Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
615
115.984.260
 
Tản mạn ngày cuối năm
Nguyễn Thuỵ Nhã

“ Năm hết tết đến “mãi mãi vẫn  điệp khúc của thời gian . Cứ qua ngày lễ Giáng sinh,đến mừng năm mới dương lịch là đã thấy tết cổ truyền đã đến kế bên rồi.Không khí nhộn nhịp của nghững ngaỳ giáp tết lại  tất bật lên , ai cũng muốn gói gọn thời gian,công việc lại cho hoàn tất ,sợ  leo qua nămlề mề không nên .Thêm nữa mọi người đều muốn tổng kết  một năm  làm lụng vất vả thì phãi xem hiệu quả thế nào? Thực ra điều gì bắt đầu cho sự mới mẻ đều làm cho con người thêm lòng tin và hy vọng.Thế nên mỗi người ,mỗi cảnh đều thể hiện và cảm nhận mùa xuân thật khác nhau .

 

Trưa 30 ,chị hàng  xóm  cạnh nhà cười mãn nguyện với tôi:

- Chèn ơi,cúng ông bà xong tôi mới khoẻ đó cô Tư .

- Nè ,cô qua coi chậu  mai của tôi mới mua hồi sáng , một triệu rưỡi đó nghe. Nó nở “ điều” hết biết!

Tôi cười tiếp lời của chị:

- Năm nay vậy là chị hên đó nghe!

Nét mặt rạng rỡ . Chị làm liền một hơi:

- Năm nay tui chuẩn bị ăn tết hết mấy triệu bạc mà còn muốn thiếu nữa đó cô Tư. Thiệt tiền bạc chẳng ra làm sao  thời  buổi này.

                       

Tôi cười qua loa chớ bụng nghĩ ăn tết như nhà chị ấy thì bằng mấy nhà bình  thường. Rồi tiếng chị oang oang gọi lớn:

                        

- Bé Quyên đâu? Đem thùng rác ra đổ cho sạch sẽ đi con. Hôm nay là ngày cuối người ta nghỉ rồi đó nghe !

                          

Đứa con gái Ut khệ nệ lôi cái thùng rác to tướng, tiếp tay với người đổ rác trút lên xe những thứ mà tôi có thể nhìn thấy được: Vỏ lon bia, vỏ cua,vỏ sò, vỏdưa , lông gà ,lông vịt,bao thuốc lá… Đủ nói lên một buổi tiệc cuối năm linh đình của gia đình khá giả.

                           

Chiếc xe rác tiếp tục kéo qua nhà tôi, nào có thua chị kém em. Cái thùng rác nhà tôi cũng đầy ắp các thứ… Nhưng toàn là những thứ vớ vẩn…giấy ,rác và bụi thì hơi nhiều.Cái thùng được trả về vị trí cũ. Tôi cũng kịp thời  đưa cho anh kéo rác một gói quà  nhỏ đã chuẩn bị sẵn với mấy lời vui vẻ:

                        

- Gởi anh đem về cho mấy cháu . Năm mới chúc làm ăn phát đạt nghe!

                       

Anh lí nhí nói lời cám ơn rồi nhanh chóng kéo chiếc xe về phía trước để lại mùi hôi nồng nặc của rác rưởi .Cái mùi  có một sức mạnh đẩy lùi tôi vô tuốt  sau nhà…

 

Xế chiều, tôi đạp xe cọc cạch chạy ra chợ ,mục dích sau cùng là mua mấy giỏ  hoa kiểng về chưng tết.Tôi có thói quen đi mua hoa kiểng rất muộn màng.Khi người ta chuẩn bị dẹp thì tôi mới đi mua . Thực ra tôi thích như vậy  vì những lẽ: có thể mua rẻ một chút khi người bán còn dư thừa hàng hoá. Nghĩ thêm chút nữa,hoa kiễng cũng có tình cảm riêng của nó.Ngày xuân trăm hoa đua nở… được mọi người nâng niu đón rước về nhà .Thế mà còn một số trơ trọi lại đây vì sự lựa chọn khắc nghiệt của người thưởng ngoạn,cũng thật đáng buồn.Kệ, mua hoa có xấu một chút nhưng nếu chịu khó chăm sóc cũng tốt đẹp,tươi tắn lại thôi.Còn người bán cũng  có cái cảm giác bớt lo vì  ít ra cũng còn vớt vát được ít tiền từ những người như tôi” đồng nào đỡ đồng nấy để còn nhanh chóng  về sum họp với gia đình. Có lẽ đó là lý sự cùn mỗi khi tôi rinh về nhà những chậu hoa có phần tơi tả…

             

Tối 30, cả nhà tôi quây quần. Những bản nhạc xuân đã vang lên rộn rã,nhạc nhà người ta, nhạc nhà tôi… Những âm thanh hỗn độn  bài hát về mùa xuân mà không biết phải nghe bằng cách nào!!?

            

Bên naỳ thì” xuân đã về ,xuân đã về …”            

Còn bên kia thì “ Mỗi mùa xuân sang ,mẹ tôi già thêm một tuổi…”            

Thật là nỗi vui mừng xen lẫn lo âu trong mỗi độ xuân về.

Không còn cách nào hơn là tôi khép hờ cánh cửa lại cho “ hàng xóm đang cần sự yên tỉnh…”

Bất chợt có tiếng gọi” Cô ơi !”

             

Tôi mở cửa,thì ra là thằng bé bán mì gõ mới tới, nó nhìn tôi có vẻ sợ sệt rồi tiếp:

                       

- Cô cho con lấy cái tô!

Tôi à một tiếng rồi , nhơ ra tối qua ăn xong tôi trả tiền nhưng nó không có tiền lẻ thối lai.Nó hẹn tôi mai sẽ ghé lấy.Cầm tiền và cái tô đưa cho nó  xong ,tôi hỏi :” Đến bữa naymà cháu còn bán sao ?

-”  Dạ còn “ hai tiếng  ngắn ngủn.

              

Thằng bé khoảng 12 tuổi. Nó mới đến đây chừng vài tháng khi mùa lũ vừa qua đã xô đẩy  cả gia đình nó trôi dạt vào đây để kiếm sống.Được biết gia đình nó ở Quảng Ngãi.

                 

 …Nhìn hai cái thanh trebóng mỡ và cái áo cũ kỹ,tôi thấy tội nghiệp thằng bé. Tiền trả nó xong,tôi quay vào trong nhà mà cứ tưởng nó đi rồi. Chừng quay mặt ra nhìn thấy nó vẫn còn tần ngần  ở đó .Tôi ngạc nhiên và chợt loé trong  đầu một ý nghĩ khiến tôi trừng mắt:

                                

- Ủa,sao chưa đi ? sao còn đứng đây…?? Tôi gắt gỏng như đã cảnh giác được điều gì,nhưng nó vẫn đứng yên. Định lên tiếng  lần nữa thì bắt gặp ánh mắt nó đang dán chặt vào cái ti vi nhà tôi đang chiếu chương trình xiếc quốc tế.Cặp mắt nó say mê đến nỗi nó không hay tôi đang lặng lẽ nhìn nó với lòng xót xa và ân hận…

                             

Để yên một chút tôi đến bên,rồi kéo nó ngồi xuống ghế .Nhưng nó chợt nhớ điều gì vội vàng nói:

                                

- Thôi con đi đây.Xiếc hay quá!

 Thằng bé vừ bước ra khỏi nhà ,tôi gọi giật lại: “_Chờ cô một chút” –Tôi vào trong lấy ra 20.000 đồng dúi vào tay nó rồi nói thêm: “ Nè ,cô lì xì cho cháu đó! . Gương mặt ngây thơ của nó hiện rõ nét vui mừng.Còn lòng tôi nghe một nỗi bâng khuâng .Đáng lẽ giờnó phải được ngồi trong nhà để cùng gia đìng vui vẻ đón xuân.Tôi nghĩ đến đôi chân nhỏbé của nó sẽ phải đi qua bao nhiêu con  hẻm , bao nhiêu đường phố để bán hết nồi hủ tiếu mì. Gần đón giao thừa mà giờ này nó còn mãi lang  thang…

                       

Chờ thằng nhỏ đi xong ,tôi goi con tôi để dặn dò:” Ngày mai dậy sớm về ngoại nghe con!” .Nó chỉ ậm ừ cho qua rồi biến mất lên gác. Bọn trẻ bây giờ là vậy,không giống như chúng tôi ngày xưa,nghe được về ngoại là mừng rỡ nhảy tưng tưng .Quê ngoại thì xa và miền quê giờ cũng đả thay đổi quá nhiều.Có lẽ cuộc sống luôn luôn tiến bộ,đổi mới nên cảnh vật quê ngoại chỉ còn là bức tranh khắc hoạ trong ký ức tuổi thơ chúng tôi. Làm sao bọn trẻ biết được cảnh ngồi bên bếp lửa,xem nồi bánh tét được ngoại nấu từ chiều.Trên tấm đệm to,tôivà mấy anh chị em con cô,con cậu ngồi chờ ngoại dùng cái nan tre được chẻ theo hình rẽ quạt để  nướng bánh  phồng.Tiếng  than nổ lách tách nghe thật vui tai,mùi nếp thơm toả ra, nhìn cái bánh  vàng ươm,khiến chúng  tôi nhao nháo đòi ngoại chia phần… Ngoại tôi mắng yêu:_ Tổ cha tụi bây ăn thì hay lắm !”.Ừ há, bọn trẻ chúng tôi nào biết gì đâu  ngoài  cái ăn ,cái mặc.Lòng vô tư chớ nào có lương tâm để biết cái sự đời sướng khổ của người lớn phải lo toan . Vừa ăn chúng tôi vừa nghe ngoại kể  sự tích táo quân,sư tích dưa hấu… Vị ngọt thơm của bánh tan dần trong miệng. Hơi ấm toả ra từ bếp than hồng khiến chúng tôi quên hết màn đêm tĩnh mịch và hơi lạnh của sương đêm.

Năm ấy tôi 10 tuổi ,tôi nhớ như  in ngày mùng 1 tết , người lớn  nhỏ to với nhau:” _ Cách mạng đã tràn ngập khắp nơi rồi!”.Sau này tôi mới hiểu thêm một chút đó là “chiến dịch tổng tấn công tết Mậu Thân”. Tuổi thơ đi qua  chất chồng những cái tết . Những lúc đến giao thừa ,vao thời khắc  thiêng  liêng ấy tôi thích ngồi một mình trầm mặc ,suy tưởng về những gì đã trôi qua Những kỷ niệm buồn vui ,sự thành công  hay thất bại trong cuộc sống  để mà chiêm nghiệm.

                          

Giao thừa đã điểm !

                         

Tôi lay hoay trước khoảng sân nhỏ để sắp xếp bánh mức cúng trời đất. Sương đêm không đủ làm ướt mấy chậu hoa. Anh đèn đầu đường rọi vào làm  cho con hẻm nhỏ sáng thêm. Giữa không gian  chật hẹp này, năm  mới cũng đã đến với bao hy vọng tốt lành   .

                                               

Rạch Sỏi , năm 2001

Nguyễn Thuỵ Nhã
Số lần đọc: 2710
Ngày đăng: 27.01.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giữa vòng vây - Nguyễn Đức Thiện
Hoàng nữ anh lên ngôi - Nguyễn Thị Diệp Mai
Ước nguyện vớt lại quả chuông ở Lục Đầu Giang - Nguyễn Văn Hoa
Trâu ở chùa - Nguyễn Nguyên An
Thử thách - Văn Chấn Ngọc
Đã 20 mùa thu người Hà Nội - Đặng Thân
Bóng mờ - Huỳnh Mẫn Chi
Cà phê sáng - Nguyễn Thị Diệp Mai
Bà Má Năm - Nguyễn Ngọc Bạch
Hẹn ước mùa xuân - Trần Huyền Trang