Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, quê làng Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. .
Ông sáng tác thơ từ sớm, đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn.
Từ tháng 8.1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là Ủy viên Giáo dục trong Ủy ban Lâm thời Thành phố Đà Nẵng sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Năm 1947, ông ở Ban phụ trách trường Trung học Bình dân Trung Bộ, năm 1948, ở Ban phụ trách Liên đoàn Văn hóa kháng chiến Nam Trung Bộ, Ủy viên Thường vụ Chi hội Văn nghệ Liên khu V. Năm 1957, khi Hội Nhà văn VN thành lập, ông là Ủy viên Thường vụ Hội khóa I, II, Ủy viên Thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN (1963), Ban chấp hành Hội Nhà văn VN nhiều khóa, chức vụ: Trưởng ban Đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng Dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng Thơ (1986).
Ông được tặng Giải Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Tác phẩm:
Hoa niên (1944)/ Tập thơ tìm lại (1945)/ Hoa mùa thi (1948)/ Nhân dân một lòng (1953)/ Lòng miền Nam (1956)/ Gửi miền Bắc (1958)/ Tiếng sóng (1960)/ Bài thơ tháng bảy (1961)/ Hai nửa yêu thương (1963)/ Khúc ca mới (1966)/ Đi suốt bài ca (1970)/ Câu chuyện quê hương (1973)/ Theo nhịp tháng ngày (1974)/ Giữa những ngày xuân (1977)/ Con đường và dòng sông (1980)/ Bài ca sự sống (1985)/ Tế Hanh tuyển tập (1987)/ Thơ Tế Hanh (1989)/ Vườn xưa (1992)/ Giữa anh và em (1992)/ Em chờ anh (1993)/ Tuyển tập Tế Hanh (tập II, 1997).
Ngoài ra, ông còn các tập tiểu luận và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi, nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.