Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.861 tác phẩm
2.760 tác giả
1.080
123.198.440
 
Truyện ngắn ngắn - 18
Đỗ Ngọc Thạch

1.GỈA  ĐIẾC

 

  một  người  tên gọi  Giả  Hư, có tham gia chiến trường, chỉ bị thương nhẹ nhưng lại chạy được giấy chứng thương bị thương nặng (bị điếc 100 % và còn một viên bi ở trong phổi) để hưởng chế độ thương binh! “Người thương binh” giả ấy lại thực hiện “Liên hoàn kế”: vượt qua số phận để đạt được thành công, cụ thể là anh ta sáng tác văn học. Những sáng tác của “người tàn tật” lập tức được báo chí ca ngợi hết lời, anh ta trở nên nổi tiếng! Nhờ nổi  tiếng, anh ta lao vào thương trường-tiếp tục triển khai “Liên hoàn kế”! Anh ta lại trở thành một doanh nhân “vượt qua số phận” nổi tiếng!

 

Nhờ nổi tiếng “người giả điếc”- Nhà văn vượt qua số phận, nhà doanh nghiệp vượt qua số phận-lấy được một cô vợ Hoa hậu chân dài đẹp mê hồn!  Chính vì anh ta bị mê hồn mà rong một lần ân ái với vợ, anh ta đã để lộ là mình không điếc! Anh ta liền nói với vợ: “Bây giờ anh sẽ bày cho em thực hiện tiếp “Liên hoàn kế”: “Em sẽ là một lương y tài ba chữa được bệnh điếc, còn anh sẽ khỏi phải giả điếc nữa! Cứ gọi là hốt bạc!” Người chồng giả điếc vừa dứt lời thì người vợ nói: “Này thì hốt bạc!”, và cùng với câu nói đó là một cú đấm mạnh ngang võ sĩ quyền anh vào tai của người chồng giả điếc!

 

Và kết quả là thế nào thì chúng ta đã rõ: đúng là anh chồng khỏi phải giả điếc, bởi anh ta đã điếc thật sau cú đấm trừng phạt!...

 

 

2.VỢ VÀ NGƯỜI TÌNH

 

Ông Hoàng Văn Doanh Nghiệp nhờ giỏi kinh doanh mà lấy được hai người vợ đẹp ngang ngửa với hoa hậu, khiến cho người hàng xóm là Lê Binh Nghiệp không kiềm chế được lòng ham muốn. Ông Doanh Nghiệp thường phải đi làm ăn xa nhà nên ông Binh Nghiệp có cơ hội thả lời ong bướm, tán tỉnh hai người vợ của ông Doanh Nghiệp. Người vợ cả nhất quyết giữ tròn danh tiết, bỏ ngoài tai mọi lời ong bướm của người hàng xóm. Còn người vợ thứ hai của ông Doanh Nghiệp thì thuận đúng theo cái sự đời “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”: xiêu lòng trước những lời ong bướm của người hàng xóm và thành “người tình”  đắm  say!...

 

Trong một lần đi làm ăn ở nước ngoài, ông Doanh Nghiệp không may bị tai nạn máy bay, tuy không chết nhưng bị thương nặng, trở thành bán thân bất toại, chỉ nằm một đống suốt ngày suốt đêm, sống mà như chết, tức “sống dở chết dở”! Người vợ thứ hai nhân cơ hội này muốn li hôn với ông Doanh Nghiệp để “danh chính ngôn thuận” làm vợ ông Binh Nghiệp, nhưng ông Binh Nghiệp không thuận theo mà lại ngỏ lời cầu hôn với người vợ cả!...Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao lại như vậy thì ông Binh Nghiệp nói:”Người vợ hai chỉ có thể làm Người tình, chứ không thể làm Vợ! Còn người vợ Cả thì mới đúng là  Người Vợ vẹn toàn !” …

 

Một thời gian ngắn sau, ông Doanh Nghiệp qua đời, người hàng xóm lại ngỏ lời cầu hôn người vợ Cả. Nói phải đợi mãn tang, người hàng xóm cũng đợi. Quả nhiên sau khi mãn tang, họ trở thành vợ chồng và sống với nhau thật hạnh phúc !

 

 

3.NHÀ  PHÊ  BÌNH  DŨNG CẢM

 

Ở tỉnh K, khi ông Hoàng Quan Thi nhậm chức Chủ tịch tỉnh thì không hiểu tại sao, “Thi hứng” cứ trào dâng như sóng thác, mỗi ngày ông thường có vài ba lần “Thi hứng” và mỗi lần “Thi hứng” là ông làm được vài ba bài thơ, dài ngắn đủ kiểu, cổ kim đủ loại…Giới văn nghệ mừng lắm bởi họ nghĩ từ đây văn nghệ tỉnh nhà sẽ bước sang trang mới, vào vận hội mới,và lập tức giới thiệu một chùm 5 bài trên Tạp chí Văn nghệ của tỉnh, trước khi chạy máy in Tạp chí, lại bổ sung 7 bài thành 12 bài, tức đủ số 12 con giáp theo ý thích của tác giả!... Sự vui mừng của giới văn nghệ mới ở “Hồi 1” thì họ bị sốc thực sự khi số lượng thơ của ông Quan Thi bùng phát ngoài sức tưởng tượng và nếu muốn tìm hiện tượng thiên nhiên để so sánh thì chỉ có thể so sánh với châu chấu ở nạn châu chấu!...

 

Chỉ sau nửa năm, số lượng thơ của ông Quan Thi “xuất thần” đã lên đến ba trăm bài và được in thành ba tập dày dặn, giấy láng, bìa cứng có “áo khoác”, không khác gì kiệt tác  của các đại thi hào! Sau khi sách được in ra, xuất hiện gần chục “Nhà bình thơ” ăn theo ba tập thơ và họ “ăn đậm” chứ không phải như kiểu “húp cháo” hoặc “chấm mút” như vẫn thường thấy: lên lương, lên chức, có khi vượt cấp!...

 

Tuy nhiên, cuộc vui nào cũng có lúc tàn: sau nửa năm nữa thì người ta không thấy ông Quan Thi “xuất thần” làm thơ nữa! Người ta không biết đó là do “Nàng Thơ” đã bỏ đi hay là ông Quan Thi đã “rửa tay gác kiếm”? Nhưng có một điều người ta biết chắc chắn rằng: Thơ của ông Quan Thi không hề “Thần Quan, Thánh Thi” như đã quá “bốc thơm” mà có thể nói một cách nghiêm khắc rằng thơ của ông chưa “đạt chuẩn”, thậm chí còn có thể nói ông đã “đạo thơ” vì thơ ông rất giống hoặc “na ná” như Thơ Bút Tre, ca dao tục ngữ vẫn lưu hành trong dân gian. Người đầu tiên phát ra điều này là “Nhà Bình thơ” – Phó chủ tịch Hội VN tỉnh: ông đã “tự phê” những bài “Bình thơ” “ Hiện tượng Thơ ca Quan Thi” trước đó của mình bằng những lời tâm huyết:”Sai lầm của những bài Bình thơ Quan Thi không chỉ ở  chỗ đã đề cao quá đáng nhà thơ Quan Thi. Có thể nói, toàn bộ sự đánh giá ở đây là sai, vì sai từ gốc sai đi. Ngay cả những đoạn có vẻ đúng, thực ra vẫn là sai và sai về căn bản!”. Nối tiếp sự dũng cảm nhận sai lầm đó của ông Phó chủ tịch Hội VN là sáu nhà bình thơ “tài hoa” khác mà trước đó họ đã cùng nhau làm thành “Thất tinh” trên “Bầu trời Thi ca” của tỉnh nhà!... Có nhà báo đã phỏng vấn về sự phê bình dũng cảm đó thì cả “Thất tinh” cùng nói đại ý: Trước đây do đói rách quá nên “nhìn gà hóa cuốc”  mà “theo đóm ăn tàn” , nay no bụng rồi nên mắt sáng ra mà thôi!…

 

 

4.HIỆN TƯỢNG LẠI GIỐNG

 

Anh chàng Lê Chân Chất có cô vợ khá xinh và điều hấp dẫn nhất của cô vợ là thân hình rất chuẩn và trắng như trứng gà bóc! Vì thế, khi thằng con đầu lòng chào đời lại đen như Phi Châu thì chàng Chất thất kinh và té xỉu! Mãi tới khi người bác tới thăm nói ông ngoại của  thằng bé lai châu Phi và thằng bé có da đen là do hiện tượng “lại giống”, thì chàng Chất mới trở lại bình thường!...

 

Song, sự việc không dừng lại ở đó. Người vợ chàng Chất,  sau giai đoạn kinh ngạc là tới giai đoạn “tò mò”: muốn tìm hiểu xem người da đen là như thế nào? Hầu như có ai đẻ ra con da đen, người mẹ trẻ đều tiếp xúc và đều nhận được một thông tin:”quan hệ” với người da đen đã lắm bởi họ khỏe… như trâu!...

 

Sau đó, người vợ chàng Chất còn đẻ cho Chất hai đứa con da đen nữa làm cho anh chàng cứ đem cái câu hỏi này đi hỏi khắp nơi: Tại sao hiện tượng “Lại giống” nó phát triển dữ thế?

 

 

5.TỰ HỦY DIỆT

 

Ông Trần Tham Chính và ông Lê Tham Tài  cùng là hàng cấp phó trong “bộ sậu” lãnh đạo của tỉnh X, cùng chạy đua vào chức “Chánh” nên cùng ráo riết tuyển mộ nhân tài, bày binh bố trận để “đấu” với tình địch. Trong đám “mưu sĩ” của ông Lê Tham Tài có người tên gọi Giả Đa Mưu hiến kế rằng:”Ông Trần Tham Chính có ba điều chết, tự mình làm cho mình chết, tức tự hủy diệt, ta chỉ việc ngồi chờ kết quả mà không phải khó nhọc bày chuyện “đấu đá” làm gì!” Hỏi ba điều chết ấy là thế nào thì Giả Tiên sinh nói:”Ông ta ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, “chơi bời” quá chớn…Người như thế tất chết về bệnh tật! Đó là cái chết thứ nhất. Phàm là người cấp dưới mà can phạm vào người trên, tham vọng không có giới hạn, người như thế tất chết về hình pháp. Đó là cái chết thứ hai.  Người ngu mà kình địch người khôn, yếu mà coi thường người mạnh, không biết lượng sức mình, người như thế tất chết khi trực diện “giao đấu” cả về trí và lực, có khi chết dưới tay của một đứa con nít! Đó là cái chết thứ ba. Ông Trần Tham Chính hội đủ cả ba cái chết ấy, chỉ đợi “Giờ G” nữa mà thôi!” Nghe Giả Tiên sinh nói vậy, ông Lê Tham Tài “kê cao gối ngủ kỹ” đợi giờ G. Quả nhiên, trong khi các “Quan bạn” ai cũng mẻ đầu  sứt trán vì đấu đá tơi bời thì ông Lê Tham Tài “tranh thủ” “kiếm thêm” được mấy cái bằng Thạc sĩ rất thời thượng, vì thế, chỉ sau nửa năm “qui hoạch cán bộ”, ông Tham Chính “tử trận”, các vị đồng cấp ai cũng thương tích đầy mình thì ông Lê Tham Tài hiện ra giữa công đường  rực rỡ như Hoa hậu đăng quang!.../.

 

Sài Gòn, Trung tuần tháng 7-2009

Đỗ Ngọc Thạch
Số lần đọc: 3225
Ngày đăng: 18.07.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sát na - Nguyễn Minh Phúc
Phượng Vỹ - Trang Thanh Trúc
Gió lạ - Phan Đức Nam
Truyện ngắn ngắn – 17 - Đỗ Ngọc Thạch
Đêm của bướm - Lê Trâm
Một câu chuyện vô lý - Nguyễn Thành Nhân
Con cá chép - Huỳnh Văn Úc
Trẻ con không trẻ con - Khôi Vũ
Truyện ngăn ngắn-3 - Mang Viên Long
Nỗi Xôn Xao Không Mầu - Trang Thanh Trúc
Cùng một tác giả
Nữ võ sĩ huyền đai (truyện ngắn)
Anh hùng thọ nạn (truyện ngắn)
Người chép sử (truyện ngắn)
Tướng sát phu (truyện ngắn)
Chị em sinh ba (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn-1 (truyện ngắn)
Truyện ngắn ngắn -2 (truyện ngắn)
Chuyện một nhà báo (truyện ngắn)
Núi lở (truyện ngắn)
Hai lần bác sĩ (truyện ngắn)
Báo hiếu (truyện ngắn)
Nhà tiên tri (truyện ngắn)
Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
Tương tác trên net (tiểu luận)
Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
Bà Nội (truyện ngắn)
Cô giáo mầm non (truyện ngắn)
Ma lai (truyện ngắn)
Cánh đồng mùa đông (truyện ngắn)
Em ở Tây hồ (truyện ngắn)
Sự tích chim đa đa (truyện ngắn)
Kén vợ kén chồng (truyện ngắn)
Nghêu, Sò, Ốc, Hến (truyện ngắn)
Đấu trường 100 (truyện ngắn)
Làng nói trạng (truyện ngắn)
Lý Toét (truyện ngắn)
Đám Cưới Vàng (truyện ngắn)
Táo quân truyện (truyện ngắn)
Mùng ba tết thầy (truyện ngắn)
Chuyện ngày tết (truyện ngắn)
Y tá xã (truyện ngắn)
Băng nhân (truyện ngắn)
Ô Quan Chưởng (truyện ngắn)
Bạn học đại học (truyện ngắn)
Kiếm sống (truyện ngắn)
Ô Chợ Dừa (truyện ngắn)
Ký ức làm báo (truyện ngắn)
Trộm long tráo phụng (truyện ngắn)
Ba chìm bảy nổi (truyện ngắn)
Bác Sĩ Thú Y (truyện ngắn)
Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn)
Giai Điệu Mùa Hè (truyện ngắn)
Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn)
Địa sứ (truyện ngắn)
Cô Dâu Gặp Nạn (truyện ngắn)
Bà Ngoại (truyện ngắn)
Ô Đống Mác (truyện ngắn)
Quận He (truyện ngắn)
Tam Thập Lục Kế (truyện ngắn)
Cắm sừng (truyện ngắn)
Nguyễn Vỹ (chân dung)
Nhà Nho - Nhà Báo (tiểu luận)
Dòng Sông Ám Ảnh (truyện ngắn)
Ba Lần Thoát Hiểm (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 2 (truyện ngắn)
Kiếm Sống 2 (truyện ngắn)
Ký Ức Làm Báo - 3 (truyện ngắn)