Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
347
116.589.863
 
Lịch sử tính dục : Chương năm : Nữ giới
Khổng Ðức

Hôn nhân là vấn đề quan trọng  trong các văn bản cổ diển – trong tác phẩm “:Gia chính học ‘ ( L’Économique) của Xenophon,Lý tưởng quốc hay thiên Pháp luật  (La Republique ou les Lois) của Platon, thiên Chính trị học (la Politique ) của Aristote đều ghi lại sự suy tư về mối liên hệ vợ chồng . Đó là phạm vi thuộc luật pháp hay tập quán cần thiết của sự phồn vinh và sinh tồn trong một đô thị cũng như trong gia đình dùng để quản lý hay làm cho  phong phú hưng thịnh. Chúng ta không nên theo nhóm thị dân chỉ xem mục đích và ích lợi của gia đình mà vội vã kết luận rằng  vấn đề hôn nhân tự thân nó không có mối liên hệ gì  quan trọng, giá trị của nó chỉ là cung cấp cho gia đình và quốc gia mối lợi về đường hậu đại. Chúng ta đều thấy các triết gia cổ đại là Xenophon, Isocrate, Platon, và Aristote đều đưa ra những hành vi qui phạm của vợ chồng sau khi thành hôn. Việc phối ngẫu phải có đặc quyền và được công chính xác nhận, con người  phải dành cho chúng những    phạm, và bồi dưỡng chúng thành tựu. Tất cả những sở hữu đó đều đưa ra mối liên hệ đến chức năng  sinh dục siêu việt. Nhưng hôn nhân yêu cầu một phong cách hành vi đặc biệt, tức vị hôn phu là nam nhân  chủ của gia đình phải là một công dân cao thượng  hay là một người có đạo đức, có quyền lực hành xử chính trị đàng hoàng  Và trong nghệ thuật hôn phối, điều cần thiết là tự ngã phải khống chế được mình và ban ra những hình thái đặc biệt, nó là thái độ hành vi của con người công chính biết tiết chế và khôn ngoan.

 

Từ hai thế kỷ trước và sau công nguyên luân lý của hành vi hôn nhân liên tiếp xuất hiện trong  những văn bản khác nhau, Tức là trong giai đoạn thời gian dài dằng dặc, chúng ta có thể nhận thấy một sự biến hóa phát sinh trong các cuộc hôn nhân thực tiển. Trong những văn bản như Antipater (luận về hôn nhân), nó chính là bản văn La Tinh được dịch ra từ tiếng Hi Lạp và trình bày trong  phần cuối của tác phẩm Economique, phần ngụy thiên Aristote, ngoài ra còn có những đoạn văn khác nhau của Musonius luận về hôn nhân, những giới luật về vợ chồng  và đối thoại tình yêu của Plutarque, thiên luận hôn nhân của Hierocles, đó là không tính đến những bản văn luận thuật mà người ta có thể tìm thấy được ở Sénèque hay Epictete và học phái Pythagore.

 

Chúng ta có nên đề cập đến vấn đề hôn nhân như là chủ trương kiên trì và thường được tranh cải trong dĩ vãng không? Có nên cho rằng  sự chọn lựa trong sinh hoạt hôn nhân và cách thức hành vi đó nó  đưa người ta đến hành vi bất an, và người ta đã tiêu phí  khá nhiều tinh lực để đặt thành vấn đề về nó. Đương nhiên, không thể nào có một giải đáp chính xác được. Nhưng để bù  lại, nghệ thuật sinh hoạt hôn nhân đã được phản tỉnh và  xác định trong  những văn bản  quan trong tương đồi mới lạ.

 

Điểm  mới thứ nhất là trong nghệ thuật sinh hoạt hôn nhân có liên quan đến vấn đề gia chính  cùng sự quản lý, sự sinh sản con cái và phương diện nuôi dưỡng chúng càng ngày càng trở nên  quan trọng., và đặc biệt là trong cộng đồng : mối liên hệ cá thể giữa hai vợ chồng, mối giây liên hệ kết hợp họ lại bằng phương thức và thái độ hành vi đối xử với nhau. Mối liên hệ ấy là làm sao cho thích hợp với tính cách quan trọng và nhu cầu đòi hỏi của vai trò chủ nhân gia đình; nó được coi như là  yếu tố căn bản  đầu tiên, tất cả các yếu tố khác  đều bao quanh lấy nó, do đó nó dẫn xuất và đạt được sức mạnh. Tóm lại nghệ thuật xử sự  trong hôn nhân ít được thông qua một thứ  kỷ thuật tự cai quản do tự ngã, mà đa phần là thông qua phong cách biểu hiện mối liên hệ cá nhân.

 

Điểm mới thứ hai  là người con trai khi đã lấy vợ rồi thì nguyên tắc tiết chế hành vi là trong nghĩa vụ song phương  chứ không phải nằm trong sự khống chế đối với kẻ khác; hay đúng hơn là vai trò tự ngã làm chủ lấy tự ngã càng biểu hiện rõ trong  nghĩa vụ thực tiển đối với kẻ khác, đặc biệt là sự tôn trọng  đối với người vợ - người phối  ngẫu. Ở đây tăng cường  mối bận tâm  của tự ngã đối với tha nhân là tương trợ tương thành. Có lúc vấn đề “ trung thành” tỏ bày trong tính dục lại là phương thức chứng tỏ sự thay đổi mới mẻ. Cuối cùng sự quan trọng nhất ở đây là nghệ thuật hôn nhân, là mối quan hệ  và hình thức đối xứng , ban cho vấn đề liên hệ tính dục  giữa vợ chồng một vị trí tương đối rất quan trọng; vấn đề ấy luôn luôn là phương thức xử lý rất kín đáo đầy ẩn dụ. (discrète et allusive). Trong những tác giả như Plutarque, chúng ta phát hiện là họ đã từng khảo sát qui định về mối liên hệ vợ chồng , làm sao để đạt được phương thức khoái thích trong việc hành sử tính dục; tại đây đối với hứng thú sinh sản có liên quan đến tình yêu, tình cảm, tâm ý tương thông, hổ tương đồng tình cùng liên kết với ý nghĩa và giá trị.

 

Một lần nữa, chúng ta không thể cho rằng những cung cách hành xử, hay những tình cảm như vậy  không được biết đến trong thời cổ điển, nó chỉ xuất hiện sau thời cổ điển mà thôi, xác định đó là sự biến đổi của một thứ trật tự, cẩn phải có một tư liệu hoàn toàn khác, và những phân tích khác. Nhưng nếu như người ta tin tưởng vào những lời của văn bản được xử lý, những thái độ như thế, những cung cách hành xử, phương thức hành vi và cảm nhận đều trở thành là chủ đề hoài nghi thành đối tượng tranh luận của triết học và là những yếu tố của nghệ thuật phản tỉnh phải biểu hiện như thế nào? Một phong cách  sinh tồn của hai người tự thoát ra khỏi  giới luật quản lý hôn nhân của thời cổ đại; người ta lại xác định nghệ thuật quan hệ vợ chồng  trong học thuyết lũng đoạn tính dục độc chiếm và trong  một thứ mỹ học cộng hưởng  khoái cảm.

 

1.- Quan hệ hôn nhân

 

Xuyên qua những cuộc phản tỉnh  về hôn nhân, đặc biệt là xuyên qua những văn bản của phái Stoiciens từ hai thế kỷ trước công nguyên – chúng ta có thể phát hiện một loại mô thức về mối liên hệ vợ chồng. Đó không phải là cuộc hôn nhân áp đặt dưới hình thức của những thể chế mới lạ, hay là cuộc hôn nhân tuân theo khuôn phép pháp luật ép buộc khác nhau. Nhưng không nghi ngờ gì đây là cơ cấu truyền thống người ta minh định một phương thức kết hợp sinh hoạt chung  giữa vợ chồng , một mô thức liên hệ vợ chồng, và một mô thức sống chung khá khác biệt từng được trình bày trong văn bản cổ điển. Nói ra chỉ e là quá phô trương , và sử dụng một thứ từ vựng  hơi lỗi thời; nhưng người ta có thể nói rằng  hôn nhân  không phải chỉ đóng vai trò quản lý gia đình, mà hình thức của nó là  hổ  tương bổ sung cho dục tính, mà còn là sự liên hệ giữa cá nhân  và liên hệ đến hôn nhân giữa nam nữ. Nghệ thuật sinh hoạt hôn nhân được xác định là một thứ hình thức song trùng,có giá trị phổ biến và đặc biệt  trong quan hệ cường độ và sức  lực.

 

a-       Quan hệ song trùng  ( tay đôi).   

 

Musonius Rufus tùng nói: Nếu có vật gì phù hợp với thiên nhiên nhất thì đó chính là sự hôn phối.Và để giải thích cho bài diễn văn nói về hôn nhân là điều cần thiết nhất, Hierocles nhấn mạnh rằng : chính thiên nhiên  mang đến cho con người thể thức cộng đồng của vợ chồng.

Những nguyên tắc ấy chỉ là kế thừa một thứ giáo huấn hoàn toàn từ truyền thống. Tính thiên nhiên của hôn nhân theo các trường phái triết học, đặc biệt là phái khuyển nho (cynique) từng tranh cải là một loạt những nguyên nhân cơ sở : sự giao hợp  tính dục giữa nam nữ là cần thiết để sinh sản; vì sự giáo dục để bảo vệ hậu đại cần đến mối quan hệ liên tục và ổn định, Trong sự giao hợp tính dục, sự sinh hoạt giữa nam và nữ phải mang lại tính phục vụ và nghĩa vụ đồng thời phải giúp đở thư thả, sự tổng hòa khoái lạc, cuối cùng là yếu tố cơ bản cấu tạo gia đình thành cộng đồng đô thị. Cái tác dụng đầu tiên là sự kết hợp nam nữ cũng giống như tất cả nguyên tắc kết hợp của động vật; có khác chăng là sự kết hợp của nam nữ mang đặc tính đại biểu thông thường là phương thức sinh tồn của con người có lý tính.

 

Cái chủ đề cổ điển  đối với hôn nhân là tính thiên nhiên, vì tự nó góp phần vào hai chức năng  là sinh sản và cộng đồng sống chung . Vào thời đại đế quốc chủ nghĩa  Stoiciens là kẻ kế thừa đồng thời họ cũng  biến đổi ý nghĩa của nó. Trước tiên là Musonius, chúng ta có thể phát hiện trong sự trình bày của ông ta có một sự biến hóa, tức là từ mục tiêu “ sinh dục’ chuyển ra thành mục đích “tập thể’. Theo luận cứ của ông trong tác phẩm “luận về mục đích của hôn nhân”, có một đoạn thuyết minh về điểm ấy. Nó mở ra tính song trùng của mục đích hôn nhân : tức là đạt được  tính kế tục hậu đại và cộng đồng sinh hoạt. Tuy  nhiên Musonius lập tức bổ sung  bằng cách nói rằng sinh dục có thể là một sự kiện vô cùng quan trọng , nhưng tự nó không sao chứng minh được tính chính đáng của hôn nhân.Theo đề xuất thông thường, phái khuyển nho phản đối, họ đưa ra ý kiến : nếu con người chỉ chú trọng đến vấn đề hậu đại tức sinh dục, như thế là họ hoàn toàn  hành động như  loài động vật: giao hợp xong là chia lìa ( s’unir et aussitôt se séparer). Con người không làm như vậy là vì điểm chủ yếu mục đích của nó là tính cộng đồng: Một kẻ sống theo cộng đồng là trong đó có sự quan tâm chiếu cố đến nhau, biết chăm sóc và thương yêu nhau. Có thể so sánh như hai con ngựa cùng kéo một chiếc xe, nếu con nào cũng chỉ chú ý đến riêng phần của nó thì chiếc xe không bao giờ tiến lên được. Nếu nói như Musonius, lấy việc sinh con đẻ cái làm mục tiêu liên hệ giúp đở viện trợ, như thế thì thật không chính xác. Nhưng những mục tiêu ấy phải nạp nhập vào trong phương thức của nếp sống cộng đồng. Sự ân cần săn sóc chứng tỏ mối quan tâm hổ tương và sự nuôi dưỡng cho hậu đại cộng đồng là hai mặt của một phương thức cơ bản. Musonius từng chỉ ra trong một đoạn trình bày, đó là một phương thức kết hợp khá tự nhiên trong mỗi cá thể. Trong luận văn nói về “sự chướng ngại của triết học” là vấn đề hôn nhân, gợi ra đề xuất sự phân biệt  tối sơ giữa nam và nữ, ông ta lại tự nêu ra một sự thật là sau khi phân cách hai giới tính nam nữ, Thượng Đế lại nghĩ cách cho chúng tiếp cận với nhau, Musonius ghi thêm, một khi chúng đã tiếp cận với nhau, trong mỗi cá nhân của chúng  lại du nhập vào một thứ dục vọng mãnh liệt, một thứ chỉ nghĩ đến ý muốn giao hợp (homilia)và gắn bó (koinonia).

 

Thuật ngữ “Homilia” là chỉ cho sự liên hệ thuộc tính dục, còn thuật ngữ “Koinonia” là chỉ cho thể thức sinh hoạt cộng đồng . Vậy phải hiểu rằng  trong bản thể con  người vốn có một thứ căn bản  nguyên sơ là dục vọng, và thứ dục vọng này đưa đến ham muốn tiếp xúc nhục thể, tạo thành sự cộng hưởng  sinh hoạt. đó là luận điểm có kết quả song trùng  (nước đôi) như sau: một thứ dục vọng cực đoan mãnh kiệt, không chỉ qui định sự  vận động giao hợp của lưỡng tính, mà còn qui định sự sinh hoạt cộng hưởng. Và ngược lại, mối liên hệ của tính dục thông qua sự hứng thú của tâm hồn, tình cảm, và tính cộng đồng  giữa hai cá thể nam nữ liên kết lại thành mối quan hệ đồng nhất lý tính. Chính là một thứ đồng nhất  thiên nhiên có khuynh hướng  đồng đẳng về cường độ và tương đồng về lý tính tạo thành sự kết hợp nhục thể và ngẫu hợp tính sinh tồn. Do đó đối với Musonius, hôn nhân không có đủ căn cơ vì nó có thể có giao điểm  nghĩa của hai khuynh hướng  khác nhau, một là thể xác và tính dục, hai là lý trí và xã hội. Hôn nhân bén rể ăn sâu trực tiếp vào khuynh  hướng  duy nhất và nguyên thủy  như là mục đích cốt yếu, và xuyên qua nó mà hướng đến hai kết quả nội tại: sản sinh ra hậu đại cộng đồng và thể sinh hoạt cộng đồng. chúng ta hiểu rõ điều Musonius nói ra là không có ước ao nào vượt qua được việc hôn nhân. Tính thiên nhiên của hôn nhân không phải xuất phát từ bản chất thực tiển mà rút ra được cái kết quả có một không hai, mà là từ khởi thủy, việc hôn nhân đã tạo thành mục tiêu lý tưởng  của khuynh hướng  khi mới ra đời.

 

Cũng cùng một khuynh hướng tương tợ Hierocles cho rằng việc hôn nhân là bản tính thứ hai của con  người. Theo ông ta , con người là  thứ động vật mang tính ngẫu hợp (conjugaux – sunduastikoi). Và Platon trong chương Pháp luật cũng đề cập đến sự phân biệt, theo ông liệt kê một số động vật bảo trì sự trinh tiết, trong khi chúng sống thành bầy đoàn, chỉ đến thời tiết của tình yêu, chúng mới thành đôi, thành  ngẫu hợp. Giống như vậy Aristote trong tác phẩm “ chính trị học” cũng đưa ra tính đặc trưng của sự ngẫu hợp con người, biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nô và vợ chồng. Hierocles sử dụng cái quan niệm của những  mục đích khác nhau, ông cho rằng đó là quan niệm chỉ liên hệ đến vấn đề phối ngẫu, cái căn cứ về sau và cơ sở của tính thiên nhiên đều là sự kiện ở trước. Theo quan điểm của ông , bản tính con  người là cơ cấu nhị nguyên,, nó sinh ra để sống thành đôi, trong mối liên hệ vừa mang lại sự hậu đại vừa có thể chung sống với bạn tình. Đối với Hierocles cũng như Musonius, thiên nhiên không hẳn thích thú đặt để vấn đề hôn nhân, thông qua cái khuynh hướng nguyên thủy, nó kích thích cá nhân kết hôn, nó kích thích cá nhân cũng  giống thôi thúc các vị minh triết. Đại thiên nhiên và  lý trí kết hợp với nhau trong cuộc vận động hướng đến hôn nhân; nhưng cần phải chú ý, Hierocles đối với sự phối hợp tính dục và sinh hoạt tập thể không có gì chống đối nhau, giống như chúng là hai sự thể không tương dung nhau. Con người được tạo ra là để sống thành đôi và đa dạng. Đồng thời  vừa sống trong sự phối ngẫu, vừa sống chung trong  xã hội; mối quan hệ  song phương  và quan hệ đa nguyên gắn kết với nhau. Hierocles giải thích, một đô thị được thành hình là do những yếu tố nhà cửa  gia đình dựng nên, nhưng trong mỗi gia đình là do vợ chồng tạo nên. Do đó chúng ta phải thấy rằng trong suốt quá trình sinh tồn của con người cùng với các phương diện phát hiện của nhị nguyên tính phối ngẫu trong cơ cấu nguyên sơ do thiên nhiên cung cấp cho con người; trong nghĩa vụ mà con người phải đảm nhận là kẻ sáng tạo ra lý trí, và trong phương thức sinh hoạt xã hội, con  người phải tham dự vào mối liên hệ cộng đồng. Kể như động vật, sống bằng  lý tính và xuyên qua lý tính cá thể kết hợp cùng với loài người. con người dù sao đi nữa vẫn tồn tại trong sự ngẫu hợp của đôi lứa.

 

b/ Mối quan hệ phổ biến.

 

Đã lâu rồi, trong sự phản tỉnh có liên hệ đến phương thức sống; vấn đề cần biết là có nên kết hôn hay không , một đối tượng cần thảo luận. Lợi hay hại trong hôn nhân, có một người vợ hợp pháp và tự trang bị nhờ ở nàng  mà có kế thừa hậu đại, nhưng phải nuôi dưỡng vợ, giám hộ con cái, đáp ứng  thỏa mãn cho chúng  mọi nhu cầu, có khi phải lo lắng và khổ sở vì bệnh tật hay tử vong của chúng , đó là chủ đề tranh luận, đôi khi nghiêm túc, đôi khi buồn cười mà luôn luôn lặp đi lặp lại không thôi. Trong thời xưa, những tiếng vang  vừa kể kéo dài rất lâu. Epitete và Clement d’Alexandre, tác giả sách “ tình yêu” với sự đóng góp của Pseudo-Lucien hay Libanios trong khảo luận “nếu kết hôn” (Ei gameteon) đều tham khảo các cuộc tranh luận hàng bao thế kỷ vẫn không tìm ra lối mới. Những người theo phái Epicure  và khuyển nho đều phản đối vấn đề hôn nhân; thế nhưng người theo chủ nghĩa Stoicisme thì ngay từ ban sơ lại tán đồng việc hôn nhân. Tóm lại luận đề nên kết hôn của chủ nghĩa Stoicisme thường là phổ biến, và đặc điểm của nó là vấn đề đạo đức xã hội và cá nhân. Nhưng cái tạo nên tính quan trọng của phái stoicisme là quan điểm lịch sử đạo đức; nó không phải là việc lợi hay hại trong hôn nhân, mà đơn giản là biện minh tự kỷ  yêu thích hôn nhân hơn. Đối với Musonius, Epitete hay Hierocles, kết hôn không thuộc vào phạm trù tốt nhất, mà là một thứ nghĩa vụ. Quan hệ hôn nhân là qui luật phổ biến. Cái nguyên tắc chung nầy là dựa vào hai hình thức phản tỉnh. Đối với phái Stoicisme, chức trách trước tiên của việc kết hôn là kết quả trực tiếp của nguyên tắc, tức hôn nhân là niềm hy vọng  mong mỏi của  đại thiên nhiên mà cũng là sự tồn tại của con người đưa đến một thứ cộng đồng vừa  mang tính xung động  của thiên nhiên và lý tính hướng đến hôn nhân. Nhưng nhất đán con người được chấp nhận là một thành viên của một thể cộng đồng  và là một phần của nhân loại. với cái chức trách tạo nên một thành  phần dược bao hàm là sự tồn tại của con người không thể bị tước đoạt các thứ sứ mệnh và toàn thể nghĩa vụ. Hôn nhân là sự  sinh tồn của cá thể là một trong những nghĩa vụ có giá trị phổ biến. Cuộc thảo luận của Epitete với một vị Epicurien chứng tỏ rõ ràng  hôn nhân được coi như là nghĩa vụ phổ biến cho tất cả, có tác dụng cho con  người muốn sống thích hợp với thiên nhiên. Trong quyển sách thứ 3  chương 7 phài Epicurien phê bác chủ nghĩa Erpitete, vốn là một danh nhân, ông ta đảm nhiệm nhiều chức vụ, một thành viên kiểm tra những đô thị; nhưng vì trung thực với những nguyên tắc triết học, ông cự tuyệt hôn nhân. Đối với việc đó Epicure đưa ra ba luận cứ để phản bác:

 

Điểm thứ nhất là dựa vào  liên quan lợi ích trực tiếp và tính chất bất khả năng từ bỏ sự phổ biến của hôn nhân : nếu mỗi cá nhân từ bỏ hôn nhân thì  sẽ sinh ra kết quả như thế nào? Công dân làm sao có được? Ai là người nuôi dưỡng chúng ? Lấy ai săn sóc bọn trai tráng? Ai đảm đương việc thể thao đây ? Còn  nữa làm sao giáo dục chúng đây?

 

Điểm thứ hai liên quan đến nghĩa vụ xã hội không ai có thể tước đoạt được, và chính việc hôn nhân tham dự  bên cạnh những nghĩa vụ đó nó thuộc về đời sống chính trị, tín ngưỡng và gia đình, hoàn thành vai trò của công dân là kết hôn sinh con cái, thờ phụng Thương Đế, săn sóc nuôi dưỡng cha mẹ.

 

Điểm thứ ba liến quan đến lý tính cần phải tuân theo hành vi của tính thiên nhiên; để kích thích sự nhiệt tình, để khiến cho hành vi chúng ta hợp với thiên nhiên, khoái lạc phải lệ thuộc vào nghĩa vụ giống như một vị đại thần, một kẻ tôi đòi. Do đó có thể thấy nguyên tắc phải có của hôn nhân là gắn liền với trò chơi lợi hay hại của  quyền hành hôn nhân. Nó đòi hỏi mọi người  chọn lựa phương thức sinh hoạt phổ biến  vì điều đó hợp với thiên nhiên, và sự lợi ích của mọi người. Hôn nhân tự thân nối kết con người lại với nhau. Với tư cách nó là  một bộ phận của loài người  tồn tại trong thiên nhiên. Epitete  từng nói điều đó với người đối thoại là vị theo chủ nghĩa Epicure vào lúc cho ông này nghỉ việc: đừng có làm cái điều mà Zeus qui định, nhà ngươi sẽ bị khốn khổ và tổn hại.

- Tổn hại cái gì ?

- Tổn hại vì không thực hiện được nghĩa vụ của ngươi tạo nên. Ngươi tự phá hoại sự trung thực của ngươi,  sự cao thượng và tiết chế, không có gì tổn hại quan trọng hơn sự tổn hại đó.

 

Tuy nhiên việc hôn nhân giống như tất cả các hành vi mà phái Stoiciens đặt để cho là sự tính cao quý nhất. Nó có thể tạo ra những tình huống không hề có sự cưỡng chế, chính là điều như Hierocles đã nói: “ Kết hôn là điều thích nhất (proegoumenon); với chúng ta đó là một mệnh lệnh mà không có một tình huống nào ngược lại. Chính trong mối liên hệ giữa nghĩa vụ kết hôn và tình huống thực tế mà có quan điểm khác biệt giữa  phái Stoiciens và phái Epicuriens. Với phái  Epicure, không có ai đòi hỏi  phải kết hôn, ngoại trừ hoàn cảnh cho rằng phương thức đôi lứa là lý tưởng ; còn đối với phái Stoiciens, chỉ có trường hợp đặc biệt mới có thể ngưng lại các chức trách mà một trong nguyên tắc con người không thể  bị tước đoạt.

 

Trong những tình huống đó có một tình huống  trở thành đối tượng  cho sự thảo luận khá lâu tức là sự lựa chọn của triết học sinh tồn. Từ thời cổ điển, vấn đề hôn nhân đối với triết gia thành chủ đề tranh luận có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân. Cái phương thức  sinh hoạt cùng sự sinh tồn của nó mang tính chất khác nhau, hay là mục tiêu của triết học gia- chú ý đến tâm linh chính mình không chế sự kích thích, truy tầm sự bình lặng  cho tinh thần, và những miêu tả truyền thống  về sự lo âu bối rối trong sinh hoạt hôn nhân không dung hợp lẫn nhau.  Đơn giản dường như rất khó khăn trong việc muốn điều hòa cái phong cách đặc biệt với nhu cầu của chức trách hôn nhân trong sinh hoạt triết học xem ra không  phải dễ. Tuy nhiên có hai văn bản quan trọng biểu hiện một phương thức hoàn toàn khác hẳn không chỉ cần giải quyết sự khó khăn mà còn đề xuất ngay những dữ kiện của vấn đề. Trong đó Musonius là tác giả xưa nhất, ông trở về với vấn đề thực tiển xung khắc giữa sinh hoạt hôn nhân và triết học sinh tồn; cuối cùng ông khẳng định bằng sự liên hệ thuộc cơ bản giữa hai loại sinh hoạt. Ông bảo rằng: ai muốn trở thành triết học gia thì phải kết hôn. Phải làm như vậy vì tác dụng đầu tiên của triết học là giúp cho con người sống phù hợp với thiên nhiên, hoàn thành tất cả nghĩa vụ mà thiên nhiên ban cho. Ông cho rằng , người phù hợp với thiên nhiên, thích nghi tất cả là đạo sư của cuộc sống . Nhưng nó phải như vậy, vì tác dụng của triết học gia không chỉ đơn giản sống theo  lý tính , mà còn phải là đạo sư dắt dẫn cuộc sống những kẻ khác đầy lý tính. Triết học gia không thể thuộc bậc thấp hơn những người do mình chỉ dạy. Nếu không chịu kết hôn, như thế chứng tỏ ông ta thấp hơn tất cả những người tuân theo lý trí và thiên nhiên, quan tâm đến chính mình và kẻ khác, thực hiện cuộc sống hôn nhân. Những người nầy không có chút gì xung khắc với triết gia, đối với triết học mà nói, nó còn tạo ra một thứ chức trách gấp đôi, đối với tự ngã có nhiệm vụ đem lại cho sự sinh tồn một hình thức phổ biến hữu hiệu, đối với kẻ khác là sự cần thiết cung cấp cho một mô thức sinh hoạt, chúng ta có thể thử đối chiếu sự phân tích nầy với đề xuất của Epitete, khi ông ta tạo ra cái chân dung lý tưởng của phái khuyển nho, tức chuyên môn theo triết học nghiên cứu con người phải là nhà giáo dục công cộng, nhà tuyên giáo chân lý, và là tín sứ của  Zeus sau khi đến nhân gian, tiến lên khán đài chất vấn con người và phê  phán phương thức sinh hoạt của họ. Thứ người nầy không hề có quần  áo, chỗ ở, gia đình, không có cả nô bộc và tổ quốc, không có tài sản. Họ càng không có vợ con. Chỉ có trời đất và một cái áo khoát cũ kỹ. Đối với hôn nhân cùng sự tệ hại của nó, Epitete dựng lên một biểu đồ quen thuộc.Trong cái nhiệt tình của dung tục, nó phù hợp với điều người ta nói đến từ lâu là những ưu tư về gia vụ, nó làm nhiễu loạn tâm hồn, và quay cuồng suy tư; kết hôn rồi, người ta sẽ bị nghĩa vụ riêng tư áp chế, phải lo chuyện cơm nước, đưa con cái đến trường. giúp cha vợ công việc, lo mua sắm laine, dầu mở, giừơng màn và chén bát. Nhìn qua một lần đủ thấy một dảy dài nghĩa vụ, chồng chất đầy trong lòng triết gia cản trở đến những bận tâm của bản thân. Nhưng Epitete cho rằng, lý tưởng của phái khuyển nho tất phải từ bỏ những lý do của hôn nhân. Không phải chỉ quan tâm đến ý chí của bản thân, mà chính là ngược lại, bởi vì sứ mệnh của họ là phải chăm sóc đến con người, lo lắng đến họ, thực hiện vai trò đạo sư; vì họ giống như tư cách của thầy thuốc, phải ra ngoài khám xét, chẩn đoán mọi người,, phải duy trì những gánh nặng gia đình ( nếu gia đình bị suy sụp như Epitete mô tả) thì họ cũng không được lãng quên sứ mệnh chăm lo cho mọi người. Họ khước từ tất những mối liên hệ riêng tư, nhưng đó là kết quả do họ tạo ra với tính cách là triết học với hệ con người; họ không có gia đình vì gia đình của họ là nhân loại, họ không có con cái, vì họ coi phương cách nuôi dưỡng dạy bảo toàn bộ là con cái. Vậy chúng ta  phải hiểu rằng : chính vì chức trách của gia đình phổ quát nó khiến cho  phái khuyển nho phải hy sinh  nghĩa vụ gia đình cá biệt.

 

Nhưng Epitete  không chịu ngưng lại ở đó, ông cấp cho tính  không tương dung  đó  một sự hạn chế, tức đối với tình cảnh hiện tiền của thế giới hiện thực, ông gọi là “cảnh huống” (cantastase )hạn chế. Nếu thực tế, chúng ta thấy trong đô thị có những bậc minh triết, họ là những vị do chư thần  phái đến, vất bỏ tất cả những vướng víu của tự kỹ mà tự vực lên để đánh thức những kẻ khác quay về chân lý, mọi người đều là triết nhân, thì chủ nghĩa khuyển nho cùng với sự nghiệp gian khổ của họ đều trở nên vô ích. Mặt khác nữa, trong cái tình huống như sau, hôn nhân không đặt ra những thứ khó khăn như ngày nay, mỗi vị triết học gia đều có thể tìm thấy trong bà vợ, ông cha vợ, những con cái đều là những người được nuôi dưỡng  dạy dỗ giống hệt như ông ta. Mối liên hệ phối ngẫu sẽ đặt cho ông ta hiện diện cùng với  một người khác. Do đó cần phải khảo sát về sự chối bỏ hôn nhân của một triết gia chiến đấu trên căn bản không nên khiển trách ông ta. Nó chỉ là nhu cầu của hoàn cảnh. Nếu tất cả mọi người đều có thể hướng đến sự sinh hoạt phù hợp với bản tính thì sự sống độc thân của triết gia sẽ không tồn tại nữa.

 

c.- Sự liên hệ đặc biệt .

 

Những  triết học gia trong thời đại đế quốc La Mã hiển nhiên là không có bày ra  mức độ tình cảm liên hệ đến sự phối ngẫu; tất cả dường như họ không có tiêu diệt cái phần hữu dụng trong đời sống cá nhân, gia đình hay công dân. Nhưng đối với các mối liên hệ, cùng phương thức  thiết lập mối liên hệ vợ chồng, họ đòi hỏi phải cấp cho một hình thức với những  phẩm tính đặc biệt.

 

Aristote ban cho mối liên hệ vợ chồng  nhiều tính chất quan trọng với sức lực. Nhưng đến khi ông phân tích mối liên hệ luyến ái giữa con người  với con  người, thì dường như chính mối liên hệ huyết thống  mới có được đặc ân đặc quyền. Theo ông so với mối liên hệ huyết thống giữa cha mẹ với con cái không có liên hệ nào mạnh hơn; xuyên qua mối liên hệ hệ thống  con cái có thể nhận thức mình là một bộ phận của cha mẹ. trong tác phẩm “ hôn nhân làm trở ngại cho triết học” Musonius đề xuất những cấp bậc khác nhau. Trong việc thiết lập  những thể cộng đồng cho con người, Musonius cho rằng thể cộng đồng hôn nhân là cao nhất, quan trọng nhất và đáng tôn sùng nhất. Bằng vào sức mạnh biểu minh tính ưu việt  của nó có thể kết hợp bạn bè với bạn bè, anh em với anh em, cha mẹ với con cái thành một thể cộng đồng. tính ưu việt của nó thậm chí còn đem quan hệ của cha mẹ liên kết với con cái của họ là điểm then chốt. Musonius từng viết : không có một người cha,  người mẹ nào đối với tình yêu  thương con cái của họ vượt qua tình yêu với người phối ngẫu của họ; và ông dẫn ra thí dụ của Admete. Ai có thể vì nó mà hi sinh?

 

Không phải là cha mẹ già của nó mà là vì người vợ Alceste đang thời thanh xuân. Như thế mới thấy mối liên hệ phối ngẫu là căn bản nhất, mật thiết nhất, nó xác định luôn phương thức sinh tồn. Đặc điểm của sinh hoạt hôn  nhân một mặt là phương thức bổ sung  phân phồi các thứ nhiệm vụ với hành vi người chồng thực hiện những  điều mà người vợ không làm được; và bên cạnh người vợ thực hiện những công việc mà không thuộc thẩm quyền của đàn ông. chính đó là mục tiêu cộng  đồng  - gia đình thịnh vượng . là xuyên qua phuơng thức sinh hoạt thống nhất, và những hoạt động khác nhau. Đối với sự điều chỉnh vai trò đặc biệt không làm biến mất những giới luật sinh hoạt mà người ta có thể cung cấp cho những người đã thành hôn. Hierocles trong tác phẩm Economique từng tham khảo những chuẩn tắc giống như người ta thấy nơi Xenophon. Nhưng sau hành vi phân phối gia sản, nhà cửa, của cải, rõ ràng chỉ còn tồn tại một thứ hưởng thụ sinh hoạt và đòi hỏi cộng đồng sinh tồn. Nghệ thuật hôn nhân đối với vợ chồng không phải đơn giản là  phương thức hành vi lý tính, mà mỗi bên đều cùng nhắm đến một cứu cánh mà cả hai cùng ý thức và nơi đó chúng kết hợp với nhau: đó là phương thức sinh hoạt song đôi mà như một. Hôn nhân đòi hỏi một phong cách ở đó chồng và vợ đều kết hợp sự sinh hoạt hai mà một tạo thành một cộng đồng  Phong cách sinh tồn ấy trước tiên là tiêu chí nghệ thuật  của một thứ sinh hoạt cộng đồng. Nam nhân phải là kẻ xa nhà mưu sinh trong khi nữ nhân là vợ  phải ở nhà bảo vệ gia đình. Nhưng một cặp vợ chồng hoàn hảo đều mơ tưởng đến sự đoàn tụ, càng ít chia ly càng tốt. Sự hiện diện của đối phương, mặt nhìn mặt và sinh hoạt chung  không phải đơn giản là nghĩa vụ, mà còn là niềm khát khao đặc tính của sự  liên hệ lứa đôi. Mỗi người trong họ  đều có thể có vai trò tác dụng riêng tư; tuy nhiên họ không  thể quên nhau. Musonius nhấn mạnh rằng  trong cuộc hôn nhân tốt đẹp thì vợ chồng tự thể hội được sự bảo toàn hạnh phúc cho nhau. Đến nỗi họ coi sự phân ly khó khăn như tiêu chuẩn đặc biệt của tình yêu. Ông còn nói rằng, không có cuộc chia ly nào khốn đốn bằng cuộc chia ly giữa vợ với chồng hay chồng với vợ.. Không có một sự hiện diện nào có sức lực làm giảm bớt nỗi đau buồn, tăng thêm niềm vui và chia xẻ được sự bất hạnh của sự chia ly. Sự hiện diện của đối phương là hạch tâm của sinh hoạt hôn nhân. Chúng ta hãy nhớ lại Pline mô tả khi bà vợ ông vắng mặt, ông đi tìm mãi cả ngày đêm mà không được, đành phải tưởng tượng lại khuôn mặt của bà ta để cảm thấy như vẫn có bà ấy ở bên cạnh. Nghệ thuật sống chung cũng là nghệ thuật nói năng, trong tác phẩm Gia chính học Xenophon miêu tả mẫu nực giao lưu giữa một đôi vợ chồng : người chồng cần phải biết lãnh đạo, cần phải đề xuất những kiến nghị, truyền thụ những kinh  nghiệm và chỉ đạo người vợ quản lý tốt công việc nhà; trong khi người vợ nên hỏi han chồng  việc gì nàng không biết, và tìm biết điều gì nàng có thể đảm đương được. Khá lâu về sau mới có một số văn bản xuất hiện đưa ra những phương thức đối thoại của hai vợ chồng, mục đich lại khác nhau. Theo Hierocles, người này nên bảo cho người kia biết những công việc mình đã làm. Người vợ cần phải kể lể hết những gì đã xảy ra ở trong nhà, nhưng nàng cũng nên hỏi chồng những gì đã xảy ra ở bên ngoài. Pline rất thích là Calpurnia muốn biết những gì ông ta đã hoạt động ở bên  ngoài, khuyến khích ông ta, và cao hứng vui vẻ khi biết ông ta thành công , đó là trong tập tục truyền thống  khá lâu đời trong đại gia đình La Mã thời xưa. Nhưng thường là ông ta  kết hợp trực tiếp với công việc của ông ta và ngược lại, bà lại có khuynh hướng  thưởng lãm thuần văn học và xuyên qua  tình cảm êm dịu ngọt ngào nơi người chồng. ông thường  đem bà biến thành nhân chứng  bình phẩm những sáng tác văn học của mình; bà  đọc tác phẩm của chồng, nghe những diễn từ rất thích thú thu nhận những lời ca tụng Do đó sự ái mộ lẫn nhau là điều mà Plin  hằng mong mỏi, trở nên vĩnh hằng và càng ngày càng  thêm gắn bó.

 

Từ đó ý niệm về cuộc sống  hôn  nhân tạo thành một nghệ thuật thống nhất thể mới giữa hai người. Người người đều nhớ đến tại sao Xenophon lại phân định đặc tính khác biệt mà thiên nhiên chia ra nam nữ; nhưng lại khiến cho cả hai cùng có trách nhiệm chung  trong một gia đình. Hay như Aristote ban cho nam nhân cái khả năng phải truy cập sự hoàn thiện trong khi lại dành cho nữ giới vai trò thấp hơn là duy trì mỹ đức và phục tòng. Sự trái ngược của hai phái, nói như phái Stoicisme không chịu cho hai phái khả năng tương đồng, như thế ít nhất là có  sự tương đồng về năng lực mỹ đức. Theo Musonius, cuôc hôn nhân hoàn mỹ là sự hòa hài “homonoia”, nhưng đừng có hiểu rằng ở đó chỉ có sự đồng nhất về tư tưởng giữa hai vợ chồng , mà đúng hơn là sự đồng nhất trong phương thức lý tính, trong thái độ luân lý và mỹ đức. Đó là trong sinh hoạt hôn nhân vợ chồng nên xác lập một thể thống nhất luân lý chân chính. Musonius miêu tả thể thống nhất ấy là trong một kết quả phối hợp hai sự vật trong một cơ cấu. Để cho toàn cơ cấu vững chắc thì cả hai cần phải thật ngay thẳng . Nhưng để xác định  thực thể đặc tính thống nhất tạo cho lứa đôi thì có lúc người ta phải cầu cứu đến một thứ ẩn dụ cực  mạnh. Đó tức là ẩn dụ dung hợp hoàn toàn , di’holon krasis đó là cái khái niệm vật lý học của phái Stoicienne. Khảo luận của Antipater đã mượn mô thức vừa kể để khu phân tình yêu vợ chồng khác với tình bạn bè. Nó miêu tả tình bạn bè  như là  sự hổ tương  kết hợp mà những yếu tố vẫn độc lập, giống như trộn lộn  những hạt lại với nhau, nhưng rồi lại có thể tách ra.. Từ hổn hợp “ mixis” là để chỉ sự hòa lẫn, kề lẫn bên nhau. Ngược lại hôn nhân là sử dụng  dung hợp hoàn toàn giống như nước với rượu pha lẫn vảo nhau thành một dung dịch mới khác. Quan niệm dung hợp (crase) hôn nhân đề ra trong điều 34 của sách“giới luật vợ chồng”(Preceptes conjugaux) của Plutarque, nó đựợc dùng để chia ra ba hình thức hôn nhân, minh định cấp bậc cao thấp khác nhau. Có  những cuộc hôn nhân được thu gọn trong khoái lạc chăn chiếu nhất thời : chúng thuộc vào phạm trù hổn hợp, mà trong đó có các thành  phần hổ tương trùng điệp mà vẫn giữ cá tính độc lập. Có những cuộc hôn nhân được suy tính vì lợi ích, nó được kết  hợp bằng những yếu tố tạo nên một sự đồng nhất mới và vững chắc; nhưng luôn luôn có thể phân tán mỗi người một ngã, giống như một cơ cấu thiết lập bằng những  bộ phận rời. Còn sự dung hợp hoàn toàn là dung hợp bảo toàn một thứ thống nhất thể mới mẻ, không có cái gí có thể gây ra phân tán - đó là cuộc hôn nhân của tình yêu do mối liên hệ tình yêu của đôi bên tạo nên.

 

Những văn bản ấy chỉ có thể xuất hiện vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên, là hôn nhân thực tiển và lý luận tranh luận khái quát của nó. chúng ta phải xuyên qua các bộ phận thảo luận của nhũng học thuyết ấy và những hoàn cảnh đặc thù hạn chế của xã hội, mới hiểu được, Nhưng trong sự phát hiện của chúng ta, nó chỉ là những manh múm, những phác họa, mô thức mạnh mẽ về sinh hoạt vợ chồng . Trong mô thức ấy nhìn lại mối liên hệ với người khác trên căn bản nhất không phải là liên hệ về máu huyết, cũng không phải là tình thương  mến bạn bè mà là hình thức của thể chế hôn nhân nam nữ, và là mối liên hệ kết  hợp hổ tương  sinh hoạt cộng đồng của cơ sở hôn nhân. Hệ thống gia đình hay là mạng lưới bạn bè thân ái, dĩ nhiên cũng giữ một vai trò quan trọng  trong xã hội; nhưng trong nghệ thuật sinh tồn, so với mối liên hệ giới tính  khác nhau của hai  người gắn chặt vào nhau, nó không sao bì kịp. Một đặc quyền thiên nhiên vừa mang tính cách luân lý vừa  là bản thể học ban cho mối liên hệ song trùng  khác tính và dị tính  tùy thuộc vào đó tất cả. Căn cứ vào những điều kiện vừa nêu. chúng ta không chỉ lý giải một trong những đặc trưng  đặc biệt trong  nghệ thuật hôn nhân; đó là sự chú ý đến tự ngã và quan tâm đến sự liên hệ mật thiết mối sinh hoạt của hai người. Nếu mối liên hệ của phụ nữ với tư cách là người vợ, người chồng  đối với sự sinh tồn rất là quan trọng ; nếu sự tồn tại của người là một thứ vợ chồng cá thể mà thiên  nhiên tự hòan thành trong cuộc đời thực tiển phân ly; như thế sự liên hệ tự ngã với tha nhân ở trong khoản đó không thể tồn tại bản chất với sự hòa hài nguyên sơ. Nghệ thuật hôn nhân hoàn toàn thuộc vào sự giáo hóa tự ngã . Nhưng mối bận tâm của con người không phải chỉ  sự hôn nhân, nó chỉ dành cho sự sinh hoạt hôn nhân một hình thức phản tư và một phong cách đặc biệt. Phong cách ấy đòi hỏi phải cực kỳ tiết chế, không phải chỉ là sự khống chế tự ngã để có thể chỉ huy kẻ khác, mà chính là phải lập ra nguyên tắc quản lý tốt tự ngã, mà còn do sự xác lập phương thức có tính hổ tương , trong mối liên hệ vợ chồng, nó đánh dấu lực tồn tại của mỗi bên. Sự liên kết, với tính cách người bạn tình đặc biệt, được cư xử như một hữu thể đồng nhất với tự ngã và như là một nhân tố cấu tạo thành một thực thể thống nhất, Đó là tính nghịch lý trong luận đề hôn nhân là phải tự ngã giáo hóa. Đó là điểm toàn bộ triết học xiển minh phát triển ; vợ đối với chổng ở đây đặc biệt được suy sùng như một người khác, nhưng người chồng cũng phải biết  và nhân đó là sự hình thành với tự ngã là một thể. Do đó hình thức mối liên hệ truyền thống hôn nhân đã trải qua sự thay đổi rất lớn.

 

Dịch từ Histoire de la sexualité của Michel Foucault

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3730
Ngày đăng: 20.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mầu Nhiệm Nhập Thể và lễ Giáng Sinh - Nguyễn Hữu An
Lược Sử Thi Pháp Học Việt Nam - Phạm Ngọc Hiền
Thơ – Bí mật sự sáng tạo và cái chết - Nguyễn Nhã Tiên
Đông Nam Á trong tiến trình văn minh nhân loại - Hà văn Thùy
Một số suy nghĩ về đạo Phật nhân đọc Công trình nghiên cứu văn học Loại hình tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh - Đông La
Văn tế thập loại chúng sinh và chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du - Võ Phúc Châu
Khái quát cuộc đời và sự nghiệp Michel Foucault (1926-1984) - Khổng Ðức
Văn chương việt trong bối cảnh hậu hiện đại - Hà văn Thùy
Âm nhạc trong truyện Kim Dung - Võ Công Liêm
Nguyễn Du và Phân Kinh Thạch Đài. - Đại Lãn
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)