Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
555
115.992.198
 
Thử thay đổi cách nhìn vào thực tại : Đọc Người ăn gió và quả chuông bay đi ,Tập truyện ngắn của Nhật Chiêu
Trần Hữu Dũng

Đọc Người ăn gió và quả chuông bay đi ,Tập truyện ngắn của Nhật Chiêu ,Do NXB Hội Nhà Văn và Công ty Đông Á xuất bản ,Ấn  hành vào quí I/ năm 2007.

 

 

     Tập sách gồm 26 truyện chia làm bốn phần : Bắt Mộng, Hành Trình, Trò Chơi, Huyền Ảo, dầy 220 trang, khổ 16x24 cm. Đây là nỗ lực sáng tạo đáng ngạc nhiên với  một tác giả lần đầu tiên thử sức mình trong lĩnh vực viết truyện ngắn, lại miệt mài đắm đuối viết liên tục trong suốt cả năm 2006.

 

      Nhật Chiêu sinh năm 1951 tại Sài Gòn, hiện là giảng viên chuyên đề văn học tại ĐH KHXH & NV TP HCM và nhiều đại học khác. Trước đó anh có nhiều bài viết, biên khảo, dịch thuật in trên các báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Tiền Vệ, Thanh Niên, Văn Nghệ TP HCM… nhiều tạp chí chuyên ngành từ năm 1987 đến nay. Những tác phẩm của Nhật Chiêu đã xuất bản là Con lừa vàng, dịch của Lucius Apuleius; Những kiệt tác văn chương thế giới (viết chung), Basho và Haiku (biên khảo), Câu chuyện văn chương phương Đông (biên khảo)…

 

      Lâu nay bạn đọc quen thuộc với tác giả Nhật Chiêu qua những chuyên khảo về văn học nước ngoài, văn học Phật giáo, thơ cổ điển Việt Nam hay là dịch giả các bài thơ của nhiều tác giả phương Tây, thơ R.Tagore của Ấn Độ và thơ Haiku lừng danh của Nhật. Thật ra anh từng làm thơ rất lâu mà không đem in ấn, luôn ủng hộ những tìm tòi thể hiện cái mới trong văn học nghệ thuật, cố gắng chiếu rọi ánh sáng vào những giá trị tiềm ẩn vào những trang thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, các thiền sư đời Trần.

 

     Thoáng đọc lướt qua Tập truyện ngắn tôi hơi ngạc nhiên, lo lắng không khéo Nhật Chiêu thể nghiệm quá đà, may sao chất thực và ảo qua các truyện quyện chặt nhau bồng bềnh khiến xem xong ngây ngất, mê đắm. Cuối cùng đọc kỹ từng mạch truyện, hơi văn vẫn là rặt ròng màu sắc Việt Nam, dù thỉnh thoảng có bắt gặp đâu đó cách dựng truyện của Jorge Luis Borges, của Kawabata Yasunari kết hợp với lối kể chuyện cổ Việt Nam/Nhật Bản được cách tân, nâng lên tầng sâu thẳm hơn, để bạn đọc tự mình rút ra điều gì đó khi rời khỏi trang sách nầy.

 

     Các trích dẫn mà Nhật Chiêu chọn ở các Phần của Tập truyện nói lên ý ngầm mà tác giả gửi gắm : “Chơi là chơi, chơi không có tại sao – Heidegger”. Đúng là tác giả đang chọn cho mình một cuộc hành trình sáng tạo truyện ngắn riêng cho chính mình : “Chỉ có một cuộc hành trình mà thôi. Hãy đi vào trong chính mình – Rilke”. Nhật Chiêu viết truyện ngắn thật tự do, ung dung tự tại, vượt qua lằn ranh giới hạn của văn xuôi thường thấy, trên hết là không khí kỳ ảo của chất thơ bàng bạc khắp nơi khiến bạn đọc bị thu hút, đồng cảm khôn nguôi.

 

     Hãy đọc thử một đoạn ngắn : “…Con có biết con người đặt ra tiếng nói để làm gì  không ? Không chỉ để con người nói với nhau, mà để chúng ta nói thay cho cá, cho chim, cho chiếc đèn, cho hoa cúc, cho búp bê…”. Gấp Tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi  lại, bạn đọc cảm nhận niềm vui lâng lâng, chứng kiến một nỗ lực sáng tạo mạnh mẽ, người nghệ sĩ luôn đồng hành với ước vọng tự do thể hiện về cái đẹp, về con người, sinh vật, thiên nhiên, cuộc sống quanh mình.

Trần Hữu Dũng
Số lần đọc: 3821
Ngày đăng: 13.03.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách Phản biện xã hội, Trần Đăng Tuấn, Nhà xuất bản Đà Nẵng : Ngẫm ngợi về … - Lê Anh Hoài
Đọc thơ từ tuyển tập “Văn, thơ, nhạc Vĩnh Long 20 năm” - Văn Quốc Thanh
Đằm thắm thơ Nguyễn Thị Kim Liên - Nguyễn Đức Thiện
Sông cạn – Son sắt niềm tin yêu - Triệu Xuân
Trầm tích(*) huyền thoại về một người Mẹ - Phạm Lưu Vũ
Diện mạo THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG qua cuộc thi 2006 - Lê Xuân
Thái Vũ : người đi tìm cái đẹp trong trang sử dân tộc - Nguyễn Khắc Phê
Họa sĩ Bửu Chỉ và một bức tranh chưa đặt tên - Nguyễn Khắc Phê
Lê Văn Thảo – Người “Nói thơ ” bằng văn xuôi của Nam Bộ - Hoài Anh
Ngày xuân đọc lại “Xứ Trầm hương”(1) của Quách Tấn - Nguyễn Man Nhiên
Cùng một tác giả
An Giang (thơ)
Du hành (thơ)
Mưa (thơ)