Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
582
116.588.091
 
Nhân có cuộc thi thơ Haiku.
Lê Anh Thu
  1. Thông tin từ cuộc thi

 

Trang http://www.hcmcgj.vn.emb-japan.go.jp/  có thông tin giới thiệu cuôc thi thơ Haiku, thờI hạn chỉ trong khoảng một tháng, Thu tôi nhặt từ trang web thunguyetvn.com. Có hẳn một bài viêt đề cập về thể loạI thơ này cho những ngườI có ý định làm thơ dự thi. Tôi lược một ít và trích kèm trong bài này đoạn vừa nói ở trên :

 

Haiku là loại thơ độc đáo của Nhật Bản gồm 17 âm tiết 5 - 7- 5, ngắt nhịp thành 3 câu. Haiku có lịch sử khoảng 400 năm về trước và phát triển mạnh vào nửa đầu thời kỳ Edo (1603 - 1868) khi nhà thơ nổi tiếng Matsuo Basho của Nhật Bản sáng tác các bài thơ miêu tả quang cảnh và thiên nhiên qua các chuyến du hành khắp đất nước Nhật Bản.  

          Thơ haiku phát triển mạnh mẽ thành thể thơ độc đáo của Nhật Bản nhờ vào sự nỗ lực của các nhà thơ khác như Masaoka Shiki... Cũng chính nhờ nhà thơ Masaoka đã đem lại cho thơ haiku một sắc thái mới đó là những chùm thơ ngắn nói về mối tương quan giữa vũ trụ và con người. 

          Thơ haiku gồm 17 âm tiết (không phải 17 chữ), được sắp xếp thành ba hàng 5 – 7 – 5 (ký tự Nhật) ghi lại sự vật/sự việc một cách hiện thực, đơn giản nhưng truyền tải sự cảm nhận một cách sâu sắc về sự khám phá dành cho người đọc. Nhưng điểm quan trọng là tâm thái người làm thơ và những gì ẩn chứa phía sau sự tối giản của mười bảy âm tiết. Đề tài của haiku Nhật thường là thiên nhiên và những mùa trong năm. Haiku có những luật cơ bản như: bắt buộc phải có từ “Kigo” (quý ngữ - dấu hiệu cho biết bài thơ được viết vào mùa nào trong năm) Thơ haiku sử dụng thủ pháp biểu hiện tượng trưng, chỉ gợi chứ không tả, thể hiện cảm xúc hay suy tư nào đó và đậm nét Thiền của văn hoá Á Đông.

         Thơ haiku đã vượt qua khỏi biên giới Nhật Bản đến với các nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi ,Trung Quốc và đặc biệt phong trào làm thơ haiku rất thịnh hành tại Mỹ. Tại Việt Nam, những ai yêu thích thơ chắc cũng đã từng được nghe đến thơ haiku. Khác với tiếng Nhật là đa âm thì thơ Haiku tiếng Việt (đơn âm) có thể dùng 17 chữ trong 3 câu nên có thể diễn đạt được nhiều hơn. Tinh tuý của haiku là diễn đạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền. Cái hay, cái khó của haiku là chỗ đó. Đọc thơ haiku, tâm hồn dường như đã được ngộ, thư thái và nhẹ nhõm lạ thường.

 

2.Những lưu ý cần thiết khác

 

 Điều lệ cuộc thi có những quy định riêng cho hai đốI tượng : ngườI Nhật và ngườI Việt. Song về mặt hình thức thì không khuôn buộc thơ haiku ngườI Việt viết phảI ba dòng đúng 5-7-5 chữ. Chỉ có khuyến cáo không vượt quá số chữ trong câu. Một số quy định cần biết khác : số lượng gởI tốI thiểu là 5 bài; thơ mớI viết, không từng đăng bất kỳ đâu, cả webblog cá nhân.

Tôi đã từng làm thơ Haiku tiếng Việt. Kết cấu của một bài.Haiku theo tôi là hợp vớI mở, luận và kết. Thường thấy thơ Haiku Việt không có đề tựa,nếu đặt  riêng lẻ; nhiều bài hợp lạI vớI nhau trong những khổ ba dòng thơ thì có chung tên đặt: haiku… nhằm xác định mặt thể loạI thơ, chất thơ ngườI viết sử dụng. Một đặc thù mà tôi nhận thấy : chúng thích hợp vớI những chuyến đi xa nhà có khung cảnh/hồn cốt thiên nhiên. Điểm Khác biệt về mặt địa lý của đất nước Nhật bản, khí hậu ôn đới bốn mùa trong năm, xứ đảo, trờI lúc nào chẳng mù sương … nên khoản Kigo- quý ngữ- trong thơ Haiku không bó buộc là đúng vớI ngườI Việt Nam/phía Nam chúng ta chỉ thấy mưa và nắng.LốI thơ cực kỳ cô đọng, lạI đòi hỏI những ngầm sâu mặt triết lý, tư tưởng … nên cũng không phảI dễ  làm dễ viết và cũng không có được những/nhiều tác giả/tác phẩm thành công.

 

3.Môt ít bài thơ haiku tôi đã viết.

 

GiớI thiệu lạI một ít bài tôi viết, giúp bạn có thêm một sự tham khảo, rộng đường hơn cho quá trình sáng tác của mình. không bổ ngang thì bằng bổ …ngửa. Cả nghĩ chắc không hạI gì ai!

Ngoài haiku cho chuyến đi Bến Tre và Haiku vu quy Đà Lạt, tôi đã giớI thiệu trên trang phongdiep.net, bài haiku một tết dườI đây có cái khoái riêng và bài Haiku cho chuyến Nha trang chưa từng in đâu hết. Các bạn xem và cho ý kiến, chúng ta cùng làm mớI và dự cuộc thi haiku lần này nhé. Không hiểu sao, tôi có nỗI hoài nghi chắc mình ẳm giảI qaú !

 

Haiku cho chuyến Nha trang

 

  1.  

Nha Trang

Nắng chang bãi cát vàng

Gió ru tình miên man

2.

Đền Thiên Y Ana

Thờ mối tình chia xa

Tiếng máy* ngỡ đất trời phong ba

3.

Tắm ngâm bùn khoáng

Ngồi thiền phơi nắng

Lặn tràn nước nóng

4.

Xe toàn leo dôc ngược

Đầm Nha Phu có bị cao

Hòn Lau bọn tôi tắm ngồi

5.

Đi tàu ra hòn

Vui hát cung đàn

Hai lần dây đứt

6.

Xem xiếc thú Hòn Lau

Con gấu đạp xe chạy mau

Đậu phộng cốt dừa nó đớp ghê tay.

7.

Phòng cấp cứu bệnh viện tỉnh

Nhóc tôi xô nhằm taxi

Hơn thua không đủ giường nằm

8.

Cờ tướng xấp ngửa Chợ Đầm

Cái trí vướng ngầm đá núi

Đen lủng chìm… ba chai

9.

Bia sáu lon, mực một con

Chuyện chật kín buồng

Tàu lắc lư … mà ngon!

-------------

* Tháp đang quá trình trùng tu

Haiku một tết

 

 

1.

Nạp lẹ hai cữ cà phê

Ăn sáng xíu xịu bánh mì

Mua hồi năm ngoái.

 

2.

Quần áo dám mười năm trước

Nhong xe đưa rước

Khúc hát xuân ngân rộn lòng

    

3.

Trưa vọt lên phòng vợ ngủ

Quả tang một mùa xuân hò

Ngon ơ !

 

4.

Chiều làm anh cu li bia

Cõng cho các bà vợ …hờ

Bán khỉa

 

5.

Tối chơi bài tá lả

Đồ qua* túi trong miệt dưới

Móc ra còn cất vào mất biệt.

 

*Qua : Tôi. Từ Nam bộ

Lê Anh Thu
Số lần đọc: 2765
Ngày đăng: 27.06.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Một đốm lửa thơ - Trần Kiêm Ðoàn
BÀI THƠ Trăng Hè của cụ ĐOÀN VĂN CỪ: Mùa Trăng đặc biệt - Đặc Trưng Việt Nam! - Lê Xuân Quang
Đi tìm thơ hay -1 - Bùi Công Thuấn
Đi tìm thơ hay -2 - Bùi Công Thuấn
Nỗi đau của Chế Lan Viên - Khổng Ðức
Trở lại đoạn kết Truyện Kiều - Nguyễn Minh Hùng
Đọc lại bài THU ĐIẾU, THU VỊNH của Nguyễn Khuyến - Khổng Ðức
Triệu Xuân luôn luôn “Lấp lánh tình đời” - Nguyễn Tý
Hữu Loan và màu tím hoa sim - Nguyễn Đức Hiệp
Có chăng một Nhà thơ Hồ Xuân Hương ?! - Đoàn Hữu Hậu