Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
515
116.587.699
 
Chuyện buồn [Hết] …Cười [Nổi] : Về bài Văn chương mạng của Inrasara trên báo Văn nghệ số 20, 19.05.2007.
Inrasara

Bài Văn chương mạng là tham luận của Inrasara ở Bàn tròn văn chương kì7: Văn chương mạng và Website vannghesongcuulong.org, của Ban công tác Nhà văn trẻ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam, tại Tp.HCM ngày 21.04.2007. Tạp chí Tia sáng số 09, 05.05.2007 đã đăng toàn văn http://tiasang.com.vn/news?id=1526. Nay được báo Văn nghệ in lại với những sửa đổi rất cơ bản – không qua ý kiến của tác giả, người phụ trách trang báo đã chế biến đầy “tùy nghi tiện dụng” đến không còn là của Inrasara nữa!

Tôi đã gởi bản đính chính đến BBT Văn nghệ, nhưng vì phải đợi đến số báo kì tới mất một tuần – quá chậm, nên tôi phải nhờ mạng đăng trước. Khéo với phản ứng nhanh của cư dân mạng, các ý kiến “được” sửa chữa sẽ bị nhận những phản ứng không đáng có. Từ đó, nó hứa hẹn sẽ kéo nhằng nhì vài đính chính khác nữa!

Cụ thể như sau:

 

A. Không kể vài “nhầm lẫn đáng tiếc” về kĩ thuật, như bỏ hết dấu gạch ngang (–) trong đoạn văn sau [mà cũng không buồn thêm cho cái dấu (,)]:

“Internet đã thay đổi cách viết – công bố – đọc – nghĩ – cảm của cả người sáng tác lẫn kẻ thưởng thức văn chương”. Bên cạnh tự ý thay đổi từ ngữ trong vài câu, đoạn, người phụ trách trang báo còn tùy tiện gia công thay đổi, thêm thắt đến đảo ngược hoàn toàn quan điểm của tác giả về Mạng và văn chương mạng.

Nhiều lỗi nghiêm trọng, chẳng những làm biến đổi nội dung bài viết thôi (biên tập khiến câu văn trở nên ngô nghê, vô nghĩa) mà còn ảnh hưởng đến cá nhân tác giả nữa.

 

B.

1. Nguyên văn là:

 “Trên Website, người đọc đọc nhanh, đọc nhiều và đọc hợp lí hơn. Hợp lí, bởi người đọc chủ động trong chọn nội dung, phân đoạn liên quan, các từ cần thiết,… chúng xuất hiện ngay tức thời, chỉ bằng cái nhấp chuột.”, bị chế biến thành:

“Trên Website, người đọc đọc nhanh, đọc nhiều và đọc …ẩu hơn. Ẩu, bởi người đọc quá dễ dàng trong chọn nội dung, phân đoạn liên quan, các từ cần thiết,…”

 

2. Nguyên văn:

“Chẳng những coi văn chương trên mạng là “không chính thống”, “ngoài luồng”, mà…”, được thay bằng:

“Chẳng những coi văn chương trên mạng là không chính danh, lánh đời, mà…”

 

3. Nguyên văn viết:

“Văn chương không chọn hình thức tồn tại. Nếu ngày trước ca dao tồn tại vô ảnh trong “khẩu” được thì sáng tác hôm nay vẫn có thể có mặt vô hình trên màn hình”, bị gia công thành ngô nghê, vô nghĩa như sau:

Văn chương không chọn hình thức. Nếu ngày trước ca dao vô ảnh trong sử thì sáng tác hôm nay vẫn hiện hình trên màn hình.”

 

4. Nguyên văn chính xác như sau:

“đa số…nông dân và công nhân nghèo đang sinh sống ở khu vực chưa phát triển, chưa đủ điều kiện sắm máy vi tính hay nối mạng.” được thay bằng:

“người Việt phần đa nông dân và công nhân, sinh sống ở nơi lạc hậu, chưa…”

 

5. Và nhất là ở đoạn kết luận, trong khi bản văn chính viết:

“Sợ duy nhất là báo mạng đột ngột thay Ban biên tập, ông/bà chủ mới nổi hứng xóa bỏ các bài đã từng đăng trước đó (như đã xảy ra ở vài Website) khiến kẻ làm việc nghiên cứu gần như mất trắng tài liệu tham khảo và, …mất hứng luôn.

Nhưng với lối làm ăn như thế, cư dân mạng sẽ nghỉ chơi với nó, đó là điều chắc chắn.”

 

Không hiểu sao người phụ trách chế biến thành:

“Sợ duy nhất là báo mạng …chết đói, khiến kẻ nặng lòng gần như mất trắng tài liệu tham khảo và, …mất hứng luôn.

Nhưng với tương lai, cư dân mạng sẽ biết cách tìm về chỗ khỏe, đó là điều chắc chắn.”

 

C. Cuối cùng, ngay trong bài viết này tôi đã nhấn rất rõ:

“Chế độ kiểm duyệt của Website cũng khá thoáng và ít định kiến. Ví dụ: tôi gởi một tiểu luận cho một tờ báo [giấy] có uy tín. BBT không đánh giá bài viết qua chuyên môn mà xét nó qua ý thích tùy tiện của người phụ trách trang mục đó. Một vị trong BBT kêu: tôi không đồng ý với quan điểm của anh này. Thế là ách! Dù bài viết đã bị gọt giũa cẩn thận. Cũng có bài dù đã lên khuôn, nhưng giờ chót bị lột xuống, chỉ bởi nguyên do bá vơ và cực kì cảm tính. Thế là tiểu luận công phu, bài thơ tâm đắc tôi đều dành cho Website.”

 

Trong Hội nghị lí luận-phê bình tại Đồ Sơn vừa qua, tôi phát biểu: đến 90% tiểu luận của tôi đăng trên mạng cũng chỉ bởi lí do đó.

Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, ưu tiên đăng báo Hội mới phải lẽ; nhưng nếu bộ phận biên tập cứ làm ăn kiểu như thế, hỏi có đồng bào nào còn …cười nổi không? Và có nhà văn nào còn đầy đủ sức chịu đựng gởi bài đăng báo nhà nữa không?

 

Sài Gòn, 19.05.2007.

Inrasara
Số lần đọc: 6915
Ngày đăng: 21.05.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lại nói về Linh Phương là tác giả bài thơ Kỷ Vật Cho Em - Vũ Trọng Quang
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-1 - Hà văn Thùy
Bàn lại lịch sử hình thành Kinh Dịch-2 - Hà văn Thùy
“Tình em” của nhà thơ Hồ Ngọc Sơn có 2 phiên bản - chuyện lạ hay ‘đạo văn’ ? - Nguyễn Tý
Thiên chức nhà giáo - Trần Kiêm Ðoàn
Viễn Phương , Nhà văn chỉ “Muốn nói lên sự thật” - Triệu Xuân
Tiếng hát con tàu và tuyên ngôn nghệ thuật của Chế lan Viên - Nguyễn Minh Hùng
Lê Văn Thảo với những tác phẩm giàu lòng nhân ái - Triệu Xuân
Những tồn tại khác của con người - Khánh Phương
Cảm thức thiên nhiên của Người Nhật và Người Việt - Nhật Chiêu
Cùng một tác giả
Hành trình Katê (dân tộc học)
Muộn (thơ)
Tạ ơn (thơ)
La cà tết kinh (tạp văn)