Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.178
123.162.171
 
Những đàn ông và những đàn bà
Nguyễn Đức Thiện
Chương 9

cũng nói với ảnh đừng tiến xa hơn trong tình cảm của mình. Khi nghe tôi nói, ảnh buồn ra mặt. Nhưng rồi ảnh cũng biểu: ảnh sẽ mãi là người bạn tốt của tôi. Thế thôi không hơn.

Một hôm tôi thấy chị hàng xóm chạy đến hớt hơ, hớt hải báo tin: đứa con mà tôi giao người bảo lãnh đưa sang Mỹ cho chồng tôi đã không đi được. Người bảo lãnh kêu tôi về nhận lại con. Chị hàng xóm tính nhận dùm tôi, nhưng không được. Người ta chỉ giao lại cho tôi mà không giao cho ai khác. Tôi quyết định trở về để đón con sang bên Campuchia ở với tôi. Anh bộ đội xin nghỉ phép để đưa tôi về. Không ngờ về đến đây chưa được mấy ngày tôi đã bị bắt. Mấy ngày đầu bị giam, tôi không hiểu vì sao mình lại bị bắt. Cán bộ điều tra cứ hỏi đi hỏi lại tôi là người của tổ chức nào, làm việc cho ai, có liên hệ gì với chồng ở nước ngoài không? Có gì tôi nói vậy, nhưng phải mất khá lâu, không ai tin tôi. Nhưng rồi con người tôi sao thì nó là vậy… Họ kết án ra sao thì ông biết rồi đó. đành chịu chớ làm sao bây giờ.

Người đàn ông thấy đắng miệng. Ong muốn nói toạc ra hết thảy, nhưng biết nói như thế nào. Tôi thì cứ để cho cô ấy bình tâm. Không nên gây thêm hận thù trong cô, để trong cô còn chút sáng long lanh, một chút lòng tin váo cuộc sống ngày mai.

 

NGƯỜI  ĐÀN BÀ VIẾT

 

Thời còn là học trò, những ước nơ, những sôi nổi nửa vời… Người bạn trai thời tuổi trẻ, trong đêm chia tay đã vừa đàn vừa hát, bả nhạc gì khiến lòng ta bồn chồn, nôn nao. Khuân mặt chàng sao buồn đến vậy. Bạn bè nhiều đứa lao xao. Tàn một đêm vui, sáng ra chàng lên đường nhập ngũ. Hết cuộc chiến chàng nằm lại đâu đó nơi chiến trường. Vĩnh biệt chàng của một thời tuổi trẻ, vĩnh biệt người yêu đầu mà ta chưa kịp ngỏ lời nào.

Tình yêu mãi mãi là giấc mơ. Tình yêu luôn ở mội góc nào xa lắc, xa mãi trên thiên đường. Đối mặt với cuộc đời tầm thường thì bỗng nhiên tình yêu trở thành hèn mọn.

Cuộc đời có khi là dòng sông. Cuộc đời ta là sông dài không bến đỗ. Phải, không đỗ ở bất cứ bến nào. Bến nào cũng tầm thường hèn mọn, bến nào cũng rẻ rúng tham lam.

Ta thà làm một dòng sông chở đầy trăng trong đêm ly biệt, đau đớn lẫn ngọt ngào. Thà là như vậy mà hay.

Người nói, nếu ta không còn đam mê riêng mình thì người sẽ bỏ ta. Phải người nói thế rất đúng, hãy bỏ ta đi trước khi ta bỏ tất cả mọi người. Và tất nhiên nỗi buồn này, sẽ không giống những nỗi buồn xưa. Mỗi lần buồn là buồn một nỗi riêng. Mỗi lần khóc là khóc một nỗi khác. Rất khác nhau, nhưng đừng phũ phàng, đừng phản bội, đừng tráo trở, đừng ích kỷ, đừng nhỏ nhen.

Ta nói điều này với ai nhỉ. Với anh, với bạn, với người đã chia tay với ta, hay với chính ta.

03/1/2001

 

   20.

Hồi ấy hai đứa còn nhỏ lắm, mười hai, mười ba gì đó, và chúng ở gần nhau. Hai ngôi nhà ở hai miếng đất, chen giữa một hàng rào râm bụt. Hàng rào trồng đã lâu lắm rồi, ken dầy, và cao nagng cổ ngươì lớn. Hai nhà muốn nói chuyện với nhau cũng được, nhưng chỉ người lớn là có thể đứng hai bên nhìn mặt nhaumà nói được thôi. Gần nhà xa ngõ. Nhà nọ muốn sang nhà kia chơi thì phải mở cổng, người nhà này rẽ trái, nhà người kia quẹo phải mơío chiu vào cổng nhà nhau được. Nhưng hàng xóm, lân bang lâu nay cũng tốt. Có chuyện gì lớn nhỏ cũng gọi nau ra bên hàng rào mà nói, có khi nói cũng cả tiếng đồng hồ. Có tô canh ngon, có đĩa bánh xèo nhà làm cũng đưa qua hàng rào mà biếu nhau.

 

Riêng hai đứa trẻ, chúng móc một cái lổ dưới chân hàng rào. Mỗi ngày một ít. Người lớn cứ ngỡ đó là một lỗ chó chui. Mà mấy con chó cũng chui qua cái lỗ đó thực. Hai đứa thường chui sang chơi với nhau qua cái lỗ đó. Cho nó gần. Chỉ cần người lớn hai nhà có việc đi vắng là chúng tót sang kiếm nhau. Rất nhanh.

 

Nhà thằng con trai ở sát cây cầu sắt bắc qua một con suối nhỏ. Cái cầu này không phải bắc để cho người đi, mà bắc để đặt lên đó một đường ống nước bằng vòng tay người ôm. Đó là ống nước của nhà máy, lấy nước từ sông thành phố. Sau người ta cứ leo lên ống mà đi. Nhà máy nước mới nới thêm một tầng nữa, gác ván lên cho người qua lại. Vì thế mà cây cầu rất nhỏ, chỉ dắt vừa một chiếc xe đạp. Con suối cũng nhỏ, nhưng lại rất sâu. Bờ bên này là bờ bồi, nên nhà thằng nhỏ có rẻo đất trồng rau và chỉ trồng được các loại rau vào mùa đông. Thằng bé mười hai tuổi mà bé quắt. Nó còi. Nó còi cũng phải thôi. Cứ sáng tinh mơ là nó đã phải xuống gánh nước tưới rau với mẹ. Mẹ nó gánh bao nhiêu gánh nước thì nó cũng gánh bấy nhiêu gánh. Mẹ nó có bão nó ngưng, nó cũng không ngưng khi thấy mẹ nó còn đang tưới những lúông rau. Mà đôi thùng nước xem ra còn to hơn người nó. Ai cũng bảo, nó gánh nước quá nhiều nên không lớn lên được. Xong việc, trời vừa sáng. nó gặm vộicủ lang luộcrồi cắp sách tới trường. Chỉ học có buổi sáng. chiều về, đủ mọi thứ việc đến tay nó. Cuốc đấy, nấu cơm, nấu cám, băm rau heo, cho heo ăn… Phải thực khuya nó mới được ngồi vào bàn để học. Nhiều hôm, nó vừa học, vừa ngủ gục.

 

Còn con bé, nó không có được diễm phúc như thằng bé. Nó từ dưới quê lên. Nó gọi ông chủ nhà bên ấy là bác. Nghe kể dưới quê nhà nó nghèo lắm, nên phải gởi nó lên cho ông bác nuôi dùm. Nhưng đâu có phải để nuôi nấng gì, làm con ở thì đúng hơn. Mọi việc nhà đều đến tay nó. Am em, nấu cơm, quét dọn sân nàh, cũng bầy heo, bầy gà. Tất bật suốt nagỳ, không có thời giờ ngơi nghỉ. Nó không được đi học như thằng bé nhà bên. Nó thèm học lắm nhưng ông nhà bên ấy bảo: nuôi cơm mày còn chưa xong, làm sao cho mày đi học được. Nó cao hơn thằng bé bên kia tới nửa cái đầu, ốm nhách và tóc lúc nào cũng rối bù.

Hai đứa là tác giả của cái lỗ dưới chân hàng rào bông bụt. Lúc con nhỏ đến ở nhà bác kế bên là thằng nhỏ đã để ý. Con nhỏ người ngợm chẳng ra ôn ra tướng gì mà ru em ngọt như mái lùi. Nghe nó ru, mà chính thằng bé cũng muốn ngáp ngủ. Nhất là khi đêm nó học khuya. Tiếng ru của con bé bên ấy cứ lôi thằng bé vào giấc ngủ chập chờn:

 

Au ơ…

Trời mưa bong bóng phập phồng

Mẹ đi lấy chồng con ở với ai.

Au ơ…

Lần đầu tiên hai đứa nói chuyện với nahu là hôm thằng bé thấy con bé ngồi khóc tấm tức ở chân rào bên kia. Hôm đó thằng bé học khuya như mọi bữa. Tiếng khóc nhỏ, nhưng trong khuya, nghe trõ ồn nột. Nó lách cửa đứng bên này hàng rào và hỏi chõ sang rất khẽ:

-          Này... mày làm sao thế. Bị đòn hả?

-          Không… tao chỉ bị bác tao phạt… - Con bé trả lời. Rõ ràng nó đang cố nén tiếng khóc nên tiếng nó nghèn nghẹt.

-          Mà sao mày bị phạt chớ?

Thằng bé gặng hỏi:

-          Lúc chiều tao thấy có dĩa thịt heo trong sóng chén. Thèm quá, tao có ăn vụng một miếng. Thằng lớn của bác tao thấy, về nó mét… chiều nay, bác tao không cho tao ăn cơm… Bây giờ tao đói quá…

 

Thằng bé cũng thấy bụng mình chợt réo lên. Nó cũng đã từng bị đói. Ay là những bữa tươi rau chậm, về không kịp ăn, đi học với cái bụng rỗng, đến trưa về, đói hoa cả mắt. Gì chớ đói thì sợ thực. Nó chạy vội về nhà, xuống bếp. May sao trong nồi còn cơm nguội. Còn có một ít mắm. Nó trút tất cả vào một cái tô và chạy tới chân hàng rào. Nó gọi:

-          Này, mày đâu rồi. Tao có tô cơm cho mày này. lại đây…

Nó cố kiễng chân với tay qua hàng rào, nhưng không sao chuyển được tô cơm sang bên kia. Con bé bên kia ngửi thấy mùi cơm, mùi ma9m1, hước miếng ứa ra, nhưng với mãi cũng không làm sao đón được tô cơm . nó cúi xuống, hai tay nó thục vào mà moi,mà móc. Hàng rào lủng ra một lỗ. Thằng bé đưa được tô cơm sang. Tiếng con bé chợt la lên. Thằng bé hỏi:

-          Mày sao thế?

-          Cây nó thọc vào tay tao. Có lẽ chảy máu mày ơi.

Nhưng nó cũng chụp được tô cơm. Bên này hàng rào, thằng bé cũng nghe con  bé vừa ăn vừa hổn hển thở. Nó nhắc:

-          Mày ăn từ từ thôi. Mắc nghen chết đó.

Cái lỗ hàng rào có từ hôm đó. cái lỗ bắt đầu chỉ lọt được tô cơm nguội. Sau nó lờn dần, lớn dần lên. Khi thì thằng bé dấu củ lang chuền sang cho con bé. Khi thì con bé ăn theo em bé được cái kẹo cũng lùa sang cho thằng bé. Mỗi ngày cái lỗ mỗi lớn hơn. Hai con chó của hai nhà thấy cái lỗ cũng góp phần moi thêm, rồi chui sang kiếm nhau nô dỡn. Sau này hễ người lớn hai nhà đivắng là hai đứa lại chui qua cái lỗ, chơi với nhau. Hoặc đứa này sang đứa kia, hoặc đứa kia sang nhà đứa này. hai nhà sống với nhau lâu không xích mích gì, nên có thêm cái lỗ dưới chân hàng rào cũng không mấy ai để ý đến. Nếu có ai thấy cũng chặc lưỡi: lỗ chó chui ấy mà.

 

Kể như thế là hai đứa nhỏ đã quen nhau từ lâu lắm rồi. Cái gì cũng có hoàn cảnh của nó. Thằng bé thì đông em bé, nhưng phải thay tía mà nó lo mọi chuyện trong nhà. Nó thường không được đi đâu ngoài giờ đi học. Còn con bé lại càng không được đi đâu, bởi suốt ngày phải chăm mấy đứa con ông bác. Chúng nó thành bạn nhau là chuyện hiển nhiên. Tranh thủ từng phút một trong ngày, hễ rảnh rỗi một chút là chúng chui lỗ rào qua tìm nhau. Đôi khi chúng cũng bị người lớn bắt gặp. Mấy đứa em không có chuyện thì cũng được bỏ qua. Nhưng nếu có chuyện gì thì thế nào con bé cũng bị mấy roi vào đít. Thì thằng bé thế nào cũng bị phạt ăn cơm sau mọi người trong nhà. Nhà em đông, ăn sau là một cực hình, nhiều khi chỉ còn có mấy hột cơm nguội. Thức em đã bị lũ em tranh nhau ăn hết rồi. tuy nhiên, những cuộc bị bắt gặp ít lắm. Và những cuộc bị bắt gặp mà bị roi, bị phạt cũng không nhiều. Ơ những vùng nửa quê, nửa tỉnh, không như thành phố nhà này liền nhà kia nhưng đèn nhà ai, người ấy rạng, và cũng không giống thôn quê, nhà này có thể sang nhà kia bất cứ giờ nào khi có công việc. Ơ đây, quen không xích mích, nhưng nhà ai lo nhà nấy, chỉ sang nhà nhau khi có lời mời. Nên chuyện hai đứa tìm nhau nó có vẻ giống giống như nhà quê, nên nhiều lúc người lớn cũng tha thứ cho chúng.

 

Trở lại chuyện hai đứa trẻ vào năm chúng mới mười hai tuổi.

 

Một hôm giấc cũng khuya lắm rồi. Thằng bé đang học bài thì bỗng nghe tiếng gãi gãi cánh cửa. Thoạt đầu, ngỡ nhốt con chó bên ngoài, nó gãi cửa đòi vào. Nhưng nghe một lúc, nó nhận ra không phải tiếng chân chó cào, mà rõ ràng là do người cào thành từng nhịp, từng nhịp một. Con bé! Nhưng nó kêu gì vào lúc này chớ. Thằng bé khẽ rời bàn học, mở cửa sau. Mẹ nó hỏi:

-          Giờ này đi đâu, con?

-          Dạ con đi tiểu…

Con bé nghe tiếng mẹ thằng bé hỏi, vội chui tọt qua cái lỗ hàng rào, và ngồi chờ thằng bé ở đó. chờ thằng bé lại gần nó hỏi:

-          Mày có dám ra ngoài cây rơm không?

-          Giờ này ra làm gì chớ?

-          Tao có chuyện này hay lắm, tao muốn kể cho mày nghe.

-          Mày ra trứơc đi. Để má tao ngủ cái đã…

-          Lâu thế…

-          Không lâu đâu. má tao sắp ngủ rồi. mới giật mình lúc tao mở cửa đó.

Con bé từ ngày về ở với ông bác, chưa bao giờ được ngủ nhà trên. Ong bác dọn cho nó một góc dưới bếp, kê vào đó cho nó một miếng ván cho nó ngủ hằng đêm. Nó ngủ ở đấy có cái lợi là, khi bác trai, bác gái dậy lúc nào, động chân động tay là con bé thức dậy phụ việc, không cần phải đánh thức. Cũng phải kể thêm ở vùng nửa quê, nửa tỉnh này có những người vứa làm nghề nông vừa buôn bán nhỏ. Nhà ông bác của con bé cũng có một cây rơm như bao nhà nông khác. Thường thì rơm được thu về sau vụ lúa, đánh thành cây để dành cho bò ăn những lúc thiếu cỏ. Nhưng những lúc thiếu việc làm có thể trải ra làm nấm rơm, cũng kiếm được ít tiền vào lúc giáp hạt.

Một lúc lâu sau thằng bé mới ra. Trời sáng trăng suông. Se se lạnh. Sương xuống đã làm ẩm cái áo mỏng của con bé. Hai đứa ngồi xuống chân cây rơm.

Đợi cho thằng bé ngồu yên chỗ, con bé mới iểu:

-          Hôm nay tao trốn đi coi ti vi ngoài đầu xóm đó.

-          Chết, mày không sợ bác mày biết hả? Trốn sao được?

-          Nhà bác tao thường ngủ sớm lắm. Tao đi, không ai biết đâu.

-           Mày liều quá.

-          Không sao mà. Mà bác tao có biết thì tao cũng đến bị trận đòn thôi chớ gì. Bị đòn mãi rồi tao hết ngán luôn. Mông tao lóng rày nó dầy lên rồi, không sợ…

-          Nhưng mày đi có một chút, có chuyện gì hay mà kêu tao?

-          Hay thực mà mày. Tao thấy… tao thấy người ta hôn nhau… thích lắm.

-           Hôn thì có gì mà thích. Thì cũng giống một tao thường hôn thằng út nhà tao thôi. Tao thích mấy cái phim uýnh lộn ì xèo hơn. Những cú đá song phi, khinh công bay ào ào, vậy mới đã…

-          Không, không phải như má mày hôn thằng út đâu. hai người lớn họ hôn nhau kài…

-          Thế thì thích cái gì chớ.

-          Thích thật đó. Mày không tin hả. Không thích sao người ta cứ nhắm mắt lại. Không tin để tao hôn thử mày coi.

-          Thôi. Ghêthấy mồ. Tao không thích đâu.

-          Thì cứ thử xem.

 

Đúng là thằng bé không thích một tí nào. Nói đến truyền hình, nó chỉ thấy thích mấy cái phim chưởng. Chíu chíu, xèo xèo, hứ hự… thích hơn. Nó đang tưởng tượng như vậy thì bỗng con bé ôm lấy đầu nó ghì lại và hôn vào má nó rồi vào miệng nó. Thằng bé hoảng quá. Nó giật mạnh ra và chạy tông vào nhà. Hai con chó của hai nhà giật mình, chồm lên sủa ông ổng. Thằng bé tót vô nhà. Con bé cuống quá cũng chạy vào theo. Cả hai nhà nghe chó sủa dồn dập giật mình tỉnh giấc, bật đèn sáng lên và đổ cả ra sân. Con bé thoát vào được trong bếp. Còn thằng bé không chạy vào được đến nhà đã bị tía bó túm được ngay bên rào. Ong quát lớn:

-          Giờ này mày còn đi đâu hả? Mày tính đi ăn cắp ăn trộm của ai vào giờ này hả.

 

Tía thằng nhỏ nổi tiếng là ác đòn. Ông không đụng đến thì thôi, đã đụng đến thì cái roi bằng ngọn trúc không từ chỗ nào là không vụt tới. Thằng bé lập tức hứng chịu trận đòn, với ngọn trúc vun vút quất xuống. Nó nghiến răng ráng không khóc. Nhưng rồi đến lúc không còn chịu đựng được nữa nó phải rên lên:

-          Đau quá tía ơi. Tía tha cho con. Con thấy mùi mít chín, con tính ra vặt vô, sợ người ta lấy mất. Không ngờ con chó hoảng, nó sủa… Tía đừng đánh nữa, con đau lắm…

May sao, đúng là có mùi mít chín thực. nhờ thế mà nó được tha.

Thằng bé ôm cái mông lằn những vết roi chui vào giường ngủ. Bỗng nhiên nó thấy ghét con bé quá. Vì nó mà bị đòn. Vì nó mà… Lại còn hôn với chả hít. Mà miệng nó lại không đánh răng nữa chứ. Thấy ghét…

Thằng bé không biết, bên kia con bé cũng khóc. Nó cắn răng lại mà không dám khóc lớn. Mỗi ngọn roi vụt xuống là bên này con bé cũng giật nẩy người lên, tưởng như ngọn roi cũng đang quất xuống nó.

 Cả tuần sau, hai đứa không gặp nhau. Con bé thì sợ, còn thằng bé thì giận. Mỗi lần nghĩ đến chuyện đêm ấy, nó lại tức đến nghẹn thở.

Nhưng trẻ con giận nhau chẳng được bao lâu. Một hôm hai đứa tình cờ gặp nhau ở cái lỗ thủng hàng rào. Con bé nói với sang:

-          Mày… mày đừng giận tao nữa nghe. Tao năn nỉ mày mà…

-         

-          Mày ghét tao, tao biết chơi với ai bây giờ.

-         

-          Mày đi học còn có bạn… tao suốt ngày ở nhà, tao biết chơi với ai?

Con bé khóc ròng. Thằng bé cũng thấy mủi lòng. Nó chọc quê con nhỏ:

-          Thì mày đi trốn xem người ta hôn nhau trên ti vi ấy…

Con bé khóc lớn hơn. Thằng bé xử hoà:

-          Mày đưa cái đầu mày qua đây cho tao cú một cái tao tha cho…

 

Nó tưởng nói giỡn vậy thôi. Ai dè, con nhỏ rúc cái đầu qua lổ hàng rào. Thằng bé cười, làm sao mà cú lên đầu nó được. Nó nắm lấy mấy sợi tóc bù xù của con bé, giật nhẹ mấy cái, làm con bé nhột, cười khúc khích trong lúc nước mắt vẫn chảy dài. Từ hôm đó, hai đứa lại chui qua cái lổ hàng rào sang chơi với nahu khi người lớn hai nhà đi vắng.

 

Hai năm nửa trôi qua. Hai năm có những cánh mai vàng rụng xuống và hai mùa xuân trôi qua. Hai đứa trẻ bấy giờ đã khác xưa. Thằng bé bắt đầu nhổ giò cao lên. Tay nó lao động nhiều nên đã cuộn lên những đường gân, đã trtổ những bắp thịt. Gương mặt nó đã tròn lại, với cái c8àm nở, hai má đã phính ra có kèm một cái lúm đồng tiền. Hai con mắt nó sáng, thông minh và lộ vẻ quyết đóan.

 

Còn con bé, nó chỉ còn cao hơn thằng bé một chút. Nó vẫn không làm việc gì khác là bế em cho nhà ông bác. Nhưng tóc nó bây giờ không còn rối xù lên nữa. Khuôn mặt nó đã gọn lại, hình trái xoan. Hai mắt nó đã long lanh, cái mũi nhỏ xinh xắn. Cái miệng tuy ít cười nhưng rất tươi.

 

Dạo này chúng đã có thể đứng nói chuyện với nhau qua hàng rào, nhưng thú vui của hai đứa vẫn là chui qua cái lỗ hổng dưới chân hàng rào sang với nhau. Người lơ61n riết rồi cũng biết vì sao lại có cái lỗ hổng đó, nhưng cũng không làm gì mấy nhỏ, có khi lại còn thích thú nghĩ đến chuyện xa hơn một chút. Tía má thằng nhỏ quý cái nếtcon nhỏ chịu khó, ham làm, khéo tay và khéo cả cái miệng nữa. Còn nhà bên kia thì thương thằng nhỏ ở cái nết học hành chăm chỉ, cũng chăm chỉ phụ giúp việc nhà. Nhưng vốn là vùng nửa quê nửa tỉnh, nên cái tuổi mười bốn với cái tuổi mười hai cũng không khác nhau lắm. Cả hai đứa vẫn nguyên dạng là hai đứa trẻ con không hơn. Thằng bé vẫn cứ tồng ngồng tuông mình xuống sông trong những khi đi tắm. Còn con bé khi có việc vẫn xăn cái quần lên tới bẹn, để lộ ra cặp giò trắng nõn nà, nhưng vẫn lấm tấm vết muỗi trích. Nó vẫn phải ngủ dưới bếp trước cái mùng rách tứ tung, cột níu bằng những sợi dây đủ loại vẫn không ngăn được lũ muỗi tinh khôn thèm máu người. Thằng nhỏ đã vỡ giọng, tiếng nó khàn khàn, ngồ ngộ. Còn con nhỏ, dưới ngực áo đã nhô cao. Bản thân nó cũng thấy là lạ khi ở đó vồng lên một khối u trằng, mịn và gợi cảm.

 

Chúng không còn chơi những trò chơi của trẻ con nữa. Mỗi khi hai đứa gặp nhau, con nhỏ cứ bắt thằng bé phải kể chuyện. Thằng bé đọc khá nhiều. Mấy chuyện như Thuỷ Hử, Tam Quốc Diễn Nghĩa nó thuộc từng chương. Cuốn Ruồi Trâu, Con Đường Khốn Khổ… nó cũng thuộc vanh vách. Thằng nhỏ không chỉ mê đọc, mà còn mê kể chuyện nữa. Những lúc thằng bé kể chuyện, con nhỏ luôn chân luôn tay với công việc nhưng không bỏ sót câu nào. Có cả những lúc khóc, hoặc cười theo câu chuyện mà thằng nhỏ kể.

 

Cây rơm vẫn là nơi chúng thường ngồi với nhau khi rảnh rỗi. Với hai đứa trẻ như vậy, người lớn cũng đã bắt đầu tỏ ra dễ dãi mỗi khi chúng gặp nhau. Cây rơm nhà bác con bé bao giờ cũng được chất cao. Thằng nhỏ sang, rút ruột cây rơm làm thành một cái ổ sâu vào giữa cây. Đó là nơi có thể che nằng và cũng có thể làm chỗ nằm chơi khi trời có chút ít gió lạnh. Cứ chiều đến khi thằng nhỏ cuốc đất trồng rau là con bé bế em ra ngồi bên cây rơm, cạnh cái ổ mà thằng bé tạo thành, chờ thằng nhỏ ngừng tay kể chuyện. Những câu chuyện thằng nhỏ kể, nó nghe hoài không biết chán.

 

Một hôm thằng nhỏ lại bị đòn.

Cái roi trúc của tía nó lâu nay bị bỏ quên, nay lại có dịp quất vào mình nó tới tấp.

Chuyện là thế này. thằng bé cũng có một lớp bạn cùng học cùng trừ¬người. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Câu thành ngữ này bao giờ cũng đúng. Hôm đó, nhà trường có việc chúng nó được nghĩ một buổi học, không biết mắc cái chứng gì mà chúng nó tụ tập lại nhà thằng bé khá đông. Có đến gần chục đứa.

 

Đối diện với nhà thằng bé, phía bên kia cầu là trại của một người nông dân. Nhà ấy đã hình thành một trang trại đã từ lâu. Một khu vườn mênh mông, lút mắt. Trong vườn là những thứ trái cây mà lũ trẻ nhìn thấy thèm nhễu nước miếng. Những trái ổi xá lỵ trái nào trái nấy bằng vốc tay, chín vàng ươm. Những trái táo sai lúc lỉu, xệ cành. Mùa chôm chôm, một vùng đỏ tươi vì trái chín… Giữa vườn lá một ngôi nhà tường rộng rinh rang. Bà chủ bên ấy là một người ngoa ngoắt và tham lam. Trái cây nhà bà như thế đấy nhưng có mất đi vài trái, vài cành là bà biết liền. Khi bà biết là bà rức lác điếc tai xóm làng.

 

Bửa đó không biết ai đã vào vườn bà thoắng vơi đi trái của một cây cam đang chín vàng. Mà cũng không hiểu sao bửa nay bà phát hiện muộn vậy. Mãi tận qua trưa người ta mới thấy bà lo chõi trời, nhứt óc:

-          Trời đất ơi, quân chết băm, chết vằm nào mà ác đức quá vầy nè. Mày ăn thì mày cũng biếtt chừa đường mà ăn chớ. Tao đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra mà bay ăn, bay dọng trên đầu trên cổ thế này. Bay có nghĩ bay ăn mắc họng, bay chếtt trợn tròn con mắt bay không? Tao nói bay hay cái quân đầu trộm đuôi cướp bọn bay ăn ở ác nhân, ác đức sao cũng có đứ trâu dẫm lòi gan, bò đạp lòi phổi, ra đường không xe cán què cũng đụng lộn mà chết, bay hiểu chưa…

 

Nghe bà chửi đúng như hát bội. Giọng bà lúc bổng lúc trầm, lúc da diết, ra giọng tiếc thương. Lúc thì chiết, lúc ong óng, lúc lặng đi, lúc lại ồ ạt, làm như ai đólàm cho bà chết đến nơi, làm khuynh gia bại sản của bà đến nơi. Nhà giầu có khác, cách ăn, cách chửi cũng hơn người.

 

Đám bạn thằng bé tụ tập ngay bên mí vườn rau nhà nó. Bọn chúng ra chiều thíhc thú khi nghe bà bên kia chửi rủa. Một bọn hè nhau, nhái lại những câu bà chửi, giống như đang học bài hát mới. Chúng xúi nhau chọc cho bà chửi cho hết hơi mới thôi. Thế là mỗi khi bà sắp ngưng là lại có thằng chõ sang:

-          Dì ơi, chúng có lấy hết nguyên cây cam không dì?

 

Bên kia nghe hỏi bà chủ vườn lại tru lên:

-          Tổ cha chúng chớ, không biết chùng là cái thứ gì mà ác nhân thế chớ. Sao trời không làm chúng đui con mắt, lặc lìa cánh tay chúng đi…

 

Một lát lại có thằng:

-          Dì ơi, con mà như dì ớ hả, con chửi cho xóc nóc nhà chúng lên…

-          Trời đất, tao chửi cho ông bà, tổ tiên chúng nó dội mồ lên mà dạy bảo chúng nó ấy chớ.

 

Suốt một buổi trưa, bên này bọn trẻ, bên kia bà chủ vườn, bên xướng bên họa, làm náo loạn cả một khúc suối, một góc xóm. Lúc đầu tiếng bà chủ vứơn còn lảnh lót. Sau cứ khô dần, khàn dần. Lũ trẻ hình như vẫn không muốn tha. Cứ bà ngưng là chúng ghẹo. Ban đầu bà đứng chạng nang, khuỳng tay ra mà chửi, sau rồibà ngồi xệp xuống, nói không ra hơi chúng mới chấm dứt.

 

Thằng bé nhập bọn và say sưa không kém gì lũ bạn. Nó quên hết mọi công chuyện trong nhà để được cười với lũ trẻ. Không nổi lửa trong bếp, không băm rau nấu cám heo, quên luôn cả đón em ở nhà trẻ về. Khi cuộc chọc ghẹo ngưng, nó mới cuống lên. Chạy ra nhà trẻ, chỉ còn có một mình em nó với cô bảo mẫu. Về đến nhà tay năm, tay mười, nhưng không sao kịp công việc. Đầu tiên là bà má ở chợ về. Vốn là người hiền lành, bà chỉ rầy nó đôi câu rồi bắt tay vào phụ công việc với nó. Nhưng đến lúc tía nó từ ngoài tiệm cơ khí về thì mọi chuyện nháo nhào lên. Đầu tiên là ông quát nạt, hạch hỏi. Sau thì nỗi bực dọc làm ông phát bẳn, hút cây roi lâu ngày cất trên mái nhà xúông. Ong kêu nó lên, bắt nằm xấp trên giường. Ong hét lên:

-          Mày làm cái gì suốt sáng đến giờ hả? Tại sao đến giờ chưa có cơm ăn. Mày có biết tao làm việc suốt sáng đến giờ không? Mày biết tao phải đổ bao công sức vì những đứa báo co, báo đời như mày không hả…

 

Mỗi một câu nói là một roi. Bao nhiêu câu hỏi là bấy nhiêu roi. Vốn đã quen với những trận đòn, thằng bé cắn răng chịu đựng. Nhưng càng chịu đựng càng chọc tức tía nó. Cuối cùng ông đạp cửa chỉ ra ngoài:

-          Cút, mày cút ngay cho tao. Tao không còn muốn nhìn thấy mặt mày nữa…

Thấy căng thẳng má thằng bé bước vào can. Ong la lên:

-          Bà im cái miệng bà đi. Bà còn tính bênh vực nó hả. Bà muốn nó trở thành thằng mất dạy hay sao… Mặc nó, cút xéo đi đâu thì đi cho khuất mắt tôi.

 

Chiều ấy, thằng bé nén đau chạy ra sân bóng, chạy nhảy suốt bổi chiều với trái banh cao su cùng lũ bạn. Nhưng khi đêm về, nó không còn chỗ nào khác là cái ổ nơi cây rơm. Nó len lén về, không muốn để ai thấy và, rúc sâuvào trong đó. bây giờ nó mới thấy sợ, mới thấy cô đơn. Càng nghĩ càng thấy tủi thân, nó khóc. Có ai trên đời này khổ hơn nó không. Đầu thai vào đâu không vào, vào ngay cái nhà nghèo không ra nghèo, giàu không ra giàu. Đã thế lại một bầy em. Miếng ngon phải nhường chúng hết. Nhà hôm nào có thịt ăn, má nó gắp cho miếng nào, biết miếng ấy, không được gắp thêm. Trong khi đó lũ em như tằm ăn dỗi, khua đũa một hồi là đĩa
Chương : 1    2    3    4    5    6    7    8    9   10   
Nguyễn Đức Thiện
Số lần đọc: 2280
Ngày đăng: 13.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân
Một thời in dấu - Trần Đồng Minh
Cùng một tác giả
Không thể đùa (truyện ngắn)
Ban bè một thuở (truyện ngắn)
Tấm kiếng rạn nứt (truyện ngắn)
Hàng xóm (truyện ngắn)
Mẹ (thơ)
Kịch (truyện ngắn)
Bến cây ổi (truyện ngắn)
Lu Lu (truyện ngắn)
Gío (thơ)
Một khoảng xô bồ (truyện ngắn)
Ông lão bán chim (truyện ngắn)
Cái nợ đồng lần (truyện ngắn)
Giữa vòng vây (truyện ngắn)
Chuyện con ruồi (truyện ngắn)
Tiếng gõ cửa (truyện ngắn)
Đêm (thơ)
Bàn về Thơ (tiểu luận)
Mái tóc ngày xưa (truyện ngắn)
1111 (thơ)
Sông em (thơ)
Trăng cuối tháng (truyện ngắn)
Góc Rừng (truyện ngắn)