Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
783
116.540.736
 
Nguyễn Du đã chịu ảnh hưởng Phật Giáo như thế nào ? 6
Đại Lãn

Sở dĩ cụ Nguyễn Du tiên sinh đã giữ được thân mình trong cát bụi phong ba là chính nhờ vào cụ có một cái nhìn tinh tế và sâu thẳm đối với cuộc đời cũng như đối với các sự vật chung quanh cuộc sống, đó là cái nhìn trong vô thường bến dịch vẫn còn có cái thường còn không biến đổi, nó chính là bản thể của sự vật. Tuy mọi hiện tượng bên ngoài của sự vật luôn bị vô thường biến khác nhung bản chất của chúng vẫn trường tồn trong cái không trường tồn. Chúng vẫn trong sáng như ngày nào, chúng vẫn xanh như ngày nào, chúng vẫn hồng như mọi buổi chiều ráng hạ, chỉ có sắc màu (của ráng chiều thì lúc nào cũng màu hồng, lá của cây rừng thì lúc nào cũng là một màu xanh, ánh sáng mặt trời mặt trăng vẫn sáng như ngày nào) là không đổi:

 

“Vô cùng kim cổ thương tâm xứ

Y cựu thanh sơn tịch chiếu hồng.”

           

           

(Mạn hứng II)**

Dịch:

Điều thương tâm xưa nay vô cùng tận

Núi biếc như xưa chiều chiếu ráng hồng.

 

2/ NGUYỄN DU VÀ PHẬT GIÁO.

 

Độc qua thơ chữ Hán của cụ Nguyễn Du chúng ta gặp những bài thơ Cụ thường nói đến, trong vô thường biến hoại luôn có cái thường còn bất biến mà đạo Phật thường gọi là “Vô thường tức thị thường”. Qua hai câu thơ trên Nguyễn Du tiên sinh cho chúng ta thấy rằng trong vô thường biến hoại của hiện tượng giới của sự vật theo nhân quả luôn luôn có sự hiện hữu của thường tồn bất biến của bản thể sự vật đó chính là thật thể: Như vầng trăng sáng không bao giờ thay đổi bất cứ nơi đâu bất cứ thời đại nào, lúc nào nó cũng sáng như màu nguyên thỉ; hay lá cây xanh, ráng chiều hồng cũng là những hình ảnh của những ẩn dụ cho những chân lý bất biến theo giáo lý Tiểu thừa giáo nhà Phật, hay:

 

“… Ðạt nhân tâm cảnh quang như nguyệt

Xử sĩ môn tiền thanh giả sơn…”

           

           

(Tạp ngâm 2)**

Dịch:

Tấm lòng đạt nhân vầng trăng sáng,

Trước nhà ẩn sĩ núi giả, xanh.

 

Chính nhờ có cái nhìn muôn vật giữa cuộc đời này nó mang ý nghĩa “Vô thường tức thị thường” của Phật giáo nên cụ Nguyễn Du cho dù lúc nào cũng sống trong khổ đau của cuộc đời mà cụ vẫn không bị cuộc đời quật ngã, vẫn hiên ngang sống. Người đạt đạo, nhà ẩn sĩ được cụ Nguyễn Du đem sánh với vầng trăng sáng, với màu xanh của núi xanh là những hình ảnh cụ lấy làm ẩn dụ cho chân lý, cho tấm lòng trong sáng của ý đạo mà theo thuật ngữ chuyên môn của Phật giáo gọi là: “Tâm vô phân biệt”  là “Chân tâm” là “Tâm vô sự”.

Từ cái nhìn đạt lý này, đã đưa cụ về với Phật một cách tự nguyện và tự biến thành mình là hành giả tu tập thiền định sau này. Qua mười năm biến động xa quê nhà, những gì mà cụ đã kinh qua trong đau thương tiếc nhớ khi lăng lóc giữa cát bụi phong ba của cuộc đời: Một mặc dù cụ nhìn thấy rõ bộ mặt thật của cuộc đời trong khổ đau qua vô thường-khổ-không theo quan điểm của Phật giáo và mặc khác cũng từ đây cụ đâm ra không thích sống với đời nữa, muốn xuống tóc vào rừng ẩn tu làm người vô sự và, cũng từ đó cụ quyết tâm học Phật và thực hành trong tu tập như trong bài Đề Nhị Thanh động:

 

“ … Mãn cảnh giai không hà hữu tướng…”

滿            相?

(Đề Nhị Thanh động)**

Dịch:

… Mọi cảnh đều không, có tướng sao?

 

Trước hết, từ khi cụ nhìn ra được hiện tượng và bản chất của mọi sự vật trên cõi đời này rồi thì, tư tưởng muốn xuống tóc ẩn tu làm người vô sự đã đưa cụ đến việc học Phật và thực hành theo những lời Phật dạy tùy căn cơ có được của mình. Thật ra ở đây không ai biết được cụ đã học Phật từ bao giờ và học ở đâu? để đẻ ra cái kết quả là cụ đã trở thành một hành giả tu tập Thiền, đề có thời gian huân tập và ngộ đạo qua bài thơ: “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” nhân chuyến làm sứ đi Trung Quốc. Việc học kinh Phật cũng giống như cụ đã học Nho giáo vậy. Không biết cụ học Nho giáo vào lúc nào và học những kinh sách nào, học ở nơi đâu? với cuộc đời năm chìm bảy nổi lênh đênh từ nơi này đến nơi khác, lo toan vì miếng cơm manh áo cũng đủ đứt hơi rồi huống chi là học hành; thế mà theo như tiểu sử của cụ cho chúng ta biết rằng cụ đã từng đi thi và đỗ tam trường trong một kỳ thi Hương và sau đó cụ không đi thi tiếp nữa! Thì việc học Phật của cụ cũng vậy, chỉ biết qua bài thơ chính cụ làm ra qua bài “Lương Chiêu Minh Thái tử phân kinh thạch đài” Như vậy cụ đã tập Thiền Công án qua hàng nghìn lần độc tụng về Kinh Kim Cương và cũng đã ngộ được bản Kinh này qua “Vô tự” thị chân kinh. Theo chúng tôi nghĩ thì có thể cụ bắt đầu học Phật Khoảng thời gian từ 1786-1795, đây là khoảng thời gian mười măn giang hồ gió bụi của cụ. Vì bài thơ cụ làm ra để tỏ tâm sự chán đời muốn xuống tóc vào rừng ẩn tu cũng trong khoảng thời gian này.

 

“… Hà năng lạc phát quy lâm khứ,

Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân.”

           

           

(Tự thán II)**

Dich:

… Làm sao xuống tóc về rừng ẩn,

Nằm nghe tùng hát gió đưa mây.”

 

Có lẽ đây là giai đoạn quyết định chuyển mình cho một bươc đi mới sau này của cụ. Theo chúng tôi trong hiện tại hoặc sau này, việc cụ không tiếp tục theo đuổi con đường thi cử để thực hiện “chí cỡi mây” của mình theo cái học của Nho gia vào lúc bấy giờ, như bài thơ người anh ruột Nguyễn Nễ gởi cho cụ khi cụ còn lưu lạc trong đó có câu: “Tự hữu lăng vân chí” (Người vốn có chí cỡi mây) có hai lý do: Thứ nhất nhờ cụ đã nhìn rõ được cả hai bộ mặt thật của hiện tượng (vô thường-khổ đau) cùng bản chất của mọi sự vật là không, do nhân duyên hòa hợp mà hiện hữu ở trên đời này nên đã quyết định không tiếp tục con đường khoa hoạn nữa. Thứ hai có lẽ cụ không muốn cộng tác với triều đình Tây Sơn nên không tiếp tục ra thi cử nữa. Dù là lý do nào đi nữa thì đây vẫn là quyết định không muốn “cỡi mây” nữa mà muốn làm người vô sự: “nằm nghe tùng hát gió đưa mây”. Từ đây cuộc đời của cụ cũng bắt đầu chuyển đổi cho việc học Phật và thực hành sống theo nếp sống vô sự của Phật, vì cụ đã nhận thức rằng:

 

"Trướng vọng hồng trần diễu vô tế

Bất tri nhật nhật thử trung hành".

           

          

(Từ Châu Đê Thượng Vọng)**

Dịch:

Trông xuống bụi hồng xa mờ mịt

Sớm chiều trong đó bước quẩn quanh.

 

Vì lợi danh quyền lực cuối cùng cũng chỉ mang đến khổ đau và trói buc chân chúng ta vào vòng dây oan nghiệt chạy quanh suốt đời mãn kiếp trong chốn hồng trần không bao giờ thoát ra khỏi được chúng; chỉ vì chúng ta không biết bước đi như thế nào để mang đến sự giải thoát khổ đau của vòng luân hồi lẩn quẩn đó. Giờ đây cụ quyết theo bước đi vô sự như một vị Tăng an nhiên thả giấc ngủ dưới những làng mây cô đọng chung quanh giấc cô miên lãng đãng trong rừng núi hoang vu vắng vẻ. Một cảnh quan biểu hiện lên sắc thái tự tại thong dong trong cuộc sống:

 

"… Đình vân xứ xứ tăng miên định

Lạc nhật sơn sơn viên khiếu ai

Nhất chú đàn hương tiêu tuệ nghiệp

Hồi đầu dĩ cách vạn trùng nhai".

           

           

           

             

(Vọng Quan Âm miếu)**

Dịch:

Mây đọng nơi nơi Thầy an giấc,

Chiều xuống non non vượn kêu thương.

Ðốt nén hương đàn tiêu nghiệp tuệ,

Quay đầu đã cách vạn trùng nhai.

 

Ở đây chỉ cần biết quay đầu lại là bờ giác ngộ giải thoát, chúng cách xa bờ sinh tử luân hồi muôn trùng trên mặt sự tướng; nhưng trên mặt lý thể thì sinh tử tức là Niết-bàn, khác nhau chỉ có mê và ngộ mà thôi. Quay đầu tức là ngộ, là Phật, là vô lậu, là giải thoát, là an vui; không quay đầu tức là mê, là chúng sanh, là hữu lậu, là trói buộc, là khổ đau. Đem tâm mê chúng sanh mà hiểu Phật thì Phật cũng thành ma, như cụ đã từng viết:

 

“ … Sắc không cảnh giới mang bất ngộ,

Si tâm quy Phật Phật sinh ma …”

           

           

(Phân Kinh thạch đài)**

Dịch:

… Cảnh giới sắc không, mê chẳng biết,

Tâm mê hiểu Phật, Phật thành ma…

Đại Lãn
Số lần đọc: 2970
Ngày đăng: 01.09.2007
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc sách :Kẻ nếm trải tận cùng nỗi đau - Phạm Viết Đào
Xuân Diệu : ’’Vua’’ THƠ TÌNH - ’’Chúa’’ THƠ YÊU và 2 Thi phẩm đặc biệt... - Lê Xuân Quang
Nhịp điệu đàn ông,nhịp điệu châu thổ sông Hồng - Đức Uy
“Thế à ! ” - Trần Kiêm Ðoàn
Đôi Điều Về Tập Sách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại - Phạm Đình Trọng
Dịu dàng nhìn quanh : *Đọc Tập thơ “Cơn ngạt thở tình cờ” Tác giả Trần Lê Sơn Ý - Trần Hữu Dũng
Sống lại một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại - Nguyễn Đức Thiện
Thế Lữ: Nhớ Rừng và… Lời Tâm Sự của Chúa sơn lâm ! - Lê Xuân Quang
Suy nghĩ về câu nói của nhà nho Nguyễn Tư Giản - Triệu Từ Truyền
“Người và Đất Tiền Giang ” – Mảnh đất của nhiều nhân tài. - Hoàng Lan Hạ