Tên thật là Nguyễn Văn Cao, sinh tại phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, quê quán thôn An Lễ, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
1938-1941: Cộng tác với Nhóm Đồng Vọng. Sáng tác vài bài hát hướng đạo vui tươi như Anh em khá cầm tay, Gió núi. Và Buồn tàn thu là tác phẩm đầu tay, ông sáng tác năm 1939 khi mới 16 tuổi.
1941-1942: ông từ giã Hải Phòng lên Hà Nội sống đời nghệ sĩ, thời gian này ông sáng tác được nhiều nhạc phẩm giá trị vượt thời gian như: Thu cô liêu, Đêm xuân, Suối mơ, Bến xuân (sau đặt lời khác lấy tên là Đàn chim Việt), Trương Chi, Thiên Thai.
Năm 1942, Văn Cao lên Hà Nội học dự thính hội họa tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Tranh của ông được đánh giá cao, nhất là bức Cuộc khiêu vũ những người tự tử.
1943-1944: ông tham gia Mặt trận Việt Minh hoạt động bí mật ở nội thành. Thời gian này ông soạn ca khúc Tiến quân ca, từ năm 1946 trở thành bài Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau này là quốc ca của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, ông chỉ huy dàn nhạc hát bài Tiến quân ca công khai tại Nhà hát lớn Hà Nội trước cuộc biểu tình của toàn dân giành chính quyền từ tay quân Nhật và chính phủ Trần Trọng Kim.
Năm 1975, Văn Cao sáng tác ca khúc Mùa xuân đầu tiên vào dịp Tết Bính Thìn, dạt dào cảm xúc vì đất nước thống nhất. Cuối năm 1976, Mùa xuân đầu tiên được in trên báo Sài Gòn Giải phóng. Năm 1977 bài hát Mùa xuân đầu tiên (Video tại mms://media.tuoitre.com.vn/Media/Music/hpt-01muaxuandautien.wmv) đã được dịch và in ở Nga. Song đến năm 1996 bài hát mới được dàn dựng và phát sóng.
Thời kỳ này ca sĩ Ánh Tuyết đã thành danh với nhạc Văn Cao.
Văn Cao mất năm 1995 tại Hà Nội.
Nhạc
Anh em khá cầm tay
Bài ca Chiến sĩ Hải quân (1945)
Bắc Sơn (1945)
Bến xuân, tức Đàn chim Việt (nhạc Văn Cao, lời viết chung với Phạm Duy) (1942)
Buồn tàn thu (1939)
Chiến sĩ Việt Nam (1945)
Cung đàn xưa (1942)
Đêm sơn cước
Đêm xuân
Gò Đống Đa (1942)
Gió núi
Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang (1941)
Làng tôi (1947)
Không quân Việt Nam (1945)
Mùa xuân đầu tiên (1976)
Ngày mai
Ngày mùa (1948)
Suối mơ
Thăng Long hành khúc ca
Thiên Thai (1941)
Thu cô liêu
Tiến về Hà Nội
Tiến quân ca (1944)
Tình ca Trung du
Trương Chi (1943)
Trường ca sông Lô (1947)
Thơ
Anh có nghe không (Giai phẩm Mùa xuân - tháng 2, 1956)
Ba biến khúc tuổi 65 (tháng 9-1988)
Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc (1945, khi chứng kiến nạn đói năm 1945)
Khuôn mặt em (1974)
Những ngày báo hiệu mùa xuân
Lá (xuất bản năm 1988)
Và rất nhiều họa phẩm giá trị, nghệ thuật độc đáo.
Theo wikipedia