cùng cha khác mẹ bị ông từ chối không cho mang họ mình, và bỏ chúng sống lay lắt giống như nó đã từng sống lay lắt cho đến chết vậy.
trả lời:
- Năm 1953
Toà hỏi:
- Mua của ai?
Ông trả lời:
- Thưa toà, lâu rồi tôi không nhớ.
Toà hỏi:
- Vậy ông có nhớ mua căn nhà ấy bao nhiêu tiền không?
Ông trả lời:
- Dạ, không nhớ.
Ông không nhớ thì tôi nhắc cho ông nhớ: ông bố cáo trên báo chí ly dị tôi năm 1952, lúc đứa lớn mới bốn tuổi, lúc đứa nhỏ chưa đầy năm. Sáu năm sau tôi lần hồi về quê sinh sống. Ba năm sau, tôi sang miếng đất của ông chủ cạnh nhà bà chị gái tôi. Ong còn sống đó ông đến thử hỏi coi có phải vậy không. Nhà khi xây cất, tôi có làm giấy tờ xin phép đàng hoàng. Suốt chín năm trời trôi qua, ông không có một lời thăm hỏi, làm sao ông biết được chuyện đất đai nhà cửa. Vậy mà ông cứ đệ đơn ra toà kiện con. Sao ông lại ngang ngựơc được như thế chớ.
Khi toà chưa xử thành án, ông còn đến quấy nhiễu con lần nữa. Lần đầu tiên tôi thấy con nó to tiếng.:
- Dạ, ông đúng là ba tôi. Làm con không nhận cha ruột thì không được, nhưng ba thử nghĩ xem ba đã cho tôi cái gì. Ba đã làm gì cho tôi thành người. Ba trắng tay là chuyện của ba. Tôi bây giờ cũng trắng tay, nhưng bao nhiêu tài sản tôi đã cho con tôi hết, tức là cho những đứa cháu nội của ba đó. ba có gan thì ba đi đòi chúng nó. Còn tôi, không có gì hết, không có gì hết. Ba rõ chưa?
Tưởng rằng ông không nghĩ đến con thì cũng nghĩ đến cháu, ai dè ông lu loa lên:
- Bớ người ta, lại mà coi con đánh cha này, bớ người ta…
Ông có biết con nó phải chui bờ rào lén đé6n nàh người quen ngủ qua đêm trong một trại nuôi cút mà không dám về phòng ở không. Nó đánh ông hay ông đánh nó, khi trong tay ông là cây gậy tầm vông, và ông phang côm cốp vào từơng, vào cột nhà. Trên đời này có ai ăn vạ giỏi hơn ông nữa không?
Ông đã đưa đơn kiện tôi ra toà đòi ly hôn.
Ông đã đưa đơn kiện con ra toà đòi chia của.
Hôm nay tôi làm đơn kiện ông trước Diêm vương, đòi công lý. Ở trên ấy ông cứ tác yêu tác quái đi, xuống dưới này sẽ có người xử ông trả lại sự công bằng cho mẹ con tôi. Ông rõ chớ.
NGƯỜI ĐÀN BÀ MƠ
Đêm qua em mơ mà em khóc quá trời. Thức dậy mà em còn nức nở.
- Em mơ thấy gì?
- Thấy anh với con nhỏ nào ấy. Em bắt quả tang.
- Nhỏ nào, hình dáng ra sao?
- Con nhỏ ấy nhỏ xíu. Em lôi hai người ra mà em khóc. Thức dậy còn nức nở đó.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG MƠ
Bỗng nhiên nàng thấy chán tất cả. Nàng chỉ muốn chết thôi. Thực đấy. trước đây nàng còn đam mê. Chớ bây giờ thì hết. Chẳng còn thiết tha gì cả.
- Mình xa nhau đi. Anh biểu em mà hết đam mê là anh sẽ không đến với em nữa. Em bây giờ chẳng còn ham muon gì nữa. Nên xa nhau đi. Vẫn còn kịp mà. Sợ rồi khăng khít quá, mình mắc tội. Anh đừng giận em nhé.
- Em đừng buồn anh. Anh sẽ chờ, nếu em còn cần anh, em gọi anh, được không?
- Sẽ không bao giờ em gọi anh đâu. thôi đừng hôn em nữa. Như thé6 đủ rồi. anh hôn em, em không chịu nổi. Chúng mình lại mắc tội nữa đấy. anh cứ về, lúc nào thực nhớ em thì đến, chúng mình không được phép hôn nhau nữa. Như teh61 tốt hơn.
Hắn ra về.
Quay lại thấy nàng đã biến vào bóng tối.
Thực hay mơ.
13.
Ngay sau khi đến trại giam lần thứ haing đàn ông kiếm ngay người bạn vong niên, người đã nhờ ông đến thăm người nữ phạm nhân đó. ông đưa anh ta đến một quán cà phê vắng vẻ. Ông kể lại mọi chuyện cho anh ta nghe. Thấy anh ta gục đầu vẻ tội nghiệp. Nhưng ông không teh63 không đay nghiến anh ta mấy câu:
- Tôi thực không ngờ cậu lại là một con người như vậy. Quá đang, thực quá đáng. Cậu cò biết là cậu đã giết cô ta rồi không?
- Không, không phải như vậy.
Nhìn gương mặt thiểu não của anh ta, người đàn ông không chịu nổi, thèm táng vào mặt anh ta một cái bạt tai, xem thử anh ta có bừng tỉnh không. Đến giờ nàymà anh ta còn chối bỏ những việc mình làm. Ông trừng mắt nhìn anh ta, nhưng anh ta không thấy, miệng vẫn nói như nói với ai, với người nào đó không biết chuyện gì đã xảy ra:
- Cô ấy bỏ tôi mà đi, chớ tôi đâu có nhẫn tâm mà đuổi cô ta đi.trời đêm đó đúng là mưa tầm tã. Thấy cô ấy chạy ra ngoài, tôi cũng lao theo. Nhưng cô ấy chạy nhanh lắm và chạy đường nào mà tôi không còn tìm thấy nữa. Tôi lao xe đi trong mưa. Những giọt như những viên sỏi ném vào mặt tôi, rát rạt. Tôi về nhà cổ, nhưng quả thục tôi không dám gọi cửa. Bỗng nhiên hôm đó tôi trở nên hèn nhát.
- Hôm đó mới hèn nhát sao - Người đàn ông ngắt ngang lời anh ta – Cậu hèn nhát từ lâu rồi. người ta dám làm dám chịu mới là người đàn ông. Cậu cưỡng đoạt người trong lúc người ta đang lúng túng trứơc cuộc sống lạ hoắc. Rồi cậu biến thân xác người ta thành của sở hửu riêng. Người đàn bà người ta rất tôn trọng thân phận. Nhưng cậu biến thân phận người ta thành một thứ như vật dụng, một thứ công cụ. Vậy mà cậu biểu cậu yêu người ta. Cậu biểu người ta là vở cậu. Vợ con kiểu gì thế, hả?Như vậy mà cậu hành hạ người ta ngần ấy năm trời, người ta vẫn chịu đựng. Cậu tươngnhư thế là cậu tốtlắm hả.
- Nhưng có ai cho tôi biết là cổ đi đâu đâu. tôi biết cô ấy đi đâu, tôi cũng kiếm cô ta cho bằng được. Sau đêm ấy tôi ân hận vô cùng. Tôi muốn chuốc lỗi, nhưng không ai cho tôi chuốc lỗi. Mọi người hè nhau che dấu tô. Sao lại phải như thế.
- Thì người nhìn rõ bộ mặt cậu rồi. người ta không còn tin ở cậu nữa, chớ sao.
- Nhưng anh có biết sau đó thì sao không…
- Thôi đi, cậu đừng biện minh cho việc làm của cậu nữa. Tôi biết những chuyện sau đó rồi. Rằng cậu thấy người ta ngồi sau xe một thằng đàn ông, cậu phóng xe rượt đuổi theo nhưng không kịp. Rằng sau đó cậu nhờ người theo dõi cô ta, tìm cách bắt cô ta về. Phải không? Có một lần cậu chạm mặt cô ta, cậu lớn tiếng nạt nộ, tính bắt cô ta về chớ gì. Nhưng cậu đã bị anh bộ đội kia dậy cho một bài học bằng cách quát vào mặt cậu mấy câu. Sau đó thì đu6ỉ đi phải không? Cậu biết cả hai cùng ở Campuchia về, cậu bảo bên quân pháp rằng anh bộ đội kia đào ngũ, rồi bảo rằng cô ta hoạt động cho CIA. Người ta không tincậu sao được. Với cái lý lịch có mấy anh rể là sỹ quan chế độ cũ. Bản thân có chồng chốn đi nước ngoài, và quả thực mới từ Campuchia về, thì những điều cậu báo là hợp lý quá rồi còn gì nữa. Hậu quả là như vậy dấy. Nhưng may sao anh bộ đội người ta xác minh sớm, anh ta được nghỉ phép về thăm quê, nên không ai bắt anh ta. Trong khi cậu không dám đi thăm nuôi người ta thì anh bộ đội kia dành hế những ngày phép của minh để lo cho cổ trong những ngày sống bên xứ người. Như thế mới là đàn ông chứ. Đâu có phải gần người ta mà mình bị xấu đi đâu. trong khi đó, cậu phải nhờ tôi đi thăm. Thế đấy. Còn cổ thì bị giam cho đến bây giờ. Như thế chắc cậu hả lòng, hả dạ lắm có phải không? Cậu điên. Cậu điên thực rồi. sao cậu lại có thể làm một việc hồ đồ như thếd. Năm năm, đủ thời gian để cậu hàn gắn gia đình với người vợ trứơc thì cậu cũng nên buông tha cho người ta, để người ta sống với chớ. Lúc này cậu còn liên quan gì tới cô ta đâu. giả sử cậu có bắt được cổ về, cậu có dám công bố trước mọi người cổ là vợ cậu không? Không chớ gì? Sao cậu còn hành hạ người ta đến nông nỗi này. cậu còn tiếc cái gì nữa chớ. Hay cậu còn thù người ta chỉ vì đã dám trốn khỏi cuộc sống ngục tù mà cậu tạo ra cho người ta.
- Sao anh biết hết mọi chuyện vậy, hay cổ kể cho anh?
- Cổ làm sao biết những gì cậu làm mà kể. Tôi đang tìm cáchchứng minh dùm cho cổ. Để cổ nhanh chóng được trả tự do, nên tôi biết mọi chuyện.
Anh ta cúi đầu. Lát sau mới tiếp:
- Cô ấy là người đàn bà mà tôi gặp. Biết chịu đựng. Khi chưa yêu thì kín đáo. Khi đã yêu thì nồng nàn. Cổ lại biết lo việc. Kiếm được người đàn bà buông tay này, bắt tay kia như cổ, khó lắm. Hồi đó tôi cứ bị thắng chồng trứơc của cổ ám ảnh. Tôi luôn nghĩ rằng: cổ sống với tôi là tạm bợ, là dựa vào tôi, chờ thời cơ là trốn đi với chồng. Việc gì cổ làm tôi cũng cho rằng cổ đang chuẩn bị sẵn để đi. Nhất là khi cổ giao đứa con cho người bảo lãnh đưa nó đi Mỹ với cha nó…
Người đàn ông muốn nói với anh ta đôi lời chua chát nữa. Nhưng ông biết có nói cũng bằng thừa. Nhiều người cứ cho rằng người đàn bà nhỏ nhen, ích kỷ, nhưng ngẫm cho cùng, đàn bà cũng như đàn ông, người đã íck kỷ, nhỏ nhen thì cũng như nhau cả thôi. Ông hỏi anh ta:
- Bây giờ cậu tính sao. May mà cổ không bị kết án về tội làm gián điệp như cậu tố cáo, nhưng cũng bị kết án vì tội vượt biên trái phép. Một năm tù giam. Trời đất, cậu có biết thế nào là ngồi tù chưa. Chưa hả, thì vô ngồi cho biết. cậu đã hại người ta đến mức như vậy. Nếu cậu không tố cáo, thì cổ cũng như bao nhiêu Việt kiều hồi hương khác thôi, ai người ta tính đến việc cổ trốn ra nước ngoài. Cậu nên đến thăm cổ một lần cho có tình, có nghĩa.
- Không, tôi không thể đến thăm được.
- Sao vậy? Không lẽ đấn bây giờ cậu vẫn không hiểu là cậu đã hại cổ so?
- Dạ biết. nhưng anh hiểu cho tôi.
- Cậu biểu tôi hiểu cậu thì phải hiểu ra sao đây?
- Thế là đủ, bao nhiêu oán hờn của tôi, như thế là vừa đủ.
- Trời đất ơi. Sao trong trời đất này còn tồn tại một lối suy nghĩ về sự công bằng kiểu ác độc thế này chớ.
NGƯỜI ĐÀN BÀ VIẾT
Ta nhớ thời còn trẻ. Ta đã từng lang tahng trên con đường dát đầy ánh trắng với bạn tình. Trăng ngày đó sao đẹp thế. Non ơ như đời ta non tơ. Bàn tay chàng sao ấm áp thế. Khuôn ngực chành sao khoẻ khoắn thế và bờ vai chàng thực vững chắc. Ta đã để nguyên bàn tay ta trong tay chàng. Ta đã áp ngực ta vào ngực chàng và ta đã ngả mái đầu vào vai chàng, tin cậy, phó thác… Đàn bà là như vậy sao? Ngày ấy, hình như trong ta không còn một chút nghi kỵ nào. Không gơn một chút.
Nhưng sau những đêm trăng dát bạc ấy ta không còn là ta nữa. Một nửa đời ta là của chàng. Ta say đắm trong những ngày tràn trề hạnh phúc. Nhưng rồi, ta bỗng mất eh61t. đến bây giờ ta cũng không biết vì sao mà ta alị mất. Ô hay, không lẽ người ta dễ quên thế hay sao? Bỗng nhiên, chàng xa lánh ta. Xa laxnh1 chẳng có lý do gì chính đáng.
Ta đành đi lấy chồng. Người đàn bà nào chẳng có một lần lấy chồng. Thì lấy cho xong. Nhưng ta lại sai lầm. Một sai lầm làm mất đời con gái của ta. Chia tay. Chớ còn biết làm sao được. Lần chia tay này đau đớn hơn lần chia tay trước, thua thiệt hơn lần chia tay trước. Nhưng điều đáng buồn hơn cả là ta mất lòng tin. Ta không tin ta và nhất là không tin đàn ông. Thấy đàn ông là ta tránh xa. Cũng nhiều người muốn gần ta. Cũng có người rủ rê ta. Nhưng hình như ai cũng đang dối ta.
Mới đây nhất có một anh chàng tuổi cách ta quá xa, nhưng ràng tự kéo tuổi mình lên cho kịp ta. Đưa ta đi trong một khoảng rừng thưa. Ta đã phải khuyên anh chàng, đừng vội vã chiếm đoạt ta. Như thế có thể làm anh chàng mất hết tất cả. Anh chàng biểu ta: nếu được ta thì mất hết cũng cam chịu. Oi chao lại thêm một lời nói dối vội vàng. Ta đâu có thể để cho chàng chiếm đoạt ta. Ta lo cho danh dự của ta nữa chớ. Đàn ông mà, khi c6àn có thể nói hết lời, không một gram giữ lại. Nhưng khi được thứ mình cần rồi, họ vừa giống như lá chuối hơ lửa, lại vừa giống bóng đêm đen kịt. Mềm èo và có chút trương lai gì cho ta. Au là ta cứ một mình…
NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGHĨ
Nếu có phải đánh đổi đời mình cho một hạnh ph1uc đến tột cùng cũng đáng. Nhưng thực chẳng thể có. Sau những giây phút hạnh phúcng ta còn phải sống, người ta còn phải đối chọi với biết bao nhiêu chuyện trên đời này. Nghiệm cho đến cùng, người ta chỉ chết đi thì mọi chuyện mới trở nên tốt đẹp. Lúc đó là hếtmọi giận hờn, hết mọi tính toán lo toan.
Bạn ta chẳng đã sống lúc cuối đời hết mình đó thôi.
Làm thơ hết mình.
Yêu hết mình.
Giận cũng hết mình.
Để đến lúc chất biết bao nhiêu người thương xót.
Trong những giọt nước mắt thật thà vẫn thấy những giọt nước mắt hình như không mặn, nhưng vẫn là nước mắt.
Trong những tiếng khóc thật tàh cũng cónhững tiếng khóc ráng cho thê thảm. Nhưng cũng là tiếng khóc. Nỗi buồn có biết mấy kiểu, nhưng thế nào cũng là những nổi buôn.
Rõ ràng người chết chẳng thể biết ai thực ai giả, chỉ người thực người giả bên xác người là tự biết mình thôi.
14.
nói thì nói vậy, sau khi ông sa-lon mô tô về nàng rất buồn. Chắc chồng nàng không thể biết và sẽ mãi mãi không biết cái giây phút kinh khủng nhất đã diễn ra trong đời nàng. Khoảng cách giữa nhục dục và trong sáng chỉ cách nhau một khỏng cách thực mong manh. Từ lúc ông sa-lon luồn tay đỡ nàng ngaòi sân te-nít, đến khi ông dùng dầu nóng xoa lên vết đau, lúc ông đưa nàng về nhà, là một khóng cách dài vô tận. Cái khỏang cách thời gian thì dài vô tận mà khoảng cách giữa hai xác thịt lại cận kề. Khi ông ra về rồi, nàng tưởng như đó là thời gian đủ đưa nàng vào địa ngục, ở đó vấy vá những thèm khát. Nếu ngay trong những giây phút đó, khi ánh mắt nàng rực lên, hai gò má như hơ lửa và cả cơ thể nàng vồng lên thèm khát, gái như ông sa-lon mô tô biết nắm lấy tay nàng sớm hơn, không biết sự thể rồi sẽ ra sao, liệu nàng có đủ can đảm gỡ nhẹ bàn tay ông ta ra không? Khi ông ta về, nàng nhớ chồng khủng khiếp. Nàng thèm có chồng bên cạnh, được chồn âu yếm vuốt ve và được chồngđưa mình vào cõi hoan lạc. Nàng bỗng nhớ đến bao đậu phộng vỏ mà người tình thuở còn con gái mang cho. Sao nàng lại giao cho người làm lột vỏ? Để nàng làm, để nàng được mân mê những hạt đậu tròn, để nàng sẽ rang lên, đổ nước mắm vô, để cùng chồng thử bửa cơm đạm bạc mà có nhau xem nó ra sao.
Nàng kh1oc. Những giọt nước mắt không phải dành cho sự cô đơn mà là những giọt nước tiếc nuối và cam chịu. Nàng cảm ơn ông sa-lon mô tô đã bầy ra một cuộc chơi để thử thách lòng can đảm của nàng, nhưng nàng cũng giận ông ta vì đã gieo cho nàng những suy nghĩ vẩn đục. May àm con quỷ trong nàng nó không hối thúc, nó chỉ cục cựa, nên nàng thoát được cơn hiểm nghèo.
Nàng lên lầu, về phòng, toan cởi hết quần áo để lên giường ngủ. Nhưng nghĩ sao nàng tìm lại bộ đồ ngủ kín đáo xưa ra mặc. Nàng nằm xuống, gối đầu lên chiếc gối nhỏ, ôm vào lòng chiếc gối ôm. Hai tay ôm chặt và hai chân cũng quặp chặt. Nàng cần những cái để bảo vệ, sợ tự mình khó giữ mình.
15.
người đàn ông không khuyên gì thêm. Người đàn bà sau một đêm xô bồ ngủ thiếp như một đứa trẻ con. Trên mặt đã thấp thoáng những nếp nhăn, ở đuôi mắt, ở trên trán. Thế mà dám nói mình còn mạnh. Người đàn ông lặng lẽ ngắm người đàn bà. Trong anh ta không gợn bất cứ một sự thèm muốn nào. Những nếp nhăn trên gương mặt kia giống như những đường gian khổ mà cô ta đã trải qua. Con đường này là do cô chọn, cô tự nguyện bước chân vào. Cô vùng vẫy sống, cũng chỉ mong có lúc nào đó có người yêu mình thực sự, không đòi hỏi gì và cũng không buộc cô phải phí bỏ tình cảm của mình. Chắc cả đời cô còn phải đi tìm nữa. Cô biểu cô còn mạnh mà. Trời đất ơi! Làm gì còn mạnh nữa. Tuổi mười bảy trôi qua nhanh quá. Tuổi mười chín hết những vô tư. Tuổi bây giờ nếu không khéo sẽ là những cuộc hơi vét cuộc đời. Nhưng không thể khuyên được, thôi đành để cô cứ sống bằng những kỷ niệm buồn, những mơ tưởng và những cuộc tìm kiếm hoài hoài. Nhưng có thể như cô nói: Biết đâu trong tận cùng của hanh hầm, lại có một ngách nào đó đưa cô thoát ra khỏi cuộc sống hiện thời.
16.
- Thưa ni cô, không lẽ chuyện đó mà cô lên chùa sao?
- Có thể, mà cũng không thể.
- Tôi không hiểu.
- Đừng bắt tôi giải thích. Buồn lắm. Mà bây giờ đi tu rồi, tôi không muốn mình trở lại những nỗi buồn. Hai người đàn ông đi qua đời tôi, tôi thấy họ cũng chẳng khác gì nhau. Nếu tìm người thừ ba, lại gặp đúng như thế, thì tốt nhất đừng kiếm nữa.
- Không lẽ sau đó…
- Có, có chớ. Nhưng khi gặp người ta rồi tôi lại nhớ đến những người kia. Ngọt ngào khi ân ái. Tại sao họ không nghĩ đến chuyện cưới tôi, tôi biết. không, không phải họ có người khác thay thế tôi đâu. cái họ không muốn là vì cái khác kìa. Sự hoàn mỹ của người đàn bà. Người thứ nhất chê tôi không có cuộc sống cơ bản. Ngày bán vài đồng bạc nước làm sao sống. Anh ta bỏ đi. Tôi ráng kiếm cách sống cho khá hơn thì người thứ hai đòi ở tôi sự trong trắng. Thành ra cái gì tôi cũng không có. Đành chấp nhận trắng tay. Tốt nhất là núp bóng cửa chùa, tìm tĩnh lặng cho đời mình thoát tục. Mà sao lại nói chuyện này trong chùa. Mô phật. Thiện tai, thiện tai, con đã làm ô uế cửa chùa rồi. nam mô anh di đà phật…
17.
- Còn người ở lò gạch?
- Cô ta về ở lại với người chồn cũ.
- Về lại?
- Thì sao?
- Ơ làm sao ta?
- Thì vẫn ở. Họ tránh tất cả những gì có thể dẫn đến sự bất đồng. chẳng hạn như vợ làm ăn mà vay nợ thì vợ trả, không cần chồng phải lo toan. Chồng bị khiển trách ở cơ quan vì không làm tròn trách nhiệm đấy là chuyện của chồng, vợ khọi hỏi đến. Làm nhà, vợ muốn tận dụng diện tích mặt đất, chồng thích không gian trên cao, thì làm thành hai nhà, một lên hai tầng lầu, một làm nhà trệt. Sau đó ai ở nhà nấy. Họ biểu còn vì con cái nữa. Ay là hồi đó, còn bây giờ, trai lớn đã lấy vợ, gái lớn đã gả chồng. Chẳng còn sợi dây nào níu kéo nữa, thì họ còn rảnh rang hơn. Không ai quấy rầy ai. Chỉ bửa cơm là ăn chung. Ngủ vẫn cứ riêng ra. Vả lại tuổi ấy rồi đâu còn có nhu cầu ngủ chung. Thế mà an phận, thế mà lại hay. Có ai hỏi về chuyện vì sao ly hôn rồi mà còn ở được với nhau. Ông chồng thì nói: Để người ta biết mình có vợ. Còn bà vợ thì bảo: nếp tẻ (ý nói có con trai, con gái rồi) có rồi, ở cho qua ngày đoạn tháng. Linh tinh, lộn xộn, biết rồi cuộc sống khác có tốt hơn.
18.
- Còn một người nữa?
- Ai vậy cà?
- Cái cô ngiệp vụ ngân hàng ấy?
- Em chê chuyện đó nhạt nhẽo, em còn hỏi đến cô ta làm gì?
- Nhưng anh đã kể rồi mà.. cũng phải có đoạn kết chớ?
- Chẳng có đoạn kết nào cả. Giống như chuyện gặp ngang đường vậy.
- Nhưng sao lại là chuyện ngang đường.
- Vì nó đúng như em nói. Chuyện nhạt phèo.
- Vô nghĩa.
- Vô nghĩa là vô vị. Trong đời cũng có những chuyện như thế chớ. Số phận an bài cho con người ta, có lúc chẳng thành gì cả, mà cứ phải nhắc đến. Em có bao giờ có những chuyện như thế không? Anh kể cho em nghe chuyện này. có một anh chàng nghịch lắm. Càng lớn càng nghịch. Bữa đó anh ta theo đuổi một cô gái. Cũng là chuyện giỡn chơi thôi. Cô gái đang chạy có lẽ thấy anh ta đã đến sát bên, hoảng quá quay lại. Đúng vào lúc anh ta đang dơ tay về phía trước như thể chuẩn bị bắt lấy cô ta. Ai dè, cô ta quay lại đột ngột, hai tay anh chàng ấy ấp ngay vào ngực cô gái. Cô gái hai má đỏ rần. Còn anh chàng thì ngượng muốn chui xuống đất. Có gì đâu, chỉ là chuyện vô tình mà anh chàng còn nhớ đến bây giờ. Mà hễ cứ nhớ đến là anh coi như mình đã có lỗi cới cô bạn của mình. Chuyện vô duyên, phải không em. Mắc gì phải nhớ, mắc gì mà cứ buộc tộ mình hoài vậy.
Nói vậy nhưng không phải vậy đâu em. Cái người đàn ông đó đến tận hôm nay vẫn còn nghĩ về sự nhạt nhẽo năm xưa. Em có tin là có những chuyện nhạt nhẽo nhưng cứ bắt người ta phải nghĩ hoài không? Mở đầu câu chuyện này là hai người ghép lại sống và bán cà phê bình dân kai mà. Sao một nhân vei6n ngân hàng lại phải đi bán cà phê với một người đàn ông nghèo như vậy? Đừng ngạc nhiên. Anh tưởng tượng ra chuyện như thế đó. bởi anh nghĩ rằng, thế giới vài tỉ người, mới chỉ có vài ba ông bác học giỏi, vài ba ông làm chính trị giỏi mà thế giới đã loạn cả lên. Chiến tranh liên miên hết góc trái đất này đến góc trái đất khác. Thực kinh khủng. Những nhà bác học giỏi, những nhà chính trị giỏi làm cho mọi người xung quanh sướng lênít nổi tiếng hơn những người kia. Phải không nào. Nên cái anh chàng chui ra trời lạnh, mang áo khoắc cho cô nhân viên ngân hàng để rồi chính mình bị lạnh băng, phải vội đi lấy vợ thôi. Còn cái cô nhân viên ngân hàng kai, chắc là có tiền, thì phải chia cho anh nghèo mà cùng sống. Có khi bán cà phê chỉ để che mắt thiên hạ. Nói tóm lại, anh chẳng biết gì về họ cả.
- Thế sao anh kể?
- Thì trong mớ chuyện sâu sắc, sao chẳng có một chuyện vô duyên.
19.
Sau khi nói chuyện với anh bạn vong niên gần một tháng saung đàn ông mới đến trại giam thăm nhưng đàn bà ở trong tù. Cảnh vật chưa có gì kịp thay đổi. Ong vẫn được cán bộ quản giáo xếp cho một chỗ riêng dành để nói chuyện với người đàn bà. Chỉ thế thôi, người đàn bà cũng biết ông ta có cái thế như thế nào trong xã hội. Bữa mang cô ta ra xét xử, ông có tới tham dự phiên toà. Bản cáo trạng không dái và lời tuyên phạt cũng không lấy gì làm gây cấn lắm. Cô cũng không thể hiện rõ sắc thái tình cảm khi nhận bản án. Chỉ hơi cuối đầu và ánh mắt thì lạnh hơn chút ít. Nhưng khi bắt gặp cặp mắt khuey61n khích của người đàn ông, cô ta có vẻ như yên tâm hơn. Có mấy người thân trong gia đình cô đến tham dự. Họ được phép nói chuyện với cô trong chốc lát trước khi những cán bộ quản giáo đưa cô ra xe. Không thấy cô khóc như những phạm nhân khác. Trong thời gian tạm giam, nhờ ông can thiệp, người nhà cô cũng đã có đôi lần tìm cô. Vì trong thời gian đang điều tra, người nhà không được gặp, nhưng cũng được chuyển cho cô đôi ba thứ được phép sử dụng trong trại giam. Có lẽ đây là lần đầu những người thân của cô được gặp cô. Thấy họ cười, tuy không mặn mà, nhưng cũng đủ khuyến khích cô chấp nhận bản án. Cũng thấy cô nhìn vóng ra xa, như đang mong đợi ai đó. Có lẽ chỉ người đàn ông biết cô đang có ý tìm ai. Tất nhiên, trong phút cay đắng của cuộc đời, có thể oán hận, nhưng một ngày cũng nên ngãi, biết đâu lúc đó có người còn đến. Một chút quan tâm, có thể giúp người ta thoát khỏi những suy nghĩ chua chát trong đầu. Bửa đó, ông cũng lại gần cô. Cũng nói với cô vài lời, như người bạn, nhưng cũng đủ thông tin để cô hiểu rằng cái gì quên được thì cứ quên đi.
Hôm nay vẫn cái bàn mộc kê dưới tán cây bàn. Bữa trước đến, còn là mùa khô. Cây bàn rụng lá nhiều. Nay có đôi ba cây mưa. Những búp bàng non đã trổ, những chiếc lá còn lại sau mùa khô đã mướt xanh. Người đàn bà không phải giam trong phòng nữa mà đã được ra ngoài để làm việc như những phạm nhân khác được làm. Khi nghe tin có người đến thăm, cô mừng ra mặt. Gặp ông, đã có được nụ cười.
- Ông… Cám ơn ông đã đến. Không phải anh ta nhờ ông đến đấy chớ?
Ông cũng cười:
- Đâu cứ phải cậu ta nhờ tôi mới tới.
Ông không muốn nói với cô một điều: có thể ông sẽ chẳng phải cần thiết đến thăm cô, vì chỉ cần một lần thăm giúp thôi cũng đã đủ lắm rồi. Nhưng ông cứ có cảm giác mình mắc lỗi nếu không đến thăm cô lần nữa. Ông càng giận người bạn vong niên thì ông lại càng thương cô. Lúc này mà có một người đàn ông đến với cô, chắc cô đỡ tủi thân nhiều lắm, nhất là người đàn ông đã từng chung chăn gối với cô.
- Đúng là cậu ta không nhờ tôi, mà tôi muốn đến thăm cô. Mọi thứ gởi cho cô, giám thị đang kiểm tra cũng là do tôi chuyển. Cô vui lòng nhận. Rồi sau nữa…
- Rồi sau cái gì.
- Cái bữa cô được ra khỏi trại giam bên Campuchia…
- Ông vẫn còn muốn nghe nữa sao. Chuyện buồn như thế nghe chi cho mệt, ông?
- Nghe chớ. Tôi rất muốn biết sau đó thì ra sao. Cô làm sao có thể sống được ở bển mà không có ai thân thích.
- Thật ra, cũng chẳng còn chuyện gì nữa mà kể. Tôi nhịn đói hết một ngày. Tôi đâu có biết đi ăn xin như người ta. Cũng chẳn biết trộm cắp bao giờ. Có một nghề cũng giúp tôi thoát khổ, đó là nghề bán thân. Nhưng muốn bán đâu có dễ. Nghề nào cũng phải có kẻ dẫn mối, mà tôi thì một thân một mình. Đã có lúc tôi chợt nghĩ đến việc đó, nhưng tôi lại tỡm lợm chính tôi, khi tưởng tượng ra cảnh mình chịu nhục trước những người đàn ông lạ.
Nhưng ông có tin đời có những chuyện ngẫu nhiên đến khó tin không? Đúng vào lúc vào lúc tôi lã đi vì đói thì tôi gặp anh bộ đội đã từng hô hấp nhân tạo cho tôi ở cảng Cô Công. Cũng chỉ vì đã từng hô hấp nhân tạo cho tôi mà ảnh nhận ra tôi, khi tôi xém xỉu ở một góc chợ Olympích. Anh ngạc nhiên sốc tôi dậy:
- Cô làm sao thế này?
Thật khổ tâm phải trả lời anh một câu hỏi:
- Tôi đói.
Anh kéo tay tôi vào một cái quán ven đường, mua cho tôi một dĩa cơm. Tôi ăn ngay không khách sáo. Lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là đói và hạnh phúc như thế nào khi có được một bữa no. Sau đó tôi đã kể hết mọi chuyện cho anh ấy nghe và cũng kể luôn vì sao tôi được thả ra từ trại tập trung. Chờ cho tôi hết chuyện anh mới hỏi:
- Bây giờ cô tính sao?
Tôi lắc đầu.
Anh lại hỏi:
- Bây giờ cô định về đâu?
Tôi cũng chỉ biết có lắc đầu.
- Hay tôi tìm cách đưa cô trở lại Việt Nam.
Tôi hoảng hốt la lên:
- Không, tôi không thể trở về Việt Nam được.
Tôi biết, anh bộ đội ấy đang lúng túng. Khi không gặp một kẻ không quen biết như tôi, lại trong hoàn cảnh khó xử như vậy. Tôi đọc thấy sự lúng túng trong mắt anh. Tôi nói:
- Không sao đâu. cám ơn anh đã giúp đỡ. Anh có việc thì cứ đi đi, mặc tôi, thế nào rồi tôi cũng có cách mà.
- Làm sao tôi có thể đi được. – Anh nói – thà tôi không gặp cô. Bây giờ thế này, tôi sẽ đưa cô đến nhà một người quen của tôi. Cô có thể ở đó vài ngày cho lại sức. Sau đó sẽ tính tiếp.
Đó là gia đình một người thầy giáo người Việt dạy tiếng Pháp trong một trường tư. Như anh nói thì họ là đồng hương. Gia đình ông sang đây sống từ hồi ông còn là một đứa nhỏ. Căn nhà không lớn, nhưng có mấy phòng cách biệt. Nhà ông không đông người. Ngoài hai ông bà, có thêm một cậu con trai gần bằng tuổi tôi và hai cô con gái lớn, chắc cũng chỉ hơn tôi một hai tuổi. Tôi dể dàng thân thiện với gia đình ông giáo vì có lời giới thiệu của anh bộ đội. Trong lúc khó khăn có người cưu mang thực chẳng mong gì hơn. Đã thế ông giáo còn biểu: cô cứ ở đây, từ từ kiếm việc làm.
May sao tôi còn nhớ mang máng địa chỉ mà chị hàng xóm đưa tôi qua Campuchia. Sau bao nhiêu ngày, vừa phụ giúp việc nhà ông giáo để kiếm bữa ăn hằng ngày, tôi cũng nhớ ra được địa chỉ đó và nhờ anh bộ đội kiếm dùm.
Anh bộ đội ấy hằng ngày đến thăm tôi. Khi không anh lại phải chịu gánh một cái gánh nặng về một người không quen biết. mà anh gánh một cách vô tư. Mỗi ngày, một câu động viên. Xin nói thêm, anh luôn động viên tôi trở về Việt Nam. Anh nói với tôi, dẫu sao thì đó cũng là quê hương mình. Còn chuyện người đàn ông làm chồng kia, cứ thẳng thắn mà đối mặt. Ơ được thì phải có điều kiện, không ở được thì thôi. Mắc mớ gì mà phải lưu lạc giang hồ vậy cho khổ. Nhưng tôi một hai kiên quyết không về. Cuối cùng anh cũng giúp tôi tìm được chị hàng xóm. Chị hàng xóm, anh bộ đội và gia đình ông giáo giúp tôi mở một quán ăn. Thế là tôi sống. Cũng không ngờ cuộc sống mỗi ngày một tốt hơn nơi đất khách quê người.
Anh bộ đội ấy quay lại với tôi thường xuyên hơn. Trong ánh mắt của ảnh tôi đọc được một cái gì đó. nhưng tôi sợ, rất sợ. Có bao nhiêu sự thật về cuộc đời tôi, tôi đã nói hết ảnh nghe . tôi