Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.047
123.165.925
 
Gia phả dòng họ Đinh
Dương Ðình Hùng
Chương 6

dửng dưng trước vạn đau đớn mà mình là nhân chứng. Khổ nạn bao giờ chấm dứt?

Có tiếng chuông vang nhẹ từ am Cô. Quế mở mắt. Khung trời xanh trong trên cao. Tĩnh lặng. Hình như có tiếng thì thầm của đất trời.

 

Chương bốn.

Phát ngồi bên ngọn đèn dầu đọc lại gia phả, ghi chép chuyện đã qua của dòng họ mình và tính toán những chuyện phải làm cho ngày mai.

Tuấn còn ngon giấc, ngáy đều.

Bên ngoài trời ửng sáng. Sương lạnh đọng lại trên nương rẫy hoang. Cảnh vật lặng lẽ giữa núi non, đã bao năm rồi, qua bao đời người vẫn như không thay đổi thịt da.

Quế đứng cạnh, bàn tay vỗ nhẹ lên vai Phát:

- Sáng mai, tôi và mấy bạn về lại phố. Phát có khó khăn gì ở đây tin cho tôi hay. Tôi làm gì giúp được cho Phát thì làm. Mình là bạn bè với nhau.

Hai người bước ra hiên nhà, Phát chỉ đám mộ vây quanh ngôi nhà thờ:

- Quế nhìn xem, tôi đếm được hơn năm mươi ngôi mộ. Mộ chiếm phần lớn khu vườn. Có những mộ lớn hơn nền nhà. Lau sậy, cỏ hoang, gai nứa cản lối đi. Định mấy ngày tới sẽ tảo mộ, nhân tiện dời toàn bộ tập trung bên phải nhà thờ, dưới gốc đa kia, cạnh mấy bụi tre. Tôi sẽ làm gọn gàng lại tất cả. Giờ hoang phế quá. Quế có ý kiến gì giúp tôi?

- Tôi tán thành ý kiến này của Phát. Tôi ngày nào cũng đi cúng, đi dời mồ, coi hướng đất, làm mả mới... Việc nhiều thì vui, nhưng nghĩ cho cùng cũng ngán ngẩm lắm. Dân thì nghèo, không đủ ăn. Đất trồng trọt thì thiếu, nhưng suốt ngày như chỉ chú tâm đến chuyện mồ mả.

Họ đi ra vườn, hướng về phía con suối. Phát nói:

- Thời gian tới, tôi sẽ làm một hệ thống phát điện sử dụng cho nhà này. Tôi muốn sử dụng nguồn nước chảy quanh năm của suối Thầy. Anh kiếm giùm tôi một thợ điện, làm cái quạt nước, làm hệ thống tự phát điện ...

Họ tiếp tục đi về phía sau vườn:

- Bên trái khu vườn, sau khi dời mộ, còn đất trống, tôi dự định làm một trường học cho đám trẻ trong làng. Đời sống nơi đây thiếu đủ thứ, nhưng thiếu văn hóa thì nguy hiểm quá. Tất cả vật dụng cần thiết tôi đã ghi rõ trong giấy, về phố mua giúp mình.

- Tại sao gọi suối này là suối Thầy.

- Xưa kia ông nội tôi có mở trường dạy học cho dân trong làng. Con suối chảy qua vườn của Thầy, nên có tên từ đó. Ngôi trường ngày ấy là nhà nứa mái tranh, sau Tây tới đốt làng, đốt luôn trường học, nay nhìn kỹ còn thấy cài nền đen.

·

Ngôi nhà thờ họ Đinh đông người, tiếng cười nói ồn ào. Quế nhờ người bạn cũ, đại úy Quỳnh Mân trên huyện Bóp Đỏ, phái hai anh bộ đội xuống rà mìn khi dời mộ.

Chục thanh niên trong làng được thuê tới đào đất đá. Phải nhận hai anh em cu Tròn về nuôi, phụ việc trong nhà.

Thằng anh, cu Tròn, 16 tuổi, to con, đen giòn. Đứa em, cu Méo, 12 tuổi, nhỏ con, ngây ngô cười nói cả ngày. Hai đứa mồ côi từ thuở nhỏ. Cha mẹ chết thời loạn lạc. Hai anh em đều thông minh nhưng đến tuổi này vẫn chưa biết chữ.

Ngôi mộ Tổ to bằng căn nhà nhỏ, cái ụ đất cao phát khiếp. Hoa ngũ sắc, cỏ voi, lau sậy gần như bịt kín vườn. Tảng đá to tầm người cắm bên trên, rêu phong phủ mờ. Hàng chữ đục sâu:

“Tổ chi mộ Đinh Đại.

Đinh Hiển và con cháu phụng lập.

Tháng 5. Năm Quý Sửu 1913”.

Đất đá dính chặt vào nhau. Phá lớp vôi bên trên, mất khá nhiều thời gian.

Thoáng long lanh một vật phản chiếu nằm bên bộ xương trắng xám, cầm xem. Một miếng đá trắng lớn bằng ba ngón tay có đính theo sợi dây bạc:

- Đây là miếng ngọc trắng, không phải ngà voi.

Chùi bụi bám bên ngoài, Quế mang gọng kính vào, đọc hàng chữ Hán:

- Bảo Quốc Công. Vua Hàm Nghi. Tổ của Phát trước kia được vua phong đến Quận Công, vì có công bảo vệ nước. Quận Công gì mà phải chôn xác chốn rừng sâu cọp hú.

Đất đá đào lên, ngổn ngang kỷ vật: Gia tài mang theo một kiếp người. Những đồng tiền thời Gia Long, Minh Mạng, có cả tiền cổ Trung Hoa.

Gói ghém hài cột đặt vào một cái hòm nhỏ. Phát cầm cuốn sổ ghi chú cẩn thận.

Hai anh bộ đội trẻ, cầm thanh sắt dài khoảng hai mét, ở đầu có vòng thép tròn bằng trái dừa đưa qua đưa lại trên đám mồ bên cạnh... họ lặng yên, nín thở lắng nghe tiếng kêu phát ra từ lòng đất lạnh. Đất bên trên trông như lành sẹo nhưng bên dưới mung mủ không nguôi.

Họ rón rén mỗi khi có đèn chớp đỏ. Nhẹ nhàng ngồi xuống, đôi bàn tay đào bới từ từ. Họ vuốt nhẹ, vỗ về đất đá. Mồ hôi thấm ướt sũng áo màu mạ.

Có tiếng kêu tít tít của máy. Ánh đèn đỏ lóe lên. Hồi hộp, im lặng chết người. Tiếng chim hốt trên cây. Đám mây trắng hững hờ bay.

Phượng suýt soa:

- Xưa gia đình em lên đây đâu được như thế này. Đi làm rẫy sợ muốn chết. Không biết tan xác lúc nào! Đạp phải bom hồi nào chà biết!

- Vậy làm sao chị có thể làm rẫy được? - Phát hỏi.

Phượng cúi xuống, cầm thanh củi trước mặt Phát:

- Thí dụ anh muốn trồng khoai mì. Anh phải luôn luôn giữ độ nghiêng 45 độ như thế này. Anh cắm sâu xuống đất nghe cứng cứng bên dưới, phải ngưng tay lại tức thì. Liệu có bom mìn rồi đấy. Làm không đúng cách, gặp mìn là đi đong, nó bắn anh lên trời. Thời đó có vài chục người què, chột, chung quanh mấy thôn làng này.

·

Ánh đèn dầu vừa đủ sáng chiếc bàn tròn. Bữa ăn tối vừa xong. Phát mân mê tấm thẻ bài “Quốc Công” tìm được trong mộ ban sáng. Phượng ngồi lau mặt thằng cu Minh, nhìn cu Tròn đang lau bàn:

- Tròn, sáng mai con đến nhà cô sớm. Cô sẽ dẫn con ra chợ, chỉ cách mua hàng. Con ráng lo cho cậu Phát. Tối nay cô thấy cơm bị khét nhiều lắm. Có thể con để ít nước quá, hoặc khi nấu cơm để quá lửa.

Thằng Tròn cúi đầu vâng. Phát mỉm cười. Có một chút gì mới lạ thấp thoáng ẩn hiện trong nhà anh.

Quế chăm chú đọc cuốn gia phả, cuốn di bút của ông Tổ. Bên ngoài trời tối đen như mực, văng vẳng tiếng ếch nhái đều nhịp vọng lên từ con suối Thầy. Bỗng dưng Quế đứng lên, la to:

- Tìm ra rồi, tìm ra rồi.

- Tìm ra cái gì?

- Tìm được nguồn gốc chiếc thẻ bài ngọc.

Quế cầm hai cuốn sách đối chiếu nhiều lần:

- Ông Đinh Đại tổ chi đường họ Đinh có đến ba anh em, ông là trai lớn nhất. Có một ông em kế làm linh mục, theo giám mục Caspar trên Kim Long, lập nhiều công cho Tây. Ông Tổ buồn lắm, lại không ghi tên gì. Ông út, ham chơi, không chịu học hành gì cả. Ông linh mục giận quá tống khứ vào Tourane, cho xuống tàu thủy đi phu mãi đâu tận Nouvelle - Calédonie. Ông Tổ cho đó là cái nhục của dòng họ Đinh, nên không ghi tên vào gia phả. Thuở Tây chiếm đóng mấy tỉnh miền Nam, ông Tổ được lệnh vua, ra vùng Cam Lộ lập pháo đài, chiêu mộ lương thực chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Kế hoạch dù được chuẩn bị chu đáo, nhưng không may bị giám mục Puginier biết được, bèn báo cho vị chỉ huy quân viễn chinh hay, trong lá thư viết ngày 6/11/1884.

Quế nhắp miếng nước trà, trịnh trọng đọc:

- Năm đó, Ta được vua triệu về coi toán quan bảo vệ Quốc sử quán và các kho lưu trữ của Bộ. Đêm bạo động 5/7/1885 thất bại. Ta nghi ai đó đi báo Tây, ta cùng nhiều vị tướng khác đã chuẩn bị giết Tây khi tụi nó đi ăn tiệc về. Trời đã không giúp. Âu cũng là mệnh trời. Buổi sáng hôm sau bọn Tây tấn công kinh thành và cướp phá cung điện nhà vua, ta theo vua Hàm Nghi ra Tân Sở, khởi đầu phong trào Cần Vương. BA năm sau, ta được lệnh theo quan đại thần Tôn Thất Thuyết qua Tàu cầu viện. Khi chia tay, vua Hàm Nghi có tặng ta thẻ ngọc “Bảo quốc công”. Vua dặn ta phải bảo trọng...

Cuốn sách vàng ố, lật ngửa trên bàn. Phượng hỏi nhỏ:

- Em nghe ba em kể, ông cố nội em là Hà Văn Mao cũng khởi nghĩa ở Thanh Hóa cùng với ông Đinh Công Tráng. Cuối cùng thất bại, nên ông Mao trốn vào Quảng Bình, lên núi vùng thượng nguồn sông Son. Anh Quế xem kỹ trong di bút có tên ông cố nội em không?

- Chưa đọc hết, từ từ tôi kiếm cho.

Quế lật những trang giấy cũ bàn thêm:

- Có lần vua Hàm Nghi ở lâu tại Tuyên Hóa, Quảng Bình, không hiểu sông Son quê chị có gần Tuyên Hóa?

- Hôm tôi ghé thăm động Phong Nha, còn thấy chiếc ngai vua ở trong động đá.

Phát nhìn bức hoành phi treo trên cao, nhìn bàn thờ gia tiên, nhìn ngôi vườn chung quanh chứa đầy hình ảnh...:

- Quế xem kỹ cho, tại sao ông Tổ của tôi lại chạy lên đây ở?

Từ từ xem những trang giấy trong cuốn di bút, đối chiếu với gia phả, Quế đọc:

“Nghe tin vua Hàm Nghi bị bắt. Lòng ta quặn đau. Thù này phải trả. Ta lặn lội về nước, không chịu ở lại Tàu với đại thần Tôn Thất Thuyết. Tiếc ta không bắt được thằng Trương Quang Ngọc, thằng Nguyễn Đình Tình để giết. Những thằng bán nước, ham rượu, hút xách. Nhưng dù sao ta và các chiến hữu cũng bắt được thằng Mường dẫn đường đã ôm chặt vua dâng cho Tây. Ta tiếc cho ông Tôn Thất Thiệp bị đâm chết ngay đêm đó.

Trước khi chém đầu thằng Mường, ta có hỏi “Đức Vua đã nói gì trước khi bị bắt”. Tên Mường khai là đức vua đã rút thanh bảo kiếm đưa cho thằng Ngọc rồi nói:

- Ngươi hãy giết trẫm tại đây, không được bắt trẫm giao cho giặc.

Sau khi ta giết thằng Mường và một số người bán nước cầu vinh làm tay sai cho giặc, tụi Tây truy lùng ta. Lòng ta đã quyết, hôm nào đuổi được giặc ngoại xâm, ta mới về lại kinh thành. Ta cho phép các con học tiếng Tây để biết văn minh xứ họ, để mà giúp dân. Ta nghiêm cấm các con làm quan cho Tây”.

Mọi người lặng im. Phát vặn cây đèn dầu cho sáng thêm cả căn phòng.

·

Họ cùng lắng nghe, tiếng nước suối Thầy chảy róc rách không ngưng nghỉ. Phát mường tượng cảnh quan nơi đây trong vài năm tới. Khá nhiều vấn nạn sẽ gặp phải.

Mùa này cá trơn kéo nhau từng đàn. Màu xám bạc thoáng lượn theo ghềnh đá về phía đầu nguồn. Cá chỉ bằng ngón chân cái, vùng vẫy vượt thác ngược dòng. Quế chỉ đàn cá trơn:

- Trời cho dân vùng này đàn cá trơn ăn quanh năm. Sắp đến thu rồi, cá về nguồn để đẻ trứng sinh con.

Phát lẩm bẩm:

- Cá về nguồn, lá về cội và tôi quay về cố quận, cũng hợp với trời đất thôi? Một cuộc sống mới nhiều lo toan, nhiều bấp bênh nhưng cũng nhiều hy vọng.

Quế lắng nghe, đôi mắt nhắm:

- Kể từ hôm gặp lại Phát, tôi nhớ lại nhiều hương vị ngày xưa. Nhớ chơi đàn hồi còn trung học. Trí óc khi lớn lên bị chia lo nhiều chuyện. Đời sống với nhiều khổ nạn, sinh lão bệnh tử, ai bi khổ não... chưa kể những bất công, xã hội nát rữa nhiều mặt. Tôi mệt mỏi muốn ngưng trôi dạt. Tôi cũng chẳng thích gì nghề coi tướng, tụng kinh cúng giỗ này. Nhìn những công việc Phát đang làm nơi đây, tâm tôi muốn tịnh lại. Muốn tìm lại bản lai diện mục chính mình. Có lẽ rồi có ngày tôi sẽ lên và trụ trì am Cô, gần Phát.

 

PHẦN HAI

 

Chương một.

Phát cặm cụi ngồi vẽ. Trên tờ giấy trắng lớn có con suối Thầy màu xanh. Màu nâu rặng núi bao quanh thung lũng A-Sầu. Ngôi nhà sắp xây được vẽ như một vòng cung bao quanh cây phượng vĩ. Nhánh bên phải gồm nhiều phòng học, phòng chơi, phòng vệ sinh của ngôi trường cho khoảng vài chục em trong tương lai. Dãy nhà bên trái gồm phòng ăn, phòng bếp. Kho chứa đồ, phòng ngủ cho người giúp việc. Dãy nhà chính, nằm giữa gồm nhà thờ, nhiều phòng ngủ và một phòng đọc sách.

Khu vườn bốn mẫu được chia khu vực: nơi cải táng mộ phần chiếm một phần nhỏ bên phải từ đường. Cạnh con suối có trên chục hố bom, dự định nuôi cá, gà vịt. Kế tiếp miếng đất sẽ trồng lúa, chỗ cao trồng bắp, đậu... có chuồng bò gần đó. Vẽ thêm cánh quạt giữa giòng suối...

Thiếu úy Ty đứng nhìn Phát làm việc rồi hỏi:

- Anh là kiến trúc sư?

- Không, nhưng có bạn là kiến trúc sư. Vùng núi cao mình phải tự vẽ. Nhà cạnh suối thường có điện riêng, mình lợi dụng dòng nước chảy.

Ty nhìn thích thú, chỉ màu đỏ chấm khá nhiều trên bản vẽ hỏi:

- Màu đỏ anh vẽ là gì vậy?

- Đây là những vị trí, tôi nghi ngờ có bom mìn bên dưới, nhất là khu vườn phía sau. Tuần qua hai anh đã giúp cho tôi dời mồ. Ở đây tôi làm một trường học. Các anh giúp tôi dò mìn phía sau vườn. Tôi không muốn thấy thêm người chết trong vườn họ Đinh vì bom mìn.

- Tôi và người bạn sẽ giúp anh thêm hai tuần nữa.

Vài tháng tới tôi phải chuyển đi xa rồi. Tôi dò gỡ mìn gần ba năm mới xong ở ngọn đồi 421, chỗ gần căn cứ Bastogne, ngay ngã ba. Bốn anh em của đại đội tôi hy sinh, dù đã mặc áo giáp chống đạn. Mười năm sau chiến tranh, riêng vùng này đã có hơn ngàn người tử thương vì bom mìn.

Phát đứng dậy, bước tới bàn thờ anh Quý, rút một nắm nhang, châm lửa, chia đôi, đưa cho Ty:

- Chúng ta cùng nguyện cầu vong linh những người đã mất, cầu mong sự an lành cho những người còn đang sống nơi đây. Anh mất bạn bè, tôi mất cha mẹ, anh Quý... Ngọn đồi 421 anh vừa nhắc, gần căn cứ Bastogne, tôi cũng có hai người bạn cũ nằm xuống ở đấy. Riêng con suối Máu gần đó, xác thây người nằm xuống sau một trận đánh năm xưa, cơn mưa dông tới làm đỏ giòng suối, làm đổi tên một con suối!

·

Chỉ xây phần cánh phải ngôi nhà đã cần đến hai chục người thợ trong làng. Họ đóng luôn bàn ghế, bảng đen, tủ... cho học sinh. Hai người lính mải mê dỡ tháo bom mìn. Anh thợ điện thuê dưới huyện lên đang ráp cánh quạt nước, dây điện. Đám thanh niên lực lưỡng thi xẻ đất thông ao với suối Thầy. Ao được đào rộng thêm để nuôi cá. Hai nhà sàn được xây nổi trên hai ao gần nhà.

Đám người khoan giếng ngồi chung xe chở ván ép, ngói, gạch... từ trên huyện A lưới xuống. Một công trường mới.

Người thợ mộc nước da đen xám vùng sốt rét rừng, thắc mắc hỏi Phát:

- Tại sao anh làm khung cửa sổ có hai lớp cánh?

- Khung cửa lưới chống muỗi khi trời tối. Khung cửa gắn kính trong chống rét khi mùa đông đến. Mùa đông tôi thích nhìn mưa qua cửa sổ. Mùa đông nơi đây lạnh lắm. Tôi chịu lạnh không quen.

Anh ta cười đáp:

- Dân ở đây, không ai làm như anh. Còn hai nhà sàn anh xây trên cái ao ngoài kia để làm gì?

- Hai nhà sàn, một để nuôi gà, một nuôi vịt công nghiệp. Nhà kiểu mới cho gà vịt. Trên nuôi gà vịt, chất phân thải rơi xuống hồ. Hồ nuôi cá, cá trê, cá rô, cá trâu... Hồ đào thông với suối để hồ ao dễ thở. Tôi không thích đi chăn bò như anh Quý, tôi sợ chết vì bom đạn.

Người thợ mộc bỏ đi, miệng cười lộ hàm răng đen, tay cầm điếu thuốc.

Tất cả mộ mới cải táng nhìn ra con đường mới. Phát cho làm mọi tấm bia cùng có kiểu mẫu giống nhau. Từ ông chi Tổ Đinh Đại đầu tiên, đến những mộ khuyết danh. Những người không
Chương : 1    2    3    4    5    6   7    8    9    10    11    12    13    14   
Dương Ðình Hùng
Số lần đọc: 1987
Ngày đăng: 16.09.2006
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những đàn ông và những đàn bà - Nguyễn Đức Thiện
Ðồng quê phỏng sự - Phi Vân
Tìh êu - Lê Anh Hoài
Bờ bên kia - Trần Kiêm Ðoàn
Phản trắc - Hoàng Đình Quang
Tương Tác - Triệu Từ Truyền
Nhạc vũ trong HÁT BỘI BÌNH ĐỊNH - Trần Kiêm Ðoàn
Tiếng trống Sampô - Anh Động
Sóng lừng - Triệu Xuân
Cõi Mê - Triệu Xuân