Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
520
115.989.821
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 3
Đại Lãn

Ai trong chúng ta không lo không sợ cho những người thân yêu của mình trước cơn binh lửa nơi quê nhà, khi chúng ta từ nghìn dặm xa không giúp gì được cho họ, chỉ biết cầu nguyện và dùng nước mắt của mình để tạm vơi đi niềm đau khổ đang dày vò; trong khi đó cụ ở xa quê cũng phải kiên dè và sợ sệt lẫn nhau khi ở quê người.

 

“… Dị hương dưỡng chuyết sơ phòng tục,

Loạn thế toàn sinh cửu úy nhơn …”

           

           

(U cư I)**   

Dịch:

… Quê người tỏ vụng phòng thế tục,

Đời loạn luôn sanh sợ mọi người…”

 

Đây là một kế sống an toàn dành cho những nạn nhân tha hương của thời thế loạn lạc, kẽo không vô tình sẽ làm đối tượng cho mọi sự đối đầu thù địch nghi ngờ. Hay chiến tranh loạn lạc cũng có thể đưa người về cõi chết hay tù tội, điều đó chúng ta không thể nào lường trước được. Ngay bản thân cụ Tiên điền Nguyễn Du cũng là nạn nhân của tù tội do oán ghét chế độ Tây sơn đang hiện hữu trước mắt cụ vào lúc bấy giờ mà ra:

 

“ … Tứ hải phong trần gia quốc lệ,

Thập tuần lao ngục tử sinh tâm …”

           

           

(Mỵ trung mạn hứng)**

dịch:

Gió bụi khởi khắp nơi, lệ nước nhà,

Lao ngục mười tuần, lòng lo sống chết …”

 

Chỉ có ngục tù Nguyễn Du tiên sinh mới có đủ thời gian để ngồi tư duy suy nghĩ về nỗi sống chết. Con người thì ai cũng có tâm lý ham sống sợ chết, đó là một thứ tâm lý bình thường, nhưng đối với cụ vì một chút tâm sự không biết ngõ cùng ai, vì nó sâu thẳm như dòng Quế giang dưới chân núi Hồng Lĩnh, đó chính là nỗi khổ tâm của cụ:

 

“… Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ,

Hồng sơn sơn hạ Quế giang thâm.”

           

           

(Mỵ trung mạn hứng)**

Dịch:

Ta có tấc lòng không biết bày tỏ cùng ai,

Vì nó sâu thẳm như sông Lam dưới núi Hồng. 

 

Tấc lòng sâu thẳm như thế nào mà không biết đem nó ra để bày tỏ cùng ai? Cái sâu thẳm ở đây vì nguy hiểm khó nói ra, hay là cái sâu thẳm không ai dò biết được như đáy dòng sâu Lam dưới núi Hồng? Ở đây đối với cụ Nguyễn Du chúng ta có thể hiểu theo nghĩa nào cũng được, vì hiện thực một nghĩa và cũng có thế: “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.” Đó là những nỗi đau của riêng cá nhân cụ Nguyễn Du; nhưng cũng có thể là nỗi đau chung của mọi người qua kiếp người. Thật ra cuộc đời đâu chỉ giới hạn trong những trạng huống có thể gây ra đau khổ như vậy đâu (nhơn tai), mà còn nữa: Nào là cái đau khổ vỉ thiên nhiên (thiên tai) có thể ập đến cho chúng ta bất cử giờ phút nào:

 

“… Cố hương  hạn cửu phương nông,

Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng …”

           

           

(Ngẫu hứng IV)**

Dịch:

… Cố hương hạn hán hại nhà nông,

Mười đứa con thơ mặt xanh rờn…

 

Một thân một mình nơi tha hương đất khách, nhưng cụ vẫn canh cánh bên lòng về mười đứa con thơ tại quê nhà lâm vào thiên tai hạn hán mất mùa, không đủ cái ăn cái mặc, thân thể xanh như lá rau, không sắc tố hồng cầu do thiếu ăn. Và có gì đau khổ lo lắng hơn khi thân đang mang bệnh nặng nằm liệt giường, còn phải lo cái ăn cho mười miệng trẻ đang đói chờ ăn từ nơi quê nhà đang réo gọi nữa!

 

“… Thập khẩu đề cơ hoành lĩnh bắc,

Nhất thân ngọa bệnh đế thành động …”

           

           

(Ngẫu đề)**

Dịch:

… Mười miệng đòi ăn, bắc hoành sơn,

Một thân nằm bệnh, đông kinh thành …

 

Một thân một mình nơi đất khách lại bị bệnh, người thân không có, bạn bè mới nơi ở cũng không nhiều nên đành âm thầm chịu đựng với con bệnh cũ dằn dai, cô đơn buồn khổ trong những ngày xuân:

 

“Trường đồ nhựt mộ tân du thiểu,

Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa…”

           

           

(U cư II)**

Dịch:

Đường dài chiều tối, bạn mới ít,

Xuân lạnh một nhà bệnh cũ mang…

 

Trong khi sống nơi đất khách quê người thân thì nhiều bệnh tật, tâm thì lúc nào cũng buồn bực, nhưng khi cụ đã về lại quê nhà rồi mà bệnh tật càng ngày càng tăng chứ không giảm và nổi buồn đau cũng theo đó mà tăng thêm, càng ngày bệnh càng trầm trọng hơn:

 

“Đa bệnh đa sầu khí bất thư,

Thập tuần khốn ngọa Quế giang cư …”

           

           

(Ngọa bệnh I)**

Dịch:

Mười tuần nằm khổ bên sông Quế

Nhiều bệnh nhiều sầu khí chẳng thông…

 

Không có buồn nào bằng cái buồn người bị bệnh nặng mà không người chăm sóc hỏi han và, như vậy bệnh càng nặng hơn. Nhiều lúc buồn quá cụ Nguyễn Du phải nghĩ đến làm sao tìm loại thuốc tiên nào để cụ uống cho mau lành bệnh, hoặc xin thấy được ánh sáng vi diệu hiển hiện chiếu xuống cõi trần gian phá tan màng u ám cho nhân loại được nhờ:

 

“… Thập niên túc tật vô nhân vấn,

Cửu chuyển hoàn đan hà xứ tầm.

An đắc huyền quang minh nguyệt hiện,

Dương quang hạ chiếu phá quần âm.”

           

           

           

           

(Ngọa bệnh II)**

Dịch:

Mười năm tật bệnh không người hỏi,

Tìm đâu thuốc tiên luyện chín lần?

Mong hiện ánh sáng trăng màu nhiệm,

Ánh dương chiếu xuống phá quần âm.

 

Đại Lãn
Số lần đọc: 2622
Ngày đăng: 01.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách :Kẻ nếm trải tận cùng nỗi đau - Phạm Viết Đào
Xuân Diệu : ’’Vua’’ THƠ TÌNH - ’’Chúa’’ THƠ YÊU và 2 Thi phẩm đặc biệt... - Lê Xuân Quang
Nhịp điệu đàn ông,nhịp điệu châu thổ sông Hồng - Đức Uy
“Thế à ! ” - Trần Kiêm Ðoàn
Đôi Điều Về Tập Sách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại - Phạm Đình Trọng
Dịu dàng nhìn quanh : *Đọc Tập thơ “Cơn ngạt thở tình cờ” Tác giả Trần Lê Sơn Ý - Trần Hữu Dũng
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại - Nguyễn Đức Thiện
Thế Lữ: Nhớ Rừng và… Lời Tâm Sự của Chúa sơn lâm ! - Lê Xuân Quang
Suy nghĩ về câu nói của nhà nho Nguyễn Tư Giản - Triệu Từ Truyền
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ