Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
501
116.587.564
 
Những lỗi không đáng có ở bài viết về đêm hòa nhạc
Lê Đức Huy

Những từ ngữ và thông tin thiếu chính xác còn rải rác ở phần viết về Chopin với hai bản côngxectô (concerto) viết cho pianô và dàn nhạc của ông...

 

LBT: Đêm hòa nhạc Cho muôn đời xanh" đã diễn ra khá lâu (1/2007) nhưng mới đây chúng tôi nhận được bài viết của bạn Lê Đức Huy góp ý chân thành về những điểm chưa chính xác trong cách dùng từ ngữ âm nhạc của một bài báo viết về đêm nhạc này. Đây là những lỗi dễ mắc trước một chuyên ngành khó như chuyên ngành âm nhạc nên để rộng đường dư luận, chúng tôi xin phép tác giả đăng được tải bài viết này.   

 

Mới đây, khi đọc bài “Hoà nhạc "Cho muôn đời xanh’: Để dịu bớt nỗi đau da cam” của tác giả Nguyễn Thụy Kha trên một tờ báo có uy tín, một bài viết đầy tự tin nhưng lại mắc nhiều sai sót, khiến tôi, một người yêu nhạc bình thường, chưa bao giờ viết bài phê bình trên báo chí, không thể không viết vài dòng để bày tỏ ý kiến.

 

Trước tiên, hãy nói về chuyện tùy tiện trong ngôn từ. Tác giả dường như thích đưa vào những thuật ngữ chuyên môn tiếng nước ngoài một cách không cần thiết (nhưng, đáng tiếc, lại... sai chính tả !) như đoạn viết: “Chỉ sau khúc khởi nhạc..., khi chiếc piano A’quene 4/4 được từ từ đẩy ra sân khấu...” (thực ra, nếu muốn, phải viết “piano à queue” (tiếng Pháp), dùng để chỉ loại piano có hộp cộng hưởng lớn, được tạo dáng như có phần “đuôi” (queue), dành cho biểu diễn, sang trọng; phân biệt với “piano droit” - loại đứng (droit), gọn nhỏ, thường để tập luyện, hoặc đặt trong gia đình). Nói rằng “không cần thiết” vì, chẳng bao giờ người ta đẩy một chiếc đàn “droit” ra sân khấu nhà hát!

 

Những từ ngữ và thông tin thiếu chính xác còn rải rác ở phần viết về Chopin với hai bản côngxectô (concerto) viết cho pianô và dàn nhạc của ông. Do khuôn khổ của bài báo, không tiện phân tích đầy đủ, xin được đề cập đến ở một dịp khác.

 

Điều khó chấp nhận ở bài báo là từ những thông tin không chính xác tác giả đã suy diễn theo sự lầm lẫn đó, đánh mất cảm xúc thực của tác phẩm mà nhạc sĩ sáng tác đã dồn tài năng và tâm sức để thể hiện.

 

Rõ nét nhất là ở đoạn cuối bài báo, khi tác giả viết: “Đêm hoà nhạc... lại trở về với âm hưởng “làm dịu bớt nỗi đau da cam” bằng “Giao hưởng số 5 cung Mi thứ” của P.I.Tchaikovsky - thường được gọi là “Giao hưởng bi thương”... và viết tiếp: “Nỗi bi thương đã thực sự loang ra không gian nhà hát khiến mỗi người nghe có thể liên tưởng được đến thân phận những nạn nhân chất độc da cam đang cần được chia sẻ”.

 

Nếu lục tung hết sách giáo khoa âm nhạc trên thế giới này bạn sẽ không thấy ở đâu viết rằng bản số 5 của Tchaikovsky đã biểu diễn tại đêm hòa nhạc đó là “Giao hưởng Bi thương”. Đơn giản vì “bi thương” là tên đặt cho bản số 6, cung si thứ (Pathétique {2}, tác phẩm cuối cùng của Tchaikovsky, trình diễn lần đầu tại Xanh Pêtécbua dưới sự chỉ huy của chính tác giả, chỉ chín ngày trước khi ông đột ngột giã biệt cuộc đời.

 

Vì thế, có người nói ông viết bản giao hưởng này như một “điềm báo”, và ví chương cuối của nó, với âm hưởng bi thương da diết, như một khúc cầu hồn viết cho chính mình. Nhiều năm trước đây, khi loa truyền thanh công cộng ở nước ta còn tương đối phổ biến, trong những ngày nhà nước tổ chức quốc tang các lãnh tụ, đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam thường phát liên tục bản giao hưởng này cùng với bản số 3 (“Anh hùng”) của Beethoven. Vì là những tác phẩm tiêu biểu và quá nổi tiếng nên nhiều người yêu nhạc cổ điển hẳn đã thuộc lòng cả giai điệu cùng với tên tác phẩm...

 

Tuy nhiên, do lầm lẫn và quá tự tin mà phán “đại”: “thường được gọi là...” cũng là điều không lạ. Cái lạ là từ sự lầm lẫn đó tác giả tán tụng về một cảm xúc... “trên trời”: Nỗi bi thương đã thực sự loang ra không gian nhà hát ...

 

Sự thực, Bản giao hưởng số 5 cung mi thứ của Tchaikovsky được xem là có cùng chủ đề với giao hưởng “Định mệnh” của Beethoven (số 5, cung đô thứ), mô tả tình yêu cuộc sống và cuộc chiến của con người chống lại định mệnh khắc nghiệt với kết cục tươi sáng là chiến thắng của con người vượt lên số phận. Chính vì những âm hưởng mang thông điệp rất rõ ràng “Giành chiến thắng cuối cùng bằng ý chí và tình yêu cuộc sống” toát ra từ bản giao hưởng số 5 của Tchaikovsky mà trong Thế chiến thứ hai nó được biểu diễn và ghi âm khá nhiều tại các cuộc hòa nhạc tổ chức tại Mỹ và châu Âu.

 

Đành rằng, âm nhạc cũng như hội họa, mỗi người có thể cảm thụ theo cách riêng của mình. Song, các sắc thái cơ bản thì không ai có thể lầm lẫn. Không thể nói bản giao hưởng số 5 là “bi thương” khi âm hưởng chủ đạo của nó là những giai điệu thiết tha, tiết tấu mạnh mẽ. Người nghe có thể nhận thấy nét giai điệu ngắn mở đầu ở chương I với giọng thứ u hoài nhưng mượt mà, sâu lắng... được nhắc lại ở các chương tiếp theo và đặc biệt, ở chương cuối, khi chuyển sang giọng trưởng tươi sáng với tiết tấu nhanh, đầy tính ngợi ca...

 

Không lẽ từ sự lầm lẫn về tiêu đề, người ta có thể suy diễn rồi thêu dệt nên những cảm xúc giả tạo?! Lẽ ra, với tác phẩm đó, tại cuộc hòa nhạc này, lời phải nói đến chính là sự thôi thúc, động viên con người, dù là ai, hãy phấn đấu vì cuộc đời tốt đẹp này, để vượt lên trên số phận, đúng như những gì Tchaikovsky đã thể hiện thành công bằng tài năng sáng tạo của mình trong tác phẩm từng góp phần khơi dậy ý chí chiến đấu của những người lính chống phát-xít trong Thế chiến II.

 

Theo VietNamNet

Lê Đức Huy
Số lần đọc: 2218
Ngày đăng: 11.07.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
TẢN ĐÀ : Thề non nước - Lời Thề Sắt Son! - Lê Xuân Quang
Trương Văn 7 , Người hát rong thơ mình - Nguyễn Đức Thiện
Phương Hà : Người làm thơ ở pháp đình - Nguyễn Văn Thịnh
Hơi Thở Cuộc Sống Trong Thơ Văn Lâm Bằng - Nguyễn Nguyên An
Những ý tưởng lịch sử khi đọc “Totem Sói” - Hà văn Thùy
Cổng Làng của thi sĩ Bàng Bá Lân : Tuyệt Phẩm Về Làng Quê Việt Nam! - Lê Xuân Quang
Năm mươi năm sợi tóc vẫn còn đen - Nguyễn Hàn Chung
CHIỀU XUÂN - BỨC TRANH QUÊ của Nữ sĩ Anh Thơ : Bức tranh Thủy mạc bằng lời! - Lê Xuân Quang
Đọc “ĐI DƯỚI MƯA HỒNG” của Nhật Chiêu - Trần Xuân An
Một mảnh hồn vỡ - Phạm Dũng