Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
690
116.544.360
 
Đến ITALIA: Thăm KÌ QUAN MỚI của THẾ GIỚI HÔM NAY!
Lê Xuân Quang

 

 

Đọc báo biết tin Đấu trường La Mã (Coloseum) được vinh danh - một trong 7 kì quan mới của Thế giới hôm nay (khác với 7 kì quan của thế giới 2000 năm trước). Tôi háo hức đăng kí ghi danh chuyến đi du lịch Italia để được trực tiếp chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng của nước Ý, trong đó có Coloseum. Đúng 5 giờ sáng, các Lữ khách tập trung tại điểm hẹn, lên chiếc xe Bus (loại 5 Sao) của hãng xe chuxên cho thuê đưa khách đi du lịch vòng quanh châu Âu và thế giới. Chỉ mươi phút ổn định chỗ ngồi, hai tài xế - một nam, một nữ - cho xe chuyển bánh.

 

I. VĂN HÓA GIAO THÔNG

1. Xa lộ Nước Đức:

 

Đường Xa lộ của nước Đức gọi là Ô tô Ban (Autobahn), có thể xem là hiện đại nhất châu Âu. Đường phẳng lì, hai giải xuôi, ngược có phân cách ở giữa. Mỗi giải có it nhất 3 làn xe, những con đường quan trọng, huyết mạch A.I, Ạ.5 có tới 5 làn. Trên đường, ở những nới có các điểm cần chuyển làn, rẽ, cách vài ba trăm mét, có bảng điện tử chữ to ngày cũng như đêm rực sáng - thông báo chỉ dẫn , để lái xe dễ dàng nhận biết. Mặt đưòng kẻ nhiều vạch to, rõ - quy định cụ thể cho từng loại xe, tốc độ bắt buộc để đảm bảo an toàn giao thông. Vì chỉ cần lái xe hành động ẩu tả, vi phạm quy tắc giao thông - là gây ra tai nạn thảm khốc cho người và phương tiện đi sau. Ở Đức đã từng xẩy ra tai nạn trên xa lộ, cả chục chiếc xe đổ, chồng đống lên nhau làm nhiều người chết và bị thương, tắc nghẽn đoạn đường dài 50 Km, hàng nhiều tiếng đồng hồ.

 

Đường đến: Venise – Roma – Tháp ngiêng Pisa – Milano, sẽ đi qua Áo, vào miền bắc Ý.

Đoạn Berlin - Biên giới Áo, dài chừng hơn 600 cây số. Đến nay, sau khi thống nhất được 17 năm, miền Đông Đức (DDR) vẫn chưa  hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng mặc dù quốc gia Đức thống nhất đã chi hàng nghìn tỉ EURO cho công cuộc phục hưng đất nước. Con đường lớn xuyên quốc gia nối với khối EU ở phía tây - với đông Âu, chỉ còn một nút ngã tư tạo bởi hai con đường chạy từ Bắc xuôi về nam (sang Áo) và Tây - Đông - sang Tiệp (cũ) - vẫn chưa làm xong. Ngồi trên chiếc xe du lịch 50 chỗ, trang bị hiện đại (có cả buồng WC, Tivi, quầy Bar trên xe), ghế êm rộng thoáng , cộng với tay lái lành nghề thường xuyên đưa lữ khách du lịch , 24 du khách không mệt mỏi dù có nhiều người gia và trẻ em. Không có ai nôn oẹ - điều hoàn toàn khác so với những chuyến xe không phải của hãng  chuyên chở khách du lịch thực hiện. Đó là công của hai ''tay lái lụa''. Họ đi đều chân ga, không phanh gấp khiến không tạo ra sự thay đổi tốc độ làm chao đảo xe như con thuyền trên sóng nước - nguyên nhân dẫn đến say xe. Đường giao thông của Nước Đức không có gì để phàn nàn, chỉ có thể nói ngắn gọn: Tuyệt vời.

 

2- Xa lộ nước Áo

 

Qua cửa khẩu cũ (Áo - Đức) - giờ chỉ còn là khu nhà dùng làm kho bãi - lữ khách đi khoảng vài mươi phút sẽ đên thành phố Kristalwelten - Thế giới Pha lê. Du khách nghỉ tham quan khu chế tác và trưng bầy các sản phẩm làm từ Pha lê nổi tiếng thế giới. Từ xa dăm cây số, đã nhìn thấy qủa đồi cấu trúc như hình con Rái cá, cửa vào hầm trưng bầy là miệng chú Rái đang ngày đêm không ngừng tuôn nước. Hai con mắt chú Rái khổng lồ, to, rực sáng. Nếu đêm đến, cặp mắt kia sẽ  sinh động biết bao. Tuy ban ngày, mắt của con vật đã là điểm nhấn cho du khách.    

 

8 EU mua vé, nhét vé vào ổ kiểm tra, cửa tự động mở, du khách đi vào thế giới tối đêm, được ánh đèn mầu chiếu, tôn các sản phẩm bằng pha lê lên, khiến các con vật: Chim công, voi, ngựa, vẹt… - trưng bầy xung quanh - phản quang, rực rỡ mầu sắc. Sau 1 giờ chiêm ngưỡng, du khách ăn uống nhẹ rồi lên đường tiếp tục cuộc hành trình xuyên qua nước Áo.  

 

Áo là quốc gia có diện tích bằng hơn 1/5 và dân 1/10 so với Việt Nam. Thu nhập GDP hàng năm khoảng 30.000USD. Cả nước Ao nằm trên vùng cao nguyên dưới chân rặng Alpe. Con đường xuyên quốc gia này chạy theo hướng Bắc Nam, dài hơn 300 cây số. Xa lộ của Áo cũng hiện đại tương đương với Đức. Vì ở trên cao, rất nhiều đoạn  phải xây dựng hầm chui qua núi. Lại có đoạn, vì vách đá dựng đứng, không thể bạt núi, các nhà xậy dựng Áo cho làm đường theo một kiểu ‘’Chẳng giống ai’’: Một bên ghé, tựa  vào vách nuí, phía ngoài xây trụ bê tông đỡ. Trên đoạn đường này có chiếc cầu vượt dài gần 500 mét qua khe ở độ cao 384 mét - cao nhất chau Âu. Chúng ta nhớ lại: Hầm đèo Hải Vân sau khi lựa chọn thiết bị đào hầm của nhiều nước, các nhà tư vấn đã chọn dùng thiết bị đào núi của Áo.

 

Tuy ở trên cao nhưng đất hai bên đường hẻm nuí vẫn được dân Áo trồng trọt cây ăn qủa, chăn nuôi gia súc, bò cừu. Các làng xóm nằm chênh vênh trên sườn núi đồi, có đường ô tô và những đường  điện, khí đốt phục vụ  đầy đủ cho dân cư, đảm bảo sinh hoạt bình thường như mọi nơi. Hình ảnh thơ mộng về làng quê của Áo đã làm du khách thích thú!

Khung cảnh biên giới Áo – Ý,  các trạm kiểm soát trước đây - cũng na ná như ở Đức, Áo.

 

II - VÀO NỨƠC Ý!

 

Đường giao thông của Ý kém Đức về chiều rộng và độ phẳng  mặt đường. 2 giải, tối đa 3 làn xe. Bù lại, người Ý xây dựng đường giao thông chủ yếu đào hầm qua nuí. Trên đoạn đường mấy trăm cây số họ đào hàng trăm hầm. Họ không đào một hầm chung cho cả hai giải mà đào thành 2 hầm liến kề nhau, khoảng cách của 2 hầm chính là một trụ đở rất tốt. Cấu trúc như vậy sẽ có hai cái lợi: Khi bi sư cố bên này không ảnh hưởng bên kia, quy mô đưởng hầm không qúa lớn, dễ thi công hơn.

 

Suốt chặng đường gần 400 km, nằm giửa thung lũng, hai bên núi đá be thành: Khoảnh đất chiếu ngang chừng dăm cây số được trồng cây công nghiệp như Hốt bố (làm men bia), ô liu (làm dầu ăn...). Cây ăn qủa nhiều nhất là táo, lê, mận... Do có kinh nghiệm đi nhiều lần, người lái cố ý dừng xe cho du khách xuống ngắm vườn cậy, chụp ảnh. Chẳng ai bảo ai, mỗi người tiến đến hái một vài qủa táo, lê làm qùa rồi ăn ''tươi''. Bây giờ du khách mới nhận ra: Trong các của hàng hoa qủa ở Đức thường có các khay nhựa trọng lượng 1 ki lô, chứa 6 qủa táo mầu vàng hoặc tía, bọc nilon trong suốt. Táo ngon tuyệt: Ăn vừa giòn, vừa ngọt - sản phẩm này chính là của Ý!

 

Khởi hành từ Berlin lúc 5 giờ, bậy giờ đã 23 giờ - nghĩa là đã qua 18 giờ đi trên đường - vượt qua gần 1500 km, từ lái xe đến du khách đều thấm mệt. Chúng tôi vào một khách sạn ‘’Làng’’ nghỉ đêm. Gọi là của Làng nhưng sang không hề kém KS của đô thị vừa… Hướng dẫn viên nhắc mọi người đúng 7 giờ sáng mai dậy ăn sáng để 8 giờ đi Venise (tiếng Ý gọi là Venezia) – thành phố trên biển, địa danh nổi tiếng như cồn trên khắp thế giới!

Khu vực này là đồng bằng không có núi non. Hai bên đường cánh đồng ngô và cây lương thực xanh rì biểu hiện sự trù phú . 11 giờ tới bến cảng, du khách mua vé xuống ca nô - thuyền nhỏ - ra đảo.

 

Kênh đào rộng tới 70 mét. ‘’Đò’’ chạy trên sông tốc đột vừa phải để du khách ngồi trên boong có thời gian chiêm ngưỡng đất nước tươi đẹp. Ca nô chứa chừng 50 khách. Hai bên bờ là phố xá xầm uất. Một chiếc cầu Vòm, rất đồ sộ bắc qua sông - kênh: Tên là Cầu Thương mại. Trông một chiều, nó hao hao giống như Cầu Chùa Hội An. Nhưng đi trên, ở giữa là lối đi, hai bên bố trì cửa hàng mua bán. Cầu được xây dựng từ thế kỉ 16, thế kỉ 18 được trùng tu, tồn tại đến nay..

 

Bỗng loa  gắn trên vách đò vang lên bài Xan ta lu xia với giọng ca của Robettino - giọng ca đã đi vào lịch sử âm nhạc Ý cách đây hơn 40 năm của thế kỉ trước.  Rồi tiếp theo bản độc tấu kèn Xắc xô phôn bài Trở về Su ri en to. Ngành Du lịch Ý biết khai thác những gía trị cổ, cũ để thu hút khách. Ở Việt Nam thời kì đầu những năm sắu mươi của Thế kỉ 20 - thế hệ bây giờ, 60 - 70 tuổi ở đô thị, trong giới học sinh sinh viên - ai cũng biết tiếng chàng ca sĩ  Robettno. Không, phải gọi Robettino là Cậu chàn mới đúng, vì lúc nổi tiếng mới 14 tuổi. Giọng cậu thu vào một đĩa nhạc gồm gần chục bài ca ngợi nước Ý. Đĩa nhạc đó được giới âm nhạc Việt Nam phát hành. Ngay lập tức thanh niên các đô thị biết đến Robettino, hát, thuộc những bài hát Trở về Suriento, Xanta Luxia, Mặt trời của tôi, Ave Maria… Các bài hát nổi tiếng đó đã tồn tại cùng những người yêu nhạc VN theo năm tháng. Có một lần tôi đọc được bài viết về Robettino trên mạng, nói rằng: Đĩa nhạc ra đời ít lâu, vì qúa ham chơi, choáng ngợp trước hào quang, chàng ca si lừng danh bị mất giọng… anh về lại điểm xuất phát với nghề cũ: Hát trong phòng trà… Bây giờ nghe giọng hát của anh, bất gíac tôi tự hỏi: Robettino, giờ đây ông ở đâu?

Tiếng Xắc xô phôn qúa điêu luyện, cộng với âm lượng của nhạc cụ bộ hơi, mà giới âm nhạc đặt cho nó biệt danh: Ngưòi đàn bà đẹp nhất trong dàn nhạc nhưng ‘’hơi bị’’… lẳng lơ, õng ẹo. Mặc thiên hạ nói gì, ‘’Người đẹp lẳng lơ’’ vẫn giữ vửng quan điểm: Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn… lại được các chàng trai tài năng trong vai trò nhạc công ưu ái, chăm bẵm (Như chàng Trần Mạnh Tuấn - cây độc tấu Xắc… khá nổi tiếng - của ta), Người đẹp Lẳng lơ đã chinh phục hàng triệu… triệu con tim trên khắp hành tinh. Bây giờ, trong khung cảnh thơ mộng trên sông - kênh, cộng hưởng cùng giọng của ‘’người đẹp lẳng lơ’’ khiến tôi không cưởng được nên hát theo lời Việt (không nhớ phỏng dịch là của Phạm Tuyên hay Hồ Bắc):

 

Biển hiền hòa lớp sóng đẹp bao la

Lòng ta xao động muôn ngàn câu ca

Ca đất nước thân yêu như mộng đời

Lưu luyến trong tâm hồn bao người

Nếu ta từ biệt chốn này đi xa

Khác chi là biệt li người yêu ta

Phải xa chốn quê hương đã nặng thề

Ai nỡ không mong ngày trở về…

Xin chớ quên tình ai

Để ta nhớ nhung trong lòng hoài

Trở về Suriento

Tháng ngày tôi mơ!

 

Tôi đã hát theo bản nhạc do nghệ sĩ độc tấu Xắc xô phôn, tiếng kèn thiết tha quyến rũ đến mê hồn. Tự hỏi: Không biết địa danh Suriento, Xanta Luxia ở đâu? Quay sang hỏi anh bạn trẻ hướng dẫn viên, song anh ta còn hòan toàn không biết về những bản nhạc lừng danh chứ đùng nói gì về xuất xứ, địa danh bản nhạc nói tới. Tuy vậy tôi vẫn cảm thấy, tin rằng Suriento, Xanta Luxia cũng ở gần đâu đây thôi…

Từ con sông lớn có các kênh rạch giao lưu với nhau, vuông góc cắt đổ ra giòng chính.

 

Cả hòn đảo Venezia, giao thông thủy xen lẫn đường phố và kênh rạch. Từ hai bên dẫy phố ngăn nhau bằng những con rạch nhỏ, có chiếc cầu xây cuốn cong, khiến Venezia thật xinh đẹp, hiền hòa, chẳng nơi nào trên thế giới có được.

 

Du khách đến quảng trường thánh San Marco to rộng có tháp chuông cao vút dùng luôn làm ngọn Hải đăng. Người ta nói rằng từ đây, nhà thám hiểm lừng danh Marco Polo xuống thuyền ra đi đến Trung Hoa, trở về, trước khi mất ông đã kể lại ‘’một phần nhỏ’’ những điều mắt thấy tai nghe ở các quốc gia châu Á… Chuyện của ông  qúa hấp dẫn, giống như thần thoại khiến nhiều người đương thời không tin, cho là Marco Polo… bịa.

 

Trên quảng trường đông nghịt người và… chim Câu. Cả góc sân quảng trường dầy đặc chim câu. Những chú chim ở đây bạo dạn, quen người đến kì lạ. Một người nào đó đặt vào tay tôi nắm hạt mạch, lập tức những con bồ câu phát hiện bay tới đậu trên tay rồi tranh nhau mổ ăn như không hề nghĩ đây là tay con người có thể chụp lấy chúng dễ dàng. Chim câu Ý khác hẳn chim câu của ta. Có lẽ nó bị ‘’Tần’’, rán, quay tràn lan, nên chúng sợ không dám quyến luyến dân Việt mìn

Hạt mạch hết chúng vỗ cánh bay đi tìm đến bàn tay khác…

 

Ngay sau đó, một cô gái vừa đưa lúa mạch - chìa tay. Tôi hiểu ý, đưa cho cô 2 EU. Cô ta lắc đầu, đành đưa 5 EU. Cô gái nhoẻn miệng cười nói cám ơn bằng tiếng Anh, không sõi. Đây là một cách ăn xin nhưng thật đáng yêu và lương thiện.

 

Ở thành phố này còn rất nhiều cửa hàng thời trang. Thời trang Ý được xem là loại có hạng trên thế giới. Đặc biệt rất nhiều cửa hàng bán mặt nạ, đủ các loại, các hình thù, mầu sắc. Đó là dụng cụ hàng năm dân Ý dùng trong ngày lễ hội gỉa trang.

4 giờ thăm Venezia chỉ là cữơi ngựa xem hoa, nhưng chặng đường còn dài, chúng tôi ăn trưa rồi tức tốc lên đường đi Roma - thành phố cổ của châu Âu, kinh đô của đế quốc La mã. Ở Roma, có 3 điểm nhất định du khách phải đến: Đấu trường Coloseum, thành cổ La Mã, Vương quốc Vatican.

 

Coloseum do hàng chục triệu người trên khắm thế giới năm qua đã bầu chọn, là 1 trong 7 kì quan của thế giới hôm nay. Sử sách Ý ghi lại: Nơi đây, dưới thời ‘’Nero bạo chúa’’, đã cho xây dựng làm đấ trường rồi cho các võ sĩ gíac đấu (vơí người và với ác thú). Ông ta ngồi trên khán đài xem, xung quanh ông là những hàng ghế dành cho qúy tộc, quan lại và thương gia giầu có. Nếu võ sĩ đấu xong, Nero  nắm tay thò ngón cái chúc xuống, võ sĩ giác đấu sẽ bi giết, cón ngón cái  ngỏng lên trên, võ sĩ được sống và nhận thưởng. Cách đây gần 2000 năm, người dân La Mã đã có thể xây dựng được công trình to lớn, vĩ đại như Coloseum thật kì diệu (hình góc phía nam của Coloseum):

 

Từ Đấu trường Coloseum nối với thành cổ La Mã bằng con đường lên dốc, xuống dốc. Cả khu vực rộng lớn được khai quật giữ nguyên trạng. Lăng tẩm, đền đài cột đá chỉ còn vương vải đó đây. Điển hình còn hàng cột của đền thờ Panthenon…

 

Du khách từ đây cứ đi thẳng sẽ tới nước nguồn Trivoli. Theo sử Ý, nguồn nước này được cư dân thành La Mã cổ khởi thủy, dẫn từ trên ngọn núi cao cách Roma mấy chục cây số, rất tinh khiết, giờ đổ chảy xuống hồ nhân tạo trung tâm thành phố để du khách ngắm nhìn.

Cuối cùng chúng tôi cũng đến được Vương quốc Vatican.

 

Vương quốc này rộng hơn 2 cây số vuông với 800 dân cư cùng 2000 nhân viên từ quốc gia Ý và các quốc gia khác đến đây làm việc. Ngăn cách hai quốc gia Ý - Vatican làm biên giới (hình vòng tròn), là một vạch sơn trắng rộng chừng 20 phân, chạy viền xung quanh 4 hàng cột bê tông gỉa đá hoa cương đường kính mỗi cột gần 2 mét làm vai trò hàng rào. Vì là nước Chúa nên không bị ngăn cấm, ai đến cũng được. Trên quảng trường đông nghịt. Có cả những người râu cằm rậm rịt, đầu quấn khăn, cứ xem cách trang phục truyền thống, tôi đoán đó là người theo đạo Hồi hoặc Ấn độ gíao.

 

Ngôi nhà nhô lên phía sau hàng cột là nơi gíao hoàng nghỉ ngơi và làm việc. Ở cánh cửa áp cuối của tầng thứ hai (từ trên xuống) nếu mở, là lúc Đức Giáo hoàng đang hiện diện ở tòa thánh, cửa sổ đóng, Ngài đi vắng. Văn phòng của chính phủ Vatican nằm ở toà nhà đối diện bên hông phải. Còn tòa nhà mái vòm ở chếch sang trắi là nơi hội họp, phục dịch việc bầu chọn Đức gíao hoàng. Khi thấy làn khói trắng từ trên đỉnh nhà bốc lên trời, dân cư của vương quốc biết tòa thánh đã chọn được Đức Gíao Hoàng mới!

Binh lính của vương quốc chỉ vẻn vẹn hơn trăm người, được phân thành nhiều đội, sắc phục của các đội viên theo nhiều mẫu khác nhau căn cứ theo yêu cầu công việc. Riêng quần áo đội bảo vệ đại bản doanh rất đặc biệt với 2 mầu: Hồng, Xanh da trời, mũ Đen. Mầu sắc của binh phục này do viên đội trưởng đầu tiên của đội bảo vệ khi thành lập nghĩ ra, đén giờ, chính phủ Vatican vẫn cho binh lính dùng sắc phục này (ảnh dưới):  

 

(H.11 - Lính canh Vatican -số 10…458 yz)

 

Du khách được vào nhà thờ thánh Petro, xem những bức hoạ, tượng điêu khắc của các danh họa bậc thầy thế giới… Tuy sau cả ngày đi bộ, nghỉ một đem. Sáng hôm sau không ai trễ hẹn. Bus lăn bánh đúng giờ, đưa chúng tôi tới thăm tháp ngiêng Pisa.

 

Trước khi đến Pisa, mọi người được ra bãi biển Gehova tắm. Hướng dẫn viên không điều tra trước nên đường đi phải vượt qua dẫy núi cao hơn 500 mét. Đường nhỏ  chỉ dành cho xe du lịch 4-8 chỗ. Đằng này chiếc xe 50 chô dài (lẽ ra phải đường vòng xa), qua các dốc, cua gấp, có cua suýt tông vào thành xe từ trên xuống khiến người ngồi trên ‘’tá hỏa tam tinh’’. Mấy chị, mấy chắu sợ phải bò thụp xuống sàn xe. (Lúc về 4 người không dám tiếp tục đi Bus, phải đi tầu hỏa ).

 

Bãi biển ở đây không đẹp bằng Vịnh Hạ Long của ta, bù lại: Nước biển rất trong, xanh, sạch sẽ, độ mặn hơn so với Hạ Long, rất thích hợp cho bơi, tắm. Trên bờ biển, các cửa hàng ăn nhanh, các khách sạn lớn bán thức ăn sản phẩm biển: Ngon, rẻ hơn bất cứ nơi nào trên nước Ý mà chúng tôi đã đi qua… Nghỉ ngơi ít phút ăn uống rồi lên xe, chạy chừng 2 giờ nữa đã tới tháp ngiêng.

 

Thật qúai qủy: Người lái xe có máy dẫn đường, đã từng lái hàng trăm chuyến đi thăm khắp châu Âu, mặc dù đã nhìn thấy ngọn tháp Pisa, khoảng cách mươi cây số, mà gần 4 giờ đồng hồ mới vào được đến nơi. Lỗi này thuộc về nghành Du lịch và cách chỉ dẫn đường đi của giao thông địa phương.

 

Theo sử liệu, Galilé người địa phương này. Chuyện về ông rất nhiều, trong đó nổi bật là chuyện ông phát minh và tuyên bố: Trái đất không phải đứng nguyên - như lời kinh thánh - mà thực chất trái đất quay xung quanh trục của mình. Các giáo sĩ cực đoan thời trung cổ cho rằng lời tuyên bố kia ngược với gíao lí, có hại… họ quyết định thiêu sống Galilé. Tới phút chót, viên quan tòa yêu cầu: Nếu ông cải chính lời của mình sẽ tha. Đứng trước cái chết, nhà khoa học lừng danh đành ‘’chịu thiệt’’ bằng cách cải chính lời tuyên bố trước đây, các ‘’Gíam trảm’’ tháo xiềng cho Galilé xuống đài... Khi bước khỏi giàn hỏa thiêu ông ngẩng đầu nói: Dù sao thì trái đất vẫn quay!

 

Hôm nay thời tiết xấu, mưa to, ảnh chụp không đẹp, tuy thế cũng ghi được Pisa vào khuôn hình:

 

Trời mưa tầm tã, to, dai - như mưa bên ta, (khác hẳn bên Đức, ít có trận mưa nào to như thế). Người nào người ấy đều ướt. Buổi sáng nắng to, thế mà lúc này  đổ mưa. Những anh chàng da đen bắt thóp tâm trạng du khách, cầm từng bó ô chạy đến các nhóm người đang so ro trên quảng trường dứơi chân tháp - gạ bán. Không biết tiếng Ý, tôi làm hiệu đếm tiền (…), anh chàng kia dơ 3 lần năm ngón tay - đó là cách trả lời hữu hiệu mà ai cũng nhận ra: Gía 15EU/chiếc ô, trong khi loại này bên Đức chỉ gía 3EU. Cả đoàn không ai mua, chịu khó núp vào mái hiên chờ ngớt mưa chạy ù ra xe: ‘’tội gì mất 15 EU rồi vất bỏ’’ - ai cũng đồng tình với tuyên bố vẻ dứt khoát của một chị vốn là chủ cửa hàng bán sản phẩm của Trung Quốc trong Dong xuan Mark bên Đức. !

 

Du khách lại đi tiếp thăm Milano là thành phố lớn thứ 2 của nước Ý.

Ở quảng trường trung tâm có nhà thơ lớn diện tích mặt bằng 10.000 mét vuông. Nhà thờ này rông, to hơn nhà thờ Köln ở Đức nhưng thấp hơn. Phía đối diện là Hành lang thương mại lớn nhất châu Âu, cao 4 tầng. Bên trong rất nhiều cửa hàng thời trang. Sản phẩm của các nhà tạo mốt danh tiếng thế giới đều được trưng bầy tại đây. Du khách ùa vào đi mỏi chân nhưng chỉ ‘’dán mũi vào tủ kính’’ chứ ‘’không dám’’… vào thăm các gian trưng bầy.

 

Đang lang thang, chợt thấy khoảnh sân ở giữa hành lang chính nhộn nhịp, tiếng đàn Piano nổi lên. Đoàn người vây xung quanh. Trên chiếc bục kê cao có cô gái đang say sưa chơi đàn. Đồi diện là ông gìa phụ giúp tìm bản nhạc đặt lên gía nhạc cho nhạc công. Trên tấm biển đặt ở trước mặt, sau lưng hai người - nổi lên giòng chữ: Công xec to in Galeri .

 

Cô gái chơi xong bản nhạc đứng dậy cúi chào, khán giả vỗ tay vang dội. Một người đàn bà có tuổi tiến đến nói gì đó… cô gái lại ngồi vào đàn… Dứt bài, tranh thủ, tôi cũng bắt chước tiến đến đề nghi. Không biết tiếng Ý, tôi xướng âm bài Guitar Romana. Cô gái hiểu ý gật đầu, không để nhạc công đề nghi, ông gìa rút ra ngay bản nhạc đặt lên gía, cô gái tiếp tục chơi say sưa. Chợt có một cặp nam nữ nhún nhẩy, tiến ra khoảng trống ở giữa. Cô nhạc công bốc lên, cây dương cầm làm mưa làm gió… rồi hai… không 4 cặp tiến ra sàn nhẩy theo điệu  nhạc của bài Mối Tình Ghi Ta. Ngay sau đó gần chục cặp khác tiến tiếp tục vào... Dân Ý cũng như dân châu Âu Khác: Hễ thấy nhạc nhẩy nổi lên là họ hăng hái, vui vẻ tham gia, cứ như đó là thói quen trong sinh hoạt thường ngày…

 

III - PHONG CÁCH Ý ĐẠI LỢI!  

 

Hơn 1 giờ dạo trong hành lang (thực chất là 6 hành lang), du khách khát, đói, rủ nhau vào cửa hàng Café Mc Donald’’s. Cứ tưởng ở đây rất đắt, ai ngờ lại rẻ, rẻ hơn cả các siêu thi (center) bên Đức. Tôi đã đọc được một bài báo, thì ra: Mc… không được dân Ý hoan nghênh. Trong khi một cửa hàng loại này lần đầu tiên khai trương ở các nước khác (Nga, Trung quốc chẳng hạn), dân chúng xếp hàng dài dài để thưởng thức món ăn của Mỹ. Ngược lại, dân Ý tìm mọi cách tẩy chay. Họ có vẻ’’Bảo thủ’’ đến cực đoan, cho rằng đó là món ăn của dân’’Cao bồi’’, lập quốc được vài trăm năm,  không thể ngự trị trên đất nước có nhiều nghìn năm, không ngon bằng món ăn - của họ... Thực mục sở thi: Café Mc Donald’’s ở hành lang thương mại Milano là một chứng minh!

 

Ý - quê hương, xứ sở của Pizza, Spagetti (mì ống), cà phê Capuchino… Thế nhưng  tôi vẫn cảm thấy những thứ này ở Đức nấu, pha ngon hơn. Có thể nơi vào là những quán bình dân, đồ ăn bán cho khách vãng lai, cho khách bình dân nên chất lượng như vậy chăng? Nghĩ lại thấy không đúng: Bình dân gì mà một xuất ăn đứng, họ thu tới 14 EU, trong khi đi bất cứ nơi nào trên nước Đức, xuất ăn này chỉ đáng 3 EU - lại thơm, ngon hơn hẳn!

Có điều này thì rất rõ: Würt (giò) của Ý - mà không chỉ riêng Ý - không thể nào sánh được với sản phẩm cùng loại của Đức.

 

Tất cả đều theo thói quen, khẩu vi của dân sở tại. Dân các nước nghe tiếng vịt Bắc Kinh, cứ đến Bắc Kinh sẽ được ăn vịt tưởng ngon thế nà Ai ngờ khi ăn thử, nuốt không trôi, bởi lớp mỡ dưới da vịt quay ‘’dối’’, còn nguyên, ăn qúa ngậy, gây. Ngâm tẩm gia vị không át được mùi gây, tanh của giống vịt. Vịt quay tại Bắc Kinh, tôi cho rằng  không ngon bằng Vịt quay trong các nhà hàng Trung hoa ở Đức.

Món ăn chính Ý cũng vậy.

 

Không chỉ hàng hóa của Mỹ, ngay cả đến hàng hóa của Nhật, Đức… nổi tiếng khắp thế giới xem ra thâm nhập vào Ý cũng dè dặt.  Hai bên hè phố đậu dầy đặc ô tô, xe máy, tìm một chiếc ô tô Đức, Nhật không dễ. Hình như chỉ thấy toàn là xe Ý với các nhãn hiệu: Fiat, Alpha Romeo… Đặc biệt xe máy thì có thể nói, hầu như chỉ có hiệu Vespa vơí các kiểu dáng từ cổ cho đến hiện đại.

 

Dân Roma cũng rất giống dân Hà nội, Sài gòn. Xử dụng thông dụng phương tiện đi lại bằng xe máy. Bới vì Roma là thành phố cổ, khu vực trung tâm cổ xưa, đường nhỏ hẹp như Hà nội, nhàcửa đa số 3 - 5 tầng. Ăn mặc, sinh hoạt cũng vậy: Giản dị, bình dân. Vào một quán ăn ở Roma, tôi có cảm tưởng như vào khu ăn uống hàng Buồm ở Hà nội nhưng đắt ‘’khét lẹt’’.

 

Người Ý phần nhiều tóc đen (nhất là phụ nữ), tầm thước rất giống dân châu Á. Vào cửa hàng quân áo may sẵn mới rõ: Đa số các cỡ cho đàn ông cao từ 1, 6 - 1,75. Đàn bà: 1,5 - 1,65. Tuy là nước ‘’đẻ’’ ra các loại Mode, Thời trang nhưng dân cư ăn mặc rất phóng khoáng, không câu nệ. Du khách có thể bắt gặp những tay chơi vận Comple, thắt cravat nhưng lại cưỡi xe máy Vespa, Serie không phải mới nhất - chạy thong dong trên đường phố. Dân Ý dường như có ý thức bảo vệ truyền thống, gía trị hàng hóa - văn hóa Ý cao hơn các dân tộc khác...  

 

Biết tin tôi sắp đi du lịch Ý, ông bạn gìa chúc mừng nhưng dặn: Đến Ý ông chớ có  làm hiệu Okê bằng cách dùng hai ngón tay cái - trỏ, tạo ra vòng tròn như dân Mỹ. Tôi ngạc nhiên, bạn giải thích: Đó là một cách miệt thị đối tượng vì hành động này gắn với một truyền thyết từ ngàn đời… Xuống địa ngục! Nếu muốn, bạn phải nắm tay lại, thò ra ngón cái hướng lên trên. Họ làm theo ‘’Nero bạo chúa’’ - Đó là hành động thể hiện sự vui, ca ngợi, hài lòng…

 

Đây mới chỉ là miền trung nước Ý. Còn nếu muốn thưởng ngoạn tòan din - Italia, phai đi tiêp xuống cực Nam, nơi có hòn đảo Sizilien (Si xin), thăm Parlemo. Người Việt đã từng được xem bộ phim truyền hình nổi tiếng của các nhà điện ảnh Ý: Một mình chống lại Mafia. Bộ phim dựa vào câu chuyện có thật xẩy ra ở  Parlemo. Cách đây hơn chục năm, bọn Mafia địa phương đã ngang nhiên bắn chết ông thị trưởng ngay trên quảng trường thành phố Parlemo - thủ phủ của hòn đảo lừng danh thế giơí, nơi xuất xứ của Mafia Ý. Nhìn trên bản đồ, nước Ý giống như chiếc ủng cao cổ của qúy công nương. Ngay bên dưới chiếc ủng có một hình giống như hòn sỏi sắp bị chiếc bàn chân đi ủng kia dẫm nát hay xúc văng đi. ‘’Hòn sỏi’’ - chính là đảo Sizilien. Liệu có phải, hòn đảo này bị sát nhập vào Ý khiến nhân dân địa phương không phục nên cố tình phản ứng bằng thành lập tổ chức phản kháng, viết tắt MAFIA. Lúc mới ra đời Mafia là tổ chức chân chính... Nhưng sau đó ngày càng biến chất, bây giờ MAFIA trở thành tổ chức tội phạm khiền nhân loại ghê tởm!

 

Nhưng thôi, chúng ta sẽ đến thăm vùng cực nam nước Ý đầy huyền thoại bằng một chuyến đi khác…

 

IV - VĂN HÓA DU LỊCH

 

Thế là 6 ngày 5 đêm dạo trên nước Ý đã kết thúc. Du khách ra về mang theo cả niềm vui và nỗi buồn. Điển hình có ông bạn gia không vui. Ông đi một mình, vào sáng hôm thứ tư, cả đoàn đi ăn sáng, thấy thần sắc ông qúa kém: Da dẻ bạc phếch, phờ phạc… tôi hỏi, ông than phiền: 3 đêm nay tôi không ngủ được vì tay hướng dân viên xêp một ông khách ngủ cùng, ngáy ‘’như trâu’’. Tôi đã đề nghi… anh ta không xếp cho ông khách kia phòng một người (mà anh ta dành khư khư cho mình). Tôi đến tận buồng đề nghị, gã hường dẫn viên nắm cổ áo đẩy ra, suýt ngã gục. Ông gìa 65 tuổi đành chịu thua tay thanh niên chưa bằng tuôi con mình xử sự vô lễ. Đi du lịch mà như đi đầy. Tiền mất, tật mang, lại bực mình. Liệu đây có phải trường hợp hi hữu của cái gọi là công ti Du lịch Việt Nam ở ngoài này không? Đâu rồi tinh thần Du lịch của người thanh niên Việt làm nghề Hướng dẫn Du lịch, đuợc tổ chức du lịch thế giơi chọn là Hường dẫn viên Du lịch Việt Nam gỉo nhât thế giới trong năm 2006?

 

Ông bạn gìa mỉm cười tự trả lời: Các công ty làm du lịch ở ngoài này lấy đâu ra hường dẫn viên du lịch - dù chỉ bằng 1 phần 5 anh thanh niên Việt kia. Nói đoạn ông ngâm nga bài thơ tự sáng tác, nhại lại bài của cụ Tú Xương (*):

 

Có Tuor nào như Tuor này không ?

Hả, chủ Tuor - Công Ti Biển Đông

Nhân viên vô lễ: Thộp cổ khách

Giám đốc thu tiền - coi như không

Mấy ngày đi mệt, đêm thức trắng

Ba đêm nghe gáy cùng Trâu ‘’Gầm’’

Du lịch mà như đi đầy ải

Có Tuoe nào như Tuoe này không?

 

Nghe bạn gìa đồng hành kể xong, tôi tin vì cũng đã chứng kiến vài ba hành vi của Hướng dẫn viên Hà... Tôi bỗng nhớ tới bài báo của một tác gỉa ‘’nặng lòng với Du lịch Việt Nam’’ đăng trên tờ báo điện tử có cái tít rất ấn tượng: Du khách đến Việt Nam - Một đi không trở lại! Bài báo nói ngành Du lịch Việt Nam không biết cách thu hút khách, giữ chân khách… Phải chăng các nhà qủan lý , những người làm kinh doanh Du lịch của ta chưa có tầm vóc thế giới để hành nghề trong Ngành công nghiệp không khói? Một ngành mới mẻ, đầu tư vừa phải nhưng lại thu lợi cao. Bài báo, cái Tit, và phóng sự này hi vọng góp phần giúp thêm kinh nghiêm cho những người Việt Nam đang ‘’tấp tểnh’’ làm Du lịch!

  

Gía không có chuyện đáng tiếc kia, chuyến đi Ý của ông L sẽ vui hơn.

Gía lịch trình được vạch ra khoa học, vì du khách - bỏ qua những công trình thường, tập trung vào những công trình nổi danh… chắc du khách sẽ còn vui lòng hơn.

Các du khách chuyến sau sẽ yên tâm, trở lại cùng Biển Đông đi tiếp Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha

Và, nếu như… nếu như… thì - Công ty Du lịch Biển Đông (EAST SEA) cũng có thể xứng đáng nhận một điểm Son trong Tuor đi Ý này!

 

Berlin 30.08.2007

 

(*) Bài thơ của cụ Tú Xương, nguyên văn mấy câu đầu như sau:

Có đất nào như đất ấy không

Phố phường tiếp giáp với bờ sông

Nhà kia lỗi,phép - Con khinh bố

Mụ nọ chanh chua - Vợ chửi chồng

 

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 4109
Ngày đăng: 11.09.2005
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lên núi gặp đồng bằng - Huỳnh Kim
Đường về với Bác - Diệp Minh Châu
Trở lại nhà xưa - Trần Thanh Giao
Nhớ Về Thái Ngọc San :Đường đã rõ chân trần ta đi tới - Trần Kiêm Ðoàn
Không thể nào quên - Trần Thôi
PARIS mùa hè không có chiều thời gian - Lê Duy
Ra Phú Quốc - Hồ Hùng
5 Năm tới, VIỆT NAM sẽ phát triển theo CÁCH MỚI - Huỳnh Kim
Trên cao nguyên hóa đá - Hồ Tĩnh Tâm
Kiên Lương biển nhớ - Hồ Tĩnh Tâm
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)