Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
583
116.537.682
 
Thư Yến Lan gửi Anh Khổng Đức Đinh Tấn Dung
Yến Lan

Bình Định ngày 05-04-1988

Anh Đinh Tấn Dung thân mến !

 

Nhận được thư anh ngày hôm qua tôi rất cảm động . Nhà hôm nay vắng , các cháu đi mẫu giáo , và sẽ có những ngày bận rộn tiếp tục đến đây tôi tranh thủ viết cho anh sợ đến lúc bận lại quên mất .

 

Vấn đề “Bóng giai nhân” không làm cho tôi bận rộn nhiều lắm đâu . Tôi chỉ bực một cái của những người làm ăn thiếu thận trọng và vô trách nhiệm . Nhưng anh hỏi trong thư , xin kể rõ một số chi tiếc . Ngày ấy ở Huế , viết vở kịch ( chưa nói rõ lý do , anh sẽ gặp anh Chế Lan Viên , sáng nay đã gửi vào cho Chế cả bản hồi ký lấy tên là “Chiều chiều mầy kéo về Kinh” , kể lại phần lớn sự việc xảy ra , tuy có lước qua những chi tiếc quá không hay ho gì … Anh sẽ nắm rõ mấy điểm khá lý thú mà ở lịch sử viết kịch chưa có ai đã trải qua , và chắc anh cũng sẽ “thương hại” Tôi như Tôi tự thương hại mình lúc ấy . Tôi muốn có một giải đề hẳn hoi , vì diễn kịch ở trung tâm văn hoá như thế đâu phải là trò đùa của các cậu ấy trước . Khi tôi ra , tôi muốn đả phá cái không khí “võng  lọng xênh xang” của đám thượng lưu vinh thân phí da nhan nhãn cả một đô thành . Mưu cầu lơi ích cá nhân thì tất nhiên động lên nhân nghĩa _( Tứơng sĩ ấy đã quay lại giết ân nhân tặng kiếm báu (không phải do hạ sơn , có thầy dựng ) mà mình đã khổ tâm đi tìm mua khắp nơi )_ phản bác lại đạo lý ( giết ngay vị đạo sĩ đang đi hái thuốc luyện linh đơn cứu người ) giết cả sắc đẹp ( người giai nhân tuyệt thế đang đi dạo trong vườn hoa ) ở chỗ này nếu chú ý là chủ trường cho tráng sĩ giết cái đẹp , nên ở gần chỗ gần hạ màn nhanh , tráng  sĩ chạy theo giai nhân rút kiếm ra . Còn không ngỡ là nếu sau này ở một tình thế khác thì sẽ khôn gchủ trương giết mà bắt tráng sĩ chùn bước lại , thọc gươm vào vỏ . Đó là vai trò của đảo diễn sau này  tuỳ nghi thích ứng . ở bản đánh máy đầu tiên , chỉ ghi rút ra từ giả sử Đông Chu Liệt Quốc ) Thực ra là do chúng tôi hư cấu dựa theo không khí của thời ấy ( luyện kiếm bằng máu , giữ kiếm theo lối bảo pháp truyền gia ….) . Nếu bấy giờ viết lại , Tôi sẽ bổ sung thêm nhiều chi tiếc đã nghĩ , sẽ tăng nhiều chi tiết tàn bạo đến nghê mình và nhiều đoạn mang chất trriết học “đời” hơn , cũng ám chỉ giai nhân là “la” . Không có sức mạnh nào sát hại cho chết được . Nhưng thôi , không ai sửa lại cáilọ cổ làm gì . Nó có giá trị lịch sử tự thân của nó . Xin thú thật anh là ở màn đầu , kịch tính và văn chương viết hay quá . Tôi cũng không ngờ bởi vậy Vũ Hoàng Chương ( có kịch Vân Muội , thỉnh thoảng cũng diễn với “BGN” đã thốt lên là “ màn kịch tuyệt tác” . Năm 1946 đoàn vă nghệ sĩ miền trung ra dự văn hoá toàn quốc , lúc đến hội trường nhà hát lớn , anh em văn nghệ Bắc Hà ùa ra đón , riêng Võ Hoàng Chương chạy lên trước , hỏi to : Tôi hỏi có Chế Lan Viên không ? ,tácgiả “Bóng giai nhân” . Khi Tôi bước tới hỏi lại .: “Tôi chưa có hận hạnh được biết anh là ai ?” thì Chương chỉ vào mình nói : “Vân muội đây và cậu B.G.N” .

 

Còn vở kịch có diễn ở Quãng Ngãi , nghe nói hôm ấy tướng Nguyễn Sơn lên sân khấu, vổ tay vào bao súng , đòi bắn …..vì…..Chuyện ấy người ta đồn vào tới đồn đá _ cách Bình Định 5 khu _ do hoạ sĩ văn giáo lang thang vào đó , kề vui . Thế là tôi hại đáo để , tự nhiên người ta cho rằng Yến Lan phản động , bị Nguyễn Sơn đòi bắn , và đã bao lần tôi bị chính quyền kháng chiến gọi đi , muốn tống vào khu an trí với bao chuyện bị bịa đặtdo bọn khác vu cáo làm hại mình .

 

Cũng vẫn dạo ấy , sau ít lâu , Vũ Đính Liên có mang vẫn ở Qui Nhơn , màn đầu để phụ hoạ cho buổi nói chuyện văn học của Xuân Diệu . Sau này , lúc tôi về Bình Định , anh Vũ Trọng Can về Hà Nội , Chu Ngọc đã cho diễn ở nhà hát lớn , vì vở diễn ngắn nên thường diễn kèm với “Thế chiến quốc” , quên là của ai , và “ Vân Muội” . Diễn đuợc do hội truyền bá quốc nghĩa tổ chức lấy tiền làm quỹ , mà tôi lúc ấy là một bộ phận công khai của Đảng ở Hà Nội . Ngày tập kết ra Bắc , chân ướt ,chân ráo bước vào hội nhà văn , Nguyễn Huy Tưởng lúc ấy là thường vụ Hội đã giả nghiêm , vỗ vai tôi bảo cậu làm khổ tôi nhiều lắm . Tôi xửng lửng không hiểu vì sao , thì Huy Tưởng cười bảo Truyền bá quốc ngữ “BGN” để diễn thu quỹ , yêu cầu ban kịch Hà Nội giúp . Thằng Chu Ngọc , trưởng ban hậm học đặt bao nhiêu điều kiện và phải chạy cho ra để nó làm cho đấy .

 

Ngày làm ở nhà xuất bản văn học , Như Phong là giám đốc , thỉnh thoảng ngồi tán chuyện . Như Phong nói Nguyễn Đình Thi xem như xa lạ với cậu lắm nhỉ . hắn có xạ lạ cậu gì đâu . Ngày hai đứa bị nhốt ở Hoả Lò ( tình nghi) nó cứ ngâm câu thơ của cậu trong “Bóng giai nhân”

Người ở đây mà kiếm ở đâu …

 

Cách đây 4 năm , Hồ Ngọc thường vụ Hội sân khấu làm một tuyển tập thơ“Kịch thơ” có biên cho tôi một bức thư , đại khái : Tuyển xđã chọn đủ các vở từ ngày trước , chỉ thiếu có “B.G.N” . Anh em có ý kiến , hôm nào mời đầy đủ các bạn ở Hà Nội , diễn viên , tài tử đến quây quần nhau uống bia và ai nhớ câu nào . đoạn nào đọc ra , rồi chép lại để cho có màn đầu còn hoàn thành tác phẩm . Bổng có người nhắc Sao không biên thư cho Yến Lan ở Bình Định , xem có còn nhớ hay giữ lại cái gì đó không …

 

Tôi đã gừi bản kịch củ ( đánh máy từ lúc nó sắp diễn ở Huế ) lúc diễn gửi cho người bạn gái ở Hà Tiên làm kỷ niệm và chuyển cho anh Đông Hồ và chị Mộng Tuyết đọc cho vui . Sau , vì ở Thanh Hoá muốn diễn tôi biên thư vào mượn lại . Bây giờ còn cả dấu chữ chị ấy đề địa chỉ trường tôi dạy , có dấu bưu điện đóng ở ngoài giấy bao mà tôi đã dán làm bìa  Thanh Hoá làm lôi thôi , tôi phải viết ngay 3 hôm . kịch gói trữ la thế vào , và diễn rất thành công trong 3 đêm liền . Lúc đi tập kết , tôi gửi lại cho anh Quách Tấn giữ , ngày về vào nhận lại . Nhờ có bản thảo đánh máy ấy , tôi cung cấp cho Hồ Ngọc đủ 3 năm .

 

Bức thư sau , Hồ Ngọc cám ơn và cho biết sẽ trích hết cả 3 màu vào tuyển , nhưng tuyển dày quá chờ kế hạoch giấy đang nạp vào tủ của Viện Khoa Học Xã Hội .Điều đáng nhớ là , dù thế nào , lúc nào tôi cũng ghi đầy đủ hai tên tác giả : Yến Lan và Nguyễn Bích cho nên ở từ điển văn học , ở …kịch nói Việt Nam ( Trước CMT8) do Phan Kế Hoàng và Huỳnh Lý , đều có ghi đủ hai tên mặc dù ở đoạn viết các tác giả nghiêng về Yến Lan là chính .

 

Thư sau , tôi sẽ chép lại anh đọc màn đầu . Hiện tôi còn giữ “ Gái trữ La” và “B.G.N” còn vở “Dừng bến xe lăn” chưa diễn mà là vở kịch dài nhất lại bị mất .

 

Tạm gác chuyện “B.G.N” , xin trả lời mấy điều anh muốn biết . Trong bài thơ “Bình Định 1935” có câu : “Ôi Bình Định , huơng phong trường cách biệt “.

 

Ý chung muốn nói : cái phố nghèo nàn này , thế nhưng là mảnh đất đầy phong vị ngọt ngào cao thượng , nó ( trường vựot thời gian ) bị phong kín thành cõi cô liêu , xa cách với mọi nơi khác , nhưng cái vòng vây phong kín ấy đầy hương hao , đầy tâm tư hoạt bát ….( trường ở đây như nông trường lâm trường …)

 

Nhân đây cũng xin nói thêm ở một vài câu nữa như : “Trời Bình Định có thương em lẻ chiếc” . có người tả em là một cô em như kiểu người yêu của tác giả .. Thật ra trong bài này không có gì nói đến tình yêu và người thứ ba nào . ý tác giả , ngay từ đầu bài đã nhuốm lên cái không khí cô liêu của mảnh đất và đoạn sau , nỗi cô quạnh của người thợ : chỉ thấy ở đây có 2 người thôi . một là trên kia có trời và hai là dưới này có tác giả . Em đây là lời tác giả gọi trời nhìn xuống , tự xưng với trời và nói ra tâm tư là cả hai cùng sầu não .Câu : “Tịch dương liễu khong biết mình đang biếc Tương tư trời tương tư , nhạc triền miền”

 

Diễn tả bao hàm ý trên nghĩa là những cụm liễu trong chiều xanh gầy quá lại không biết mình đang xanh gầy , cứ tương tư đến ông trời trên cao , mà Trời thì cũng đang buồn nên lại tương tư lên ông trời trên tầng cao hơn . Tương tư trời tương tư ( cho nên vỗ cánh lá nhau bay thành điệu nhạc kéo dài triền miền ).

 

Kỷ niệm về Hà Tiên thì nhiều lắm và là cả một trời tình cảm . Người bạn gái ( người tôi viết ở mấy dòng đầu nơi bài hồi ký “Chiều chiều mây kéo về kinh” Chế Lan Viên sáng nay . Đó là câu chuyện thuộc về tâm lý kỳ lạ và độc đáo , cho đến bây giờ tôi cũng chưa hiểu ra sao . Một con người tốt tuyệt vời và cũng lãng mạn tuyệt vời . Thong thả tôi sẽ kể lại vài nét cho anh rõ . Đó là nguồn thơ tôi viết ra mấy bài . Sầm Sơn và Ca Thương của Trống Mái ……

Thôi xin dừng bút . Thư đã quá dài và hơi bận rộn .

 

Chúc cả gia quyến an khang .

 

  

Chú thích :

K.Đ đã giải thích

“ Hương Phong trường cách biệt “ là phong cảnh của trường thi

Hương bình Định thời xa xưa giờ có còn chăng chỉ là sương hoa đức hạnh với nổi niềm bâng khuâng nhớ lại những gì đã mất .

Phải chăng vì vậy mà trong tuyển tập Yến Lan do nhà xuất bản Văn Học năm 1996 đã sửa lại

“Ôi Bình Định , mây chia trời cách biệt

Những bâng khuâng trong gió lạnh sương hoa .”

Yến Lan
Số lần đọc: 2606
Ngày đăng: 05.10.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hỏi chuyện nghề…Nicô huyền Trang - Nguyễn Hùng
Gương hiếu người xưa - Mang Viên Long
Sao gọi là Nguỵ Quân tử? - K.Nguyên
Đất nước còn quá nhiều Vedan - Nguyễn Hữu An
Phiếm luận về Ngụy quân tử - Thí Chủ
Phần thêm của Người không mang họ - Nguyễn Hùng
Về BLao - Minh Nguyễn
Chắt chắt - ngọt ngào và cay đắng - Minh Tứ
Đà Lạt trong tôi và những điều đã mất - Đinh Thị Như Thuý
Thú câu cá lóc miền quê - Xuân Sắc