Tại Hội nghị Đối thoại Shangri-Lan lần thứ 8, do Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược đặt ở London tổ chức, diễn ra ở Singapore từ ngày 29 đến 31 tháng 5 năm 2009 (Hội nghị quy tụ khoảng 22 vị khách từ bộ trưởng trở lên, cùng các chuyên gia quân sự của gần 30 nước, gồm cả Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Việt Nam). Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Trung tướng Mã Hiểu Thiên cho biết, các nước phải xiết tay nhau phát huy vai trò mang tính xây dựng cho thúc đẩy an ninh và phồn thịnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Là một nước lớn có tinh thần trách nhiệm, Trung Quốc trước sau như một đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc kiên định thi hành chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ và chiến lược quân sự phòng thủ tích cực, dốc sức phát triển quan hệ hợp tác quân sự không liên kết, không đối đầu và không nhằm vào bên thứ ba. Trung Quốc kiên định thi hành phương châm ngoại giao với các nước xung quanh thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng.
Về vấn đề Biển Đông, Mã Hiểu Thiên nói: “Trung Quốc luôn ủng hộ việc giải quyết hòa bình tranh chấp về quyền và quyền lợi biển, và cho rằng các nước liên quan cần bỏ qua tranh chấp và cùng khai thác trong lúc chưa có giải pháp chung cuộc” và Trung Quốc muốn “đóng góp tích cực cho ổn định ở Nam Hải và củng cố niềm tin giữa các bên”.
Các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc nói vậy nhưng không phải vậy!
Mới đây, trên mạng Thiết Huyết (http://bbs.tiexue.net), diễn đàn mạng đăng ký tại Bắc Kinh với nội dung nhiều chủ đề chính trị-quân sự, có bài của tác giả Nam Hải Tiên Phong mang tựa đề “Thời cơ thu hồi Nam Hải đã tới” nói về cơ hội chiếm lại Nam Hải:
“Trước việc Bắc Triều Tiên thử thành công hạt nhân lần thứ hai, và phản ứng của dư luận quốc tế, Trung Quốc chúng ta nên làm thế nào để thực hiện tốt quyền khống chế Nam Hải trước thời cơ này?
Trong tình hình mà mọi người trên thế giới đều bị cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên buộc phải chú ý tới, một mặt chúng ta vừa phải chú ý tới vấn đề này, nhưng mặt khác chúng ta cũng phải tăng nhanh việc khống chế thực tế vùng Nam Hải, quyết tâm cử đội tàu biên phòng của Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Nam Hải, thi hành có hiệu quả việc quản lý Nam Hải.
Có hai lý do để chúng ta thực hiện:
- Thứ nhất, trước cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Bắc Triều Tiên, Hoa Kỳ không còn thời gian để chú ý đến cuộc tranh chấp tại Nam Hải, Vì hiện nay Hoa kỳ để toàn tâm vào vấn đề Bắc Triều Tiên.
Hiện nay không chỉ Bắc Triều Tiên gây sức ép cho Hoa Kỳ mà sâu xa họ cũng đang phải đối phó với tiếng nói bất mãn của chính giới và trong dân chúng của hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản.
Một vấn đề ai cũng thấy rõ là cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đã kéo nền kinh tế Hoa Kỳ lại, nếu bây giờ Hoa Kỳ lại gây chiến thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ còn bị đả kích nặng nề hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay đánh Bắc Triều Tiên là không phù hợp với lợi ích của Hoa Kỳ, trong tình hình đó Hoa Kỳ chỉ yêu cầu đưa Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán, và để đạt được mục đích đó, không lôi kéo được Trung Quốc thì triển vọng rất u ám.
- Thứ hai, Trung Quốc chúng ta tăng cường quản lý Nam Hải thì mọi xung đột tại Nam Hải, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc chúng ta có thể tấn công mạnh kẻ xâm phạm mà không tạo thành sự kiện quốc tế (hợp tác của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên tất sẽ khiến Hoa Kỳ phải thỏa hiệp với chúng ta tại nơi khác), nhiều nhất cũng chỉ là cuộc chiến đấu quy mô nhỏ, các nước tại Nam Hải trong tình hình không có người hậu thuẩn, trước thái độ tấn công kiên quyết của chúng ta tất cũng phải có chính sách thỏa hiệp.
Với hai lý do trên, đã đến lúc Trung Quốc có thể hành động. Trung Quốc chúng ta không thể chờ đợi nữa, hãy nắm lấy cơ hội ngàn năm có một này thu hồi lại Nam Hải”.
Trung Quốc phải chấm dứt ngay giọng điệu hiếu chiến. Hỡi những ai còn có ý định tôn thờ những người ở Trung Nam Hải hãy cảnh tỉnh../.