Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
765
116.528.180
 
Nguyễn Trãi (TK 15) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (TK 16) có 30 bài thơ đồng tác giả ?
Nguyễn Văn Hoa

Đã từ khá lâu có nhiều người phát hiện ra các bản chép tay (truyền bản ) thấy có hiện tượng :

Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm có thơ giống nhau ,Ví dụ Đào Duy Anh ,Xuân Diệu , Ngô Đức Thọ , Trần Nghĩa , Bùi Văn Nguyên, Tạ NgọcLiễn ...

 

1- Số lượng bài thơ giống nhau :

Nhiều tư liệu đã so sánh kết quả khoảng hơn 30 bài thơ của HAI CỤ giống nhau ở nhiều cấp độ khác nhau.

 

2- Người lý giải sự giống nhau và khác nhau về thơ HAI CỤ :

Đó là ví dụ Đào Duy Anh ,Tạ Ngọc Liễn , Bùi Văn Nguyên, Xuân Diệu ...

 

3- Phương pháp phân biệt :

 

Đào Duy Anh có chú trọng đến quá trình sáng tác thơ của Hai Cụ . Tạ Ngọc Liễn thì chọn phương pháp phân tích từng bài thơ cụ thể ( tư tưởng triết học , chủ đề tư tưởng của bài thơ cụ thể đó ) , đặt nó bên cạnh các bài thơ khác xem có " đồng đội " không và để rút ra là thuộc Ô THƠ của Cụ Nào?( TCNCHN 2002 số 4(53) trang 45-46)

 

Bùi Văn Nguyên còn thống kê chi tiết hơn 30 bài trùng nhau trong hai cuốn sách ( Thơ Văn Nguyễn Bình Khiêm ( Bạch vân quốc ngữ thi , Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1989 và cuốn Thơ Quốc âm Nguyễn Trãi Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 1994 ). Tác giả chỉ ra từng câu từng chữ , từng dòng từng bài giống nhau thế nào và có ý kiến cá nhân rất rõ ràng . ví dụ : " Theo lẽ phải thường tình ,Nguyễn Trãi ở thế kỷ 15 không thể có thơ trùng với Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thế kỷ 16 được mà chỉ có ngược lại..." ;ví dụ có những câu giống nhau như sau :

 

Phơ phơ đầu bạc ông câu cá

hoặc

Khó khăn phải luỵ đến thê nhi

hoặc

Lấy khi phú quý đắp cơ hàn ...

 

Bùi Văn Nguyên có nhắc đến sự nhầm lẫn thơ của HAI CỤ do ngườì đời sau khi chép " truyền bản " .Có tác giả còn dùng phương pháp THI PHÁP HỌC để hy vọng tìm ra sự khác nhau thơ HAI CỤ.

 

4- Mấy suy nghĩ khởi đầu :

 

Tôi đã đọc nhiều lần các bài viết của các tác giả trên , và có mấy thiển kiến ban đầu của góc nhìn " ếch ngồi đáy giếng "của người yêu thơ HAI CỤ NHÀ TA ( Nguyễn Trãi /Nguyễn Bình Khiêm ).

 

Các phương pháp trên chỉ thích ứng với các" NHÀ CHUYÊN MÔN " về Ngữ âm hoặc cổ văn hoặc Hán Nôm , còn chỉ là một độc giả không có chuyên môn về ngữ âm hoặc cổ văn / Hán Nôm thì rất khó áp dung các phương pháp trên. Ví dụ chỉ hai chữ " Song viết/ Song nhật/suông nhạt/ hay Rong Vat..." của CÁC CÂY ĐẠI THỤ ví dụ như Đào Duy Anh, Bùi Văn Nguyên ,Vũ Văn Kính, Nguyễn Tài Cẩn... trong khi cố gắng giải mã 2 chữ này trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thế mà đến nay vẫn còn bỏ ngỏ ...

 

Suy rộng ra khi đọc bất kỳ một bài thơ nào đó có nhất thiết phải gắn với tư tưởng triết học , nội dung tư tưởng hoặc lý lịch của tác giả rất cụ thể? , hay là độc giả chỉ cảm thụ cái " thần " của bài thơ và qua đó mà rung động xao xuyến ? Có nhất thiết phải biết - Nguyễn Trãi thì phò Lê Lợi  đánh đuổi giặc Minh còn Nguyễn Bình Khiêm thì lại đi phù Mạc Đăng Dung , khi chúng ta đang đọc thơ của Hai Cụ không ? Những cái "ngoài thơ", dễ làm "triệt tiêu "cảm hứng khi chúng ta đọc thơ của Hai Cụ?

 

Nếu chỉ căn cứ vào các bản chép tay của thế hệ trước mà thường "tam sao thất bản" ( Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc( 1442) , sau 25 năm Nguyễn Trãi được minh oan và mãi 56 năm sau ( 1480)Trần Khắc Kiêm mới sưu tầm lại di cảo của Nguyễn Trãi ? và sau 426 năm (1868 ) Dương Bá Cung ( đời nhà Nguyễn ) mới làm Ức Trai di tập . Ai phái có gan to lắm mới dám chứa chấp " thơ " của người bị tru di tam tộc !? Chắc là Trần Khắc Kiêm(đời Lê) trong qua trình sưu tầm di cảo thơ Nguyễn Trãi , ông đã ghi lại ký ức của nhiều nhà nho còn thuộc thơ Nguyễn Trãi , mà đã thuộc cũng khó mà chính xác được !

 

Nguyễn Trãi mất 59 năm thì Nguyễn Bỉnh Khiêm ra đời . Di cảo Nguyễn Trãi do Trần Khắc Kiêm hoàn thành, thì sau 11 năm ( 1491) Nguyễn Bỉnh Khiêm ra đời .

 

Nguyễn Bình Khiêm lại còn có nhiều câu Sấm " CHÍNH TRỊ " , gia đình nào đó qua hàng trăm năm binh lửa ( Cụ lại phò Mạc Đăng Dung ) giả dụ lưu giữ tác phẩm của Cụ liệu có nguy hiểm không ?

 

Thật quý hoá , Hiện nay tác phẩm của Hai Cụ được lưu giữ ở các thư viên lớn ví dụ :

 

Thơ Nguyễn Trãi có ký hiệu: TVKHXH A139, Quyển bẩy ( VII-7) VH23 ; TVQG R463,464; Kho sách Viện HN :NV7 ( bản 1886 Duong Bá Cung) hoặc theo Paul Schneider thì có bản (1868 )Ab 309 ở Viễn Đông Bác cổ Pháp

 

Thơ Nguyễn Bình Khiêm có ký hiệu TVKHXH A1350, TVQG Q1813 R2017, Viện HN AB 635

Giả dụ nếu ai đó vận dụng các phương pháp khoa học để phân biệt được thơ 30 bài thơ giống nhau của Hai Cụ , bài nào của Nguyễn Trãi thế kỷ 15 , thơ nào của Nguyễn Bình Khiêm thế kỷ 16 thì là phương án tốt nhất !

 

Còn không chúng tôi đành " an phận " với cách đọc của riêng mình , chỉ cần cái hay - cái hồn -  

cái thần của bài thơ cụ thể , còn của Cụ nào cũng được hoặc một nhà nho nào đó quá trình ' truyền bản " chép thơ Hai Cụ mà có "to gan lớn mật " mà " mạo danh Hai Cụ " đưa thơ mình vào , như kiểu " giả danh " tài giỏi như điệp viên lừng danh thế giới ví dụ như HAI TƯỚNG Phạm Xuân Ẩn hoặc Vũ Ngọc Nhạ thì độc giả chúng ta "người trần mắt thịt "cũng đành "chào thua ".

 

Theo tôi hơn 30 bài thơ " TỒN NGHI " CỦA Hai Cụ có thể xử lý theo các cách :

 

Cứ tiếp tục tái bản song song in ở hai cuốn sách của mỗi Cụ , để cho hậu thế tiếp tục tìm cách giải mã khoa học nhất.

 

Bóc tách ra không đưa vào cuốn sách nào của hai cụ , cách này không hay, vì làm vậy vì chỉ do " tồn nghi " sẽ loại bỏ mất di sản thơ quý giá của các bậc Tiền Nhân .

 

In riêng trên 30 bài " trùng tác giả này " nhiều cấp độ khác nhau , chính lả một thông điệp cần thiết đề tên cả Hai Cụ , để hậu thế biết là do thiên tai và địch hoạ mà công tác bảo tồn của người đi trước có nhiều khiếm khuyết , Qua đó nhắc nhở thế hệ sau cần chú trọng giữ gìn bản quyền tác giả?

 

Nhưng có lẽ cũng cần tiếp tục sưu tầm trong các tủ sách gia đình Việt Nam , thậm chí ở hải ngoại và sau đó có sự giám định khoa học của các chuyên gia đáng tin cậy , có phản biện rộng rãi , sau đó có kết luận rõ ràng và sẽ trả lại hơn 30 bài thơ này cho đúng tác giả . Và có thể cũng loại bỏ các bài thơ đã " mạo danh HAI CỤ "( nếu có )?.

 

5- Kết luận :

Về thơ HAI CỤ Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Kiêm đã được Phan Huy Chú( 1782-1840) đánh giá từ lâu .

 

Phan Huy Chú từng viết : " Ức trai thi tập , 3 quyển , Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm biên tập , lời thơ hoà nhã trung hậu . ông là nhà thơ nổi tiếng đầu đời Lê. Lời thơ chuyên chú về khí cách , không để ý gọt rũa... tình trí lâm ly, thật đáng là nhà thơ lớn , không nên bàn về từng chữ từng câu". Và Phan Huy Chú cũng đã bàn về thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm như sau : " 10 quyển , Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn ( Bạch vân am tập ) gồm một nghìn bài thơ , nói chung đều là thanh nhã hồn hậu , có ý thú tự nhiên ... lời lẽ khí phách phiêu dật , thấy rõ không có ý làm quan" ( sách tại TVKHXH A1350 và TVQG R1813 R2017); Lời nhân xét trên của Phan Huy Chú cũng giúp cho độc giả yêu thơ có khái niêm ban đầu về thơ Hai Cụ .

 

Tôi đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu các tác phẩm của Cụ Nguyễn Tài Cần ( ví dụ Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt , Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1997 hoặc Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt , Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội ,1979 hoăc trên TCNCHN : Khảo sát quá trình diễn biến của chữ Nôm thông qua mô hình ngữ âm của chữ. - 1984. - Tr.102-111 - Một vài suy nghĩ chung quanh vấn đề đọc Nôm, phiên Nôm. - 1985. - Số 1. - Tr.38-49 ...) . Tôi thấy phương pháp của cụ Nguyễn Tài Cẩn rất thích hợp , vì Cụ dùng phương pháp ngữ âm lịch sử , quy luật biến đổi phụ âm và vần , lập thành bảng thống kê tất cả các khả năng có thể có ( có khi có chữ có gần 100 khả năng ) , rồi loại trừ những trường hợp không thích hợp , cuối cùng tra từ điển xác định nghĩa cổ của từ còn lại , để đưa ra kết quả có khả năng nhất ( ví dụ Cụ đã tìm ra từ song nhật/song viết trong Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi là Rong Vat ).
Nhưng cách này với tôi tuy rất khoa học, nhưng e ngại mất quá nhiều thời gian tra cứu sách vở cổ .

 

Chỉ là độc giả yêu thơ , không phải chuyên gia ngữ âm hoăc văn tự cổ hoặc Hán Nôm , vì vậy ý kiến nông cạn của tôi cho người thưởng thức thơ là:

 

Giả dụ nếu là Thơ hay thì không nhất thiết cứ phải mất quá nhiều thời gian để truy tìm tác giả là ai!

Trên thực tế vẫn có Thơ Nôm khuyết danh nó vẫn tồn tại trong tâm thức của nhiều thế hệ độc giả Việt nam . Thậm chí dân gian còn nhầm lẫn tưởng đó là ca dao ,ví dụ thơ Bàng Bá Lân

 

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô tát/múc ánh trăng vàng đổ đi

 

Và nếu là "Người sáng tác thơ "có thơ sống mãi với Dân gian hơn là chỉ trơ ra có tên tác giả thơ mà không có thơ sống mãi với Dân gian ./.

Nguyễn Văn Hoa
Số lần đọc: 8356
Ngày đăng: 01.05.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ Hải, anh hùng hay lãng tử đa tình - Lê Vũ
Nhà thơ Lê Đạt đã ra đi - Trần Nhương
Đồng Hồ Một Kim - tập thơ của Phan Trung Thành - Nhiều Tác Giả
Vài nét về văn xuôi đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1975 - Nguyễn Thị Thu Trang
Quan niệm của một số cây bút văn xuôi cuối thế kỷ XIX - Cao Thị Hảo
Người kể chuyện thật như bịa, bịa như thật - Lê Mỹ Ý
“Trần Dần- Thơ”: Không thu hồi, phạt 15 triệu đồng - Nhiều Tác Giả
Thương nhớ nhà văn Nguyễn Khải - Triệu Xuân
“Bản toát yếu” THUYẾT DUNG THÔNG & ĐẠO LÀM NGƯỜI - Huy Dung
Nữ giới và tài hoa…Mặt ẩn văn hoá Huế - Trần Hạ Tháp
Cùng một tác giả
Bàn thiên Nam bộ (dân tộc học)
Vườn ổi ngự (truyện ngắn)
Tấm thiếp cưới (truyện ngắn)
Xóm NB ở cây số 6 (truyện ngắn)