Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
533
116.605.407
 
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại
Nguyễn Đức Thiện

Rồi tôi cũng phải rơi nước mắt. Ráng kìm giữ. Càng ráng thì những những giọt nước mắt càng ứa ra. Đó lá cảm xúc của tôi khi đọc xong phần thứ nhất của cuốn truyện ký  10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, của Nghiêm Văn Tâm, do nhà xuất bản phụ nữ xuất bản năm 1995. Trong đó phần một Đài Hoa tím được coi như tái bản.

 

Mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc lâu nay đã thành đề tài cho bao nhiêu loại hình nghệ thuật. Nhưng phải đến cuốn sách này, Nghiêm Van Tân mới cho chúng ta được sống lại cùng thời với những người con gái đã hy sinh anh dũng trên đất Hà Tĩnh kia. Đới này đúng là có những cái chẳng cẩn phải tiểu thuyết hoá nó cũng đã đẹp lắp rồi. Chính vì thế. Nghiêm Văn Tân đã chọn thể loại truyện ký để kể về mười cô gái, Tất cả còn trẻ măng. Người nhiều tuổi nhất mới 22 tuổi. Người trẻ nhất vừa chớm tuổi mười tám. Cái tuổi mà bây giờ các cô gái tha hồ trưng diện, tha hồ thay xe, đổi mốt, thì mười cô gái anh hùng Ngã ba Đồng Lộc ngày ấy, suốt đêm rồi suốt ngày bám mặt đường chịu đựng bom đạn giữ vững huyết mạch giáo thông ở một điểm nút vô cùng quan trọng: Ngã ba Đồng Lộc.

 

Không đầy ba trăm trang sách ( nếu tính cả phần Vĩ Thanh) cứ hé lộ dần cuộc đời riêng của từng cô gái. Không chỉ là tính nết mà còn cả những vùng quê, những người thân của mỗi người. Mười cô mười hoàn cảnh khác nhau. Có người có cuộc sống thật éo le. Như tiểu đội trưởng Hồ thị Cúc chẳng hạn. Có lẽ cho đến lúc hy sinh chắc không mấy người biết được Hồ Thị Cúc đã lấy chồng từ lúc 18 tuổi. Người chồng bệng hoạn, chết mất xác trên sông Ngàn Phố. Cũng ít người biết thân phận Cúc ngay từ ngày còn thơ bé đã chịu cảnh mất cha, mẹ đi lấy chồng khi Cúc mới ba tuổi. Tám tuổi đã bị một tai nạn khủng khiếp: nồi cám lợn đang sôi trút xuống lưng, để lại trên lưng cô những vết sẹo lớn. Cúc mang thân phận như thế vào Thanh niên xung phong sống trầm lặng nhưng giầu tình cảm với hết thảy chị em trong tiểu đội. Cô đội viên Nguyễn Thị Nhỏ khi hy sinh mới 19 tuổi, cũng có một thân phận éo le. Cha bỏ mặc mẹ con đi theo người đàn bà khác. Mẹ lâm bệnh mất sớm. Cô sống trong sự đùm bọc của người chị. Đến tuổi, công xung phong đi thanh niên xung phong. Trong cô lúc nào cũng thèm khát hạnh phúc. Thèm khát đến tưởng tượng ra mình sẽ có một người yêu lái máy xích. Trước lúc hy sinh, bạn bè cùng tiểu đội đã giúp cô thấy một anh lái mát xích bằng xương bằng thịt. Một chút thoáng qua, một bó hoa mua tím, một nụ cười, bàn tay vẫy, khiến cô có được cảm giác hồi hộp của người yêu lần đầu. Ai biết được, sau đó ít phút cô đã bị bom Mỹ vùi lấp và cái hạnh phúc mà cô mong chờ kia không thể đến được, mãi mãi không đến được với cô. Truyện ký, nhưng Nghiêm văn Tân đã khắc hoạ được mối tình rất đẹp của đội viên Nguyễn Thị Xuân. Cô người xã Vĩnh Lộc, nên chị em thường gọi cô là Xuân Vĩnh Lộc. Trong tiểu đội, ai cũng nghĩ rằng Xuân “ đào hoa” , quen nhiều bạn trai. Thư bạn trai cũng rất nhiều. Ngày ấy mà có quan hệ như thế, sẽ được những người xung quanh đánh giá là thiếu đứng đắn. Mà đã thiếu đứng đắn thì đừng mong phấn đấu, đừng mong tiến bộ. Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần là nơi để Xuân thổ lộ tất cả. Thì ra, không phải như thế, trong trái tim Xuân chỉ có một Vĩnh và chỉ có Vĩnh mà thôi.

 

Ngã ba Đồng Lộc, túi bom, tử địa… Tất cả những cô gái ở tiểu đội của Võ Thị Tần biết rất rõ điều ấy. Khi nhận nhiệm vụ ở đây, các cô đã chuẩn bị tinh thần rất vững. Nhưng họ còn rất trẻ. Dưới hai mươi một chút, trên hai mươi một chút. Tình cảm gia đình còn đậm nét trong mỗi người. Họ chuẩn bị không chỉ cho mình, mà con cho cả gia đình mình nữa. Dưới ngòi bút chân thực của mình, Nghiêm Văn Tân đã dựng lại cuộc chuẩn ấy giống như bộ đội tác chiến trên sa bàn vậy. Những cuộc về thăm gia đình của Xanh, Hà, Rạng… được mô tả thật kỹ càng, thật xúc động. Qua đó chúng ta thấy được một vùng quê Hà Tĩnh trong khói lửa chiến tranh phá hoại. Không khí chiến tranh hừng hực trong từng ngôi làng, trong từng căn nhà. Cùng với bom đạn là thiếu thốn, khó khăn. Miếng cơm, manh áo lúc đó của Hà Tĩnh là cả một chuyện lớn. Thế nhưng, với những người tuyến trước, người Hà Tĩnh không tiếc một cái gì, kể cả những đứa con rứt ruột đẻ ra của mình, những đứa em mà mình chăm chút ấp iu từ thuở nhỏ. Những cô gái Đồng Lộc được phép về thăm nhà chỉ một hai ngày thôi. Các cô không giấu gia đình là mình sẽ trụ bám ở ngã ba Đồng Lộc. Các cô cũng không dầu diếm sự ác liệt ở đây. Các cô quá hiểu những người thân trong gia đình mình. Họ hiểu: không phải vì bom đạn, chết chóc mà gia đình sẽ ngăn cản không cho các cô đi. Và đúng như thế, tất cả đều băn khoăn lo lắng, nhưng sau đó là cuộc tiễn đưa với những lới dặn dò rất quen thuộc của những gia đình trung kiên lúc bấy giờ: cố gắng cho bằng chị, bằng em. Những cô gái ngã ba Đồng Lộc đã tranh thủ những ngày về quê để được tận hưởng những giây phút được mẹ vuốt ve chiều chuộng, được chị chăm sóc nâng niu. Họ biết đó có thể là những giấy phút hạnh phúc cuối cùng của đời mình. Cuốn sách viết về sự khốc liệt của ngã ba Đồng Lộc, nhưng trực tiếp về sự khốc liệt chỉ được viết trên một số lượng trang không nhiều. Nghiêm Văn Tân dành nhiều thời gian để gợi lên những nỗi niềm của các cô gái trẻ. Đó là họ mong có một tình yêu thuỷ chung, mong được học hành nay mai được cống hiến, mong có được những tình bạn chân thành… niềm mong mỏi ấy thật dễ dàng thực hiện được với đất nước hôm nay, còn ngày ấy, như một ước vọng cào xa. Vì thế cả tiểu đội đã dành cho nhau tất cả tình cảm của mình. Võ Thị Tần như một cô chị cả. Nguyễn Thị Cúc như một người chị thư hai, điềm tĩnh, thương yêu các em. Hai cô là chỗ dựa tinh thần cho tất cả các chị em trong tiểu đội. Họ có thể thì thầm tâm sự mọi chuyện kín đáo của mình, gia đình mình với hai “ bà chị”, nhờ các chị tháo gỡ những vướng mắc, cả những vướng mắc trong tình yêu. Đó có phải là một trong những quy luật về tình người trong chiến tranh, giữa những người đồng đội với nhau. Trước đạn bom và chết chóc, tất cả gắn bó lại, tạo thành một khối đoàn kết vững chắc không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Một bữa cơm, một món quà, một nhành hoa ở ngã ba Đồng Lộc nghiêm văn Tân ghi lại trong những trang sách của mình là những dấu ấn tình cảm giữa những người với những người trong khốc liệt chiến tranh. Cô Hồng, người được phân công đi lấy gỗ làm hầm, khi trở về đơn vị bần thần người vì lở bỏ quên một món quà của rừng mang về cho đơn vị. Cô không tiếc công mà tiếc một món quà nhỏ đầy ý nghĩa. Nhưng rồi cô cũng có gặp lại tất cả những đồng đội của mình đâu. Mười người đã hy sinh ngay hôm cô bước chân về với tiểu đội. Con không còn kịp thời gian để báo với Xuân Vĩnh Lộc về người yêu của cô đã hy sinh.

 

Một số lượng trang không nhiều để viết về sự khốc liệt của ngã ba Đồng Lộc. Nhưng đó lại là những trang ấn tượng nhất trong 10 CÔ GÁI NGÃ BA ĐỒNG LỘC của Nghiêm Văn Tân. Khốc liệt không phải chỉ bom đạn trút xuống. Khốc liệt không phải chỉ đêm và ngày bám con đường cùng với những trái bom nổ chậm, bom từ trường, bom bi, bom điếc. Khốc liệt không phải bằng những trận bom trút xuống ngay sát đội hình. Mà khốc liệt ngay trong mỗi con người sống và chiến đấu ở ngã ba Đồng Lộc. Hơn thế nữa, họ lại là những cô gái tuổi còn măng trẻ. Làm thế nào để đừng sợ khi thấy bom rơi. Làm thế nào để ra mặt đường ngay khi khói thuốc bom còn chưa kịp tan. Làm thế nào để ra mặt đường giữa ban ngày mà ở đó trên máy bay của kẻ thù có thể quan sát được tất cả. Sự hồn nhiên và lòng quyết tâm chiến thắng đã cho các cô tất cả. Họ mới hát với nhau đấy, cô Nhỏ lần đầu tiên dúi được chùm hoa mua vào tay người con trai… thế mà chỉ một trái bom định mệnh đã kết thúc tất cả, kết thúc luôn cả sô phận mười cô gái. Hình ảnh chùm hoa mua vẫy vẫy trên chiếc xe bánh xích khiến người đọc phải nao lòng. Họ không thể tiếp túc san lấp mặt đường nơi trái bom vừa trút xuống chính họ. Họ không kịp về ăn bữa cơm chiều. Một đám tang tập thể mười cô cô gái đã được phục hiện thật xúc động qua trang những trang sách của Nghiệm Văn Tân. 

 

Tôi biết Nghiêm Văn Tân từ rất lâu. Tôi cũng biết anh đã có hai tập truyện ký GƯƠNG XANH và ĐÀI HOA TÍM. Nhưng hôm nay, mới đọc được trọn vẹn cuốn 10 CÔ GÁI NGÃ BA ĐỒNG LỘC, trong đó có phần ĐÀI HOA TÍM của anh. Chiến tranh đã lùi sâu vào dĩ vãng ba chục năm nay, 10 cô gái ngã Ba Đồng Lộc đã hy sinh từ bốn mươi hai năm rồi. Tên của các cô đã được ghi trong lịch sử. Tưởng chuyện cũ rồi sẽ phôi pha, nhưng khi đọc những trang sách của Nghiêm Văn Tân tất cả như sống lại. Anh viết giản dị, chất phác, thật thà như con người anh. Anh cẩn trọng, chi tiết như chính cuộc sống của anh nên trên từng trang viết khiến cho chúng ta có cảm giác, 10 cô gái Đồng Lộc vẫn còn đang sống và sống mãi với chúng ta. Đó là sự bất diệt của những con người anh hùng. Chiến tranh dù có lùi sâu, lùi xa hơn nữa vào dĩ vãng, song sự bất khuất của người Việt Nam trong chiến tranh vẫn còn ven nguyên trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì thế những trang viết của Nghiêm văn Tân vẫn rất cần cho đời sống văn học nước nhà. Đây có thể là một bản hùng ca về những người anh hùng ở ngã ba Đồng Lộc huyền thoại.

 

Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 4545
Ngày đăng: 02.08.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ
Lyotard với tâm thức và tình cảnh hậu-hiệnđại-1 - Bùi Văn Nam Sơn
Lyotard với tâm thức và tình cảnh hậu-hiệnđại-2 - Bùi Văn Nam Sơn
Ngụ ngôn hậu hiện đại : Đọc Luận ngữ tân thư của Phạm Lưu Vũ, Giấy Vụn xuất bản, Sài Gòn, tháng 07.2007. - Inrasara
Một góc nhìn về lịch sử - Nguyễn Thị Hậu
Một khám phá lịch sử đầy tính va chạm - Xuân Cang
Nguyễn Bính : LÒNG MẸ ’’Bao la như biển Thái Bình’’!(1) - Lê Xuân Quang
Nỗi buồn nhân sinh trong trang viết Nguyễn Tam Phù Sa - Nguyễn Thịnh
“Tuyển tập 18 Nhà văn đồng bằng sông Cửu Long ” (*) – MỘT THOÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHƯƠNG NGỮ - Thai Sắc
Máu Đỏ Da Vàng - Nguyễn Văn Hoa
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)