Trích một số chương trong tiểu thuyết “Đêm trẮng cỦa ĐỨc Giáo Tông” của Trầm Hương.
Vì không muốn “liên minh ma quỷ” với quân Pháp đi ngược lại cuộc kháng chiến của dân tộc, Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương- người cầm giềng mối Đạo Cao Đài Ban Chỉnh kiên quyết không đứng ra bảo lãnh cho hai người con trai yêu quý là kỹ sư Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Nhựt ra khỏi nhà tù thực dân Pháp. Ông đã trải qua những đêm trắng giằng xé giữa một bên là tình cốt nhục, một bên là danh nghĩa trong trắng của Đạo, để cuối cùng đi đến quyết định trong lá thư phúc đáp nhà binh Pháp: “ Các con tôi đã trưỞng thành. Tôi không thỂ dùng quyỀn lỰc ngưỜi cha đỂ ép buỘc nó. Nó có sỨ mỆnh cỦa nó”. Ông vừa tự hào, vừa đau đớn trước sự chọn lựa của Ngọc Nhựt khi bị sa vào tay quân Pháp. Là là một kỹ sư Tạo tác được đào tạo ở Pháp, anh đã từ bỏ cuộc sống giàu sang, gửi lại người vợ đầm ở Paris về nước, vào chiến khu tham gia kháng chiến với chức vụ ủy viên Kháng chiến hành chánh Nam Bộ. Do không thuyết phục được Ngọc Nhựt ra đầu thú, tham gia chính phủ Nam Kỳ tự trị, Ngọc nhựt đã bị chúng tra tấn đến điên loạn. Xin được giới thiệu với độc giả một số chương trong tiểu thuyết “ Đêm trắng của Đức Giáo Tông”…
… “NguyỄn NgỌC BÍCH là một học sinh nổi tiếng học giỏi, là một người Việt Nam hiếm hoi thi đậu vào một trong 5 trường đại học danh tiếng ở Pháp… Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, tôi có dịp gặp Nguyễn Ngọc Bích trong chiến khu. Khi đó, ông Bích là Khu bộ phó Khu 9, một “dân Tây” đẹp trai và đặc biệt nhiệt tình…”. Đó là những dòng hồi ức về Nguyễn ngọc Bích, người con trai thứ 5 của Đức Giáo Tông của Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chương 8 bà 9 của tiểu thuyết “Đêm trắng Đức Giáo Tông” của Trầm Hương diễn tả nỗi giằng xé của người cha khi Nguyễn Ngọc Bích bị quân Pháp bắt giữ vì tội danh “khủng bố và phá hoại”