KHÚC DẠO ĐẦU
Bây giờ thì ông chỉ còn có một mình. Một mình trong căn nhà bé như cái hộp diêm quẹt. Bà ấy không đến, và ông cũng không đi tìm bà. Giữa hai người đã một lần, và chỉ có một lần bừng cuộn lên, nhưng rồi lại lắng xuống một hòn đá làm cho nó cuộn lên, nhưng khi những vòng tròn xoáy nước khép lại, thì mặt ao lại phẳng lặng như tờ. Lâu lâu có ngọn gió thổi qua, mặt ao dềnh lên chút ít nhưng cũng đủ gợn lên những con sóng, nhấp nhô, nhấp nhô.
Ong thắp nhang lên bàn thờ. Mỗi ngày ông thắp một nén, loại nhang thơm. Không biết có khi nào ông có thể quên thắp nhang không. Nhưng đã thành quen rồi, đêm khi đi ngủ ông không thể thiếu mùi nhang toả ra từ trên bàn thờ. Có những lúc ông nghĩ, ông đang thắp nhang cho chính mình. Lại có lúc ông tưởng như thắp nhang cho một mối tình tưởng còn mà mất, tưởng mất mà còn và tưởng có mà không. Một đời người chỉ thế thôi ư. Ngày nào còn tươi trẻ là thế, nay đã nắng quá chiều hôm. Gắt gao đấy nhưng ngày đang tàn dần. Ong nhớ bà, nhưng hình như cái nhớ nó cũng khác ngày xưa khi còn trẻ. Khi còn trẻ, nhớ ai thì nhớ cồn cào, da diết và chỉ có nhớ người đó mà thôi. Nay nỗi nhớ cứ bị xen vào bởi những suy nghĩ khác. Nhớ mà chẳng đắm đuối chút nào. Nó cứ vẩn vẩn, vơ vơ, không như thời trai trẻ. Thèm gặp đấy nhưng rồi chợt nghĩ đến chuyện khác thế là lại quyên. Nhớ cũng vô tình mà nhớ, và quên cũng vô tình quên.
Khi không lúc này mà còn gặp nhau. Trời sắp đặt đấy. Chớ cái tuổi ăn phải cái gì cưng cứng là phải trệu qua, trạo lại, mấy ai còn nghĩ đến chuyện yêu đương. Vây mà yêu đương mới lạ.
Bữa đó, ông buồn, ông cô đơn. Đâu có phải đến khi đó ông mới buồn, mới cô đơn. Lần cuối cùng ông có gia đình cách nay đã hơn mười năm. Sau một cuộc cãi lộn vối người đàn bà mà ông để gần hết một đời người cung phụng, ông đã ra đi. Cuộc cãi lộn không lớn nhưng ông bị xúc phạm. Người ta biểu rằng ông chỉ là thứ người vô tích sự. Người ta biểu ông không lo toan được gì cho gia đình, cả một đời ăn bám. Ong đã ra đi sau một đêm trằn trọc. Và cuối cùng thì người ta ném vào mặt ông một câu: ông bây giờ thừa ra rồi. thì ông đi, ông tự cắt bỏ sự thừa thãi là mình, ra khỏi cái nơi một thời ông gắn bó, giống như người ta tự nguyện lên bàn mổ, cắt đi khúc ruột dư ra khỏi cơ thể mình. Không lẽ ngồi để mà kể ra với người đàn ông đã làm ra những cái gì cho gia đình tồn tại ngần ấy năm trời.
Đi với hai bàn tay gần như trống trơn. Bạn bè chỉ cho ông một căn phòng nhỏ, vốn là nhà tập thể ở một cơ quan nào đó. Ông bỏ những đồng tiền cuối cùng để mua căn phòng và làm lại từ đầu trong căn phòng chỉ có mười sáu mét vuông kia. Làm lại từ đầu cho riêng mình thôi, chớ chẳng dại dột gì mà kháp với người đàn bà khác. Đàn bà họ có thế mạnh của họ. Thường trong những cuộc tình, lúc ban đầu thì quến rũ là của đàn ông, quyến rũ xong, quyền chủ động bắt đầu chuyển sang cho đàn bà. Người đàn bà muốn sờ mó đến từng công việc dù là rất nhỏ củacủa người đàn ông. Họ cho họ cái quyền như vậy. Anh đi đâu? Anh làm gì ở chỗ nào? Lương anh có bao nhiêu. Anh mang làm gì nhiều tiền trong túi thế? Sao người ta điện cho anh ngoài cơ quan mà không thấy, giờ đó anh làm gì ở đâu?… Hằng trăm câu hỏi mỗi ngày. Trả lời kiểu nào cũng không thoả mãn được người hỏi. Khi im đừng trả lời nữa cũng không được. Người ta sẽ biểu: làm sao tôi có thể sống được trong căn nhà cứ im lặng như nhà mồ thế này. Có người mong chế ra được một sợi chỉ vô hình, cột vào chân người đàn ông, để đàn ông đi đâu, đàn bà cũng có thể tìm thấy được nhờ sợi chỉ đó. Nên ông thề cuối đời ông sẽ ở một mình, nhất định là một mình, mấy đứa con gả vợ, dựng chồng hết rồi. Một lũ cháu nội ngoại lúc nào thích thì đến thăm ông, không thích thì thôi. Nhà cửa tài sản ông đã để lại hết, không đòi cho mình cái gì, từ chối luôn phần thừa kế, khiến ông chẳng còn nợ ai và cũng chẳng bắt ai phải nợ gì. Có người khuyên ông ly hôn để để tạo dựng cuộc sống khác, ông cười: ngần này tuổi rồi, đưa nhau rồi ra toà giống con nít bày đặt chuyện làm nư quá.
Một hôm, đang ngồi uống cà phê thì có một đứa trẻ bán vé số cứ bám lấy ông. Dai dẳng mời ông mua dùm một tấm. Để thoát khỏi sự mè nheo của thằng bé, ông mua một tấm và ông trúng. Năm mươi triệu đồng, trừ hết năm mươi triệu đồng thuế thu nhập, còn lại ông chia làm hai. Một nủa gởi về cho bà vợ vì ông biết, nếu không gởi về thì người ta cũng cho người, hoặc có khi chính bà ta sẽ đến. Phiền lắm. Đồng tiền đi trước, là đồng tiền khôn. Giữ bên mình, người ta đến nói chuyện tình, chuyện nghĩa, rồi nợi không chỉ tính bằng tiền, trả không bao giờ hết. Có người biểu ông dại dột, ly thân rồi thì thôi đi, mất công gì mà lo hoài. Ong trả lời: đời người ta nhiều khi bị trói bằng một sợi dây vô hình, khó cởi lắm.
Ngày xưa vợ chồng ông về sống với nhau không cần đến mảnh giấy hôn thú, nhưng không phải vì không giấy mà không sinh con, đẻ cái với nhau. Sinh con và sinh ra của. Sinh xong con,sinh song của bắt đầu sinh đến tội, sinh nợ. Mà các cụ đã dậy rồi: nhất tội, nhì nợ. Tội và nợ chỉ một trong hai cái thôi cũng chết rồi. tội thì ông nhiều vô kể. Chỉ cần một lần bà vợ nổi đoá lên là ông gánh không biết bao nhiêu là tội. Tội đối xử với vợ con không ra gì. Tội không biết chăm lo gia đình. Tội coi trọng người ngoài không coi trọng người trong nhà. Tội nặng nhất là lúc nào cũng dấu dấu, diếm diếm tiền bạc cho con đĩ ngựa nào. Thêm cả tội đi lên giường bất lực nữa. Thì ngày xưa, tức là khi còn trẻ ấy, ngày nào cũng có, thậm chí có ngày tới hai, ba lần, sao bây giờ – tức là lúc tóc đã bạc muối tiêu rồi ấy- sao cả tuần, có khi nửa tháng mới có một lần, đem đổ đi đâu hết rồi. ông mang sách ra giải thích, ông viện dẫn cả đến khoa học tỉnh dục, xong cũng không có được sự giải đáp thoả đáng. Thế các cụ biểu: càng già, càng dẻo, càng dai là các cụ điên hả. Đúc kết cả ngàn đời các cụ đấy. Lý sự như thế mà ông thua rồi còn gì. Trong mọi thứ tội, tội bất lực là nặng nhất. Thứ đến là nợ. Nợ vô kể. Ngày xưa khi mới yêu ông hứa thế này, sao bây giờ không có. Cả một đời chung sống với ông chưa bao giờ ông cho tôi một chuyến đi coi một đại nhạc hội. Hình như ông không muốn đi chung với tôi. Bữa tôi đau bệnh, nhờ ông đi kêu dùm người về làm móng tay, ông cũng chẳng chịu đi cho. Bữa ông tặng tôi một cái áo dài, tôi muốn có thêm một sợi dây chuyền nhỏ thôi, đeo cho nó hợp với cái áo, tôi nói ra miệng thế rồi ông làm lơ không biết… nhưng thế vẫn chưa hết. Nợ nhiều nhất là nước mắt. Mỗi lần đụng chuyện là có nước mắt, lam như ông là kẻ đốn mạt gây ra bao nhiêu nỗi oan trái trên đời này cho người ta. Ong sợ cả tội và ông ngán cả nợ, nên ông mới một mình.
Và ông cứ làm theo ý ông, có nghĩa là chia tiền vé trúng số làm hai. Một nửa gói lại gởi về cái nhà mà ông đã bỏ ra đi. Nửa kia ông chia làm ba. Hai phần để mua vài thứ cần thiết cho người độc thân. Lát gạch lại cái nền nhà chuyện sạch sẽ. Mua một cái nệm nằm cho đỡ đau lựng. Tút lại cái xe chạy cho êm máy. Phần còn lại ông chuyển vào quỹ tế bần, để chuyển cho những người cũng cô quả, nhưng nghèo khó hơn ông. Ong cũng không quên dành cho thằng bé bán vé số một chút, thần tài lúc cuối đời ông mà. Nên ông có căn phòng bây giờ đang ở, tuy nhỏ như hộp diêm quẹt, nhưng sạch sẽ. Có lúc ông tính biến cái phòng mình thành cái am, rước tương đức Phật về hằng ngày tụng kinh gõ mõ. Nhưng nghĩ lại, ông không muốn mình tự ghép minh vào sự khắc khổ, nên thôi. Vả lại, phòng này liền vách phòng kia, tụng kinh thì phải gõ mõ, gõ chuông, bất tiện lắm. Đẻ chio mọi người xung quanh sống yên ắng có khi lại là sự ban phước không chừng.
Vậy là ông cô đơn và buồn đã hơn mười năm trời. Thử nghĩ coi, có một mình. Ra một mình, vô một mình. Làm cái gí cũng một mịnh. Những lúc tủi thân khóc một mình và có những lúc chợt nghĩ ra chuyện đáng cươi, thế là cười một mình, giống y như thằng điên vậy. Hồi đầu tiên ra ở một mình ông hoảng lắm. Không phải hoảng vì lo thiếu ăn, thiếu mặc mà hoảng vì thiếu tất cả những gì vốn cả những đã mấy chục năm trời trong căn nhà cũ. Thì bà ấy cũng quá đàng thực đấy, lúc nào cũng muốn nhảy lên đầu ông bà mà dạy bảo. Có lúc nghĩ cũng phì cười. Đàn bà không lo dạy con mà cứ lo dạy chồng. Con thì bắt chồng dạy bảo. Còn vợ thì bao giờ cũng cao hơn một bậc, dạy khôn chồng từng nết ăn, nết ở, từng câu nói, ráng đi. Toàn là chuyện lớn. Khi đụng chuyện ngoài cơ quan: thế sao anh không nói như thế này, nói như thế kia cho người ta hiểu. Một lù người ngu như thế mà anh chịu sao. Chuyện nhà phải đi lo cũng: anh nói như thế này, như thế kia nghe. Phải mở đầu như thế này, rồi kết luận như thế kia. Mà làm đúng như thế thì cần gì phải ông đi. Hoặc máy móc hơn thì xắm cái máy nghe băng, ghi hết những lời bà ấy lại, khi gặp người ta chỉ việc mở máy, chớ cần gì đến cái miệng của ông. Ơ kìa, ông đâu phài là người ngu, có khi có trong tay cả chục người, ông chỉ ai làm việc gì, người ấy làm tăm tắp, sao cứ bị coi là nghớ ngẩn để vợ dạy bào từng ly, từng tý một. Khi vợ nạt lên: anh là đồ ngu, thì ông không chịu nổi nữa. Không lẽ mấy chục năm trời sống với nhau, bà vợ cũng chỉ coi ông là một thứ ngu xuần thôi sao. Ong đi không tiếc nuối. Nhưng còn lũ con, lũ cháu. Bữa ông quyết chí ra đi đứa cháu nội gái lăn vào lòng ông mà khóc. Nó đòi nghỉ học theo ông. Còn thằng cháu nội thì vác cái cây đứng ngáng ngoài cửa. Nó tưởng ông nó cũng bằng tuổi nó, nên nó tính lấy cây hù ông, không cho ông ra khỏi nhà. Nhưng ông vẫn phải ra đi và bây giờ ông phải một mình. Những lúc phải nghĩ ngợi nhiều, ông tự vấn mình: hay mình ngu thực. Làm cho đã rồi để hai tay không? Ay là lúc ông buồn. Còn những lúc khác thì ông tự cho là mình thông minh. Một mình…
Trở lại bữa ông buồn nhất, và cô đơn nhất. Ong mới bới đống giấy tờ mốc meo của minh ra sắp xếp lại. Cho có việc, cho đỡ nghĩ ngợi lung tung thôi. Không dè trong đó rớt ra một mảnh giấy đã vàng úa, bé bằng bàn tay, trong đó nguệch ngoạc mấy con số của một máy điện thoại nào đó. Ong nâng nó trên tay. Của ai vậy cà? Của ai mà ông cất giữ kỹ đến như thế. Cất kỹ đến nỗi quên luôn. Bỗng nhiên ông nảy ra ý nghĩ, thì cứ gọi thử xem. Một người bạn củ chẳng hạn. Một người có thể chịu ngồi nghe những chuyện tầm phào cho đỡ cô đơn.
- A lô. Xin lỗi ai gọi đó.
Giọng nói của một người đàn bà có lẽ còn trẻ.
- Xin lỗi… Xin lỗi bà. Chuyện là thế này. Bỗng nhiên tôi có số điện thoại này. Tôi nghĩ mãi mà không biết là điện thoại của ai. Nên tôi gọi, xin lỗi bà, bà là ai đấy.
- Có tiếng cười khúc khích bên kia đầu dây:
- Hay quá và lạ nữa. Ong gọi điện thoại mà không biết gọi cho ai sao.Đầu ông có bị làm sao không đấy?
- Mong bà thông cảm. Tôi đang không có người để nói chuyện, tôi mong từ số điện thoại này mà tôi kiếm được người quen chăng? Tôi cảm phiền bà… Xin lỗi bà.
- Khoan, ông đừng gác máy vội. Ong biểu ông có số điện thoại này trong tay?
- Dạ…
- Và do chính tay ông ghi?
- Dạ…
- Ong có nhớ trong trường hợp nào không?
- Thưa không?
- Để tôi nhắc thử xem ông có nhớ ra không nghe?
- Dạ.
- Tôi là…
- … Phải, bà có phải là…
- Đúng rồi… Vậy ông là…
- Một công chức nho nhỏ, một anh chàng hay đùa cợt, một kẻ mà ai cũng biểu là phách… Bà có nhận ra ai không?
- Rồi… Nhận ra rồi…Ơ ờ
- Phải rồi, tôi biểu tôi sẽ đến thăm bà. Nhưng chẳng biết bà ở đâu, không biết bà rảnh lúc nào và hình như cả tôi và bà đều không có nhu cầu thăm nhau. Thế là bà đọc cho tôi ghi lại số điện thoại này… Phải rồi… Mình còn hen nếu không gặp nhau được thì gọi điện thoại cho nhau. Bà biểu tôi, có những số liệu của hôm nay nhưng lại rất cần cho việc tìm về quá khứ?
- Còn ông thì biểu, quá khứ tạo nền cho tương lai, ông dặn tôi khi nào cần ông sẽ điện thoại nghe tôi kể chuyện về quá khứ của vùng đất ấy. Vậy mà ông không gọi lần nào. Mấy năm rồi há?
- Hơn chục năm mấy rồi, phải không bà.
Hồi đó hình như hai bng còn trẻ. Ong bất giác đưa tay vuốt mái tóc mình. Mấy cọng tóc bạc vương trên đầu ngón tay.
Rồi hai người đưa nhau đi uống cà phê. Mỗi người một chiếc xe và họ lạc lõng giữa một quán cà phê, giữa những cặp tình nhân trẻ trung mặc kệ xung quanh, hôn nhau quấn quýt và nhạc thì ầm ầm như quát vào tai.
Bà không ở một mình như ông mà có tới mấy đứa con. Một tay bà nuôi mấy đứa con trong cả chục năm trời. Khi ấy thì ccòn nhỏ, giờ lớn hết cả rồi. mới chỉ có một đứa đã đi lấy chồng, có cháu gọi là ngoại. Bà nói thực với ông, bà buồn nhất là vào những đêm gia thừa.đã cả chục năm rồi giao thừa nào bà cũng có một mình. Buồn thực buồn. Những đứa con ngày nhỏ nó đeo lấy vú mà bú, bú đến rát ruột. Nhưng khi không cho nó bú nữa thì hễ tay nó đụng đến vú bà, là bà nhột nhạt cả người, ốc ác nổi lên như gai mít. Mà bây giờ chúng lớn hết rồi, có đứa nào còn tơ tưởng đến hơi hám người bà nữa đâu. Bà cũng đã nhiều năm, không vòng tay ôm ấp. Buồn nhất trong đời bà là những đêm giao thừa. Cả chục năm nay rồi. Khi đốt xong nén nhang lên bàn thờ trongkhi những sợi khói ẻo lả bay lên, khi mùi nhang toả klhắp vào đêm giao thừa, mời ông bà tổ tiên về ăn tết, bà mong sẽ có một ai đó, ngồi đối diện với bà trong cái đêm cuối năm. Một ai đó… cả chục năm nay, cũng không có, cũng không có… Nhiều khi bà tự hỏi không hiểu bà có bất hạnh lắm không? Lớn lên, vừa thành cô gái thì mọi cái đảo lộn hết. Đã từng lãnh giải xuất sắc trong kỳ thi văn chương, đã từng tụ lo cho mình cuộc treo tranh, bỗng nhiên thấy mọi cái chẳng còn ý nghĩa gì đối với xã hội đổi khác này. Thế thì lấy chồng, làmvợ, làm mẹ cho xong một đời con gái, cho qua một đời người, ai cũng phải thế thôi. Nhưng đâu có đơn giản vậy.
Bà đi học nhưng không có thời gian làm cô giáo, theo người ta thì tim bà có vấn đề. Bà cũng thấy hình như tim mình đập nhanh hơn bình thường. Nhưng rồi khi thiếu người, người ta lại gọi bà lên đứng bụt giảng. Bà liều nhận lời. Mọi chuyện trôi đi êm ả. Bà xin đi học tiếp vào lúc tuổi đã lớn. Những bạn học trẻ trung cứ quấn quýt lấy bà, đứa gọi là cô, đứa kêu bằng má. Học xong, được cái này, mất cái khác.chồng bà trong lúc vắng bà, có người theo đuổi. Ong phụ bà. Khi ông đòi ly hôn, buồn lắm nhưng bà ký. Thế là ly hôn. Ong chồng ra đi để lại cho bà nuôi tất cả những đức con. Và bà chật vật, vất vả ngần ấy năm trời…
Bà có những đêm trăng. Những đêm trăng gợi cảm. Mỗi khi có trăng là bà thấy lòng mình lạnh buốt buồn. Ngày xưa bà đã có một người tình. Người tình chớ không phải là chồng. Hai người đã có với nhau những đêm trăng. Tha thẩn đi bên nhau. Muốn cho nhau rất nhiều mà không giám vượt qua những hàng rào cản cuối cùng để đến với nhau. Anh ta đã có vợ. Có vợ nhưng lại nói lời yêu với bà, yêu mà để đó không đi đến đâu và cũng chẳng được về đến đâu. Khi bà muốn dắt người tình vượt khỏi giới hạn thì bỗng chàng hoảng sợ. Thế là bà đành nuôi trong mình một mối tình vừa khích. Khi vui cũng nhớ và khi buồn có khi nhớ. Nhưng nếu như không có những đêm trăng như thế, bà đâu còn biết rằng mình là một người đàn bà còn hấp dẫn. Mà bà cứ ngẫm hoài, mình hấp dẫn bởi cái gì chớ. Bà giống như một cọng cỏ mảnhmai trên thảo nguyên mênh mông, giống như một cái dây leo bé xíu trong rừng đại ngàn. Có lúc bà biểu: chắc tại cho đến bây giờ bà vẫn còn giọng nói giống như trẻ thơ và những gì bà tạo ra trên giấy không có cái gì u ám, không có cái gì buồn khổ, mà nó cứ sáng trưng những niềm vui, những lạc quan. Dẫu đó là những trang về những gì của cổ xưa. Bà thích những gì của cổ xưa. Một cái bình. Một góc đao của mái chùa. Một viên gạch mộc. Một cục đá có hình vân lá. Bà vẽ chúng lên giấy vì bà không có quyền và cũng không có tiền để trở thành chủ sở hữu những vật vô giá đó. Bà còn viết lại trên giấy tất cả những cảm nhận và cảm xúc của bà vào giấy khi gặp chúng bà đam mê những cuộc tìm kiếm, có lúc bà tưởng mình là người của cõi xưa.
Họ quen nhau từ lâu lắm rồi. Một sự quen bình thường như bao nhiêu người khác. Đó là một ngày đẹp trời. Bà còn đang óc một gia đình và ông thì đang sống trong một gia đình không khá giả lắm nhưng cũng được xếp vào loại bậc trung. Họ gặp nhau trong một chuyến công tác chung về vùng rừng phía bắc. Ong lên đấy để tính toán cho một đon vị kinh tế làm một dự án cho việc di dân. Còn bà là chuyến đi thực tập về viết lịch sử ngay trên vùng đất đang chuẩn bị cho ra đời một nông trại. Trong văn phòng tuềnh toàng hôm ấy họ làm quen với nhau bằng những lời xả giao. Chẳng hạn như cô bây giờ ở đâu. Anh làm công việc này có thích thú không? Chồng em làm gì. Bà xã anh công tác hay ở nhà lo cho anh? … Ngày ấy họ hết lời ca ngợi về tổ ấm của mình. Mặc dù ngay trong lúc đó trong nhà cả hai đang có những chuyện kể ra chẳng hay ho gì. Mà lúc đó cách đây hàng chục năm cà hai người đúng là có hai gia đìnhnhìn bề ngoài nhiều người thèm muốn thực. Hai gia đình công chức, vợ chồng cùng tham gia công tác. Thì có gặp nhau cũng chuyện xã giao vậy thôi. Sau đó là ghi vào sổ tay bà địa chỉ của ông, và ông ghi số điện thoại của bà vào một tấm giấp có sẳn trong cuốn sổ công tác mang theo. Họ ghi chẳng qua cũnh chỉ làm rậm rạp thêm những dòng ghi chép thôi, chắc lúc đó không ai nghĩ rằng người này lại đi tìm người kia. Nhất là vào lúc cả hai đều đã vương những sợi tóc bạc trên đầu.
Nhưng hơn mười năm trôi qua, sự bền vững của gia đình ông và gia đình bà cùng lung lay. Một bên, ông ra ở một mình. Bên kia, lo trả nợ giúp chồng, bán cả đất đai mà trả nợ cho chồng sau đó gánh một gánh tang bồng để chồng cất cánh bay xa, tìm cho mình một tổ ấm khác. Ong cũng không còn nghĩ rằng, mình sẽ lấy thêm một lần vợ nữa. Còn bà, cũng chẳng thể nghĩ đến chuyện lấy chồng. Ai dám dũng cảm cùng bà gánh vác những đứa con. Chuyện chồng con với bà giống như truyện lên trời hái sao vậy. Ong thì đã quá sợ những tội và những nợ mà mình đã gánh một đời. Nói thế chưa chình xác lắm. Ngày ông ra ở một mình cũng đã có người đến với ông. Một người đàn bà đã từng làm vợ nhưng là đời vợ thứ hai. Anh chồng kia giúp bà sinh hai đứa con ồi đành đoạn bỏ cô về với người vợ trước. Cô đến với ông, chỉ đến ngày thứ ba đã biểu hiện muốn làm bà chủ căn phòng mười sáu mét vuông kia. Thế là ông sợ, né tránh. Ong làm một tấm biển treo ngoài cửa: “ Tôi bận, không tiếp bất cứ ai”. Cô ta đến thêm chừng dăm bảy bận nữarồi đi luôn. Còn ba, cũng có một người đàn ông vợ khuất núi, ba đứa con. Mỗi ngày ông ta gọi cho bà mấy cú điện thoại. Có cú thì bà nghe, có cú thì những đứa con nghe. Giọng bà thì trẻ, giọng con có đứa nghe khàn khàn. Ong ta lẫn lộn hoài. Có lúc gặp mẹ thì ông ta nói lời của người làm cha. Lúc gặp con thì nói lời của tình nhân. Chán thực. Muốn làm tình nhân mà không nhận được tiếng nói nhau sao gọi là tình nhân được. Vả lại gần một tiểu dội con thơ như thế, làm sao sống. Là đàn bà, bà cũng phải nghĩ đến miếng cơm, manh áo, chén cháo nồi rau chớ.
Bây giờ thì ông tự cho mình là siêu thoát rồi khi đã quá lâu không còn nghĩ gì đến đànbànữa.Còn bà thì tự cho mình được sống thanh thản với những đứa con. Nhưng trong lúc buồn nhất , cô đơn nhất, ông lại có cái số điện thoại của bà.
Trong quán cà phê hôm đó họ nói với nhau nhiều quá, nói không hết, nên ông mới mời về căn phòng bé như hộp diêm quẹt của mình để nói nữa. Bà thú nhận một điều, đã lâu rồi bà không nghĩ đến đàn ông. Bà biểu: đàn ông bao giờ cũng có hai mặt, rất dũng cảm nhưng cũng rất hèn hạ. Còn ông thì bảo, chẳng thằng đàn ông nào thật thà cả, kể cả đàn ông. Ong còn nói: người ta sống được chủ yếu vào hèn hạ và rối trá. Bà cười nhạo ông. Ong chứng minh: thì như ông đấy, đâu có dám dám vượt vượt qua những chuyện tầm thường trong gia đình để đến hôm nay sống lẻ loi một mình. Bà cãi: đó là ích kỷ chứ không phải là hèn nhát. Hèn nhát gì mà dám vít cổ bà xuống mà hôn, khi không biết bà có đồng ý hay không. Ong cười, thì bà có đón nhận thì ông mới dám hôn. Nồng nàn nữa kìa.
Gần sáng bà biểu ông:
- Lạ thực đó.
- Lạ gì?
- Anh già rồi mà sao cái hôn trẻ thế?
- Thì em cũng vậy.
- Nhờ anh đó. Anh không nồng nàn thế thì em nồng nàn sao được. Anh có sợ đến một lúc nào đó mình không còn hôn nhau được nữa không?
- -Khủng khiếp … Nếu không còn hôn nhau được nữa thì còn gì nữa đâu. Mà sao em không ngủ.
- Ngủ cả chục năm rồi, nhủ làm gì nữa...
- Về ở với anh chớ.
- Để thu xếp cho mấy đứa trẻ đã.
- Liệu chúng có ý kiến gì không em.
- Không. Chúng nói với em hoài “Mẹ sống thế này khổ quá. Có ai thương, mẹ đến với người ta đi”. Chúng biểu em vậy đó. nhưng mà em có lúc em nghĩ, khi bầy trẻ yên thân rồi thì em đã biến mất khỏi cõi đời này. Biến không tăm tích
- Tuyệt vời.
- Sao lại tuyệt vời?
- Thì anh cũng nghĩ vậy. Đến bây giờ thiêu xác cũng là dịch vụ. Tiền cả đống để lấy lại một nhúm tro tàn. Đã có lúc anh nghĩ đến chúng chuyện hiến xác cho nghành y. nhưng lại sợ…
- Sợ gì?
- Sợ lỡ có Chúa, Chúa giận đã mang hình hài ra cho người ta băm vằm mổ xẻ. Nhiều lúc thở dài, chết rồi còn gì nữa đâu. Xác mình ngt ta làm gì thì làm. Mà em có mua bảo hiểm chưa. Mua rồi thì tốt. Khỏi lo lúc chết. Ít nhất thì cũng có một cái hòm cho đỡ lạnh xác.
Hôm ấy bà đã ra về sau một cái hôn ngợp thở. Ít ngày sau, trong một ngày ông nhận được liên tục những1 lá thư. Trong một ngày, với những mảnh giấy, trong đó vụn nát những tâm trạng. Và bà không đến với ông nữa.
Nên ông vẫn cứ một mình. Cứ mong chờ. Cứ gọi tìm.
Ong lấy ra một cái hộp nhỏ. Trong đó chỉ có mảnh giấy ghi số điện thoại của bà, một bức tranh tĩnh vật bé tì teo vẽ hình một bình bông có những bông nhỏ li ti, tím sáng. Và những mảnh giấy của bà.
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
“ Thật lòng mà nói, anh kể chuyện rất hay. Nghe và cảm động.
Ngày xưa, thời còn học trò, ta muốn sau này mình là nhà văn. Nhưng cuộc đời thực là trắc trở. Ta lớn lên trong buổi gia thời. Tuổi trẻ ta suốt hai mươi năm dài nội chiến.. hoà bình đến, lòng ta hoang mang chẳng biết giữ hay lành. Cả đời ôm giấc mộng bỗng chốc tiêu tan. Ta đi lấy chồng.
Tưởng là lấy chồng là chọn con đường mới mẻ, thật yên thân. Tuổi trẻ của ta đã đi sai một nước cờ và đi sai mãi mãi.
1.
Vốn tôi là một người đàn bà, ngày xưa có một thời đã làm vợ có hôn thú với ông. Đúng thế, có một thời tôi đã làm vợ. Lẽ ra thì tôi đã yên phận sống ở cõi âm, không màng gì đến chuyện ở dương thế. Nhưng nay thấy chuyện ở duơng thế làm tôi chướng tai gai mắt nên tôi mới lên tiếng. Nhưng không biết có ai nghe tiếng tôi không. Tôi sống với ông đúng ra là có hai con. Một đứa đã theo tôi sống ở dưới này. Đứa kia đang sống ở trên ấy. Năm 1950, ông đã cho bố cáo trên báo với những dòng như sau: “ Tôi quyết định ly dị vợ. Xin công bố cho thân bằng quyến thuộc gần xa biết. Hai bên không có quyền xâm phạm vào đời tư lẫn tài sản của nhau.”
Ong làm bố cáo như thế, mà ông có nhớ ngày mình làm đám cưới không? Cả cái láng ấy có cái đám cưới náo bằng đám cưới của chúng ta. Đám cưới nhà quê của ông con một, cả làng đến trả miệng. Đâu có ai bắt ông thề, ông thề làm chi. Vậy mà giữa chỗ đông là thế, ông dám đứng trước mọi người mà thề độc, nếu ông phụ bạc tôi thì cho xe cán ông chết đường chết chợ. Người ác thường khó chết. Người như tôi, một đời không dám chửi đến con mèo thì trởi bắt tội sống thì vất vả, lại sớm chết bỏ con. Khi ông làm bố cáo, ông có nhớ đến lời thề không?
Tờ bố cáo ấy tôi giữ đến hết đời. Tôi dấu không cho đứa con nào biết đến tờ bố cáo ấy. Nhưng đến khi sắp chết, tôi phải cho con tôi biết về cha nó là người như thế nào. Tôi hận ông đến khi chết, nên tôi phải cho con tôi biết ông là người ra sao. May sao, đến hôm nay con trai tôi vẫn còn giữ tờ bố cáo ấy làm bằng.
Vậy mà hôm nay, ông về đòi chia tài sản với con tôi. Chắc ông không ngờ rằng tôi đã trao cho nó tờ bố cáo phải không. Ngày làm đám cưới. Ong đã dám thề độc, vậy mà thề độc ông cũng không ngán, thì ngán gí chuyện khác.
Ong! Ngày ấy ông đã đối xử với tôi ra sao, ông còn nhớ không? Khi tôi sinh đứa con thứ nhất, tức thằng đang sống bây giờ đó thì ông hú hí với tình nhân của ông ở ngay nhà ngoài, khiến tôi tức uất, đến mắc chứng hậu sản tưởng chết. Lúc sinh thằng thứ hai, thì ông đã công khai có thêm vợ bé. Ong lấy thêm một cô vợ bé và không còn thương sót gì tôi nữa. Ong hành hạ tôi giống như con ở. Những trận đòn mà ông ban phát cho tôi hẳn trên đời này hiếm thấy. Cái vòng tròn mà ông vẽ ra ám ảnh tôi mãi tận đến bây giờ. Chắc ông thì đã quên, thôi thì để tôi nhắc lại: ông đã vẽ một cái vòng tròn bằng phấn trắng quanh một cái chân giường. Ong cột tóc tôi váo chân giường ấy sao cho vừa gọn với cái vòng tròn ông vẽ. Rồi ông bắt đầu đánh đập tôi. Mỗi lần một trăm roi. Sao lại một trăm roi. Có lẽ là ông thích con số đó. Nhưng hễ chỉ một ngón chân tôi thò ra ngoài cái vóng tròn là ông đánh lại từ đầu. Cái roi đánh trâu mà ông mang đánh người, hỏi có còn thân xác tôi. Ong đã làm tán tạ thân xác tôi, để ông có cớ mà chê tôi, mà bỏ tôi. Người nhà đến can ngăn, ông bỏ tôi vào trong lu, đè lên đó một chiếc xe mô tô đã hư, rồi bỏ mặc tôi ở đó mà về với vợ bé. Vì sao mà đánh ư. Chỉ vì tôi không chịu ra toà ly dị. Làm sao tôi có thể ly dị được chớ. Khi bên cạnh tôi còn hai đứa con nhỏ. Nó cần tôi và tất nhiên nó rất cần ông. Thì ông cứ vợ lẽ con thêm, tôi đâu có cấm cản gì ông đâu. Ong đã thưa đòi ly dị với tôi từ toà Châu Đốc, sang toà Cần Thơ và cuối cùng là toà thượng thẩm Sái Gòn. Đến lúc đó thì còn gì nữa mà giữ gìn. Tôi chấp nhận chuyện ly hôn. Ngẫm đến bây giở thấy mình còn ngu. Nhận những trận đòn xé thịt, xé da để cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi nuôi con một mình.
Sau đó ông có biết sao không? Tôi ăn đậu ở nhờ nhà bà con suốt bao nhiêu năm trời, cuối cùng mới về quê kiếm đất làm nhà. Ong không hề trợ cấp nuôi con như toà xử. Tôi cũng không hề đòi hỏi hì ông. Mẹ con ôm nhau sống lay lắt. Với tôi, ông đòi lại hết đố cưới mang bán đi mà tiêu xài. Với những đàn bà tôi phải gọi là những đàn bà vì sau tôi có tới mấy người sống với ông, sinh con đẻ cái với ông. Ong mua nhà tậu đất, có cuộc sống sung sướng. Với con ông, ông không hề nhìn ngó nó, coi chúng nó là lũ con hoang ngoài đời. Nên, một trong hai đứa phải chết sau một lần chúng cảm hàn. Như thế ông đã hài lòng chưa. Còn lại một đứa, tôi nuôi nó lớn lên, lấy vợ cho nó, chờ đươc ẵm đứa cháu nội đầu tiên, tôi mới về dưới này. Ngẫm rằng như thế cũng đủ để an ủi tôi.
Không dè, đến giờ tôi vẫn chưa hết nợ ông. Thằng con nó bán nhà, bán đất để nuôi cháu nội ông làm ăn thành người, ông nỡ lòng nào ông về đòi chia tài sản của nó chớ. Ong có quyền gì mà đòi thừa kế nhà đất. Ong đã không là chồng tôi từ hồi nào. Ong từ chối quyền làm chồng từ hồi nào nay ông đòi về làm cha chỉ để đòi chia nhà đất thôi sao?
Đêm qua nó vừa thắp nhang khấn tôi. Những nén nhang của nó làm tôi nhớ lại tất cả. Từ toà thượng thẩm bước ra đường, ba mẹ con tôi trắng tay. Thậm chí ông không để lại cho chúng tôi một chút tiền xe mà về quê nữa. Tôi ôm con ngồi khócnhững. May sao bà chị tôi nghe tin tôi ra toà đã lên toà kiếm tôi. Bà mang tôi và những đứa con về nhà. Người ta nhận tôi vào làm ở sở rác. Đêm đến là tôi ra đường. Mỗi nhát chổi khua, là tôi thấy một hạt gạo nuôi con. Trắng con mắt để ngày có hai bữa cơm cho con. Sáu năm trời như thế. Tôi không còn biết đến giấc ngủ. Thân xác tôi tiều tuỵ. Con người tôi lúc nào cũng bàng hoàng. Càng bàng hoàng hơn khi thằng con nhỏ không chịu nổi trận sốt cao, từ bỏ tôi mà về địa phủ trước. Không biết ngày đó ông có hay tin ấy không. Chắc là không đâu. Tôi hận ông lắm. Tôi không nghĩ rằng một người như ông lại có thể đầy đoạ tôi như vậy, dễ quên con mìmh như vậy.
Tôi mang thằng con lớn về quê. Người bà con sang lại cho tôi miếng đất. Mấy năm quét rác tôi cũng dành được chút đỉnh tiền để làm cái nhà mẹ con ở với nhau. Nói để ông thương, thằng nhỏ còn lại ấy nó ngoan và hiền lắm kìa. Đi làm bất cứ một cái gì về thấy nó là tôi hết mọi mệt mỏi. Nó học chăm và học giỏi. Người ta biểu con nhà công không giống lông cũng giống cánh. Sao tôi thấy nó chẳng giống ông chút nào. Nó ngoan đến mức tưởng như ai cũng có thể ăn hiếp được. Có một lần nó mắc một cái lỗi gì đó. tôi muốn dạy nó nên mới cầm lấy một cái roi. Chỉ thế thôi mà nó khiếp đảm, tới ôm lấy chân giường. Nó làm tôi nhớ đến ông và những trận đòn mà ông đã từng ban phát cho tôi. Tôi buông cây roi và chạy lại ôm lấy nó, mẹ con cùng khóc.
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Đã có lúc ta tưởng ta đã về với cõi âm. Ta thấy hinh như ở cõi âm mọi cái rõ ràng hơn. Kẻ thiện, người ác không lẫn lộn. Nơi sáng nơi tối có phân chia. Hình như người ta được nói thực với nhau. Bởi không thể dối tráng ta có thể nhìn thấy trong tim đencủa con người. Tưởng tượng vậy thôi.
Chuyện ở cõi âm giông như Liêu trai chí dị. Nhưng Liêu trai chí dị toàn chuyện yêu đương