà. Các ông không chỉ săn con thịt về nuôi sống gia đình, mà còn hết sức chăm sóc bảo vệ đàn thú để chúng kịp sinh sôi. Thỉnh thoảng một đàn sói từ đâu tạt về khu rừng này kiếm ăn, các ông đã ra sức tiêu diệt. Với tài thiện sạ, lũ Sói đã phải nhanh chóng chạy trốn và không dám lai vãng đến nữa.     

            Ông Sinh còn người cha già ngoài 60 tuổi. Một bà vợ và hai đứa con. Thằng  Tư 16 tuổi. Con Hoa kém anh 5 tuổi.

            Căn phòng chính của nhà chú Sinh bài trí cũng na ná như nhà Bác Hy. Vợ chồng ông Sinh, với hai đứa trẻ cũng đang ăn sáng. Ông cụ Bố Sinh còn nằm trên ổ. Ông Sinh ngoài bốn mươi. Bà vợ trẻ hơm độ dăm tuổi. Hôm nay Hai gia đình rủ nhau đi rừng lấy một số thứ về phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Bé Hoa cũng đòi đi nhưng Bố mẹ không cho bắt ở lại nhà với ông nội.     

            Bà Sinh thu dọn bàn ăn, thay quần áo, chuẩn bị đồ nghề cho chồng, con. Ông Sinh ra lan can, đứng gọi to : Bác Hy ơi ! đi được chưa ?

- Xong rồi ! Có tiếng ông Hy đáp lại. Cùng lúc đó Ông bà Hy cùng Duyên từ thang nhà sàn đi xuống. Bên này ông Sinh cùng vợ, con trai cũng xuống theo. Hai gia đình gặp nhau, hoà thành một đoàn, đi vào phía cửa rừng...

 

XXX

           

2.

Hai Gia đình vừa đi khỏi, từ đầu Thị Trấn xuất hiện một đoàn 8 người, 10 con ngựa. Họ tiến đến trước cửa khách điếm, dừng lại. Mấy người phục vụ tiến ra mời chào. Người dẫn đầu đoàn khách thương trạc 50 tuổi. Ăn vận theo kiểu lái buôn. Dáng người cao lớn, tướng mạo quắc thước. Theo sau là hai người đàn ông to con, mập, râu ria xồm xoàm, dữ tướng. Ba người giao ngựa cho đám tùy tùng, đi hẳn vào gian trong. tìm một chiếc bàn to ngồi xuống. Ðám nhân viên chạy lại săn đón. Tiếng vâng dạ rồn rập... sau đó ít phút mọi thứ khách cần đã được bưng tới. 

Còn lại 5 người, Một người cũng trạc 50 nói với đám đàn em mấy câu, tất cả xúm lại tháo đồ trên lưng ngựa, khênh vào trong tửu điếm, số khác buộc ngựa vào cọc, gọi phu ngựa của khách điếm cho ngựa ăn, uống. Ðợi cho đàn ngựa được ăn, mấy người mới đi vào quán, chọn ngay chỗ gần cửa ra vào, cả bọn ngồi quây quần xung quanh bàn...

Ðám người phục vụ tiến đến...

Chỉ một thoáng, rựơu, đồ nhắm được bưng ra...

Lữ khách vui vẻ ăn nhậu !

 

XXX

 

Ðầu mùa Xuân.

Khu rừng như bừng tỉnh sau mùa đông lạnh lẽo. Cây cỏ, hoa lá chim chóc vui mừng, ồn ào, khoe sắc !

Ðường rừng ghập ghềnh... càng vào sâu càng hoang vu. Cây to cao vút. Dứơi những tán lá bụi dây leo rậm rì. Lũ Vượn hú vang xa, những con Sóc, con Nhím thỉnh thoảng lại xuất hiện quanh đây.  Sương mù lớp này tan đi, lớp khác lại lan đến.

Trên cành cây, những giò Phong Lan nhiều loại thi nhau nở rộ...

Ông Sinh đi trước. kế đến là bà vợ, hai đứa trẻ, tiếp thao là bà Hy. Ông Hy đi sau cùng. Vừa di họ vừa truyện trò. Duyên thỉnh thoảng lại chụm đầu hỏi Tư, cả hai có vẻ bí mật... Ðến một ngã tư, trước mặt là một bãi rộng, quang đãng, Ông Sinh dừng lại, đoàn người dừng theo. Ông Hy tiến lên, bảo mọi người : Các Bà với hai đứa trẻ ở đây, nhặt củi khô xếp lại. Hái thêm ít nấm, mộc nhĩ. Nhớ không nên ham đi xa. Chờ chúng tôi đi kiếm xem có được con lợn, con cheo về cúng tổ tiên nhân dịp tết rằm tháng ba. Dù có hay không, đúng giờ ngọ (giữa trưa) chúng ta cũng đi về ! Hai đứa chúng bay - ông quay sang bảo Tư và Duyên - không được la đà kẻo lạc nghe không !

- Vâng ! Hai anh em đều lên tiếng.

Thấy hai đứa đồng thanh trả lời, ông Hy như vẫn chưa yên tâm, nhắc lại : Nhớ ! không được đi đến chân núi Thần!

- Vâng ! Vâng !

 Ðoạn quay sang bảo bà Hy : Các bà chú ý canh chừng bọn nó nhé!

Ông Hy quay sang bảo ông Sinh : Chú đi hướng này (ông Hy chỉ ) còn tôi hướng này. Hai người, nai nịt gọn ghẽ, mang hai cây cung, hai con dao rừng, như cây đoản kiếm. Thoáng cái đã mất hút vào rừng cậy rậm rạp...

Hai bà mẹ nhắc nhở các con phải nghe lời Bố, rồi cắt đặt : Các con chỉ được đi lại xung quanh khoảng trống này chờ mẹ mang củi về, xếp gọn thành từng đống. Vào các bụi kia lấy giây Gắm (1), chờ Bố về, khoẻ tay bó củi cho chắc, gánh cho dễ đi.

- Thế còn Nấm và Mộc nhĩ, chúng cón có cần đi lấy không ? Thằng Tư hỏi mẹ.

- Ðược! nếu đi lấy giây, gặp thì cứ hái, nhưng không được tạ sự để đi xa, nghe không? Hai đứa nhìn nhau cười rồi đồng thanh : Chúng con nhớ !

Hai bà Mẹ tỏ ra yên tâm, đi vào các bụi cây xung quanh thu dọn củi.

 

XXX

 

3.

Trong phòng ăn ở khách điếm.

Không khí ngày càng náo nhiệt. Dường như rượu đã ngấm, đoàn người vừa ăn uống, vừa truyện trò, cười nói, ồn ào. Bỗng người đàn ông ngồi trong bàn 3 người dơ tay vẫy, một người  -  áng chừng là chỉ huy tốp phu - tiến đến bàn của nhóm 3 người (Ông chủ và hai tên hộ pháp).

Người đàn ông trung niên, ăn mặc sang trọng ngừng uống, ghé sát tai người chỉ huy tốp phu nói, ra hiệu cho người ngồi bên... Người kia cúi xuống gầm bàn, cầm một chiếc giỏ mây, đưa cho ông ta. Ông ta cầm đưa cho lão gìa chỉ huy tốp phu, nói : Thời gian qua anh em đã có nhiều cố gắng. Hôm nay gọi là có chút qùa tặng anh em... khi nào xong việc sẽ có hậu đãi ! Anh đưa hũ rượu này về cùng anh em uống cho vui. Muốn thức nhắm gì cứ gọi...

Người kia gật đầu lia lịa, đoạn quay trở về bàn của mình, nói lại lời của ông chủ. Ðám phu thấy có rượu vui mừng ra mặt. Kẻ rót rượu, người gọi món nhắm, không khí râm ran… Cuộc rượu kéo dài hơn một canh giờ, tới khi một ''Hộ pháp'' ngồi ở bàn ông chủ đi ra, nói nhỏ vào tai lão chỉ huy tốp phu, lão gật đầu, quơ tay vào chiếc giỏ, rút ra một chai nước trong vắt đặt lên bàn, dõng dạc tuyên bố : Chúng ta cùng uống nước dã rượu, nửa canh giơ nữa, mang đồ hàng ra cột vào lưng ngựa, chất lên xe, tiếp tục lên đường !

Tất cả làm theo...

Khi mọi việc chuẩn bị xong... đòan người rời khách điếm, hướng về  phía cửa rừng đi tới...

 

XXX

 

4.

Theo lời bố mẹ dặn, hai anh em thơ thẩn xung quanh các bụi cây. Trên thân những cây to cao có những tổ Ong. Những con ong đang cần cù làm mật.

Dưới bụi cây, con trăn to cỡ bắp chân đang trườn mình từ bụi này sang bụi cây khác. Một khóm tre luồng to, cỡ vài trăm cây, cây nào cũng cao cỡ vài chục thước... Những gốc cây bị đốn chặt đã lâu nên mục ruỗng. Tại đó mọc lên những cụm nấm, những chùm mộc nhĩ, có cái to như bàn tay xoè...

Mấy con Nhím lông toàn gai khệnh khạng xuất hiện.

Một cặp Tê Tê đang lặc lè tha chiếc lưng vẩy cứng chui vào hang đào dưới đất... Thỉnh thoảng Tư lại phải kéo Duyên tránh xa những cái bẫy thú... Ðến gần bụi cây có gai, Duyên nhìn thấy một con Thỏ chân bị kẹp bẫy, đang cố vùng vẫy nhưng không thể thoát. Con vật tội nghiệp thấy Duyên tới, càng vùng vẫy mạnh, nó tưởng Duyên đến bắt.

Duyên đi đến chỗ con Thỏ, từ từ ngồi xuống.

Con Thỏ dường như thấy không thể thoát, đành đứng nguyên. Duyên đưa tay vuốt đầu, lưng con vật. Nó ngước mắt nhìn... hai tai cụp cụp... dường như nó cảm thấy yên tâm. Duyên đưa tay phải nâng chiếc kẹp. Con Thỏ rút chân, nhưng bị kẹp, sượt da, chẩy mắu. Duyên móc túi, lấy ra lọ thuốc, lấy thuốc, sát vào vết đau... Con Thỏ cụp tai chưa đi. Duyên đẩy vào đít Thỏ, nói dịu dàng : Ði đi ! từ nay đừng ngờ ngệch, tham ăn nhé ! về với Mẹ nhé!

Con Thỏ chậm chạp khập khiễng đi vào vạt cỏ bên đường...

- Sao em lại thả nó ra - Bố biết sẽ trách phạt đó! - Tư nói   

- Không sợ đâu. Tội nghiệp nó ! em sẽ xin với Bố. Vừa lúc ở phía xa, trước mặt vang lên tiếng kêu hoảng hốt tuyệt vọng của một con Hoẵng. Duyên rướn người đưa tay lên vành tai cố lắng nghe, tiếng kêu tắt lịm. Duyên xoay người định đi theo Tư, nhưng chợt tiếng kêu của con Hoẵng lại rú lên. Lần này Duyên gọi : Anh Tư ! theo em. Nói rồi Duyên lao tới phía tiếng kêu của con Hoẵng. Tư đã đi được một đoạn, thấy Duyên gọi, vội bỏ gùi Nấm xuống vệ đường, đuổi theo Duyên. Duyên cứ theo hướng tiếng kêu của con Hoẵng vạch cây mà chạy. Tư đuổi theo, lát sau đuổi kịp, Tư giữ Duyên lại, hỏi : Cái gì ? đi đâu ?

- Anh không nghe thấy tiếng Hoẵng kêu ư ? chắc nó bị trúng bẫy. Ðến - định nói đến cứu, nhưng chợt nhớ ra chuyện thả con Thỏ mà Tư không nghe nên Duyên ngập ngừng nói thác : Ðến bắt mang về !

- Hứ ! lại nói dối. Em đến cứu, thả nó chứ gì ? Ðịnh qua mặt anh à ?

- Anh nghe thấy nó kêu hốt hoảng, tuyệt vọng mà không động lòng ư? Chúng mình cứ đến xem. Nếu nó bị nhẹ thì tha cho nó. Còn nó bị nặng, không chữa được thì ta mang về giết thịt, không hơn là dể cho bọn thú dữ ăn à ? Thấy Duyên lý luận như vậy, Tư gật đầu, cả hai lại vạch cây lao về phía tiếng kêu gần đâu đây...

Song, tiếng kêu lúc này tự nhiên ngừng bặt...

Hai anh em không xác định được phương hướng, phải đứng lại nghe ngóng... chợt tiếng kêu lại vọng lên nhưng yếu dần... hai anh em lại chạy theo...

 

xxx

5.

Nơi ông Hy đến là một vạt rừng nằm sát một gìong suối lớn. Những vạt rừng Khộp, mọc đan xen rừng tre, nứa non. Ðang giữa mùa xuân, măng mọc khắp nơi (có rừng nứa, tre - Hổ không dám tơi bởi vậy lũ lợn rừng, hoẵng, cheo cheo thường ra ăn măng non).  Ông có kinh nghiệm săn bắn nên tìm một chỗ kín đáo dương súng ngồi rình, chờ đợi - nơi đây lũ lợn rừng hay đến ăn măng

Bỗng một đàn voi xuất hiện.

Ðàn voi này chắc là một gia đình. Con đầu đàn cỡ 25 tuổi, cùng hai voi cái và hai voi con. Bọn chúng từ trên bờ, lội qua suối. Tới giữa giòng, bầy voi ngả ra, trầm mình, giòng suối trong vắt. Lũ voi vô tư thỏa thích đùa rỡn. Lát sau đứng dậy đi lên, mất hút vào khỏanh rừng khộp, ở phía bờ bên kia...

 

X

 

Chỗ săn của Ông Sinh thì khác.

Ông tiến về phía vạt rừng thưa, có những buị cỏ non xanh mơn mởn. Theo kinh nghiệm của những nhà săn bắn thiện nghệ, chỗ này sát cạnh giòng suối, không khí trong lành, cỏ non từng trảng...Lũ cheo cheo (cùng họ với hoẵng, nhưng hiền và nhỏ hơn) thường tới đây kiếm ăn, có động chúng tót ngay vào rừng gìa mất hút. Ông Sinh cũng tìm một chỗ thuận lợi ngồi chờ...

Mặt trời đã lên cao...

Bỗng có tiếng động lạ, Ông Sinh rạp mình xuống khi thấy ba con Cheo - Con bố, con mẹ và cheo con độ 5 tháng tuổi. Cả gia đình nhà Cheo ra đây kiếm ăn. Ông rê nòng súng ngắm cheo con... khi sắp bóp cò, bỗng một cặp gà Lôi từ bụi cây gần đó bay vù ra kêu quang quác. Cả nhà cheo thấy động đột ngột, vội tung vó chạy mất. Hai con gà Lôi khác từ trên không đáp xuống, ông Sinh vội chuyển nòng súng bóp cò, lũ gà trúng đạn, xã cánh. Biết có chờ cũng vô ích, ông tiến đến lượm gà, trói vào chiếc cành cây, cùng với mấy con thỏ khác, gánh lên vai đi về.

 

XXX

 

6.

Ðoàn người ngựa tiến đến ngã tư -  nơi hai bà mẹ của Tư, Duyên vừa mới xếp gọn hai đống củi, lại tiếp tục đi gom số củi khác -  Người chỉ huy ra lệnh dừng. Ông ta vẫn ngồi trên lưng ngựa, móc ở trong chiếc túi đeo ở lưng ngựa, lấy ra một tấm bản đồ. Dở ra xem chăm chú... đọan ngẩng đầu, phóng cặp mắt về các hướng quan sát rồi lấy tay chỉ chỗ rẽ quặt. Ðoàn người ngựa đi theo.

Con đường này tiến vào phía chân núi Thần.

X

Tư, Duyên đi một đoạn nữa, thấy con Hoẵng không còn kêu đành dừng lại. Tư bảo Duyên : Chắc nó thoát khỏi bẫy rồi. Ta về thôi. Duyên nghe ngóng một chút nữa rồi gật đầu. Cả hai quay lại, cứ theo đường cũ mà trở về chỗ xếp củi. Nhưng càng đi đường càng hiểm trở... Tư đứng lại nghe ngóng định hướng theo đúng lời bố dặn mỗi khi đi rừng bị lạc. Vô ích ! Hai đứa đã lạc vào khu rừng hoang tán cây che khuất bầu trời xanh. Bụi rậm, giây leo chằng chịt.... Mặt trời đã đứng bóng, hai anh em vãn luẩn quẩn không sao ra thoát khỏi khu rừng rậm...

X

Ðoàn người ngựa đã đến chân núi.

Tất cả dừng lại. Người chỉ huy cùng một gã râu rậm tíên vào sát vách đá cây cối mọc đầy, hoang vu. Thoáng cái, cả hai đã mất hút. Gã râu rậm khác cùng 5 người phu còn lại cởi bỏ đồ đạc trên lưng ngựa xuống, sửa soạn đòn khiêng, giây thừng, choàng vào các thùng hàng. Không khí làm việc khẩn trương.

X

Tư, Duyên vẫn còn đang lúng túng xác định hướng.

Tư đưa mắt nhìn về các hướng, chợt nhận ra ở phía tây có một khoảng cây thưa. Cây lại không to, cao như ở chỗ đang đứng. Cậu ta vội chạy về phía đó - Duyên đi theo - Tới nơi, Tư thoăn thoắt trèo lên cây. Tuy gọi ''không cao'', là so sánh với những cây ở trong khu rừng gìa này, nhưng ở đồng bằng, ít có cây nào cao bằng. Vốn sinh ra , lớn lên với rừng, Tư leo trèo như vượn. Duyên ngẩng cổ nhìn lên chờ đợi...

Ở bên dưới, vì bị lá cây che khuất nên khó xác định hướng. Khi leo lên cao, vạch lá cây, Tư nhìn thấy ngọn Núi Thần sừng sững ở phía trước rất gần. Không dấu được vui mừng, Tư thét lên :

- Thoát rồi Duyên ơi !

Dưới gốc, Duyên cũng reo : Hoan hô anh Tư ! Xuống nhanh lên chúng ta còn về kẻo Bố Mẹ mong.

Tư tụt xuống. Cả hai xăng xái đi như chạy. Qua một đoạn rừng gìa, qủa nhiên hai anh em thoát ra ngoài sự bao vây của tán lá, cây cổ thụ. Khoảng trời trong xanh với ánh sáng chói chang của mặt trời bao trùm. Cả hai đang vui, bỗng chợt đâu đó vang lên những tiếng lịch kịch... tiếng nói thì thào... Vốn có kinh nhiệm của Bố truyền cho, cả hai vội nép mình vào một bụi cây gần đó ẩn, đoạn lặng lẽ quan sát.

Qua kẽ lá hai anh em nhìn thấy nhóm người đang khênh vác từng túi, từng hòm đi vào sát vách núi. Một tảng đá chắn trước mặt, đoàn người đi vòng ra phía sau, rồi mất hút...

Hai anh em rời chỗ ẩn, men theo, xuyên qua những bụi cây để tránh bị lộ, tiến đến vách núi, bên cạnh tảng đá mà nhóm người vừa đi vòng. Nhòm qua khe của hai tảng đá đang nép người. Hai anh em nhìn thấy nhóm người đang đi vào một cửa hang hẹp. Phía bên ngoài có một người râu rậm đang đứng canh. Khi đoàn người mang hết đồ đạc vào hang, người đàn ông râu rậm xoay người dơ tay lên vách núi ấn vào vật gì đó... đoạn vào theo, khi gã lọt hẳn ngườI vào trong, cũng là lúc cửa hang đóng lại, bên ngoài chỉ còn nhìn thấy đó là vách đá .

Hai anh em rời chỗ nấp tiến đến cửa hang, nhưng không còn nhận ra dấu vết mà mấy phút trước còn là cửa hang. Trước mặt hai đứa, vách đá được giây leo cùng những lùm cây rậm rạp che kín.

X

Chỗ ngã tư nơi tập kết để hai gia đình ra về, nhốn nháo hẳn lên.

Hai bà mẹ đang đi lại bốn phía gọi lớn. Các bà lúc trước còn bình tĩnh, thời gian trôi đi về sau hai bà hốt hoảng rồi khóc ròng. Mặt trời đứng bóng, Hai ông chồng, từ hai phía xuất hiện. Nghe bà vợ kể lại sự việc, ông Hy chợt hiểu ra, trấn an hai bà : Ðược rồi, tôi biết chúng đang ở đâu - quay sang ông bảo bạn - Chúng ta vào Núi Thần ! còn hai Bà hãy thu dọn rồi về nhà trước, chờ chúng tôi. Yên tâm đi, chúng tôi sẽ đưa các con về. Ðừng đi lại tìm kiếm nữa, kẻo lại lạc luôn hai bà đó. Dứt lời hai ông bỏ lại hai cành cây trên buộc những con gà, con thỏ  vừa săn được đoạn lao về phía chân núi Thần.

 

XXX

7.

Ði lại chỗ cửa hang một lúc, vẫn không tìm ra dấu vết chốt mở, Duyên nhìn lên vách núi phía trên ngẫm nghĩ rồi nói : Nhất định ở phía trên kia phải có lỗ thông hơi. Ta leo lên thử tìm xem. Tư đang chăm chú xem sét một khe nứt, nghi là khe cánh cửa, thấy Duyên nói vậy, ngẩng lên nhìn theo tay chỉ của Duyên. Nhận thấy lời Duyên có lý, Tư rời chỗ đi vòng ra phía sườn dốc thoai thoải để đi lên. Duyên cũng đi theo. Tư quay lại bảo : Em ở đây chờ anh. Nếu có lối vào anh sẽ gọi. Không có, ta tìm cách khác. Em cùng leo lên, nếu không có sẽ mất công, vả lại đường lên rất nguy hiểm. Duyên dừng lại, gật đầu, dặn với : Nhưng leo lên, anh phải cẩn thận đấy !

- Ðược rồi ! yên tâm anh tự biết lo liệu. Nhưng Duyên này, đề phòng bọn họ từ trong hang đi ra bắt gặp, em phải núp cho kín chờ anh.

Duyên gật đầu, đi vào phía giữa hai tảng đá lớn đứng nhìn. Tư leo lên cao dần... cao dần...

 

 

 

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3149
Ngày đăng: 31.12.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Voi nổi giận ! -1 - Lê Xuân Quang
Voi nổi giận ! -2 - Lê Xuân Quang
Nhạc cho phim truyện truyền hình:Chỉ là sự bày biện cho có - Nguyễn Đình San
Thổi còi - Nguyễn Tiến Văn
Góp ý dự thảo Luật Điện ảnh : 4 cái thiếu. - Nguyễn Trung Hiếu
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)