Nhạc sĩ La Nhiên tên thật là Nguyễn Liên-sinh năm 1928 ( Mậu Thìn-theo giấy tờ) –năm sinh chính là 1927 (Đinh Mẹo) tại căn phố số 92 Rue de Cửa Đông-Citadelle de Bình Định –nay là đường Lê Hồng Phong/ thị trấn Bình Định- ( thuộc thôn Hưng Định, xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh BìnhĐịnh.trước đây).
Ông tham gia sáng tác từ những năm 42-nhưng đến năm 44 mới có tác phẩm phổ biến rộng rãi..Ông đã tốt nghiệp chuyên khoa Nhạc cấp cao do Nhạc viên Paris chứng cấp (Cours par correspondance). Nhạc sĩ đã nhiều năm dạy nhạc tại các Trường Trung học…Ông hiện sống và làm việc tại Thành Phố Hồ Chí Minh…Tác Phẫm gồm: Thiếu Nhi Ca “ Khúc Xuân Êm Đềm “ ( 1944)/ Nhớ Thu I ( gồm 12 ca khúc-1952)/ Nhớ Thu 2 ( gồm 16 ca khúc-1969)/ Nhịp Thở Quê Hương ( hồm 5 ca khúc-1974)/ La Fleur effeuillee ( cùng với nhạc sĩ Quang Hiển-2004)… Mang Viên Long
ĐẦU THÁNG TƯ NĂM 2009 tôi có dịp vào Saigon-đã tìm đến Chung Cư Trương Định( Phường 9/quận 3 ) để thăm Anh. Trước 54, tôi đã được nghe/ hát nhạc của Anh. Sau 54-trở nên thân thuộc với Anh qua những ca khúc viết về Quê Hương Bình Định.- Phú Yên,những tình khúc mượt mà sâu lắng và những bài Sử Ca hào hùng nổi tiếng…Ngoài lý do “ ái mộ “ tài năng của Anh-tôi tìm đến thăm Anh còn vì tình đồng hương đã xa cách bấy lâu!
Nghe tôi phone sẽ xin đến thăm -Nhạc sĩ đã xuống tận cửa của chung cư tầng trệt để
chờ đón! Sự cẩn trọng và mực thước của Anh trong giao tiếp ban đầu-phần nào làm tôi áy náy! So với tuổi tác-tôi nhỏ thua Anh đến hơn 16 tuổi! Để cho “ cuộc chuyện trò” được thân tình, tôi đề nghị Anh hãy gọi nhau là “ anh / em “cho gần gũi, cho được vui vẻ tình văn nghệ/đồng hương!Anh nói: “Tuy La Nhiên này có cao tuổi hơn MVL khá bộn. song LN vẫn muốn xưng hô với nhau như thế, vì chúng mình đã cùng vượt qua ngưỡng tuổi gọi là 60 của một đời người…từ lâu rồi! LN nghĩ rằng, đã là “ bạn thân” thì tại sao ta thiếu tôn trọng với nhau nhỉ! Về chuyện này, tôi còn nhớ Anh Bày Lang ( Yến Lan) đã từng viết : “ Càng thân càng trọng nhau hơn/Chứ đừng ỷ lại xem thường người thân! “…
Trong căn phòng khách chật hẹp ( khoảng 16 mét vuông trong diện tích hơn 60 mét vuông của căn hộ chung cư)-nhưng bày biện mỹ thuật/ thoáng mát. Sau khi pha trà mời khách, Anh đã vui vẻ hỏi han tin tức chuyện quê nhà, bạn bè cũ, sinh hoạt thường ngày của khu phố chợ Bình Định mà Anh đã sống cách xa hơn mấy chục năm…Nghe Anh nói cười/nhìn phong cách mẫu mực nhưng rất nhạy bén của Anh -tôi nghĩ, tuy đã trên 80-nhưng Anh vẫn còn “ phong độ”-nhiệt tình,tế nhị và sâu sắc của một típ nghệ sĩ “ tiền chiến”nhiều kinh nghiệm sống và sáng tác!
Tôi xin phép Anh đốt một điếu thuốc-Anh liền vào phòng mang ra cái gạt tàn bằng sứ nhỏ : “ Xin lỗi, Anh cũng thường hút thuốc chứ?”-“ Có-nhưng ít thôi từ ngày tôi phải vào
Saint Paul để “ tái khám/điều trị” cột sống thay vì phải sang Pháp qua Bỉ ( Bruxelles) như lần trước…”
- Thưa Anh, tôi cũng lấy làm lạ về bút danh La Nhiên- vậy bút danh La Nhiên được Anh “ khai sinh “ vào thời điểm nào/có gởi gắm gì chăng?
- Trước 52, tôi thường ghi N Liên dưới mỗi ca khúc-Anh thoáng vui,nhưng sau 52-tôi lấy bút danh La Nhiên cho đến nay! Bút danh này ghi dấu mối tình đầu tuyệt đẹp của tôi với Lệ Nha nhưng rồi bị tan vỡ ( 1935-1952).Câu chuyện tình bộ ba này đã được Paul Hổ dựng thành phim ở Algeria có tên “ Chuyện Tình Nàng Nha”nổi tiếng một thời.Bộ phim lấy bối cảnh 9 năm kháng chiến chống Pháp tại thôn Phú Đa-An Nhơn-Bình Đinh-cũng là Quê Hương của Nàng Nha –hiện ngôi mộ của Nàng vẫn còn…Ông trầm ngâm giây lâu-“ nếu Cậu không ngại mất thời gian-tôi sẽ cố nhớ để đọc cho Cậu nghe bài thơ của người bạn ở quê ta-Anh Nguyễn Phúc Liêm đã viết tặng cho tôi khá lâu rôi! “
- Tôi cười :” Xin Anh cứ đọc cho nghe, lâu lắm mới được gặp Anh trò chuyện vui vẻ mà…”
- Anh ngồi thẳng người dựa vào thành ghế-đôi mắt sáng lên niềm xúc động:
-
- “ Cung La thầm nỗi nhớ,
- Văng vẳng vọng bên mồ…
- Mi ướt … dễ nào khô?
- Người xưa đâu trở dậy!
Trăm cánh thư ngày ấy…
Sao chẳng đến người thương ?
Chừ-lệ vẫn vấn vương,
Tìm quên hoa về đất!
Cung Mi truyền nỗi nhớ…
Sen(+) rũ sắc đơn phương
Biển xanh nỗi sóng cồn!
Giọt đàn yêu nhịp lỡ.
Hai cung đàn nỗi nhớ…
Sương rơi..rồi sương rơi!
Nước mắt mặn vị đời,
Trái ngang chị Hằng khóc!
Tình không dây sao chặt?
Tiếng đàn ru lòng người,
Kiếp sau chừng xa xôi!
Hai cung đàn nỗi nhớ! “
Ông dừng đọc-gải thích: “ Sen là Liên/La Nhiên ấy-một trong3 nhân vật của bộ phim mà
Paul Hổ thực hiện…Bút danh La Nhiên là…ghép hai chữ Liên Nha đọc trại lại ấy mà! “
Tôi cười thích thú:
- Vậy là thời tuổi trẻ của Anh cũng rất bay buớm lẫy lừng đấy chứ!-tôi nhìn Anh, cười thân tình, cảm thông.
- Anh nồng nhiệt:
- Thời tuổi trẻ ai mà chẳng vậy-nhất là của những nghệ sĩ “ bị lận đận/ lang bạt”như tôi! Anh lại cười –nhờ có chút “ nhan sắc”và “ cây đàn” trên tay-tôi cũng đã có được những “ gặp gỡ “rất thơ và sâu đậm…Thời ấy đời sống thật êm đềm,thong dong, thơ mộng, Cậu à!
- Và Anh đã sáng tác được những ca khúc trong thời điểm “ vàng son “ ấy?
- Trước CMT8 ( 1945) tôi thường viết về đề tài Thiếu Nhi-những ca khúc này đã được phổ biến sâu rộng-trong đó có nhạc phẫm “ Khúc Xuân Êm Đềm”. Tập nhạc đầu tay của tôi cũng đã mang tên nhạc phẫm ấy-gồm 12 ca khúc-do nhà xuất bản Tinh Hoa –Huế phát hành.Giọng Anh trở nên trầm thấp và đôi mắt đăm chiêu thoáng buồn: “ Tập Nhạc có tựa đề “ Nhở Thu I “của tôi gồm 25 ca khúc đã trao quyền sử dụng cho Nhạc sĩ Hà Thúc Cần (1923-1993) –được cho hưởng ngay 20% lợi nhuận xuất bản-nhưng người nhạc sĩ tài hoa ấy đã sớm ra đi khi mọi việc đang bắt đầu! Tính đến nay-tôi đã có 5 Tác phẫm được giới thiệu…
- - Chắc rằng Anh sẽ còn đang có những dự định kế tiếp cho việc sáng tác như một “ cái nghiệp” đã theo Anh hơn nửa thế kỷ ?-Tôi nhìn Anh , chờ đợi.
- Anh ngẫm nghĩ giây lâu-rồi cười:
- -Đã là “ nghiệp” rồi thì khó mà bỏ-nhưng ở vào cái tuổi trên 80 tôi vẫn hy vọng sẽ viết tiếp Trường Ca “ Lá Thu 2”sau gần 15 năm gián đoạn…
- - Thưa Anh, trước đây tôi có được đọc bài viết của nhà văn Thu Hoài về Cụ Thân sinh của Anh-“ Xuân Thiều-Một Tài Năng Lớn Về Đàn Tranh (1895-1952) “-và tiếng tăm của Cụ Bảy Thiều ở Quê Nhà –“ Người đoạt giải Nhất đàn tranh Đông Dương” ai cũng biết và tự hào-Anh có kỷ niệm nào đáng nhớ về Cụ…
- Anh mở nắp chai rượu Napoleon rót mời tôi một ly-“ Uống chút cho ấm, cậu!”. Tôi tiếp ly rượu, nhắp từng ngụm nhỏ-“ Anh vẫn thường dùng rượu chứ? “-“ Thời trẻ thì cũng thường-nay chỉ…lai rai với bạn văn cho vui thôi! “.
- Anh trở lại câu hỏi của tôi sau phút “ thư giản” với ly rượu:
- - Trước hết, Tôi xin “ nói lại cho rõ” về giải đàn tranh mà Ông Cụ đã đạt được-đó là giải thưởng tại Foirede Huế năm 1935-Dịp này, Ông đã đạt giải “ Quán quân” về Đàn Tranh,và “ Á Quân “ về Đàn Bản…Nói là Đông Dương, chứ thật ra ở Lào, Campuchia, hay Thái Lan làm gì có đàn tranh? Việt Nam là nước tham gia chủ yếu! Hiện tôi vẫn còn giữ 2 “ tấm bằng” và một số kỷ vật về giai đoạn này!Ngoài những giấy khen của triều đình Huế, còn có thư Chúc Mừng của Toàn Quyền Đông Dương M. Catrow…
- Anh bỗng cười : “ Còn kỷ niêm với Ông Cụ ư?”-Anh ngẫm nghĩ-vui vẻ nói:
- - Lúc bấy giờ tôi chỉ là một Cậu bé 7 tuổi-Mẹ tôi mất sớm,tôi theo Cha ra Đà Năng ăn học vì lúc đó Ông đang làm việc cho Dược sĩ Phạm Doãn Điền ( Pharmacie Phạm Doãn Điền-Tourane). Theo đó, tôi đã học chữ và học nhạc tại Đà Nẵng và tại Huế từ năm 1938-1942.
- Sau khi Ông đạt giải quán quân về Đàn Tranh-Nam Phương Hoàng Hậu đã rất ái mộ, mời riêng Ông đến tư thất để dạy đàn cho Bà…Tôi được hưởng “ dòng máu nghệ sĩ “của Ông-nên say mê học nhạc, đàn ca-hơn học chữ!-Anh thoáng cười-Tôi đã thi primaire 2 lần không đạt! Sau đó phải theo Cha ra Huế học tại trường Việt Anh ( Tư thục-do Thầy Phạm Doãn Điền làm hiệu trưởng) trước khi vào học ở Lycee Khải Định.Rồi đạt văn bằng tương đương với Bachelycee de Lettres…
- Tôi rót thêm rượu vào hai ly-mời Anh cụng ly tiếp-rồi hỏi:
- - Trong cuộc đời sáng tác có lẽ Anh cũng vẫn thường theo dõi sinh hoạt âm nhạc cả nước-vậy nhạc sĩ nào để lại cho Anh nhiều ấn tương nhất?
- Giọng Anh trầm t ĩnh, cẩn trọng:
- - Người để lại dấu ấn đầu tiên trong tôi-đó là Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát- Có thể nói Ông là “ thần tượng” âm nhạc Việt Nam của tôi từ thuở thiếu thời –tôi rất mê bài “ Rửa Thù Quốc Hận”-tiếp theo là Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Nguyễn Văn Tý…Mỗi người có một “ bản sắc riêng”-và nhờ” cái riêng”ấy-họ dễ để lại dấu ấn cho người thưởng thức!
- - Đó là giai đoạn “ tiền chiến”-còn hiện nay-theo Anh thì sao , thưa Anh?-Tôi hỏi.
- -Một điều đáng mừng là không còn nhiều nhạc phẫm “ ăn theo”hoăc” vay mượn” như thuở nọ! Tuy vậy-dường như một số người viết nhạc không mấy quan tâm đến “ lời ca” ( ca từ)-nên bản nhạc không có độ lắng sâu, không ghi dấu ấn gì đặc biêt sau đó! Điểm sáng cho âm nhạc hiện nay là,ngoài một số ít nhạc phẫm “ chạy theo trào lưu rẻ tiền/mất gốc”-còn có nhiều nhạc phẫm thấm đẫm chất “ Quốc hồn/Quốc túy”rất đáng trân trọng!
- -Còn những nhạc sĩ nước ngoài nào Anh yêu thích-có ảnh hưởng đến quá trình học tập/sáng tác của Anh?
- Anh đáp không chút do dự:
- -Đó là Maurice Ravel (1875-1937) ! Bản Tzigane của Ông rất tuyệt!Ngoài ra, tôi còn “ ái mộ” Georges Bizet ( 1838-1875)/ Nicolo Paganini (1782-1840)…
- Tôi liếc nhìn chiếc đồng hồ treo ở vách phòng-đã hơn 11 giờ rồi-Tôi nghĩ, có lé nên từ giả để Anh được nghỉ ngơi vì chứng “ trật khớp sống”đang trở lại nặng nề hơn mấy năm trước khiến Anh không thể ngồi lâu được!Tôi đốt tiếp một điếu thuốc: “ Anh xa quê nhà Bình Định đã hơn 50 năm rồi-có lẽ giờ này nếu có dịp quay lại-ít có người còn nhân ra Anh? “
- Anh tâm sự: “ Vì mưu sinh nên tôi buộc phải sống tha phương hơn nửa thế kỷ qua-Tôi cũng có lúc nghĩ như Cậu vậy-chắc chẳng còn ai nhận ra mặt mũi mình nữa-nhưng thật không ngờ-một lần có dịp về thăm-tôi đột ngột xuất hiện trước những căn phố láng giềng năm xưa, nhiều nguời thân quen cũ đã vồn vã chào hỏi rất thân tình, cảm động! Họ đã dành cho tôi sự quí mến rất chân thành…”
- Tôi nói lời cám ơn và xin từ giả Anh-hẹn một dịp thuận tiện khác sẽ đến thăm Anh lâu hơn .Anh nồng nhiệt tiễn tôi xuống tận chân cầu thang với cái siết tay thật ấm áp…/.
Quê Nhà tháng 4 năm 2009