Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
745
116.009.937
 
Lời tiễn Tầm Thư Trần Hòa Bình khi anh vừa đi
Lê Anh Hoài

Nhà thơ Trần Hòa Bình tuổi Bính Thân (1956), ra đi vào đêm qua 16 rạng ngày 17/8/2008, hưởng dương 53 tuổi.

 

Tầm Thư có nụ cười cởi mở, nhìn nụ cười đó biết anh là người chính trực, quân tử ở đời. Anh cười có tiếng ấm áp, hồn hậu và nói vang. Đó cũng là cái mà học trò thích anh, đàn bà cũng thích.

 

Tôi biết, anh không giành dật, căng thẳng với ai cả. Đúng như cái tên anh: Hòa Bình.

 

Anh là người dạy dỗ tử tế, tôi nghe học trò của anh ở Học viện Báo chí đồn thế. Học trò đồn thường rất đúng. Trình độ, nhân cách của người thầy ra sao học trò biết hết. Tôi không học anh, nên tôi chỉ có thể biết qua tình cảm của học trò anh với anh. Cũng có lúc tôi cao hứng, gọi anh là “thầy”, anh nhìn tôi tinh quái như nghi ngờ rằng tôi đang định lỡm anh. Người biết tự trào như vậy, nên sống rất khoẻ, chỉ có khó “lên cao” trong cái nhân quần tham lam này.

 

Nhưng Trần Hoà Bình là người không cần những cái đó. Cái anh cần là vui sống. Tôi trọng những người ngộ cái đạo vui và biết hành cái đạo đó.

 

Nói như vậy không có nghĩa là anh chỉ có vui mà không lo toan, những thứ lo toan vốn rất nhiều ở cõi người. Anh là người thấu hiểu lại thâm tình, ở đâu cũng mặn mà. Nhưng có lẽ anh thực hiện nó hơi khác người: vì cái dáng đi của anh, cái nụ cười của anh chăng hay nói chung là cái tạng của anh, nên người đời thường nghĩ anh ít lo lắng. Thật ra anh giải quyết những lo toan đó nhanh gọn quá, anh lại là người không kể công, thậm chí không làm ra vẻ quan trọng điều gì, nên chỉ người sống gần anh mới biết anh đã thực lòng yêu, thương và thân thiết như thế nào.

Anh viết báo cũng rất hay và có một kiểu bài báo đặc biệt, từ đó đã vận vào tên anh cái bút danh rất nhiều người biết, gắn chặt với tờ báo Tiền phong Chủ nhật, nay là Tiền phong cuối tuần mà tôi hân hạnh được phục vụ hôm nay.

Đó là Tầm Thư.

 

Anh ơi, thế là từ nay đầu tuần không được nhận những bài Tầm Thư của anh gửi nữa rồi.

Đã biết bao người trẻ khi đang khúc mắc với những mối rối tình đã có được chút hy vọng, chút bình an từ những dòng thư ngắn của anh đăng trên báo. Những dòng thư chân tình, minh bạch và đầy thiện tâm nhưng cũng không kém phần dí dỏm.

 

Lứa tuổi tôi thời sinh viên ai cũng biết bài thơ “Thêm một” của Trần Hòa Bình.

« Thêm một chiếc lá rụng

Thế là thành mùa thu... »

Hôm nay, thắp một nén hương tiễn anh, ngậm ngùi biết là lại thêm một nhà thơ về trời. Anh đi, nhưng anh đã để lại trong lòng người một vài câu thơ đáng nhớ. Đó chính là những gì quý nhất mà nhà thơ để lại trên đời. Hình như do đó, người ta bảo nhà thơ không bao giờ chết?

Lê Anh Hoài
Số lần đọc: 2688
Ngày đăng: 17.08.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Vĩnh biệt Sơn Nam: Con ong rừng U Minh đã bay về cõi - Anh Kiệt
Thử nhận diện : Chân Dung Nhà Văn - 1 - Lê Xuân Quang
Chân dung một người chơi - Lê Huy Mậu
Người về phía bên kia núi - Lê Huy Mậu
Những bóng hồng dự phần vào văn nghiệp Tú Xương - Lê Hoài Nam
Giới thiệu Đồng hồ một kim của Phan Trung Thành ,NXB Văn học, 2008. - Inrasara
Khôi Vũ - Vỡ dần trong mắt - Trần Đức Tiến
Hoàng Đình Quang , Kẻ lưu lạc nơi cánh đồng - Lê Huy Mậu
Vị Tổng biên tập Tạp chí Văn Học một thời - Phạm Quang Trung
Orhan Pamuk , lưu vong như là một định mệnh - Inrasara
Cùng một tác giả
Tìh êu (truyện dài)
(thơ)
Lời (thơ)
Thẩm tranh (tuyển truyện)
Khóc (thơ)
Bộ râu (tuyển truyện)
Viên đạn lạc (truyện ngắn)
Lưỡng lự * (truyện ngắn)
Lãnh đạo cười (truyện ngắn)
Tìh êu (kịch)