Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
697
116.610.009
 
Người của một dòng sông
Phan Trung Nghĩa

Làng tôi bên này sông và phía bên kia sông là xóm Cả Vĩnh - nơi có rất đông đồng bào Khmer Nam bộ cư ngụ. Từ xóm Cả Vĩnh chạy dọc theo tỉnh lộ 13 là nối liền những ấp: Nước Mặn, Sóc Đồn, Cù Lao, Cái Giá…

 

Đây là những ấp xóm có người Khmer Nam bộ sinh sống với mật độ đông nhất tỉnh Bạc Liêu. Và cũng chính nơi đây là điểm xuất phát của một trong hai giả thuyết về  sự hình thành tên gọi Bạc Liêu. Theo học giả Vương Hồng Sển thì người Khmer gọi cây Đa cao là Bol Liêu và sau đó, người ta đọc  trại ra thành Bạc Liêu. Tôi đã từng được những người Khmer lớn tuổi chỉ cho biết rằng " cây Đa cao" ấy chính là cây đa ba, bốn người  ôm không giáp ở chùa Cù Lao bây giờ.

 

Những xóm ấp nói trên ở phía bờ Bắc còn làng tôi ở bờ Tây. Thế là chúng tôi cùng có chung một con sông. Đó là dòng sông Bạc Liêu đầy ắp phù sa và thật nhiều tôm, ca. Thuở bé thơ, trong những buổi trưa hè oi ả, tôi cởi áo ra nhảy ùm xuống sông, bơi qua bờ Bắc để rủ bạn bè trang lứa chơi trò chơi đuổi bắt dưới nước. Có lẽ vì thế mà tôi có rất nhiều bạn bè là người Khmer, bởi vì chúng tôi cùng có chung một con sông để tắm mát, để thả câu giăng lưới, để hẹn hò nhau khi đến tuổi trăng tròn. Cư dân ở đôi bờ sông cũng có những quan hệ ngọt ngào, đằm thắm như thế. Tôi còn nhớ năm Mậu Thân (1968) chiến tranh diễn ra ác liệt vô cùng, đêm đêm pháo từ chợ Bạc Liêu bắn ra cày nát xóm làng, cứ dăm ba đêm là có người chết, tiếng khóc vang dậy trong đêm sâu, nghe thật là kinh sợ. Thế là dân của làng chạy qua bờ Bắc để lánh nạn. Mỗi gia đình đến  trú ngụ ở nhà một người Khmer quen của mình. Người Khmer bờ Bắc đã đùm bọc, cưu mang người Việt ở bờ Tây suốt mấy năm trời. Gia đình tôi ở nhà " từng bể"  sậy, ông làm " ní" với ba tôi đã từ lâu lắm ( theo cách gọi của người Hậu Giang đối với bạn vong niên, cùng tuổi). Ngày ngày tôi lội bộ đi Sóc Đồn học với thằng Tư, con của "từng bể". Mỗi dịp tết Khmer Chôl Chnăm Thmây hay Đại lễ dâng bông( còn gọi là Dâng y cà sa). Tôi là thằng Tư lẻo đẻo theo "từng má" quang gánh lễ vật vào chùa cúng phật. Mỗi dịp như thế " từng má" sắm cho thằng Tư một bộ đồ vải sọc thì tôi cũng được bà cho một bộ như thế. Chúng tôi mặt đồ mới đi chùa vui suốt đêm. Thằng Tư nhảy dăm bông, lăm thol và hát dù kê thì tôi cũng nhảy dăm bông, lăm thol và dù kê; thằng Tư mê đua ghe ngo thì tôi cùng đã từng ngồi ghe hầu đi suốt mấy ngày đêm lên ngã ba Vàm Tho để màhò reo hoan hỉ ủng hộ đội đua của chùa Cù Lao. Và khi tết nguyên đán của người việt về, trong tiết trời lành lạnh của chớm đông, Thằng Tư và đám bạn người Khmer của tôi , trong ánh đen láy ấy cũng có niềm nôn nao rạo rực ngày tết. Ba tôi mang bánh tét cúng ông bà ở nhà "từng bể' sậy, Má tôi may cho thằng tư bộ đồ mới . . . Cả cộng đồng vui ngày hội của đất nước không biệt màu da .

 

Chúng tôi cùng lớn lên  qua nhiều năm tháng giữ trâu chung một vạt đồng. Cùng hòa đồng ngôn ngữ một cách tùy hứng, lúc thì Khmer, khi nói tiếng Việt. Khi đến tuổi hẹn hò thì chúng tôi yêu nhau. Đó là những đêm trăng rắc vàng mặt sông của một mùa gió chướng chớm thổi, mang theo cái hương lúa mới nồng đượm về ngập ngụa dòng sông, làm cho lòng ta bổi hổi. Chúng tôi bơi xuồng ra thả trôi trên sông để hát vọng cổ và điệu à-dây trữ tình để giao duyên. Sau những cuộc vui đó là những mối tình nên thơ,huyền hoặc ra đời. Và sau nữa là những đám cưới nhà quê thật náo nhiệt vì nó trộn lẫn những tập tục Khmer lẫn người Việt, tôi cũng có một mối tình vụng dại mà không  làm sao quên được còn rớt lại trên dòng sông này. Nếu như không có những trở ngại của cuộc sống khó khăn sau những năm chiến tranh hẳn rằng các con tôi bây giờ mang hai dòng máu.

 

Cuộc sống ở bờ Bắc và bờ tây con sông quê hương tôi là thế, cứ đan xen, trộn  lẫn công việc làm ăn lẫn tập quán tín ngưỡng và cả quyết thống của hai dân tộc Khmer và Kinh.

Xóm Cả Vĩnh đã nghèo nhưng vào thời kỳ bao cấp, suy thoái kinh tế  lại nghèo thêm. Những xóm làng của người Việt ở bờ tây ngòai nghề làm ruộng ra còn có thêm trồng rau cải hay thu nhập từ tôm cá. Còn các xóm ở bờ Bắc, do điều kiện tự nhiên nên mỗi năm chỉ dựa vào một nguồn thu chủ yếu từ mãnh đất độc canh cây lúa. Các bạn tôi gồm thằng Tư, thằng Sol, thằng Long, thằng Bay…vốn chẳng lo xa, làm ngày nào ăn ngày ấy. Người Khmer lại có rất nhiều lễ lọc, nào là dâng bông, Chôl Chnăm Thmây, Ooc om Booc, Đôn- ta… dịp nào thì cũng chi phí cho những cuộc vui rất nhiều tiền. Các bạn tôi thì sinh con không có kế họach nên đứa nào cũng con đông… từ đó mà nghèo đói vây lấy đời họ. Có thằng cầm cố hết đất đai, mỗi năm phài vác vá đi Cà Mau đào đất mướn suốt mùa hạn. .. các xóm làng ở bờ Bắc sống trong cảnh tăm tối. Mùa sa mưa tiếng trống " Á Nặc" ( tiếng trống ếch đuổi ma) nổi lên vang động mà dịch bệnh thì cứ hòanh hành.

 

Cũng vẫn với truyền thống giúp nhau khi hoạn nạn, ba tôi bứng cây trâm bầu để trồng gẩy đã gom cây lại hết cho nhà "từng bể" tôi làm củi. Cứ tới mùa gieo mạ là ông vác lúa giống lên cho "từng bể" làm mùa…Dân ở bờ Tây ai cũng làm như ba tôi vì nhớ cái nghĩa năm xưa "tảng cư" qua được bà conbờ Bắc đùm bọc.

 

Tôi thì sau giải phóng đã rời quê hương di làm"người nhà nước".Thi thoảng tôi về, đi ngang qua xóm Cả Vĩnh  , ngang con sông Bạc Liêu thấy cảnh đời của bà con Khmer, của bạn bè tôi ở bờ Bắc mà chạnh lòng . Mãi cho đến cuối những năm của thập kỷ 90 trở về sauthì làng quê này mới đuợc khởi sắc. Đó là khi có trương  trình 135 của Chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa,  rồi các trương trình cho vay, hướnng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế VAT hỗ trợ cho người Khmer làm ăn…Saucác trương trình này là một con lộ nhựa thẳng thớm nối liền các ấp xóm của bờ Bắc ra đời . Nhớ năm xưa , tôi và thàng tư di học , con đường này đá lờm chởm , bây giờ nó hiện ra sang trọng như trong mơ, bà con Khmer đua nhau sắm xe đạp, xe gắn máy, chiều chiều dạo quanh phum này, sóc nọ mà chơi , vui lắm.Theo con lộ đó là lưới điện quốc gia cũng được kéo về. Thế là các xóm: Cả Vĩnh , Sóc Đồn , Cù Lao…tăm tối ngày xưa sáng rực ánh đèn điện . Xóm làng như sôi động lên vì tiếng hát hò của các phương tiện nghe nhìn, vì tiếng Karaokê…Đăc biệt hơn là từ khi nhà nước, trung ương và tỉnh đầu tư gần 1000 tỷ đồng để xây dựng vùng ngọt hóa Quản lộ Phụng Hiệp thì tòan bộ vạt đồng của các xóm ấp bờ Bắc đã thay đổi tận gốc rễ. Nếu trước đây là độc Canh một vụ, mùa hạn đồng vắng hoang vu lạnh lẽo, trai tráng của làng không có việc làm phải quảy nốp, vác vá đi Cà Mau làm mướn thì nay đồng ruộng đã sôi động lên một năm làm được hai vụ lúa một vụ màu. Nhiều người năng động đã phát huy nghề trồng rẫy truyền thống của người khmer bằng cách đưa màu xuống ruộng rồi trồng dưa hấu bán chợ tết . . . Theo sự quay vòng gấp ba lần của đồng ruộng thì các dịch vụ phục vụ nông nghiệp cũng ra đời như máy cày, máy suốt lúa, mua bán vật tư nông nghiệp rồi nuôi vịt chạy đồng hay bơm nước mướn. . .Công ăn việc làm để ra gấp 3,4 lần, từ đó chấm dứt cảnh tha phuơng cầu thực suốt mùa hạn. Quanh năm gia đình có kinh tế thu nhập đều đều, Đại bộ phận cư dân bờ Bắc nghèo đói đã bước sang hết khấm khổ và khấm khá dần. Nhiều người năng động trong làm ăm đã cất nhà tường. Từ đó xóm làng như thay áo mới. Suốt ngày xe cộ chạy ồn ào, tiếng hát hò vang động. Cuộc sống đã trở nên năng động hơn,  giàu sức sống hơn.

 

Và cho đến năm 2000, có chủ trương chuyển dịch một phần đất trồng lúa có khả năng nuôi tôm sang nuôi trồng thủy sản thì đã xuất hiện nhiều người khmer giàu bởi vì khi chuyển dịch nhà nước cũng đã tính đến các giải pháp trợ giúp cho người khmer bằng cách cho vay vốn, đầu tư thủy lợi, hướng dẫn kỹ thuật . . . thì có nhiều người đã cầm trong tay bạc triệu. Bổng chốc từ một anh bần hèn sang người sang cả, đi ra đường lả cởi HONDA, mặc một cái áo sặc sở sắc màu bỏ trong quần, đầu đội nón nỉ, mắt đeo kính râm . . . nhìn cứ ngở là ông bự, không ngờ rằng chính con người đó hai năm trước còn mang nóp vá đi Cà Mau đào đất mướn.

 

Hôm tháng bảy vừa qua, tôi có đi dự hội nghị " Những người khmer làm ăn giỏi, công tác xã hội tốt". Đây là hội nghị đầu tiên tôn vinh những người khmer làm ăn giỏi từ sáu năm qua, sau ngày tỉnh Bạc Liêu tái lập. Trong hàng trăm đại biểu hôm đó, tôi bắt gặp rất nhiều những người quen cũ ở các xóm bờ bắc. Một anh ở ấp Cù Lao làm lúa hai vụ rồi trồng năng một năm thu nhập hơn 50 triệu đồng, một anh ở ấp Nước Mặn làm 3 vụ ruộng và các dịch vụ khác, thu lãi hàng năm hơn 100 triệu đồng. Anh vừa cất nhà trường trị giá 100 triệu và nuôi hai đứa con đang học đại học.

 

Tất cả các báo cáo điển hình cho thấy rằng, đại bộ phận người khmer đã có đời sống đi lên rất rõ. Và họ đều đánh giá giống nhau ở cái nguyên nhânlàm cho cuộc sống họ khấm khá la : Đảng và Nhà nước đã quan tâm đầu tư cho vay vốn, cán bộ khoa học đến giúp kỹ thuật nuôi trồng, con em họ đi học, chữa bệnh được ưu tiên, giảm miễn tiền học phí, viện phí. Xóm làng họ được Xây dựng, cơ sở hạ tầng tốt hơn. Về đời sống tinh thần thì Nhà Nước phát huy bản sắc văn hoá dân tộc nên ủng hộ họ trong các lể lạc ở chùa, đua ghe ngo . . .

 

Riêng tôi thì sau hội nghị này đã có một suy nghĩ : Người khmer bây giờ đã vươn lên bắt nhịp kịp với trình độ sản xuất, với hơi thở và sự phát triển của đất nước.

 

Mùng một tết năm nào tôi cũng về quê mỗi năm lòng tôi mừng thêm khi bạn bè tôi và các xóm làng Khmer của bờ Bắc thay đổi không ngừng. Ba má tôi và " từng má, từng bể" nay đã qua đời nhưng anh em tôi và các cháu tôi vẫn duy trì cổ lệ của dân cư truyền sông Bạc Liêu là 30 tết người bờ Tây mang bánh tét, bánh bông lan…sang các nhà thân thích ở bờ Bắc cúng ông bà và mùng một tết thì những người bờ Bắc đổ xô qua bờ Tây đề nhận ngày này đến ngày khác mà vui say tưng bừng ngày tết cổ truyền của dân tộc. Và ngược lại, ngày tết Chôl Chnăm Thmây bờ Bắc cũng đem bánh gừng…( một loịa bánh đặc trưng để cúng trời đất của người Khmer) sang cúng ông bà bên bờ Tây và sau đó thì người bờ Tây đổ xô qua để đi chùa để múa lâm thôl, để hát điệu àday sâu lắng trữ tình.

 

Tết năm nay tôi cũng về quê để đốt nhang ông bà,  khi ngang sông Bạc Liêu thì lòng tôi lặng đi vì những kỷ niệm ngày bé ập về. Tôi nhớ những buổi trưa hè ôi ả cùnh bạn bè đùa giỡn trên bến sông này. Nhớ mối tình vụng dại và hồn nhiên còn rớt lại trên sông này ngày ấy. Nhớ điệu dù kê, câu vọng cổ lan dài trên sông nước. Thế hệ chúng tôi và nhiều thế hệ trước đó đã cùng tắm chung một dòng sông, ăn hạt gạo của vạt đồngnày mà lớn lên. Chiều sâu lịch sử đã gắn bó tình cảm của xóm làng bờ tây và bờ Bắc như con nước lớn đầy sáng mùng một tết hôm nay. Nước dưới sông thì không thể " chặt đứt, bứt rời" và tình cảm keo sơn, gắn bó được thử thách bằng bao hoạn nạn, tiếng tranh của hai dân tộc Việt Nam, Khmer cũng sẽ y như thế.       
Phan Trung Nghĩa
Số lần đọc: 2853
Ngày đăng: 13.09.2004
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hồ sơ một vết thương - Võ Ðắc Danh
Cha con ông Huế bụng - Võ Ðắc Danh
Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Võ Ðắc Danh
Đi lãnh nhuận bút với nhà văn Sơn Nam - Võ Ðắc Danh
Lên Sài Gòn nhớ bác Tư Sâm - Võ Ðắc Danh
Ngậm ngùi phiên chợ trăm năm - Võ Ðắc Danh
Văn chương của chú mục đồng - Võ Ðắc Danh
Dưới chân đài tưởng niệm - Võ Ðắc Danh
Đau thương trên đất Cà Mau - Võ Ðắc Danh
Giữa hai dòng mặn ngọt - Võ Ðắc Danh