Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
514
116.431.609
 
Thưa cùng Giáo sư Lê Thành Khôi
Hà văn Thùy

Bài Giáo sư Lê Thành Khôi đọc “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam gợi cho tôi những cảm nhận trái ngược. Một tấm lòng ưu ái của học giả lão thành với tài năng trẻ. Một tiếng nói của bậc trưởng thượng đầy quyền uy. Một ông Tây nhìn sử Việt dưới con mắt thiên kiến… Mấy năm trước tôi định viết bài thưa chuyện với giáo sư nhưng rồi lần lữa lại thôi bởi hy vọng lúc nào đó ông ngộ ra và rút lại một số ý kiến sai lầm, hoặc giả có nhà cao minh nào đó nói giúp… Nhưng hy vọng không thành. Chẳng những thế, nhiều website đăng lại bài viết một cách trang trong. Nếu chỉ vì sự tôn kính với tác giả thì không sao nhưng điều nguy hại là người ta tin vào những sai lầm được thuyết giảng. Vì vậy tôi buộc phải viết bài này.

 

Giáo sư Lê Thành Khôi viết:

Còn homo sapiens sapiens (người hiện nay) thì xuất hiện cách đây 40.000 năm ở Tây Á (Palestin, Syria) với nông nghiệp, du mục, đồ gốm và đá mài.

 

Đúng là từng có lúc tri thức loài người ghi nhận như vậy, đựa trên những bằng chứng khảo cổ học. Nhưng, như giáo sư từng nói “Sử học và nhất là khảo cổ học đi rất nhanh”, thông tin trên bị vượt qua lâu rồi! Ngày nay, người ta biết một cách chính xác toán học: Đợt đầu con người rời khỏi châu Phi đi về phương Tây 135.000 năm trước để rồi tất cả bị chết cóng trên đất Ixrael cách nay 90.000 năm. Đợt thứ 2 đi về phương Đông, đến Việt Nam 70.000 năm trước mà bằng chứng là bộ xương Liujiang có tuổi 68.000 năm trên đất Quảng Tây. Những người đến Tiểu Á mà giáo sư nhắc tới, chỉ là đợt di cư thứ 3 của loài người rời khỏi châu Phi. Cũng lúc này, một dòng người từ Việt Nam tràn lên phía bắc rồi sang châu Âu, hòa huyết với người vừa từ châu Phi sang, tạo nên tổ tiên người châu Âu hiện đại.

 

Chính phát kiến này của công nghệ gene đã làm thay đổi hoàn toàn lịch sử loài người. Nó xác nhận, Đông Nam Á với trung tâm Hòa Bình Việt Nam là cái nôi của văn minh nhân loại. Đồ đá mài và cả nông nghiệp của Mesopotamia cũng từ Hòa Bình Việt Nam chuyển tới!

 

Giáo sư viết:

Khoảng 3100 năm trước C.N. thì chữ viết ra đời gần như cùng một lúc ở Lưỡng Hà (Mésopotamie) và Ai Cập. Ở Trung Hoa thì chữ viết ra đời chậm hơn, vào khoảng 1500 năm tr. C.N

 

Ngay cả điều này cũng bị thực tế bỏ qua. Tại di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam, 6.900 năm trước đã có chữ khắc trên mai rùa, được mô tả “gợi nhớ tới chữ cổ nhất thời nhà Thương.” Đó là chưa kể tới tại di chỉ Bonfo 2, tỉnh Thiểm Tây, người ta tìm được văn bản trên bình cổ 12.000 tuổi! (1)  Thật khó tin: tất cả đều là sản phẩm của tộc Việt thuộc loại hình Australoid, bởi lẽ, người Hán, chủ nhân Trung Quốc hiện nay chỉ ra đời khoảng 4.600 năm trước!

 

Giáo sư Lê Thành Khôi viết:

thường thường nông nghiệp xuất hiện cùng với du mục, ở miền Lưỡng Hà cũng như ở lưu vực sông Hoàng Hà hay sông Vị

 

Xin phép cho tôi được nghi ngờ điều khẳng định thiếu sở cứ này. Nông nghiệp và du mục là hai phương thức sống trái ngược nên không thể xuất hiện cùng nhau. Du mục hay nông nghiệp không phải do con người lựa chọn mà là quy định của thiên nhiên. Đông Nam Á là đồng bằng sông nước nên không thể du mục. Chính nơi đây, do diều kiện thuận lợi nên nông nghiệp ra đời khoảng 20.000 năm trước. Trong khi đó, trên hoang mạc Mông Cổ phía Bắc Hoàng Hà chỉ có thể du mục. Phía nam Hoàng Hà với sông rạch lũ lụt hàng năm không thể du mục mà là thế giới của nông nghiệp, không lúa thì kê. Ngay cây kê cũng được người Việt đưa từ Đông Nam Á lên! Hậu duệ của nông nghiệp Hòa Bình là những hạt lúa 12.000 năm trước mà giáo sư trưng dẫn trong bài viết.

 

Trong khi đó, tại châu Âu và Tiểu Á, 10.000 năm cách nay băng hà mới tan, cỏ lên xanh, nghề du mục ra đời. Phải 3000 năm sau đó vùng Lưỡng Hà mới xuất hiện nghề nông. Chính nghề nông này cũng do người từ Đông Nam Á mang tới trên những chiếc thuyền Noar trong cơn đại hồng thủy 7500 năm trước!

 

Giáo sư viết:

Cho nên tôi không tin rằng du mục một đằng, nông nghiệp đằng khác đã đưa đến hai loại hình văn hoá khác biệt, một bên trọng động vì phải "thường xuyên di chuyển" (phương Tây) một bên trọng tĩnh vì phải "lo dựng một cuộc sống ổn định lâu dài" (phương Ðông).

 

Thưa giáo sư, nếu không phải niềm tin tôn giáo thì mọi sự tin tưởng phải dựa trên bằng cứ. Điều mà ông không tin lại chính là sự thực tồn tại suốt trong lịch sử nhân loại. Thực tế cho thấy hai phương thức sống khác nhau đã đưa tới hai bản chất văn hóa khác nhau. Du mục chẳng những trọng động mà công việc buộc người ta phải chinh phục, chiếm đoạt nhằm tranh giành đồng cỏ, bãi chăn, nguồn nước. Cuộc tranh giành sống còn. Trong khi đó dân nông nghiệp bị cột chặt vào ruộng đồng, nên chẳng những trọng tĩnh để xây dựng cuộc sống lâu dài mà còn nảy sinh yêu cầu hợp tác. Chính điều này làm nên bản sắc của văn hóa nông nghiệp. Không phải bỗng dưng mà con người gọi sự cấy trồng (culture) là văn hóa! Từ văn minh nông nghiệp ổn định, tĩnh tại, con người làm ra chữ viết mà kinh Dịch là cuốn sách tuyệt vời được ký tự bằng ký hiệu nhị phân, ngôn ngữ dùng cho máy tính ngày nay. Khai quật hồn cốt của văn minh nông nghiệp Việt cổ, giáo sư Kim Định phát hiện ra Việt Nho với nội dung Nhân chủ, Thái hòa, Tâm linh và Đạo Việt An vi.

 

Trong khi du mục Mông Cổ đem tới sự chinh phục chiếm đoạt từ Á sang Âu thì những bộ lạc du mục quanh Địa Trung Hải, sau bao cuộc xâm chiếm khốc liệt, tư tưởng du mục ngủ im qua Đêm trường Trung cổ đã trỗi dẫy trở thành những quốc gia công nghiệp, thương nghiệp chinh phục toàn thế giới. Trong tiểu thuyết Tôtem Sói, tác giả Khương Nhung mô tả rất rõ, mỗi lần quân Mông Cổ chiếm đóng Trung Quốc đều tiêm vào huyết quản dân tộc Hán dòng máu sói tranh giành, chiếm đoạt.

 

Giáo sư Lê Thành Khôi viết:

TNT (Trần Ngọc Thêm) dẫn một bài của Solheim viết từ 1971 trong đó Solheim đưa ra một số giả thuyết về tiền sử Ðông Nam Á châu. Bây giờ những giả thuyết đó đã bị bác bỏ. Không ai phủ nhận rằng bước đầu của văn minh loài người đã xuất phát ở Tây Á như tôi đã dẫn ở trên. Ở Ðông Á, văn hoá đồng của Ðông Sơn xuất hiện chậm hơn văn hoá đồng của người Hán, 1 thiên niên kỉ chậm hơn. Ðối với những tượng và mặt nạ bằng đồng không Hán tìm thấy ở Tứ Xuyên hay Giang Tây cũng chậm hơn từ 500 đến 700 năm (xem Yang Xiaoneng, sđd). Bây giờ không thể viết như Hà Thúc Cần (dẫn tr. 83) hay Hà Văn Tấn (dẫn tr. 85) rằng văn hoá Ðông Sơn đã ảnh hưởng Vân Nam, Quảng Tây và cả đất Sở.

 

Quả tình, tôi không hiểu mình phải nghĩ thế nào khi đọc những dòng trên? Giáo sư đáng kính của chúng ta thực sự không biết hay cố tình bưng tai bịt mắt trước sự thật?

 

Không ai bác bỏ được những cổ vật đồng, kể cả khuôn đúc đồng ở Hang Ma (Spirite Cave) vùng Non Nok Tha, Thái Lan do Solheim II phát hiện. Điều này đã được ông viết thành tiểu luận New Light On The Forgotten Past nổi tiếng. Cũng từ những phát hiện như vậy, Stephen Oppenheimer cho ra công trình Eden in the East làm chấn động nhân loại. Có điều lạ là vì sao giáo sư của chúng ta tin tuyệt đối vào sách của Yang Xiaoneng mà không tin giới khảo cổ Việt Nam? Phải chăng đó là sách được in bởi trường đại học danh tiếng thế giới? Nhưng chính các nhà khảo cổ mà giáo sư coi thường như Hà Văn Tấn đã tìm ra hiện vật đồng sớm nhất ở văn hóa Phùng Nguyên có niên đại 1850+/- 50 TCN, còn hiện vật đồng sớm nhất tìm thấy trên lưu vực Hoàng Hà thì muộn hơn nhiều, ít ra cũng vào thế kỷ XVI TCN  theo như lời dẫn của giáo sư … Bức tượng đồng bằng người thật và những mặt nạ đồng tìm thấy ở Vân Nam có niên đại xưa hơn rất nhiều nhưng bị người ta cố tình làm cho trẻ đi để cho vừa khuôn Đại Hán: hiện vật cuối đời Thương! Sách của Yang Xiaoneng chỉ là sự hợp thức hóa trò gian dối Tàu! Nhưng tới nay, người ta biết rành rẽ hơn: ngay những vật dụng đồng được cho là thuộc văn hóa Hán ấy cũng do người Việt đưa lên từ Đông Sơn. Thực tế di truyền học cho biết sự di cư của người Việt từ Hòa Bình lên khai thác Trung Nguyên 40.000 năm trước là bằng cứ cho thấy các vị Hà Thúc Cần, Hà Văn Tấn đã đúng! Chỉ có điều họ bị bậc trưởng thượng bài xích một cách bất công!

 

Giáo sư Lê Thành Khôi viết:

Tiện đây tôi muốn nói về "4000 năm văn hiến" của Việt Nam (tr.27). 4000 năm nghĩa từ -2000 đến bây giờ. Nếu tính có 18 vua Hùng trị vì từ -2000 đến -258 (lúc mất nước cho An Dương Vương) nghĩa là trong 1742 năm có 18 vua, mỗi vua trị vì gần 100 năm : ai tin được ? Theo Việt sử lược thì nước Văn Lang ra đời vào thời Trang Vương nhà Chu (696-681). Như thế còn có thể tin được vì mỗi vua Hùng trị vì hơn 20 năm. Tất cả các truyện về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân đều là huyền thoại tổ tiên ta bịa ra (cũng như người Hán bịa ra Tam Hoàng) để có một "lịch sử " gần xưa bằng Trung Hoa.

 

Những ý tưởng như vậy không mới, chúng nằm trong hệ ý thức Đại Hán của thiên triều và cũng là của tầng lớp trí thức Việt vong bản xuất hiện từ xa xưa… Người bình dân Việt không nghĩ vậy. Dù ai nói ngược nói xuôi, người dân quê Việt đời đời vẫn tin vào Thần Nông, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, tin vào 4.000 năm văn hiến! Khoa học nhân loại thế kỷ XXI đã ủng hộ lòng tin ấy khi phát hiện ra lịch sử 70.000 năm của người Việt trên đất Việt Nam và Á Đông.

 

Có thể dẫn ra nhiều nhiều nữa những bất cập của vị giáo sư danh tiếng. Nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy mệt mỏi vì một công việc khổ sai.

 

Những sai lầm trên không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của giáo sư Lê Thành Khôi. Đó là vận mệnh của nhà sử học. Sử học là khoa học ăn theo khảo cổ, nhân chủng, ngôn ngữ, xã hội học… Trong quãng đời 4-50 năm lao động, nhà sử học tích lũy biết bao  tri thức. Có điều, tri thức nơi bộ nhớ con người hay trong sách vở phần nhiều là kiến thức chết. Trong khi đó, tri thức cuộc đời luôn thay đổi. Không ai có thể lột xác để cho mình luôn luôn mới. Vì vậy, lẽ đương nhiên, những tri thức cũ, quan niệm cũ theo quán tính cứ tràn ra một cách vô tư, vô thức, trong đó có bao nhiêu điều đã thành lạc hậu. Phải chăng đó cũng là sự phản thùng của tri thức?

                                                           

Sài Gòn tháng 6. 2008

1.  Hà Văn Thùy. Bản thông điệp 12.000 năm của tổ tiên người Việt  vanchuongviet.org

Hà văn Thùy
Số lần đọc: 4041
Ngày đăng: 12.06.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ngực cỏ và những dự báo không bất thường - Vĩnh Phúc
Đọc LẠC ĐỊA Thơ HOÀNG LỘC : Suốt đời luôn trân quý một chữ tình! - Mang Viên Long
Đổi mới tư duy từ một triết thuyết cổ - Vũ Ngọc Tiến
Thúc Sinh và Nguyễn Du - Lê Vũ
Phan Nhiên Hạo lưu vong chuyên nghiệp ở thiên đàng bằng nhựa - Inrasara
Nhà Thơ MAI THÌN với Lặng Lẽ Xanh : Khúc ca bi tráng của dòng đời đang xanh - Mang Viên Long
Nguyệt Phạm – chấm hết phận ngựa trời - Inrasara
Đôi điều sau cùng với nhà thơ Inrasara ! - Mang Viên Long
Lê Ngọc Thuận : làm thơ và không làm thơ… - Võ Quê
Đôi điều phúc đáp nhà thơ Inrasara - Mang Viên Long
Cùng một tác giả
Xứ ra ghe (truyện ngắn)
Nước Mắt Bỏng (truyện ngắn)