Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng
Sinh ngày 5/11/1918 tại phố Hàng Cau, thành phố Nam Định
Năm 1934 ông phải thôi học, theo mẹ ra Hải Phòng, sống ở xóm Cấm, xóm chùa Đông Khê, lén lút dạy học tư để kiếm sống (vì không có giấy phép). Tại đây, ông bắt đầu viết văn. Những điều này đã được Nguyên Hồng phản ánh trung thực và cảm động trong 'Những ngày thơ ấu'
Tại Hải Phòng, Nguyên Hồng được gặp thần tượng của mình là nhà thơ Thế Lữ lúc đó đang cùng gia đình sống ở ngõ Nghè. Được Thế Lữ khuyến khích, Nguyên Hồng thôi dạy học, quyết theo đuổi sự nghiệp cầm bút.
Năm 19 tuổi (1937), Nguyên Hồng cho in 'Bỉ vỏ', tác phẩm sau đó đã được giải thưởng của Tự lực Văn Đoàn. Năm 20 tuổi in hồi ký 'Những ngày thơ ấu' trên báo 'Ngày nay', năm 1940 xuất bản thành sách. Hai tác phẩm này đã khảng định một tài năng trẻ trên văn đàn hiện đại.
Năm 1955 về Hải Phòng làm báo ở tờ 'Tin Hải Phòng'. Năm 1956 lên Hà Nội làm báo Văn nghệ. Năm 1957 tham gia Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam, phụ trách tuần báo Văn.
Năm 1958 Nguyên Hồng lại đưa gia đình về ấp Cầu Đen. Bản thân ông đi thực tế ở Hải Phòng để bắt đầu viết bộ tiểu thuyết 'Cửa biển' (4 tập, tổng cộng hơn 2000 trang: 'Sóng gầm' 1961; 'Cơn bão đã đến', 1968; 'Thời kỳ đen tối', 1973; 'Khi đứa con ra đời'; 1976).
Tháng 1/1964 Nguyên Hồng tham gia Đại hội thành lập Chi hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng (nay là Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng) và là Chủ tịch cho đến khi mất. Cũng khoảng thời gian này, ông tiếp tục làm 'Ông đốc Hồng' trường Bồi dưỡng những người viết văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Bằng bộ tiểu thuyết 'Cửa biển', Nguyên Hồng tạm yên tâm về 'món nợ lòng' với Hải Phòng nên sau đấy ông dành nhiều thời gian cho tiểu thuyết lịch sử 'Núi rừng Yên Thế', dự định gồm 3 tập và đã cho ra mắt được tập I: 'Thù nhà nợ nước' (1981).
Ngày 29/4/1982 Nguyên Hồng làm việc lần cuối với anh em văn nghệ Hải Phòng. Trở về Yên Thế, ông mất đột ngột vào ngày 2/5/1982 tại ấp Cầu Đen, để lại di cảo tập II của 'Núi rừng Yên Thế'.