Cao Bá Quát 高伯适 (1809-1855) là một nhà thơ Việt Nam.
Ông sinh năm 1809 tại làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Có tài liệu cho rằng quê gốc của ông ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Ông có tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Thơ văn của ông được vua Tự Đức, một người giỏi văn thơ, đã phải ngợi khen: Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán (Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời Tiền Hán không có ai bằng). Cao Bá Quát là bạn thơ văn với Nguyễn Văn Siêu, tạo nên cặp nhà thơ Thần Siêu Thánh Quát.
Cao Bá Quát sinh ra, trong một cặp song sinh, ở một gia đình khoa bảng. Ông nổi tiếng thông minh, học giỏi ngay từ nhỏ. Người anh em song sinh với ông là Cao Bá Đạt cũng là cha của một nhà thơ sau này, Cao Bá Nhạ. Cha ông là Cao Tửu Chiếu là một nhà nho hay chữ.
Năm 1832 ông thi hương đỗ Á Nguyên, nhưng thi hội mãi vẫn không đỗ. Nhưng ông không đỗ không phải vì ông kém tài mà là vì bị quan trường đánh hỏng. Năm 1841 ông được bổ giữ chức Hành tẩu bộ lễ. Tháng 8 năm 1841 ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng phạm húy, ông cùng bạn chữa giúp. Việc bị phát giác, tội ông đáng chém nhưng sau được xét lại, chỉ cách chức và tù 3 năm. Năm 1847 ông được mời làm ở Viện hàn lâm, sưu tầm văn thơ. Cảm kích trước thái độ ân cần giúp đỡ của hai vị công khanh là Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, ông gia nhập Mạc Vân Thi xã (do hai công khanh sáng lập).
Do tính khinh miệt triều đinh và vua quan, Cao Bá Quát bị đầy về làm giáo học ở vung quê Quốc Oai và làm Quốc sư cho Lê Duy Cự, dòng dõi nhà Lê, nổi lên chống triều Nguyễn năm 1854. Lúc đầu quân khời nghĩa dành được một số thắng lợi ở Sơn Tây, Nam Định, nhưng rồi bị quân triều đình đánh tan. Theo Thư mục chính biên thì ông bị bắn chết trong một trận đánh, nhưng có tài liệu cho rằng ông bị bắt giải về triều và bị chém đầu. Vua Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc dòng họ Cao.
Tác phẩm
Sau khi họ Cao bị tru di tam tộc, các tác phẩm của Cao Bá Quát bị cấm lưu hành và bị thu hồi đốt. Tuy vậy đến nay vẫn còn các tập:
Cao Bá Quát thi tập
Cao Chu thần di cảo
Cao Chu thần thi tập
Mẫn Hiên thi tập
Thơ, văn được chép rải rác trong các sưu tập thơ văn chữ Hán, chữ Nôm.
Nội dung các tác phẩm chú yếu phản ánh thực trạng xã hội đương thời và mong muốn thay đổi xã hội.
Theo wiki