Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
810
116.629.377
 
ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM: Nên Xã Hội Hóa hay Tư Nhân Hóa?
Lê Xuân Quang

Vài năm trước, trên phương tiện truyền thông, độc giả được nghe nói đến cụm từ: ’’Xã Hội Hóa Điện Ảnh’’. Sau đó một số hãng phim tư nhân ra đời , sản xuất được một số đầu phim, nhưng, phim ’’Hay’’ vẫn còn qúa ít. XHHĐA chưa phải là phương thuốc hữu hiệu để ’’vực’’ ngành ĐAVN nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đương đầu với hiện tượng bị ’’Nô dịch văn hóa Điện ảnh’’, chống lại tình trạng Việt Nam đang dần trở thành ’’thuộc địa văn hóa của ngoại bang ’’(1). Để có câu trả lời, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ĐA -  Phim nhựa hôm nay - trên bình diện thế giới.

 

Thời đại Công nghệ thông tin (CNTT) bùng phát, Điện Ảnh - ĐA kỹ thuật số (2), Truyền hình - Truyền hình kỹ thuật số (THKTS) ra đời, lấn lướt, lên ngôi, khiến mọi loại hình biểu diễn suy xụp (...), trước hết là Phim nhựa. Tạm lấy môi trường Điện ảnh của nước Đức để khảo sát:

 

Những thập niên trước, Phim của Pháp, Ý - 2 cường quốc Điện ảnh thế giới - luôn xuất hiện trên các rạp chiếu phim, chiếm tỉ  lệ tương đối so với phim HOLLYWOOD (HO). Bây giờ, tình hình đó không còn nữa. Phim của các nước khác trên màn ảnh rộng còn ít hơn... Hiện tượng này trở thành phổ biến mang tính toàn cầu. Các cường quốc ĐA cũng chịu chung số phận bị các loại hình Nghe - Nhìn Kỹ thuật số và nhất là phim của HO - o ép, phải co lại đến ngừng hoạt động.

 

Nước Đức không có những hãng phim lớn như Pháp, Ý. Lại càng không có hãng phim do nhà nước ’’nuôi’’. Thế nhưng dân Đức vẫn được thưởng thức các tác phẩm ĐA tiến bộ, đặc biệt là phim của Hollywood. Đức chú trọng phát triển ngành phát hành Phim, khuyến khích tư nhân tự bỏ vốn hợp tác với HO làm phim, xây dựng những rạp chiếu hiện đại để qủang bá - kinh doanh phim. Dù Truyền Hình Đức đã phổ qúat, nhưng khán gỉa vẫn đến rạp xem phim bởi các rạp loại mới này trang bị kĩ thuật tiên tiến, hiện đại với màn ảnh lớn, hình bán cầu có độ nét, tương phản cao, âm thanh nổi 3 chiều hòan hảo - đẩy thích thú, khoái cảm của khán giải tới điểm đỉnh khi đươc thưởng thức các tác phẩm của HOLYWOOD…

 

Bằng khả năng tuyệt chiêu của mình, HO - đã ’’thôn tính, tiêu diệt’’ các đối thủ để ’’Độc bá thiên hạ’’ Phim trường toàn cầu!

 

Điện Ảnh Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh này.

Đòi hỏi ĐAVN có những thay đổi, đáp ứng nhu cầu của khán gỉa và thực hiện mục đích: ’’Ngăn chặn cuộc xâm lăng văn hóa qua phim ảnh’’ - qủa là một vấn đề rất khó, không tưởng! Chúng ta đã tham gia cuộc chơi’’Toàn cầu hóa’’ - WTO. Phim ảnh cũng chỉ là một thứ sản phẩm có thể mua, bán như mọi loại sản phẩm phẩm khác. Phim của HO (và các nước khác, nếu có) - phải là phim ’’Hay’’ mới bán được. Có đáp ứng được thị hiếu của khán gỉa, nhà phát hành mới bỏ tiền mua đem kinh doanh, không bị lỗ vốn để tiếp tục nhập phim khác. Đất nước có hơn 80 triệu dân đòi hỏi có món ăn tinh thần - đặc biệt là phim ảnh. Phải nhập các loại hình từ phim màn ảnh lớn (nhựa), phim Truyền hình, Video, DVD để thỏa mãn nhu cầu này của nhân dân - là điều tất nhiên. Cho đó là ’’cuộc xâm lăng văn hóa’’ rồi lo ngại - là không cần thiết. Dân tộc ta bị ngoại bang đô hộ  hàng nghìn năm, văn hóa của họ tràn vào, áp đặt - vẫn không đồng hóa được văn hóa Việt. Thế thì hôm nay, việc ’’xâm nhập’’ kia có đáng kể gì!

 

Nước Đức không hề có ’’Nền Điện Ảnh’’ như mô hình của ta, nhưng ngành Phát hành phim phát triển. Đối chiếu, so sánh... không thấy văn hóa, đời sống của nước Đức có biểu hiện gì là quốc gia bị... ’’xâm lăng văn hóa’’!

Tuy thế - Đó là nước Đức!

 

Việt Nam có những nét đặc thù. Bới vậy ta không thể ngồi yên chịu ’’bó giáo lai hàng’’. Muốn vực ĐAVN lên, cần phải tổ chức lại để bước vào cuộc chiến mới theo kịp xu thế đi lên của thời đại, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của thị trường - sân nhà - có hàng chục triệu khách hàng. Điện Ảnh là khu vực đầy tiềm năng phát triển kinh tế. Sản phẩm của nó -nếu tốt - sẽ được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Đầu ra đã được xác định chắc chắn không như những ngành sản xuất khác...

Nền sản xuất của VN hiện đang hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường. ĐAVN thực chất là một thành viên của nền kinh tế đó. Muốn tồn tại, nó cũng phải tuân theo quy luật KTTT!

 

Xin đề xuất một số ý kiến:

1 - Nhà nước (ngân sách) - dù có muốn, cũng không thể hết năm này sang năm khác, đưa tiền cho ĐAVN sản xuất những bộ phim khi chiếu, không thu hồi được vốn. Không thể tiếp tục chi tiền nuôi bộ máy quản lý, vận hành nhưng rất ít hiệu qủa kinh tế - tuyên truyền, gíao dục.

 

ĐAVN ra đời hơn 50 năm trước, đã lên ’’Lão’’. Không thể cứ tiếp tục làm ’’cậu bé’’ ngồi, nằm trong Nôi, chờ ’’Bố’’ đưa chai sữa thì vồ vập... bú lấy bú để. Phải vùng khỏi nôi, động chân động tay... làm để ’’hàm (được) nhai’’. Không thể ’’tay quai (đẻ) miệng trễ’’ - mãi. Phải tự tìm cách đứng vững, vận hành trong trật tự của KTTT, đi lên bằng chính đôi chân của mình.

 

2 - Sản phẩm làm ra, không có (hoặc it) người mua (người xem), ngoài tốn tiền, phí sức mặc nhiên không thể làm được ’’chức năng gíao dục’’. Do vậy, ĐAVN phải xác định lại mục tiêu và phương hướng hoạt động.

- Trước hết - Cổ phần hóa - Tư nhân hóa - như các xí nghiệp khác trong nền kinh tế đang tiến hành.  

- Thực sự mở cửa, sẳn sàng, hoan nghênh, chào đón những ’’đại gia’’ ĐA thế giới - (như đã từng đón vua phần Mềm - Công nghệ thông tin) - muốn tìm cơ hội phát triển, mở rộng sang địa bàn VN. Muốn cho họ yên tâm móc hầu bao, phải cấp tốc hoàn thiện luật ĐA mới! Tiến hành, liên tục, khẩn trương, may ra trong dăm năm tới ĐAVN mới có thể bắt nhịp được bước tiến của thời đại, làm được phim thực sự Giải trí - Gíao dục - Kinh doanh (có lãi). Đó chính là mục tiêu hướng tới đẻ phát triển ĐA hài hòa, bền vững.

 

Có thể có người cho rằng: Ngành sản xuất khác tư nhân hóa được, nhưng ĐA không thể vì... vì... - với nhiều lí do. Thế nhưng, nhìn ra bên ngoài biên giới VN, người ta đã làm và làm rất tốt như Điện ảnh Hàn quốc, Hồng Kông và gần đây là ĐA Trung hoa lục địa. Người Việt cũng ưa thích phim của các nước này bởi các bộ phim trước hết là món ăn tinh thần, giải trí lành mạnh, có nội dung đậm nét Á đông xoay quanh chủ đề: Cái Thiện, cái Tốt sẽ thắng cái Ác - cái Xấu. Đề cập đề tài nóng bỏng của thời đại và cuộc sống hôm nay...

 

ĐA là ngành sản xuất ra sản phẩm cao cấp vì dựa trên cơ sở của Văn học - Nghệ thuật - Kỹ thuật tổng hợp. Muốn có 1 bộ phim, phải có Kịch bản (văn học), diễn viên đóng vai (nghệ sĩ biểu diện), Hoạ sĩ, hóa trang, trang phục (Hội họa), cảnh trí (Kiến trúc), Âm nhạc, Âm thanh và còn nhiều ngành khác cùng tham gia, cuối cùng là máy móc, thiết bi quay, tráng, cắt, ráp nối để có bộ phim đem chiếu trên màn ảnh. Những bộ phim khoa học viễn tưởng - ăn khách - còn phải có Máy vi tính, Kĩ thuật số - Công nghệ cao - tham gia (2).

 

Nhưng, ĐAVN hiện đang là cỗ xe do nhiều người cầm lái, hoặc do một nhóm bản chất là nghệ sĩ điều hành. Xe mà có nhiều người lái, Nghệ sĩ không có kiến thức quản lí, kinh doanh điều khiển: Xe - sẽ ì ra, nếu cứ cố duy trì tình trạng này - đang loạng choạng trên đường - sẽ xuống... ruộng! Chúng ta cầu một Ông chủ có thực lực, thực tài, có kinh nghiệm quản lí, kinh doanh - cầm lái cỗ xe ĐA để phát triển, tăng tốc, đi lên!

 

- Trước hết, phải đòi lại việc quản lý các rạp chiếu bóng. nhằm khép kín giữa sản xuất phim và cung ứng sản phẩm cho thị trường thông qua jệ thống rạp chiếu (như một liên hợp xí nghiệp).

- Xây dựng những rạp chiếu phim hiện đại để chiếu, kinh doanh phim, ’’lấy mỡ nó rán nó’’. Chủ động bỏ vốn  (3) mua, thuê những bộ phim nổi tiếng của HO sắp phát hành để thu tiền của người yêu phim muốn được thưởng thức công trình tuyệt hảo của HO... Mặt hoạt động kinh doanh này sẽ thu lợi lớn. Có lãi, sẽ tái sản xuất mở rộng, đầu tư cho ĐA.

 

- Xây dựng  trường quay đủ quy mô phục vụ làm phim, đồng thời có thể kết hợp làm khu vực du lịch sinh thái thu hút khách du lịch.(cần làm từng bước nhưng phải bắt tay ngay).

 

- Xây dựng cơ sở phục vụ công tác hậu kỳ (cho cả phim TH, Nhựa, DVD) - như các ông chủ tư nhân của nước láng giềng Thái Lan, Úc đã làm. (chúng ta vẫn thường đến thuê họ làm hậu kì)... 

Với những mục tiêu kể trên, chỉ có tư nhân - những ông chủ sáng mắt, nặng lòng với ĐAVN, từ các ngành khác tham gia - mới có khả năng thực hiện. Tôi tin là có những người đó. Nếu bên ngành Giao Thông Vận tải có ’’tổng đạo diễn’’ Thân Đức Nam - ông chủ của một công ty ’’Tư nhân’’, được bộ GTVT mời về lãnh đạo tổng công ty ’’Nhà nước’’ đang trên đả phá sản. Ông Nam giúp bộ máy có hơn 16.000 người đang ì ra, rã rời... chuyển động... rồi chuyển mình, đi lên (4) . ĐAVN có thể nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm của ngành GTVT, tin rằng cũng sẽ có ông ’’Thân Đức...’’ - khác!

Cũng  phải sắp xếp, tinh giản lại bộ mày điều hành:

 

- Sát nhập 2 trường ĐA ở hai đầu đất nước thành Học viện Điện Ảnh quốc gia. Chọn lọc, tuyển dụng, thậm chí thuê những gíao sư gỉoi của nước ngoài giảng dậy. Khuyến khích những ai muốn đi tu nghiệp ở những nước có nên ĐĂ tiên tiến, về góp phần phát triển ĐAVN. Phải xác định lại mục tiêu đào tạo cả cho ĐA (màn ảnh lớn) và ĐA - Truyền hình (màn ảnh nhỏ). Với sự nâng cấp Học viện ĐAQG, hàng năm sẽ đào tạo được những Biên kịch, Đạo diễn, Diễn viên, Quay phim và những người làm ĐA chuyên nghiệp, có thực tài, góp phần trực tiếp tạo ra những đạo diễn tài, diễn viên giỏi, để có bộ phim hay.

 

- Những Hãng phim nhựa không chỉ bó khuôn trong SX phim nhựa, nên làm cả phim truyền hình, DVD ’’bán’’ cho đài Truyền hình trung ương và các đài địa phương đang rất cần nhiều phim để phát sóng, cho ’’khách hàng’’ trong nước đang khát phim như khát nước, ’’ngốn’’ phim như ăn rau Sa lat.  (tất nhiên vẫn không quên nhiệm vụ chính là sản xuất phim nhựa). Làm các loại phim này sẽ có thêm thu nhập, điều quan trọng: Thu hút - giúp anh chị em đạo diễn, diễn viên chưa có công ăn việc làm, các em mới ra trường rèn luyện, cọ sát. Học ra, không có đất ’’dụng võ’’, đội ngũ đạo diện, diễn viên chuyên nghiệp sẽ không thể khá, giỏi. Môi trường này sẽ đào tạo ngôi sao cho ĐA, ngược lại, ngôi sao sẽ tham gia làm phong phú Phim Truyền hình - DVD...

 

- Phải cải tiến lại khâu Duyệt phim...

- Đề nghị cấp có thẩm quyền ưu tiên, khuyến khích, tạo điều kiện cho đạo diễn hoặc người yêu ĐA có dự án khả thi: Muốn vay vốn để  mở những hãng phim, làm những bộ phim - do chính họ hay một nhóm họ điều hành. Tạo điều kiện thuận lôi tối đa cho họ thực hiện dự án của mình. Đồng thời, giúp đỡ những hảng phim tư nhân đã, đang hoạt động có kết qủa.

 

Những đồng tiền đầu tư chiều sâu này sẽ phát huy hiệu qủa hơn là vung tiền cho những dự án như kiểu phim Thái Tổ Lý Cộng Uần!

 

15.07.2008

 

(1) Góp ý dự thảo Luật ĐA - Nguyễn Trung Hiếu. VCV 30.05.2006

(2) Công viên kỷ Jura - phim khoa học viễn tưởng, Oscar 1992. Người đóng cùng với những con Khủng long do máy vi tính chế tác, tạo ra ...

(3) - Các chủ kinh doanh Phát hành Phim ở Đức đã liên kết chạt chẽ với Tổng phát hành phim của Hoa kì để luôn có phim mới của Hollywood chiếu nhanh nhất. Tất nhiên trong trường hợp đó, họ phải đặt những món tiền lớn hàng chục triệu USD...

(4) Tác gỉa Nguyễn Như Phong đã viết về ông Thân Đức Nam và TCT mà ông Nam ’’vực dậy’’... đăng nhiều kì trên CAND online.. 

Lê Xuân Quang
Số lần đọc: 3469
Ngày đăng: 18.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Oan oan tương báo ! - Lê Xuân Quang
Xem phim Hàn Quốc - nghĩ về phim mình! - Lê Xuân Quang
Từ tác phẩm văn học đến màn ảnh: những cộng hưởng muộn màng - Việt Quê
Dự án phim lịch sử Thái Tổ Lý Công Uẩn 200 tỷ - miếng bánh chia phần?! - Võ Thâm
Cuộc đấu sinh tử - Lê Xuân Quang
Xem vở Bàn tay của trời: Tránh trời sao khỏi nắng (*) - Ngô Thị Kim Cúc
Nhớ một thời - Trần Ngọc Kha
Nghĩ về phê bình phim - Châu Quang Phúc
Số phận và cuộc đời - 1 - Lê Xuân Quang
Số phận và cuộc đời - 2 - Lê Xuân Quang
Cùng một tác giả
Đại ca Tẩn (truyện ngắn)
Ma Cà Rồng (1) (truyện ngắn)
Ẩn số cuộc đời-1 (truyện ngắn)
Chí Tây ! (truyện ngắn)
Kẻ phá thối (truyện ngắn)
Lái gà (truyện ngắn)
Cá độ (truyện ngắn)
Cò.. Cưa... Cứa ! (truyện ngắn)
Quê hương ! (truyện ngắn)
Gánh xiếc chó (truyện ngắn)
Voi nổi giận ! -1 (điện ảnh)
Voi nổi giận ! -2 (điện ảnh)
Lái lợn (truyện ngắn)
Mối tình ma-1 (điện ảnh)
Mối tình ma-2 (điện ảnh)
Cha và...Con (truyện ngắn)
Báo hiếu cha (truyện ngắn)
Ngộ sát (truyện ngắn)
Tài năng trẻ (truyện ngắn)
Oan oan tương báo ! (điện ảnh)