Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
675
116.518.971
 
Cha me sinh con ..trời sinh tính
Vũ Trà My

“Cha mẹ sinh con trời sinh tính, biết con mình xấu nết, tôi đã khuyên bảo rất nhiều nhưng không thay đổi nó được. Những thằng trước hiền lành nên chỉ lẳng lặng bỏ đi sau bao nhiêu sóng gió với nó. Còn thằng này cục tính quá, mấy lần cãi nhau, nó cũng hăm như thế, ai ngờ lần này nó làm thiệt… … Phải chi con Liên biết phải trái thì giờ đây mẹ già đâu phải côi cút, các con của nó không phải mỗi đứa mỗi nơi và tình cảm nhạt nhẽo với nhau thế này”.

 

Lời than thở của một bà lão- mẹ ruột nạn nhân- người  vừa bị chồng thiêu sống sau một trận cải vã vừa qua tại Việt Nam. Câu chuyện được kể lại qua cáo trạng nơi toà án : Sau trận cự cãi cuối cùng ,nạn nhân đã đanh đá thách thức ông chồng ..Thế là thãm kịch xãy ra, nạn nhân bị tạt nguyên can xăng, rồi hộp quẹt bật lên châm ngọn lửa vào cái đuốc người tẩm đầy dầu đó. Một người tử vong đau đớn thê thãm. Một nổi hối hận dày dò gậm nhấm cho thời gian thi hành án dài đến 20 năm của ông chồng cục tính. Một gia đình ly tan từ lâu với 4 người con tan tác khắp nơi ... Bài học gì học được ở đây ?

 

Lòng tự trọng không có. Sự nhân ái và khiêm cung trong đối xử không còn..Và khi cái tôi tự khẳng định mình quá lớn, lấn át cả tình nghĩa tào khang....Thãm kịch phải xãy ra. Nạn nhân đã học được gì, rút tỉa được kinh nghiệm gì qua 3 lần đò thất bại trước đó với ba dòng con tan tác khắp nơi ? Nhưng trước khi khép mắt vào cỏi vĩnh hằng, chị ấy vẫn không thắng nổi cái tôi của mình để xung đột tiếp diễn thêm lần nữa, với một lý do tranh cãi không đáng phải bùng nổ như vậy...Và cao trào của cuộc xung đột là chị nhận đủ hậu quả chết thê thãm .

 

Toà án cũng đã phải nương nhẹ tình tiết cho bị cáo với chi tiết nhân thân trước kia của chị lập đi lập lại hoài bi kịch cải vã. Từ mức án chung thân theo đề nghị của Công Tố viện cho tội trạng cố sát đã giãm xuống còn 20 năm. Để cho người viết bài ở vnexpress, kể lại diễn biến câu chuyện (mà theo ý kiến riêng của tôi,  độc giả sẽ thông cảm được cho tình thế người chồng khi xãy ra thãm kịch ? ) * Và cho tôi, người viết tiếp theo, thấy lòng mình chùng lại xót xa cho cả gia đình họ. Sự thương cảm đau xót  khi đọc lại dòng báo diễn tả  hình ảnh luống cuống bước nhanh vào toà án trong chiếc áo tu hành bạc thếch- rộng thùng thình của chú tiểu vừa mồ côi mẹ. Mặc dầu từ lâu nay chú Tiểu nầy đã nương nhờ nơi cửa phật, không sống chung với mẹ của mình nữa.

 

Người chết cũng đã yên mồ mả. Người chồng đã đền tội ở trại giam. Bà mẹ già, các con của nạn nhân cũng trở về cuộc sống thường nhật trước đó của họ. Nhưng sóng gió có yên bình được không, ít nhất trong tâm tưởng của những người còn sống bây giờ?

 

Tôi vẽ ra một cảnh tượng cưa cẩm nên có của một cặp không còn trẻ nữa,  gần giửa cuộc đời mới tìm thấy nhau. Để bỏ qua chi tiết xây xẩm mê đắm yêu vội của thời tuổi trẻ. Nhớ ngày đầu khi đến với nhau- họ chắc có một thời gian nhìn ngó nhau -quan sát nhau để tìm ra được sự cảm thông. Như một sự tin tưởng của tôi, người chồng cũng phải bị quyến rũ bởi nét duyên dáng đằm thắm dịu dàng nữ tính nào đó của chị Liên để thương yêu. ( Chứ chẳng lẽ anh ta chết mê mệt bởi lời nói chua ngoắt đanh đá của người phụ nữ sao..? ) Người vợ cũng bắt gặp được sự lịch lãm chăm sóc ân cần của anh Hải , người đang cưa cẩm mình (Chứ chẳng lẽ chị ấy đi mê cái dáng điệu thô lổ cộc cằn của người đàn ông mê nhậu nhẹt say sưa sao ? ). Họ chắc đã phải nói với nhau toàn là lời mật ngọt và hứa hẹn cho nhau một tương lai vợ chồng chung sống trong mái ấm hạnh phúc, nương tựa lẫn nhau đến cuối cuộc đời. Nên họ mới tình nguyện đến với nhau. Tại sao những mật ngọt lúc ban đầu đó tan biến mất hút sau ba năm chung sống? Thay vào đó là sự cự cải triền miên, tiếp diễn hoài những hành động khiêu khích với nhau. Phải chăng lòng tin, sự kính trọng ban đầu đối với nhau hao hụt đi với thời gian. Hay vì cái tôi của hai người quá lớn? Những lời nói về nhau thật chói tai, dồn nén đến cơn tức nước vỡ bờ khi chị đơn phương công bố bỏ đứa con chung bởi nhân thân của ông chồng không xứng đáng làm cha. Có phải những gãy đổ liên tiếp trong đời sống tình cảm của chị trước đây dồn dập đến, khiến chị trở nên cay đắng hơn trong việc gìn giữ hạnh phúc phải có cho đời sống vợ chồng. Bi kịch nào mang tên là số phận đưa đẩy người đàn bà tội nghiệp nầy đến chổ chết ? Chị ấy nghĩ gì ở hành động thách thức cuối cùng trong cuộc đời mình lúc đó ? " Chắc là thằng cha nầy không dám đâu ? " Chỉ giỏi tài nhậu nhẹt say sưa , chỉ giỏi chuyện hăm he cho sướng miệng mà thôi " Nên chuyện cự cãi cũng đã diễn ra trước giửa đường phố trước mắt bao nhiêu cặp mắt tò mò của nhiều người, để dẫn đến thãm kịch sau lời thách thức đó.

 

Đời sống bây giờ quá nhiều điều bất trắc giửa sinh kế, giữa môi trường sống, giữa sự đối xử lẫn nhau và sự nhìn nhận về nhân sinh quan tương đồng trong xã hội ...Đâu phải vô lý mà ông bà mình luôn dặn dò cho đôi vợ chồng mới cưới, hãy nhớ sự " Tương kính như tân " để đời sống vợ chồng bền vững"  Hay "Chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười chúm chím thưa anh giận gì ? " Tuy mới đọc ra thấy rõ sự thua thiệt cam phận của người đàn bà,  phải hy sinh cái tôi trước cho ông chồng nhưng sau đó gia đình đó sẽ thừa hưởng sự an bình hạnh phúc. Bởi hồi xưa, gánh nặng sinh kế lo toan cho cả nhà đều đặt  trên vai ông chồng. Bây giờ xã hội đã thay đổi nam nữ bình đẳng vẫn phải chen vai nhau ra xã hội gánh vách chung chuyện sinh kế cho gia đình ..Thì những chủ thể  trong ca dao kia cũng sẽ dễ dàng đôi ngôi cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Nhưng trên hết là sự yêu thương và tôn trọng lẫn nhau cho một nền tảng của một gia đình bền vững " Một câu nhịn chín sự lành " và " Chín bỏ làm mười" hay " Nhân vô thập toàn " là những câu khuyên giải thích ứng cho mọi thời đại.  Bắt đầu thay đổi cách nhìn và sự đối xử từ nơi bản thân mình và gia đình nhỏ của mình trước, sau đó xã hội chung quanh mới hưởng được không khí thái bình được. Sáng nay khi chạy xe ra đường bị một người dành đường chạy ẩu làm suýt nữa xãy ra tai nạn cho bạn. Bạn ơi cố gắng thở sâu, nhịn đi một lời đáp trả hằn học ( bởi bạn có cay cú đáp trả, tai nạn kia cũng đã xãy ra đâu , tại sao lại làm vấn đề trầm trọng hơn ?). Vào cơ quan, thấy ra ánh mắt soi bói của đồng nghiệp....Thở một hơi sâu, để tự nhủ biết đâu mình nghi ngại sai lầm về họ ..Cười và chào nhau một buổi sáng tốt đẹp. Bạn sẽ thấy một màu xanh hoà bình đã về, len trong bầu không khí nhỏ đó ngay. Về nhà sau một buổi làm việc mệt nhọc , lỡ phải nghe môt một lời cằn nhằn không hợp thời hợp cảnh của người phối ngẫu. Hãy nghĩ họ vừa trãi qua một điều bực tức nào đó, và chờ dịp nầy mà xổ toẹt cho xã stress..Cho họ một cơ hội đi, ngắm gương mặt phùng mang trợn má đó trong khía cạnh khôi hài và bạn sẽ nhớ ngay đến sự ân cần dịu dàng nào đó họ đã từng cho bạn trước đây mà tha thứ...

 

Tôi dặn bạn như thế nhưng trước mắt đó là lời tự nhủ thiết thực cho tôi,  một con người luôn đụng đầu với sự sân si trong cuộc sống. Hình ảnh của chú tiểu nhỏ buồn bã ở phiên toà xử vụ án xãy ra cho cái chết của mẹ mình trong bài phóng sự pháp luật vừa rồi,  là một tiếng chuông cảnh tĩnh vang lên trong sự suy nghĩ của tôi về cách xử sự với chính tôi , với gia đình nhỏ của tôi và với đời sống quanh tôi bây giờ. Mọi thãm kịch đều có thể xãy ra, nếu bạn không tự chế ngự nổi cái tôi của mình trong mọi tình huống.

 

Vnexpress-Bản của tác giả gửi.

Vũ Trà My
Số lần đọc: 3819
Ngày đăng: 06.03.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chỉ thêu nên gấm - Nguyễn Thanh Mừng
Còn nợ một thời - Nguyễn Ước
Với tác giả ĐÊM TRẮNG PHẬP PHÙ - Trương Điện Thắng
Bản sắc của con người Việt Nam trong bản sắc văn hóa Việt Nam - Đỗ Ngọc Thạch
Đào Hiếu , Ông là ai ? - Lê Vũ
Cát bụi tuyệt vời - Nguyễn Hữu An
Chiếc áo dài - Võ Phiến
Dinh Thầy Thím - Phan Chính
Phải không, ông Nội 3? - Ngô Phan Lưu
HVT LÀ AI - Hoàng Vũ Thuật
Cùng một tác giả
Bầu cho ai ? (tạp văn)
Tên vận vào người (truyện ngắn)