Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
571
116.606.921
 
Ước nguyện vớt lại quả chuông ở Lục Đầu Giang
Nguyễn Văn Hoa

1- Đúc chuông

 

Ngôi chùa ở một làng nọ ở Kinh Bắc xưa, chuông chùa bị bọn gian ăn cắp .Từ đó làm ăn của làng sa sút. Dịch bệnh tràn lan. Lợn và trâu bò lở mồm long móng. Còn gà thì bị cúm dịch toi hết. Thanh niên nam nữ dạt đi xa kiếm kế sinh nhai. Trong làng trơ lại chi còn có người già và trẻ nhỏ .

Đựoc cái làng này còn giữ  truyền thống hiếu học . nên vẫn gom góp nuôi một thày đồ để dạy bọn trẻ con.

Tết Nguyên Đán đến, thanh niên trai tráng lại lục đục kéo về làng đoàn tụ với gia đình.

           

Mấy ngày Tết sân đình vẫn vang động tiếng trống vật. Hội vật vẫn lôi kéo nhiều đô vật nổi tiếng quanh vùng. Giải nhất một mâm đồng , giẩi nhì  một nồi đông và giải ba một chậu đồng . Hôi đánh cờ người cũng thu hút nam thanh gái tú khắp làng . Gái đẹp nhất được đóng tướng bà . Còn đu tiên thi đám thiếu niên vòng trong vòng ngoài đen đặc. Còn chọi gà thì dân cá cược say máu náo loạn khắp làng.

           

Các cụ tăng già thì sắp lễ đi cúng chùa .Nhưng vắng tiếng chuông, lễ chìm trong im lặng . Ngôi chuông nằm chìm trong luỹ tre già và vườn cây cổ thụ um tùm.

 

Sau tết , trai trẻ lại khăn gói ra đi làm ăn xa.

Làng lại vắng ngắt.

Chì còn lại tiếng đọc bài của lũ trẻ ngân nga vào mỗi buổi bình minh .

Cụ đồ cũng đã già lắm . Cụ cũng buổn cho tương lai của học trò cụ.

Cụ bàn với mấy cụ cao tuổi của các họ của làng này:

- Theo tôi phải đúc lại cái chuông của làng này. Mất chuông khiến cho cái hồng vận của làng ta cũng đi mất.

Các cụ trưởng họ đều thuận theo lời khuyên của cụ đồ. Họ nhắn tin con cháu khắp bốn phwong trời mười phương đất. Và hẹn sau Hội làng vào Tết nguyên đán chừng Răm Tháng Giêng thì khời sự đúc chuông.

 

Đến đúng ngày rằm tháng Giêng năm ấy. Làng mở hội đúc chuông.

Bỗng có người áo tơi nón lá rách tả tơi và xin ăn.

Sau khi ăn xin xong , người ăn mày có ý nguyện xin cúng tiến đồng tiền cuối cùng của mình cho đại sự đúc chuông của làng.

Dân làng tranh caĩ nhau , người đồng ý nhận , kẻ đòi đánh đuổi kẻ ăn mày.

Có người nào đó còn ném đồng tiền của ông ta vào gôc cây đại cổ thụ.

Chuông đúc xong , các cụ trưởng họ thay nhau đánh thử đều không kêu.

Thợ đúc chuông lừng danh từ Kinh Thành mời về cũng không tìm ra nguyên do tại sao..

Thày đồ cũng có mặt trong hội đúc chuông , thày xem xét ky lưỡng xcung quanh chiếc chuông , hoá ra chiếc chuông vẫn bị lóm vào như một đồng xu.

Thày đồ bàn với các trưởng họ : nên thắp hương khấn xem , nguyên do tại đâu!

 

Mọi người y lời làm lễ khẩn cầu.

Đêm ấy thày đồ nằm mê thấy báo mộng của Phật : " Chuông không kêu vì làng này chê tiền của người ăn mày hôm nọ".

Sáng ra thày đồ trình lại giấc mơ với các trường họ và cánh thợ đúc chuông.Mọi người vỡ lẽ và đổ nhau đi tìm đồng xu của người ăn mày.May quá nó vẫn nằm chỏng chơ ở dưới gốc cây đại.Đồng xu được nầu chảy vá vào quả chuông.

Các trường họ thay nhau đánh lên thì tiếng chuông vang vọng khắp làng, vẫng đến tận Lục đầu Giang .

 

Từ ngày có tiếng chuông dịch bênh trâu bò , lợn , gà mất sạch. Cây cối  mùa màng tốt tươi. Đời sông no ấm , thanh niên không còn phải đi tha phương cầu thực.Thầy đồ còn phải mời mấy người bạn đồng niên đến mở thêm lớp học cho làng này.

 

Vào Rằm tháng Bày năm nọ, bỗng ở đầu làng , người đi chợp sớm vấp phải một xác chết. Khiếp quá , lu loa lên , cả làng kéo ra hoá ra người ăn mày thủa xưa đã cúng tiến đồng xu cho chuông chùa của làng. THấy trong người ông ta có tờ giấy viết câu:

Ăn mày là ai ăn mày là ta

Đói cơm rách áo hoá ra ăn mày.

Cả làng làm ma cho người ăn mày. Ông ta linh lắm, ai cầu gì là ứng ngay. Nắng hạn cầu là mưa ngay, mùa màng bội thu.

Làng nọ đã phong ông ăn mày này là Thành Hoàng của làng nọ .

 

2-Vớt chuông

 

Khi quân Nguyên sang xâm lấn nước ta, làng nọ sợ quân giặc cướp chuông để nấu thành vũ khí ,nên đã khênh cất giấu  xuống Lục đầu Giang.

Giặc Nguyên tan , cả làng đi tìm nơi cất giấu chuông , nhưng người giấu chuông đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên .

 

Cụ đồ lúc ấy đã già lắm rồi , tóc đã bạc , lưng đã còng , mắt đã mờ , tai đã nghễnh ngác. Nghe chuyện tìm lại chuông, cụ lại bàn với các cụ trưởng họ , nên thắp hương cúng Phật và Thành hoàng xem báo mộng thế nào.

Đếm ấy thành hoàng ( tức ông ăn mày xưa ) báo mộng vào ông trưởng họ Đoàn : " Nhà nào đẻ 10 con trai, phúc hậu nhất làng thì ngày giờ nọ ra Lục đầu Giang kéo chuông về ".

Cụ trưởng họ Đoàn trình lại làng giấc mộng đó

Cả làng sau chiến tranh , trai tráng chết vãn. Nhà nhà thi nhau đẻ bù .

 

Xét ra chỉ có một nhà họ Nguyễn có 10 người con trai , ăn ở cũng phúc đức.

Làng thuận tình cho gia đình họ  Nguyễn đó  ra Lục đầu giang kéo chuông về như giấc mộng nọ..

Quả như báo mộng , chuông nổi lên mặt nước , 10 chàng trai họ Nguyễn buộc giẩi lụa vào chuông và kéo vào phía bờ.

Bà mẹ của mười chàng trai họ Nguyễn , nhìn thấy chuông đã kéo sát vào bờ , bà kêu ầm lên:

- Các con cố lên,  sao thằng Nuôi mày lười thế , không chịu kéo cùng các anh!

 

Sau tiếng hô hoán  của bà , chuông tự nhiên chìm xuống và một cơn sóng nhẹ đẩy chuông ra xa bờ. Cả làng chưng hửng nhìn theo chuông chìm xuống Lục đầu Giang .

 

Truy xét ra thì họ Nguyễn nọ chỉ để có 9 người con trai, còn anh Nuôi thì chỉ là đứa con bị ai đó bỏ rơi ngoài chợ , bà có công nuôi .

 

Những ngày động trời , chiếc chuông đó vẫn nổi là là trên mặt nước ở khúc Lục đầu Giang bên làng nọ.Làng này qua hàng nghìn năm vẫn chưa có nhà nào đẻ đưqọc 10 người con trai.

 

Ước nguyện vớt lại quả chuông ở Lục Đầu Giang vẫn bỏ ngỏ.

           

 

 

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 3223
Ngày đăng: 22.01.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Trâu ở chùa - Nguyễn Nguyên An
Thử thách - Văn Chấn Ngọc
Đã 20 mùa thu người Hà Nội - Đặng Thân
Bóng mờ - Huỳnh Mẫn Chi
Cà phê sáng - Nguyễn Thị Diệp Mai
Bà Má Năm - Nguyễn Ngọc Bạch
Hẹn ước mùa xuân - Trần Huyền Trang
Ba ơi, mở mắt mà đi ! - Nguyễn Thị Diệp Mai
Vòng tay yêu thương - Trần Lệ Thường
Thương Lắm Những Mùa Xuân - Việt Hà *
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)