Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
742
116.541.867
 
Khái quát cuộc đời và sự nghiệp Michel Foucault (1926-1984)
Khổng Ðức

Michel Foucault là một trong những triết gia hiện đại nổi tiếng của Pháp. Ông sinh ra  vào ngày 15-10- 1926 tại Poitiers, cha và ông nội đều là bác sĩ y khoa. Do đó gia dình muốn ông theo con đường của cha ông học y khoa , nhưng ông phản đối.

 

Theo niên biểu :

1946 – Foucault thi đậu vào Trường cao đẳng sư phạm Pháp (Normal Sup. 1948 - Tốt nghiệp đại học triết.học.

1949 - Tốt nghiệp đại học Tâm lý học. Trong thời gian học tập tại Trường cao đẳng sư phạm, Foucault trải qua một giai đoạn  đau khổ uất ức, nhiều lần muốn tự tử.

1950 – gia nhập Đảng Cọng sản Pháp, nhưng 1952 lại tự ra khỏi đảng.

1951 – Được làm giáo sư phụ đạo  tâm lý ở Trường cao đẳng sư phạm.

1952 – có giai đoạn si mê âm nhạc.

1953 – giử chức vụ  trợ giáo ở Trường Cao đẳng sư phạm và tiếp tục học tâm lý học và đậu văn bằng tâm lý học thực nghiệm và tâm lý bệnh lý.

1954 – Xuất bản sách Tinh thần tật bệnh và nhân cách.

1957 –Tại thư điếm Joses Corti, tình cờ phát hiện được nhà thơ  Raymond Roussel.

1958 – Tham gia khai mạc trung tâm văn hóa Pháp .

1959 – Lãnh đạo học viện Pháp quốc (l’institut francais).

1960 –Nhận thức được sinh viên Daniel Defert tại học viện cao đẳng sư phạm và duy trì tình cảm đến cuối đời. Năm này cũng hoàn thành tác phẩm “ Điên cuồng và phi lý tính ‘ (Folie et déraison), xuất bản năm 1961. Foucault bắt đầu nổi tiếng với cuốn sách nầy, vì nội dung có những quan điểm mới lạ. Là từ năm 1500 về sau con người mới nhìn sự thác loạn tinh thần là bệnh hoạn; còn trước đó trong thời trung cổ, người điên hoàn toàn được đi lại tự do thoải mái và còn được tôn trọng là khác. Thế nhưng đến thời đại của chúng ta thì người điên bị giam cầm trong nhà thương điên, trong  bệnh viện tâm thần, và đối xử như kẻ bệnh hoạn; mà vẫn coi đó như là thi hành đại đạo, xử sự với từ tâm từ thiện.. Đó cũng là sự biểu hiện tinh thần văn minh của tri thức khoa học hiện đại. Nhưng với cách nhìn của Foucault thì thực tế đó là hình thức xảo trá đầy nham hiểm của xã hội quản chế.. Cái luận điểm bao hàm đầy ý nghĩa thế mà cũng phải đến mấy năm sau mới được quần chúng biết đến. Vì lúc ấy tác phẩm mới được học phái  chống bệnh tinh thần (anti-psychiatrists) như R.D. Laing. David Cooper, và Thomas Szasr đều coi như là kinh điển, tiếp theo là các nhà phê bình, học giả  nổi tiếng của Pháp là F.Braudel, Roland Barthes, triết gia Gaston Bachelard đều ca tụng và tán thưởng. Tiềng tăm của Foucault bắt đầu nổi lên ở Pháp, dến năm 1965 thì tác phẩm “Điên loạn và phi lý trí ( cũng có người dịch là văn minh) được dịch sang tiếng Anh rồi lan tràn khắp hải ngoại.

1961 – Trinh luận án tiến sĩ quốc gia tại đại học Sorbonne.

1962 – Đưa ra tác phẩm “ Bệnh tinh thần và tâm lý học” (Maladie mentale et psychologie), đồng thời cũng được phong là Giáo sư tâm lý học tai đại học.

1963 – Đưa ra tác phẩm “ Sự ra đời của cơ sở chẩn đoán “( Naissance de la clinique). Và tác phẩm  viết về Raymond Roussel.

1965 – Đưa ra tác phẩm “ Từ và Vật” (Les Mots et les choses), là tác phẩm gây ra tiếng vang lớn ở Pháp, được  mọi người lưu ý và bán chạy nhất, Trong tác phẩm này tác giả đối với sự phát triển kinh tế học, khoa học tư nhiên, và ngôn ngữ học của thế kỷ 18, 19 nghiên cứu và so sánh. Sách thuộc loại khó hiểu, nhưng được tác giả viết bằng  những từ mới  sáng sửa, lời lời như châu ngọc.Foucault đem ngôn ngữ nhập vào chế độ xã hội và trong thực tiển, nêu rõ trong đó có cái cơ chế của quyền lực. Trong sách ở phần cuối có một câu rất nổi tiếng là :” Con người sẽ biến mất giống như lằn ranh của mặt cát trên  bải biển” ( que l’homme s’effacerait, comme à la limite de la mer un  visage de sable). Câu nói ấy giống như lời tuyên bố của Nietzsche trước đây một thế kỷ là “Thượng đế đã chết rồi”. Dự báo con người sẽ biến mất, câu nói đã dẫn đến cuộc tranh luận khiến mọi người phải chú mục vào tác giả.

 

Nhưng danh vọng của Foucault còn lên cao hơn nữa, vì sau sự kiện tháng 5-1968 phát sinh, đó là năm học sinh, sinh viên thế giới đứng lên tranh đấu. Năm này dù ông đang ở Tunisie ( Phi châu) ngoài việc giúp đở cho sinh viên bản xứ, ông còn tham dự vào các cuộc hội nghị và biểu tình diễn hành , bình luận thời sự, ký tên vào các thư thỉnh nguyện. Gặp việc bất bình  cũng cùng quần chúng  hò hét la lối, hết lòng vì những người có hoàn cảnh đáng thương, những người không có quyền lực trong tay, những tù nhân của Pháp, di dân Algerie, phần tử công đoàn Ba Lan, di dân Việt nam, v…v…, cùng lúc Foucault vượt qua  những danh sĩ có địa vị tột đỉnh như H. Bergson, Merleau Ponty; và ngay cả với vị thầy đở đầu là Jean Hypolite. Năm 1970  ông được bầu là giáo sư có những công trình nghiên cứu học thuật nổi tiếng nhất ở Pháp.

 

Trong những năm về sau, tác phẩm của Foucault đề cập đến khái niệm về quyềm lực lại càng được mọi người  chú ý.. Ông công khai thừa nhận Nietzsche là mẫu người mẫu mực tiên phong của ông. giống như Nietzsche , ông lý giải quyền lực không phải là lực lượng  vật chất mà là  năng lượng lưu động  trong một cơ thể sống và trong xã hội loài người. Cái lưu lượng năng động ấy và lưu động không có định hình phải chịu nhiểu điều kiện, những cách thức ức chế, những diều kiện cách thế ngoại trừ một số loại hình khác nhau về chính trị, xã hội, và tổ chức quân sự, còn bao quát các thức các dạng  của phương thức hành động  thuộc thế hệ tri thức và  tập quán nội tỉnh..

 

Năm 1975, đưa ra tác phẩm “ Qui huấn và trừng phạt” (Surveiller er punir) tại Pháp tạo thành một ảnh hưởng rất lớn. Trong tác phẩm nầy Foucault vận dụng khái niệm quyền lực diễn tả lại cảnh giam cầm hiện đại. Tuy nhiên giống như thông thường  ông sử dụng các tư liệu lịch sử phong phú, nhưng với tâm tài hoa kiệt xuất đưa ra những luận điệu phóng túng tự do; lại một lần nữa làm chấn động  mọi người. Trong chế độ giam cầm thường nói đến nhiều thiện ý, sự tôn trọng , lòng nhân đạo, mà thực tế là mưu mô  giam cầm, chính vì hình phạt bên ngoài có vẻ mềm dịu nên nó thành công,,, khiến cho nó  biến thành  không nghiêm khắc lắm. các nhà lao hiện đại mới  tập trung thể hiện một thứ nhân từ, trên cơ bản  không có cưỡng bức cho đau khổ mà đó chính là hình thức điển hình của thế giới hiện đại bắt buộc.

 

Foucault chỉ trích từ học đường đến các xí nghiệp, từ trong quân đội đến chốn lao từ, chủ yếu là cứ theo tập tực xã hội của chúng ta, đối với cá nhân, cực lực thi hành sự giám sát, nhắm tiêu trừ thái độ  nguy hiểm của chúng, và xuyên qua sự giới huấn nhiều lần biến đổi được hành vi của nó, kết quả không sao tránh được là con người trở nên ngoan ngoản dễ bảo, và tâm hồn dịu dàng, mà năng lực sáng tạo hầu như hoàn toàn khô cạn.

 

Dù là lần đầu tiên Foucault  đề cập đến vấn đề quyền lực trong tác phẩm chính, nhưng thực ra nó là tiêu điểm trước sau ông vẫn quan tâm đến. Nên trong  tất cả công trình của ông bắt đầu từ Folie et déraison đều xoay quanh cái trục có liên quan đến quyền lực. Chính con người trong mối  quan hệ hành xử quyền lực, có lúc được suy tư, nhưng thường là áp dụng bừa bãi. Những nhân vật trình diễn trong sách của ông thường mang tính chất tượng trưng ngụ ý thống trị không ngừng nghỉ, dùng tới  giải pháp hình sự giết người, để đến  nỗi bác sĩ y khoa  cấm đoán coi như là hành động điên cuồng. Xã hội có thể nào giải thoát khỏi móng vuốt của quyền lực, tất cả người của xã hội kể từ Marx  đến Sartre hầu như chỉ giải phóng ở trong mộng. Nhưng nếu chịu khó đọc hết những gì bao hàm trong bộ sách “ Lịch sử tính dục” ( Histoire de la sexualité) của Foucault chúng ta mới phát hiện giấc mộng ấy không dễ gì thực hiện được. Ngay trong tập thứ nhất xuất bản năm 1976 đã dẫn đến cuộc tranh luận sôi nổi. Foucault đã khởi tố là nền văn hóa hiện đại đã lưu hành quan diểm áp chế tình dục; ông lại đưa ra cái quan điểm mới càng khiến cho con người không mấy yên tâm : hành xử quyền lực và khoái lạc sau khi xua đuổi cái cơ thân ngoan ngoản thuần thục, không thể tránh khỏi các hình thức thay đầu đổi mặt tái hiện trong dục tính ảo giác, bùng nổ cuộc vận động xoái ốc vĩnh hằng của khoái cảm và quyền lực, xúc sử cho tính dục mới tăng trưởng thành cuồng loạn. Những tính dục ấy tăng trưởng sai lệch biểu hiện các hình thức có cái hữu ích có cái đầy độc hại.

 

Từ sau năm 1968, triết học của Michel Foucault đã lan tràn khắp thế giới, từ Ý đại lợi đến Tây Ban Nha, từ Đức đến Anh, từ Nhật bản đến Brasil; mà đột xuất nhất là ở Mỹ, nó được thầy trò ở các trường đại học coi như là kiểu mẫu , mực thước. Nhưng là thứ mực thước kiểu mẫu cho sự chiến đấu, phát huy tư tưởng ly kinh phản đạo, nhiệt tình làm môn đồ mô phỏng theo bậc thầy của tư tưởng  ( un maitre à penser) hay là một vị sáng lập lý luận học thuật (a founder of discurcivity) cũng là một từ mới do Foucault phát minh.

 

Foucault ít nói về mình, chỉ bạn bè mới nói về ông , nhưng cũng rất ít; đó là một con người rất phức tạp, linh mẫn hơn người, tự ức chế, trầm mặc ít nói…, suốt đời tự dấu mình đi để cống hiến cho sự sáng tác mà thôi. Trong năm 1983, Foucault từng tuyên bố: Tôi tin rằng  một người gọi là tác gia, công việc của ông không phải chỉ viết ra tác phẩm, mà chủ yếu qui cho đúng , chính bản thân tác giả nằm ở trong quá trình sáng tác ra tác phẩm. cuộc sống cá thể riêng tư, tính ái thiên lệch, và công tác của ông ta đều có liên hệ với nhau. Như thế không phải là nói rằng  công việc của ông ta có thể giải thích nếp sống tính dục của ông ấy; nhưng vì công việc có bao hàm sự trước tác lại còn bao hàm cả nếp sống  của cuộc đời.

 

Sau khi hiểu được tinh thần sự nghiệp của Foucault, chúng ta cũng còn cần phải hiểu rõ một quan điểm nữa của ông ta; đó là quan điểm : phương thức chết của một cá nhân, là phải thể hiện tột đỉnh sự sống  toàn vẹn của nó (that a man’s manner of dying, as the capstone of his “ whole life” may reveal)phảng phất như trong một sát na hiển hiện “cốt lỏi trử tình” của cuộc sống ( lyrical core), nó là thìa khóa của thái độ thi ý của tác gia.. Cái chết và ý nghĩa của nó , trở thành một ám ảnh triền miên trong đời Foucault. Năm 1954 ông đã từng tuyên bố: “ khi dụng đầu với cái chết chính là lúc đắm sâu vào mộng mị “( In the  depth of his dream, what man encounters in his death).

 

Ngày 27 tháng 6 -1984, tờ báo Le monde của Pháp in lại tờ công báo y liệu ( medical bulletin) do bác sĩ trị liệu cho Foucault phát biểu và gia đình của ông cùng xác nhận rằng  : Ngày 9 tháng 6- 1984 M. Foucault nhập viện Salpetrière để kiểm tra bệnh thần kinh. Vì do thiếu máu trầm trọng nên bệnh trạng của ông trở nên phức tạp. Kết quả kiểm tra phát hiện trong nảo bộ có nhiều tế bào bại hoại phải trị liệu bằng thuốc kháng sinh; hiệu quả lúc đầu tiến triển tốt, bệnh tình có vẻ giảm bớt. nhưng sau một tuần trôi qua ông bị phản ứng vì bộ  Histoire de la sexualité quyển 2 và 3 chưa hoàn thành. Từ đó căn bệnh  bột phát ác liệt, thuốc chửa không hiệu quả, nên  13giờ 15 phút ngày  25 tháng 6 – 1984 ông qua đời.

 

Ngày 26 tháng 6- 1984 báo giải phóng (Libe1ration)- báo này  đối với Foucault trước có những  mối liên hệ chặc chẽ  hơn Le monde , nhưng về sau có những quan điểm khác nhau, lại đưa ra tin là Foucaault chết vì bệnh Aids. Tin ấy tung ra khiến mọi người ngạc nhiên, thật ra  thì Foucault vốn là người đồng tính luyền ái (homosexuel). Nhung các nhà phân tích bênh lý Aids  cho rằng  nó xuất phát từ  nam đồng tính là một sự ngộ nhận, vì mãi đến năm 1986 người ta mới phát hiện được bệnh HIV và sự lây lan của nó. Năm 1975, là lần đầu tiên Foucault đến viếng thăm Vịnh Area, đó là khu thịnh hành  đống tính luyến ái, nhất là ở San Francisco là nơi chơi bời dữ, cũng là nơi Foucault cảm thấy vô cùng thích thú – bởi vì ở đây ông được tự do thỏa mãn các điều mà ở những nơi khác cấm kỵ. Năm 1979, 1980 và mùa xuân 1983 Foucault lại trở lại  Vịnh Area; ban ngày thì dạy ở đại học Berkeley, ban đêm thì sa đà ở San Francisco. Đến nỗi bạn bè  Paris đều lo cho sức khỏe của ông mỗi ngày mỗi tàn tệ. Đến mùa thu 1983 Foucault lại có chương trình đi về bờ biển miền tây của Mỹ, nơi đây phổi của ông bị nhiễm bệnh, ông nói với  bạn bè rằng về đến California sẽ tốt thôi..

 

Lúc bấy giờ biệt khu đồng tính luyến ái ở San Francisco, đối với Foucault đã trở thành  một nơi kỳ bí của dị tính (heterotopia) không sao nói hết được; một nơi khiến con người đến  chết điếng, cứng lưởi trố mắt tha hồ mà nhìn, hay nói một cách khác là nơi đầy hứng thú không bút mực nào tả nổi. Cũng tại đây có những nhà tắm công cọng  cung ứng cho con người những thich thú vượt quá trạng thái thân phận làm người ( limbo of non-identily). Foucault có thể hưởng thụ hết mình, vật lộn với cái thế không thể chịu nỗi hay bị dè bẹp, không có lời nào để diễn tả, khiến con người đến sởn gai ốc, xúc động đến chân tơ kẻ tóc, tri giác lung linh, sướng khoái đến điên cuồng, hay trong trạng thái mê ly ngây ngất, bao gồm cả một thứ bạo lực thuần túy, một tư thái như lịm đi trong câm lặng sững sờ.

 

Và trong năm cuối đời, do báo đống tính luyến ái phỏng vấn, Foucault đã không kiêng kị gì mà thẳng thắn trả lời; Là rất hứng thú với hành vi  bạo dâm nghịch tính (tức Sado-masochistia) hành vi này rất lưu hành ở các nhà tắm công cọng  tại San Francisco. Cũng trong năm này, trong một cuộc đàm thoại Foucault còn giải thích rằng :” Theo cách nhìn của tôi thì thú chơi ấy là một thứ khoái lạc chân thực nhất, vô cùng thống thiết, vô cùng dữ dội, nó áp đặt đến độ không sao chịu nỗi, gần như nó muốn cướp lấy cuộc sống của tôi, sự khoái cảm cực kỳ của tính thống khoái lâm ly…, theo tôi nó liên hệ đến sự tử vong…”Và đúng vậy sau đó không bao lâu thì Foucault qua đời, để lại  bao sự thương tiếc cho mọi người; trong khi đó đúng như sự phát biểu của ông :” Triết học gia chỉ đến khi  sắp chết mới cảm thấy là  thoát ra khỏi sự khống chế của quyền lực, dù nó là hư ngụy, mới đạt đến trạng thái an ninh vô sự của chính mình (..the philosophe will feel free of theis grip and at peace with him self, only as the hour of his death draws near ).Cũng trong những giây phút cuối đời Foucault mới thú nhận ông chỉ là một triết gia, một con người yêu mến trí tuệ, một con người đi tìm kiếm sự thật.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 5419
Ngày đăng: 30.11.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Văn chương việt trong bối cảnh hậu hiện đại - Hà văn Thùy
Âm nhạc trong truyện Kim Dung - Võ Công Liêm
Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài. - Đại Lãn
Truyện thơ Lục Vân Tiên - sự tiếp biến ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo - Võ Phúc Châu
Goncourt 2008 - đôi cú sốc hân hoan và nhói lòng - Phú Khê
Chủ nghĩa hậu hiện đại và ảnh hưởng ở nước ta - Đông La
Viết sự thực và trách nhiệm của ngòi bút trước sự thực - Nguyên Hồng
Những điều cần bàn về một công trình triết học : đọc tư tưởng phương đông gợi những điểm nhìn tham chiếu - Đông La
Tân hình thức, một bước đi mới - Inrasara
10 khuôn mặt thơ trẻ đương đại -1 - Bùi Công Thuấn
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)