Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
608
116.532.651

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Tranh của Tạ Tỵ hay của Thành Chương?
Họa sĩ Thành Chương trao đổi với báo giới về bức tranh Trừu tượng đang được trưng bày ở triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu sáng 15-7 - Ảnh: Hữu Khoa Bức tranh Trừu tượng ký tên Tạ Tỵ mà họa sĩ Thành Chương khẳng định do chính ông vẽ khoảng năm 1970 - 1971, ngày 15-7 phóng viên Tuổi Trẻ nhận được một tấm ảnh cũ từ ông Jean-François Hubert (Pháp).


 

Bức ảnh chụp bốn người đàn ông, đằng sau có bức tranh nhìn rõ cả chữ ký của Tạ Tỵ, dán trên cánh cửa gỗ, giống y chang bức tranh Trừu tượng ở triển lãm Những bức tranh trở về từ châu Âu mà ông Thành Chương nói do mình vẽ.

Theo lời chú thích của ông Jean-François Hubert (chuyên gia cao cấp về nghệ thuật Việt Nam và châu Á của Hãng đấu giá Christie’s Hong Kong, người bán 17 bức tranh cho ông Vũ Xuân Chung): “Tấm ảnh này được chụp ở Hà Nội năm 1972. Trong ảnh (từ trái sang) là Trần Quý Thịnh, Thái Bá Vân, Bùi Xuân Phái và Nguyễn Bá Đạm”.

Ông Hubert cho biết bức tranh Trừu tượng xuất xứ từ bộ sưu tập của ông Trần Anh Tuấn - con trai nhà làm phim Trần Quý Thịnh (trong ảnh) và bà Thẩm Thị Đông Thư.

Theo ông Hubert, vợ chồng ông Thịnh và bà Thư vốn rất yêu quý và thường giao du với các họa sĩ Trường Đông Dương. Do vậy gia đình có rất nhiều tranh của các họa sĩ này.

Khi sang Pháp định cư năm 1982, bà Thư đem bộ sưu tập tranh ấy theo cùng. Đến khi sang Đức sinh sống, bà đã chia số tranh cho con cái, mỗi người giữ một phần.

Phần của người con trai Trần Anh Tuấn có bức tranh của Tạ Tỵ nói trên. Và khi nhượng tranh, cùng với soi xét hiện trạng bức tranh, ông Hubert đã hỏi kỹ về xuất xứ và ông Tuấn đưa ra bức ảnh cũ có chụp bức tranh và diễn giải về nó.

Xung quanh bức tranh Trừu tượng đang làm dậy sóng dư luận này, sáng 15-7 ông Trịnh Xuân Yên (phó giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) và họa sĩ Thành Chương có mời ông Vũ Xuân Chung - người sưu tập 17 bức tranh được triển lãm, đến bảo tàng để cùng gặp gỡ, trao đổi thêm.

Tuy nhiên ông Chung không đến dù đồng ý gặp họa sĩ Thành Chương trước đó qua điện thoại.

Bức tranh ký tên Tạ Tỵ trong một tấm ảnh cũ - Ảnh: Ông Hubert cung cấp

 

Trao đổi với phóng viên nhiều báo đài, ông Trịnh Xuân Yên bày tỏ: “Để xảy ra vụ việc tai tiếng này, chúng tôi nhận trách nhiệm phải có lời giải thích thỏa đáng cho công chúng”.

Còn họa sĩ Hứa Thanh Bình, phó giám đốc phụ trách chuyên môn - nghiệp vụ của bảo tàng, cho biết bảo tàng sẽ thành lập một hội đồng với sự có mặt của nhiều chuyên gia mỹ thuật và các họa sĩ có uy tín nghề nghiệp để cùng trao đổi, nhận định xung quanh “vụ tai tiếng”, từ đó có thể đưa ra những kết luận cuối cùng về cuộc triển lãm. Dự kiến hội đồng họp vào ngày 19-7.

Cũng trong sáng 15-7, qua trao đổi điện thoại với họa sĩ Thành Chương, ông Vi Kiến Thành - cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) - cho biết ông có thể sớm bay vào TP.HCM xem xét vụ việc.

Xung quanh câu hỏi ai là tác giả thật của bức tranh còn là một vấn đề phức tạp, cần sự tham gia của các cơ quan chức năng.

 

 

 

THÁI LỘC - D.VỸ - TT0
Tin tức khác
(08.07.2016)