Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
803
116.525.386

vanchuongviet.org

Tư liệu văn hóa nghệ thuật

TIN TỨC
Nói không với ngà voi - chiến dịch cứu loài voi khỏi họa tuyệt chủng
Á hậu Lệ Hằng, ông John Baker - Giám đốc chương trình của WildAid và hoa hậu Phạm Hương (trái qua) tại lễ phát động chiến dịch nói không với ngà voi vào sáng 30-8 tại TP.HCM - Ảnh: Nguyễn Thành Hoa hậu Phạm Hương, á hậu Lệ Hằng và MC Trác Thúy Miêu là ba đại sứ thiện chí của chiến dịch 'Nói không với ngà voi', vừa chính thức ra mắt vào sáng 30-8 tại TP.HCM.
 
 
 

 

Ông Lê Nguyên Linh, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết chỉ riêng trong ba tháng cuối năm 2016 đã có đến sáu tấn ngà voi được thu giữ tại đây. 

Điều này cho thấy, Việt Nam là nơi trung chuyển ngà voi lớn nhất thế giới hiện nay.

Thế nhưng, đáng lo ngại là pháp luật chưa rõ ràng về những mẫu vật nhập từ nước ngoài nên việc xử lý pháp luật với những đối tượng trên còn nhẹ, thậm chí không được xử lý dẫn đến không có sự răn đe. 

 

Chiến dịch Nói không với ngà voi do Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã WildAid phối hợp cùng Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (CHANGE) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phát động. 

Tại buổi lễ, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Phạm Hương đã chia sẻ: "Tôi rất may mắn có những trải nghiệm kỳ thú trong chuyến đi Kenya tháng 5 qua trong vai trò Đại sứ thiện chí của CHANGE và WildAid, được tận mắt chứng kiến những chú voi hiền lành và đáng yêu trong hoang dã. 

Sau chuyến đi, tôi cảm nhận được rõ hơn trách nhiệm đồng hành cùng CHANGE và WildAid trong chiến dịch này. 

Tôi sẽ dùng sức ảnh hưởng của mình để lan tỏa những thông điệp đúng đắn nhằm chấm dứt nạn buôn bán ngà voi trái phép, từ đó cứu loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng". 

 

Mỗi năm có khoảng 33.000 con voi bị giết hại để lấy ngà. Ảnh: WildAid và CHANGE

 

 

Trong 10 năm qua, thế giới đã mất đi hàng tăm ngàn con voi, đẩy quần thể voi hiện tại xuống chỉ còn 420.000 con, chỉ bằng 1/3 con số 1,2 triệu con vào năm 1979.

Theo CHANGE nạn săn bắt lấy ngà voi, đặc biệt là ở châu Phi vẫn tiếp tục tái diễn.

Theo số liệu gần đây nhất, mỗi năm có khoảng 33.000 con voi bị giết hại để lấy ngà. Trung Quốc là nước chiếm 70% thị phần về nhu cầu ngà voi toàn cầu. 

Đáng lo ngại, lợi nhuận từ buôn bán ngà voi đem lại rất cao, ước tính khoảng 450 - 900 USD/kg, đứng sau mua bán ma tuý. 

Hiện còn khoảng 420.000 con voi châu Phi vẫn còn phân bổ trên khắp Nam Phi (56%), Đông Phi (27%), Trung Phi (16%), Tây Phi (1,5%). 

 

Tại Việt Nam, voi là loài vật luôn được đề cao trong đời sống văn hóa, và hiện nay, loài voi đang được chính phủ Việt Nam bảo vệ, qua việc cấm buôn bán ngà voi. 

Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, vẫn có một ượng ngà voi bất hợp pháp được vận chuyển vào nước ta.

Với mong muốn giảm tình trạng buôn bán trái phép ngà voi tại Việt Nam, đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu để cứu loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng, WildAid và CHANGE cùng các đối tác và những đại sứ thiện chí đã xây dựng chiến dịch "Nói không với ngà voi".

Chiến dịch này nhằm nêu bật tình trạng quần thể voi châu Phi đang sụt giảm nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng săn trộm gây ra, khuyến khích người dân không mua bán ngà voi và hỗ trợ chính phủ tăng cường hơn nữa việc thực thi pháp luật để ngăn chặn những vụ vận chuyển ngà voi trái phép qua Việt Nam và những thị trường khác. 

 

Chiến dịch "Nói không với ngà voi" tại TP.HCM nhằm kêu gọi Việt Nam tham gia nỗ lực toàn cầu cứu lấy loài voi - Ảnh: WildAid và CHANGE

 

Không chỉ vận chuyển và tiêu thụ ngà voi lậu, tình trạng quần thể voi tại Việt Nam cũng bị suy giảm do săn bắt trái phép.

Theo ông Đỗ Quang Tùng, Phó chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện Việt Nam chỉ có khoảng trên dưới 100 cá thể voi hoang dã còn sống, tập trung sát biên giới Lào và Campuchia.  

Để ngăn chặn tình trạng săn bắn và nạn buôn lậu động vật hoang dã xuyên biên giới trên toàn cầu, Luật Hình sự sửa đổi được Quốc hội Việt Nam thông qua lần đầu tiên đã quy định cụ thể tội phạm liên quan đến ngà voi.

"Theo đó, việc hợp tác và phối hợp của các tổ chức thế giới, các tổ chức phi chính phủ như CHANGE và WildAid khi thực hiện chương trình "Nói không với ngà voi" sẽ góp phần chấm dứt nạn mua bán ngà voi tại Việt Nam, bao gồm cả việc trung chuyển ngà voi qua các quốc gia khác", ông Tùng chia sẻ. 

Vậy nên, ông John Baker - Giám đốc chương trình của WildAid - đã nhấn mạnh: "Chúng tôi mong muốn giúp Việt Nam trở thành quốc gia dẫn đầu trong việc cứu loài voi bằng cách chấm dứt nạn mua bán ngà tại đây, bao gồm cả việc trung chuyển ngà voi qua các quốc gia khác".

Ông Baker cũng cho hay rằng qua khảo sát của WiladAid, người dân Việt Nam không mua nhiều ngà voi và rất yêu quý loài voi nên cũng không muốn trở thành một phần của vấn nạn này. 

 

Ba đại sứ thiện chí của chiến dịch Nói không với ngà voi: Hoa hậu Phạm Hương, á hậu Lệ Hằng và MC Trác Thúy Miêu (trái qua) - Ảnh: Nguyễn Thành

 

 

 

Q.N. - TT0