Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
774
116.612.141
 
Một chuyến xa nhà
Lê Mai

Trời mưa đều đều ngoài hiên, cánh cửa sổ đã đóng chặt vẫn còn những hạt nước li ti từ đâu xuyên qua đỉnh mùng rớt xuống mặt lành lạnh: Tôi kéo mền đắp cao quá cổ, nhìn quanh căn phòng lờ đờ trong bóng tối, mọi vật lung linh, chiếc ghế salon như ẩn hiện bóng người ngồi, trong khung cửa tủ chưng chén bát sáng nháy liên tục, chiếc kim đồng hồ treo bên cửa phòng chị Thuý cứ nhảy múa như những cánh tay ma, chốc chốc, con chim Cú lại cất tiếng gáy bật ra từ cánh cửa nhỏ của mặt đồng hồ.

 

Đêm đầu tiên ngủ nhà lạ, mà lỡ nghe kể chuyện ma đầu hôm. Tai ác thay là chuyện ma ngay trong căn nhà mình đang ở nhờ. Nhà của chị Thuý

 

Bà Tám quả quyết rằng: cái Trinh, em chồng của chị tôi bị ma thò tay vào mùng sờ mặt, bà bảo :“đến gần sáng nó chạy sang tôi, nó khóc quá chừng” tôi ngờ vực hỏi :“sao chị Trinh không chạy vào nhà với anh Toàn, chị Thuý cho gần hơn chạy qua đường xa tới mười mét?” BàTám tỏ vẻ phật lòng”- Cô không tin, chờ nó về hỏi nó. Nó sợ co dúm cả người, khóc không ra tiếng. Nghe tôi ho tôi quét dọn ngoài này nó chạy nhào ra “– “anh Toàn, chị Thuý có biết không? -” biết chứ nhà có người âm chúng nó cúng hoài”. Bị câu chuyện ma ám ảnh tôi thao thức mãi đến gần sáng mới chợp mắt, lúc tỉnh dậy trời sáng bảnh.

 

Chị Thuý hỏi tôi:

-  Mệt lắm sao mà ngủ dữ vậy?

Tôi cười lắc đầu:

-  Dạ  ngủ không được, gần sáng thấy anh Toàn đi làm em mới ngủ được một chút.

 

Chị Thuý sắp xếp đồ dùng vào túi xách hộ tôi rồi hối tôi ăn sáng nhanh lên.

Đêm mưa, ngày nắng tỏ. Nhìn trời “thiên thanh bạch nhật” tôi thở phào nhẹ nhỏm với ý nghĩ :” không có gì u ám dưới ánh mặt trời.” Tôi vác túi xách lên vai, chào chị Thuý; vội vàng vừa đi vừa chạy xuống con đường tắt, băng ngang khe nước cạn, ra đường cái đón xe lam vào Biên Hoà. Lan và Hồng đang nôn nóng đứng đợi ở ngã tư đường. Thấy mặt tôi Hồng la lên:

- Chậm chút nữa là tụi tao bỏ mày luôn, khỏi đợi nữa!

 

Tôi cừơi xuề xoà mà thấy vui vui, hai đứa bạn mới vô dăm ba hôm, mà tiếng nói đã lai lai giọng Sài gòn.

 

Chật vật đón xe mấy chặng đường mới đến được Bình Dương. Chúng tôi hỏi thăm đường tới trường Trung Cấp Mỹ Thuật. Trường nằm bên bờ sông, cây cối bao phủ xung quanh một vùng đất rộng, cỏ cây xanh tươi tốt. Trời đang nắng cao nhưng bùn đất còn đóng quanh từng vũng khắp nơi, dấu tích của cơn mưa lớn đêm qua. Ba đứa chúng tôi kéo lê những đôi dép nặng chịch cả bùn vào sân trường nhập bọn với đám thí sinh từ các tỉnh đến đang tập trung đứng trước cửa văn phòng. Đúng tám giờ các cô thầy phụ trách đến hướng dẫn chỗ ở cho thí sinh từ các nơi xa lưu trú trong thời gian dự  thi.

 

Cánh nữ chúng tôi ở chung hai phòng kề nhau, đây là phòng học, bàn được kê sát nhau  thành một dãy giường nằm tạm, ghế sắp dài sát tường  để đặt va li, túi xách và các vật dụng. Một chị được bầu làm tổ trưởng tổ chức sắp xếp chỗ nghĩ cho từng người.

-   Lưu ý. Chiều tối các bạn không nên đi ra ngoài, nhất là bờ sông...

Có tiếng lao xao ở  góc phòng:

-   Chiều tối ở dưới sông có ma da!..

-   Xin các bạn không mê tín, chúng ta chỉ vì an ninh trật tự thôi!

 

Sau khi nghe phổ biến nội qui trường thi, chị tổ trưởng nhắc nhở những điều cần ghi nhớ, rồi tất cả tự ổn định.

 

Cuộc thi diễn ra ba ngày hai đêm, sáng mọi người đều vào phòng thi theo số báo danh. Trưa, chiều sinh hoạt tự do, thí sinh nam, nữ đều túm tụm ở trong nhà bếp. Trường không tổ chức nấu ăn tập thể, nên mạnh ai bới xách, nấu nướng gì tự túc với nhai. Ba đứa chúng tôi chỉ có túm gạo và hủ mắm ruốc kho chị Thuý bọc theo cho tôi. Nhìn chung toàn thể, nhóm nào cũng tương chao mắm muối cả.

 

Ba đưá chúng tôi đã dự thi Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật trong thành phố Hồ Chí Minh xong nộp đơn thi thêm Trường Trung Cấp Mỹ Thuật Bình Dương nữa, để phòng hờ nếu không đõ nổi vào Cao Đẳng thì học Trung cấp vậy. Đề tài thi cũng na ná, ngày đầu thi vẽ màu đen trắng, ngày sau vẽ tranh mầu nước, ngày cuối thi toán văn; chỉ khác là toán văn ở đây theo chương trình cấp hai, tiêu chuẩn tuyển sinh dễ dàng hơn. Nhưng dễ dàng cũng ở sỉ số một chọi năm, lọi được bốn đối thủ mới mong vào được trường. Xấu nhất là lại lều chỏng ứng thí vào năm kế tiếp.

 

Buổi trưa sau khi cơm nước, phòng chúng tôi sửa soạn tập họp để chia tay. Không khí hơi bị căng thẳng với những lời bàn bạc lo lắng, số tiêu chuẩn được ưu đãi quá nhiều, thuộc thí sinh của địa phương, thành phần xa xôi như chúng tôi lại quá đông, ba mươi khuôn mặt trong căn phòng này, có được bao nhiêu người sẽ được may mắn tuyển vào trường?

 

Hai ngày đầu thi vẽ, tôi cảm thấy phấn khới lắm, tranh tôi vẽ theo cái nhìn chủ quan của mình thì có thể thuộc loại nhất phòng, hai ông thầy xem thi phòng tôi cứ gật gù xem tôi vẽ, vài thí sinh cùng phòng tạc đến trầm trồ.

- Chị có học vẽ trước rồi hả?

- Không – Học ở trong trường mỗi tuần một giờ.

- Chị vẽ Bác Hồ giống quá!

 

Hai trăm thí sinh sẽ chỉ có khoảng bốn chục người trúng tuyển thôi. Bài thi văn và toán lớp chín của tôi chẳng lấy gì làm phấn khởi. Xác xuất được vào trường của bản thân mình ở trường Trung Cấp Mỹ Thuật thấp hơn cả sự hy vọng vào trường Cao Đẳng Mỹ Thuật. Lan và Hồng cũng ỉu xìu giống như tôi, cả căn phòng tự nhiên lặng lẽ ưu tư  hẳn, ai cũng sắp xếp hàng lý của mình một cách chậm chạp. Chị tổ trưởng phát biểu:

-  Chúng ta đã họp mặt ở đây ba ngày với nhau. Trước mắt là vui vẻ chúc nhau có kết quả tốt đẹp và hẹn gặp lại. Nào hát lên.

 

Một bài hát được bắt lên rồi hai, ba bài kế tiếp, không khí trở nên vô tư vui nhộn. Đợt thi của chúng tôi nhằm vào lúc trường đang chuẩn vị xây dựng, các phòng ốc đa phần đã được gỡ bỏ các khung cửa sổ, nghe nói xong cuộc thi này thì trường sẽ đập phá các dãy phòng để xây mới. Cánh sinh nữ chúng tôi ở được hai phòng còn  cửa nẻo tốt. Thí sinh nam đông hơn, có một số được bố trí ở tạm các hộ nhà dân sát bờ sông cạnh trường. Ba ngày tập trung vào việc thi cử, hình như không mấy ai chú ý đến cảnh quang xung quanh bây giờ xem như đã qua xong sự gam go. Hãy thư giản. Có tiếng hỏi to:

-  Quí vị. Mấy ngày nay có ai “ị” được không?

Câu hỏi củ nhỏ Sang làm nổ ra một trận cười râm ran, cả phòng láo nháo lên:

-  Chị có để ý mấy con cá trê dưới sông không?

 

Nhỏ thái, thí sinh từ Ban Mê Thuộc phát biểu:

-   Đã ăn khô, đi bón, gió dưới sông cứ luồn lên...thêm mấy thằng quỷ sứ cứ nhảy ùm xuống tắm nữa chớ... Đồ ngu gì đâu!!

Lan và Hồng và tôi ôm nhau cười nôn ruột. Kỷ niệm để nhớ nhất có lẽ là các nhà vệ sinh được làm trên mặt sông vừa để nuôi cá của các hộ dân tạm cư hai bên bờ sông cháy ngang phía sau lưng trường.

-  Nếu được trúng tuyển mình trở vào thì trường đã xây dựng. Không còn cảnh “gió mát ven sông” nửa đâu.

 

Sau bài phát biểu của thầy hiệu tưởn và phát biểu của đại diện thí sinh, chúng tôi chào tạm biệt nhau. Sự chia tay nào cũng có một chút lưu luyến, bùi ngùi.

Tôi rủ lan và Hồng xuống Tam Hiệp ở lại nhà chị Thuý ngủ một đêm rồi mai cùng về Nha Trang. Hai đứa đã đồng ý, nhưng rồi lại kéo nhau xuống Đồng Nai thăm họ hàng. Tôi phải đón xe về Tam Hiệp một mình  nghĩ đến chuyện ngủ đêm tôi cảm thấy sợ sợ.

 

Lúc đưa Lan và Hồng lên xe lam, tôi quay vô đi ngõ đường chính, qua khúc dốc đất sườn dồi sụt lỡ, nơi có một góc quan tàu lộ ra, tôi đi như chạy. Trên đồi trước kia là nghĩa trang, bây giờ người ta ủi đất làm đường mới, có một số một cô chủ chưa được di dời đi, đây là một trong những cái  mộ bị khuất lấp lâu ngày dưới lòng đất này. Người dân địa phương qua lại hàng ngày đã quen, còn tôi khách lạ, yếu bóng vía, phải lúc trời chiều chạng vạng, con đường tới nhà chị Thuý còn một đoạn nữa. Tôi cảm thấy hối hận vì đã không đi vòng qua ngõ tắt.

Chị Trinh ngồi trước thềm nhà, thấy tôi chị đứng dậy cười toe toét:

-  Thấy gì không?

-  Gì chị?

-  Cái cỗ quan tài ấy...! linh lắm đó!...

 

Tôi rùng mình khẽ, tôi đã nhát gan ại nghe toàn chuyện ma quái. Chiều tối phủ xuống thật nhanh, xóm nhà trên đồi vắng ảm đạm, trong nhà chưa thắp đèn, anh Toàn chị Thuý đi đâu chưa về. Tôi đành ngồi xuống cạnh chị Trinh – chị giương đôi mắt “lưỡng nhãn bất đồng” ngó mông về phía gò đất, cái mũ tẹt hếch lên, nết mặt nữa như bí hiểm nữa như người dại. Đã hơn ba mươi tuổi đầu, không có một người bạn nào; chị làm ruộng ở dưới Hố Nai. Cách đây hai năm tôi vào thăm một lần. Chị Trinh rủ tôi đi thăm ruộng lúa khô của chị, tôi đã hải cuốc bộ ngót hai mươi lăm cây số rã rời. Chị ở trong cái lều nhỏ xíu giữa mênh mông ruộng cát, một loại lúa khô chịu nắng canh tác ở các vùng cao, hạt gạo cũng khô cứng dùng để xay ra bột làm các loại bánh. Chỉ đi với chị một lần rồi tôi không dám nhận lời vô xem ruộng của chị lần nữa.

 

Trời cang lúc càng tối, bóng tối thâm u che phủ cả một góc trời. Mấy dãy nhà của công nhân nhà máy VIKINO nằm chơ vơ từng dãy cách nhau từng vạt đồi, trông hoang vu lạc lỏng. Tôi chạnh thương chị Thuý phải sống nơi heo hút quạnh quẽ này. Mấy năm trước mẹ tôi đã khuyên can, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy anh Toàn. Lấy chồng thì phải theo chồng, :thương nhau thì mấy núi cũng trèo mấy sông cũng lội, đôi nghèo cũng cam” cũng được cái anh Toàn hiền lành cần mẫn hết lòng thương yêu vợ. Anh chị tôi sống hạnh phúc, thế cũng được.

 

Chị Trinh chỉ đọc hành lanh nói:

-  Hồi trước đây là dãy nhà bệnh viện của khu quân y. trong chiến tranh bị đạn pháo bắn trúng nhiều người chết lắm. Đêm nào trời mưa cũng nghe tiếng xe cút kit đẩy người bị thương đi qua, đi lại, chổ cửa sổ mình nằm đó...

 

Trời ạ! Còn như vậy nữa! Tôi nhìn chị Trinh chằm chằm, cố tìm xem lời chị nói có thiệt không? Mặt chị nghệch ra lơ ngơ như người “cõi trên”. Đúng là chị bị “nhạp tà” rồi!

Sau mấy ngày nồi xe đò đi liên tục, căng thẳng vì các cuộc dự thi, tôi chỉ muốn đi nằm, thèm ngủ một giấc... May sao anh Toàn chị Thuý vừa về tới:

-  Anh chị vô Sài Gòn ăn đám cứơi. Ơ nhà cơm nước gì chưa?

-  Trinh nãy, sao không thắp đèn lên?

Chị Thuý vội vã đi xuống bếp, tôi theo chị:

-  Ơ đây vắng quá!

-  Ừ, ở lâu cũng quen, cũng yên tịnh.

 

Anh chị hỏi thăm tôi thi cử  thế nào? Nếu đỗ vào ở với anh chị cho đỡ buồn. Tôi thì nghĩ chăc là mình ở trường nội trú. Nếu đỗ được vào trương thì chỉ về thăm anh chị mỗi tuần mà thôi.

Đêm nay ngủ chung giường với chị Trinh, nằm bên trong sát cửa sổ, tôi sẽ nằm trong hay ngoài? Sắp cài cửa, bà Tám sang chơi:

-  Mai về rồi à? Không ở lại chơi với anh chị vài hôm?

-  Ngủ chung với cái Trinh à? Giường chật hay qua ngủ bên nhà tôi?

Tôi chưa kịp nói gì, chị Trinh đã la lên:

-  Bên đó có con ma cụt đầu!

Bà Tám giẩy nẩy lên như  bị điện giật:

-  Cái “xác cô nhập” mày! Nhà tao rao bán mà nói có ma hả?

Chị Thuý ngượng ngiụ rày chị Trinh:

-  Cái cô này, suốt ngày ma với quỷ!

-  Ma cũng là người như mình khi chết đi chớ gì đâu!

 

Bà Tám bỏ đi về; Tôi treo mùng chun vô nằm phía bên trong lòng lâm râm mấy câu kinh Phật tự trấn an, ngủ đi, ngủ đi mai về nhà với mẹ thôi. Cố ngủ dưỡng sức, mai còn một ngày đường dài.

Lê Mai
Số lần đọc: 2061
Ngày đăng: 29.07.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Giàn hoa cát đằng - Mang Viên Long
Chù Mìn Phủ và tôi - Vũ Ngọc Tiến
Một mình trong cơn khát - Phạm Thanh Phúc
Vách đá - Ngô Nguyên Nghiễm
Chim sẻ đã bay đi - Nguyễn Mỹ Nữ
Đêm không có mặt trời - Sâm Thương
Về làng - Minh Tứ
Về Tuy Hòa - Nguyễn Lệ Uyên
Quà Trung thu của ba - Mang Viên Long
Quán chiều, rượu – dé đắng môi - Nguyễn Mỹ Nữ
Cùng một tác giả
Quán bên sông (truyện ngắn)
Thằng côi (truyện ngắn)
Một chuyến xa nhà (truyện ngắn)
Trong cơn mưa (truyện ngắn)
Tôi (thơ)
Một… (thơ)
Quyền được rên (truyện ngắn)