Nhà thơ posztmodern Hungary (Budapest, 1943. december 22. – Budapest, 2000. július 16.)
Petri György sinh trong một gia đình viên chức tại Budapest ngày 22.12.1943.
1966 ông ghi tên theo học tại khoa Văn học- Triết học Hungary của trường đại học tổng hợp Budapest.
Đầu tiên ông trở thành nhà báo, từ 1974, ông là nhà văn tự do.
Từ 1975 đến 1988 tác phẩm của ông bị cấm xuất bản và lưu hành chính thức. Thơ của ông in trong các báo szamizdat (không chính thức) và ở nước ngoài.
Từ 1981 đến 1889 ông biên tập tờ szamizdat Beszélő ( Tờ Phát ngôn viên- tờ báo không chính thức). Là thành viên của đảng đối lập dân chủ Hungary.
Từ 1989 đến lúc mất ông làm trong ban biên tập tạp chí Holmi.
Năm 2000, ông mất vì bệnh ung thư khí quản.
Nhà phê bình văn học Hungary Ambrus Judit đã viết về Petri Gyorgy như sau:
„…Thơ của Petri György chắc chắn chỉ những ai hiểu và ưa thích ông đọc, bởi thơ ông khi đọc lên chắc chắn không đi vào hư vô, như một nhà tiên tri, ông không biết gì về tương lai, những giấc mơ êm đềm ít cám dỗ nhất trong thơ Petri, cũng như sự hung tợn hay dịu dàng không lưu lại nhiều trong tim chúng ta từ những vần thơ của Patri.
…Người hiểu và yêu thích Petri sẽ đọc thơ ông, vì thơ ca của ông vô cùng mạnh mẽ, nó gắn chặt với sự thật bằng những sợi dây cứng rắn, và cũng như thế với cả những sự thật không muốn nghe. Petri không biết đến Thượng đế, hay con người, khi nói về những người bạn có tên là Sự thật và Trí tuệ. Những lúc đó ông không nương nhẹ và rất cứng cỏi. Ông ca ngợi tự do và tình yêu trong các tác phẩm thi ca của mình, một cách châm biếm, khiến những chấn song của hệ thống- nô lệ hàng chục năm trời phải tan ra ( tất nhiên, cả những chấn song của tình yêu cũng thế). Nếu có thể tin vào sức mạnh của thi ca, có thể nói thơ Petri György đã góp phần làm tan bức Mành Sắt trong sự châm biếm, tố cáo
Sự châm biếm, tố cáo sâu sắc trong thơ Petri dành cho những kẻ không muốn nhận ra, những gì đang xảy ra trên thế giới này. Và nỗi đau ma quỷ của thơ Petri dành cho những kẻ không thừa nhận nỗi đam mê, cùng cái chết. Với những kẻ quen tự lừa dối bản thân, đây là một nền thi ca khó tiêu hóa.
Tất nhiên thật nực cười nếu chúng ta nói, chỉ những người như thế này, thế nọ đọc Petri György. Bởi vì ông đã hút vào tâm hồn mình toàn bộ chất truyền thống của thi ca Hungary. Người nào ngày hôm nay đọc thi ca hiện đại của nước nhà, người đó chắc chắn đọc Petri György. Ông nằm trong số những nhà thơ được thường xuyên trích dẫn, như một trong những nhà thơ Hungary lớn nhất và khó quên nhất của thế kỷ 20: Petri György – một thi sĩ ma quỷ”
Nguyễn Hồng Nhung giới thiệu