Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
759
116.500.979
 
Đọc Cõi Trú của Thiên Hà : xanh trong nét bút trắng ngần đôi tay
Đoàn Vị Thượng

Kỷ niệm 45 năm cầm bút, Thiên Hà xuất bản tập thơ “Cõi Trú” này.

Trong bài thơ mới nhất của anh có câu: “Bão tố biển đời – Cõi trú ta”. Anh nói với tôi “bão tố cũng là cõi trú. Trú trong bão tố là bình yên nhất, vì mình làm một với bão tố”.

 

Đọc hết thơ anh, tôi thấy có quá nhiều “bão tố” thật. Am ảnh chiến trnah cùng những biến động trong đời sống hôm qua và bây giờ luôn đan xen trong thơ anh. Nổi bật trong đó là những gương mặt bạn bè một thời. Cả những gương mặt tưởng rất riêng tư ấy cũng có nhiều bão tố trong đời mình. Và quê hươnh. Quê hương Cà Mau của Thiên Hà cùng bao vùng quê khác trên dãi đất Việt Nam dường như đợi có dịp là xuất hiện trong các câu chữ, thi cảm của anh. Quê hương ấy hiện ra đầy sống động, như thể mang khuôn mặt người, luôn thao thức với những nếp nhăn, những dấu vết cày xới của sản xuất, sáng tạo nhưng cũng là dấu vết của nghìn năm chiến tranh chưa bao giờ mờ xóa hẳn.

 

Cảm hứng thơ của Thiên Hà là gặp gỡ nhưng cũng là hoài niệm. Tôi tưởng chữ hoài niệm hơi bị cũ, và mòn, không nói hết được tâm thế anh khi làm thơ. Cao hơn hoài niệm, đó là sự trở mình mỗi khi thơ Thiên Hà chạm vào vùng ký ức tuổi nhỏ, ký ức đó đã hóa làm một với những đất đá, sông biển, cây cỏ, trời đất, con người anh đã sống cùng, đã trải qua. Và hóa thành một cái gì bền bỉ, trải dài cho đến hôm nay, và không chừng cho đến cuối con đường mà Thiên Hà đang đi. Hình như với Thiên Hà, ký ức không đoạn tuyệt, không ngắt quãng, nó là cái bóng ở phía sau luôn đổ dài về phía trước. Anh đi trong cái bóng đó. Dằng dặc một nỗi niềm.

 

Nhưng Thiên Hà luôn có những gặp gỡ mới. Anh thích vậy. Và hòa mình, tìm thấy mình trong những cái mới đó. Có điều, những gặp gỡ mới trong khi làm cho anh có nhiều cảm hứng mạnh mẽ để làm thơ thì nó cũng bắt anh phải có chút lắng đọng để trầm tư. Và vì vậy, ta thấy trong mỗi bài thơ anh thường có sự “lẫn lộn” giữa hôm nay và ngày qua, giữa hiện thực và tâm tưởng, giữa nơi này và chốn khác, thậm chí giữa niềm vui và nỗi buồn. Có cảm giác, anh vừa hăm hở ngẩng nhìn vừa nôn nao cuối xuống mỗi khi có những gặp gỡ mới, dù là với phong cảnh hay là với con người. Gặp một cái gì mới bên ngoài là thấy một cái gì cũ trong mình. Hai cái đó nhanh chóng giao thoa trong tâm hồn anh. Nói cách khác, trong đời thực, anh hòa nhập rất nhanh với chung quanh, nhưng trong thơ, anh chỉ hòa nhập bằng cảm xúc, rồi từ cảm xúc  đó, anh lấy nó nhào nặn với tâm tư riêng của mình để phát lộ ra một tiếng nói khác, vừa gần vừa xa, vừa là hiện thực vừa không là hiện thực. Anh chỉ đi song song với hiện thực. Anh sợ những nhà thơ chỉ săm soi hiện thực chính là đã đánh mất hiện thực. Và đó là cõi thơ của Thiên Hà?

 

Giọng điệu Nam Bộ trong thơ Thiên Hà cũng khá rõ. Và cả chất thơ. Giọng điệu đó và chất thơ đó không quá màu mè, uẩn khúc ; không triết lý xa vời và không thích trình diễn những hư tượng. Thiên Hà không gò bó trong chữ nghĩa, anh đã làm chủ được nó, theo thể cách của anh, và một phần theo thể cách của truyền thống văn chương Nam Bộ mà anh kế thừa, ngọt ngào mà phiêu linh, nhẹ nhàng mà da diết, suy tư nhưng lãng đãng, chân thực mà tài tử. Anh ít dụng công cấu tứ trong thơ mà cứ để tâm cảm trôi theo dòng cảm xúc, và chính những hình ảnh chắt lọc, ấn tượng được đưa vào thơ đã dựng lên “xương cốt” cho nó, đầy ngẫu cảm, dịch nổi trùng trùng như chính phong cảnh Nam Bộ và những điệu hò Nam Bộ, luôn bất ngờ và quyến rũ. Và cuối cùng, mở ra những tình tự bát ngát giàu cộng hưởng cho người nghe, người đọc.

 

Nhưng thơ Thiên Hà cũng có nhược điểm là đôi chỗ sử dụng một số ngôn ngữ phổ dụng trong thơ một thời của những năm 1960 – 1970 tại miền Nam. Những ngôn ngữ đó bậy giờ đọc lại thấy hơi cũ. Nhưng đừng vội trách anh. Ấy là do chiến tranh đã “đẽo tạc” nên dòng ngôn ngữ đó mà hầu hết thế hệ trí thức, văn nghệ sĩ miền Nam một thời vô tình hay cố ý đều dùng, như một cách tự vệ nếu không muốn nói rằng phản chiến. Dòng ngôn ngữ đó, thực ra đã có những thành tựu vang bóng nhất định trong ca từ và thơ văn tài hoa của một thời Sài Gòn nắng lửa.

Qua đó cũng cho thấy có một sự nhất quán trong phong cách thơ Thiên Hà.

Phong cách ấy đã đi trọn theo anh ngót 45 năm.

 

Và rõ ràng là anh đã có một cõi trú. Không phải chỉ là cõi trú cuộc đời đầy bão tố mà ai cũng có.

Cõi trú đó là thơ. Nó cũng đầy bão tố như cuộc đời và cũng sinh sôi phong phú như cuộc đời. Trong cõi trú đó, Thiên Hà không phải dựng cột kèo chống đỡ mà anh chủ động canh tác và thu gặt bằng tất cả vốn liếng tâm hồn mình.

Nhưng anh thu gặt được gì?

 

“Xanh trong nét bút trắng ngần đôi tay”. Đó là câu trả lời của anh, nhà thơ Thiên Hà, sau ngót 45 năm cầm bút bằng giọng điệu của một “đứa con Cà Mau – bãi bồi- U Minh Hạ”

Đoàn Vị Thượng
Số lần đọc: 2228
Ngày đăng: 30.12.2008
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lê Khánh Mai– Định mệnh thi ca - Hồ Thế Hà
Những ám thị phố trong thơ Châu - Liêu Thái
Lê Khánh Mai – Đẹp , buồn và trong suốt như sương - Inrasara
Đồng hồ một kim của Phan Trung Thành : Sự Khuyết Tật Bản Nguyên - Lê Huỳnh Lâm
Đọc sách Địa chí Làng Đức Phổ ( Quảng Bình ) của Đặng Thị Kim Liên - Nguyễn Văn Hoa
Bình luận về tài liệu của Spencer Wells . - Hà văn Thùy
Theo Vết chân dã tràng - Lê Viết Thọ
Lê Khánh Mai – Người mang nỗi buồn đẹp, buồn và trong suốt như sương - Chu Thị Thơm
Trường phái hình thức Nga gợi mở chiều hướng khác - Inrasara
Về một câu chuyện kể trong thơ - Liêu Thái