Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.858 tác phẩm
2.760 tác giả
1.110
123.144.381
 
Lyotard với chủ nghĩa Hậu Hiện Đại
Khổng Ðức

Jean Francois Lyotard (1924-1998) là triết học gia của Pháp; năm 1950, ông tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm học viện Paris, từng là giáo viên triết học tại trung học, đến giữa thập niên 60 ông lại tiếp tục đi học, năm 1971 đạt được học vị tiến sĩ tại đai học Paris, về sau dạy tại đại học Paris 8. Từ năm 1970 Lyotard đã nổi tiếng là người tham gia nghiên cứu văn hóa Hậu Hiện Đại. Những tác phẩm quan trọng của ông là :

 

Hiện tượng học (1954) – Cội nguồn Kinh tế học (1975) –Trạng huống  Hậu Hiện Đại (1979)- Công chính (1984) – Từ Đa nguyên (1986) – Giải thích Hậu Hiện đại  (1987). Trong số đó nổi tiếng là quyển Trạng huống Hậu Hiện Đại. Tuổi trẻ của Lyotard từng trải qua 30 năm khốn đốn, kinh tế tư bản nguy cơ và cuộc sống khắc nghiệt của cuộc đại chiến thứ 2; từng chứng kiến cảnh Phát- xít Đức chiếm đất đai và bạo hành, đặc biệt là tiêu diệt Do thái. Do đó mà ông có thái độ bất mản đối với chủ nghĩa tư bản; nên trong thập niên 60 , học sinh sinh viên thanh niên Pháp nổi dậy phản đối chính quyền, ông là ngưới tích cực tham gia và vận động mạnh mẽ. Phong trào chìm xuồng , cũng từ đó ông thành kiện tướng của  chủ nghĩa Hậu Hiện Đại..

 

Khác hẳn với các triết gia truyền thống, Lyotard không những đề xuất  thể lệ hệ thống triết học, thậm chí cũng rất ít nêu ra luận chứng của ý nghĩa truyền thống triết học. Luận điểm triết học chủ yếu của chủ nghĩa Hậu hiện đại của ông là thông qua đối với tác phẩm “ Trạng huống Hậu Hiện đại”( La condition postmoderne), đặc biệt là sự miêu tả thể hiện trạng huống tri thức hậu hiện đại. Ông tự thừa nhận là ông có phần nào trứ tác trong câu “ngôn ngữ lý luận không phải là có ý nghĩa nghiêm khắc”, trong đó việc sử dụng từ ngữ không có tính không chế, nó thuộc loại  ngôn ngữ nghệ thuật chứ không phải ngôn ngữ của triết học. Trong quyển “ trạng huống Hậu hiện đại” và “ cội nguồn kinh tế học”, v..v… đều là thứ trứ tác ấy. Trong tác phẩm “ Trạng huống Hậu Hiện Đại” có chương “ Báo cáo đối với vấn đề tri thức” kể như là tiêu đề phó bản, mà ý chính của nó là ở chỗ nhấn  mạnh tính miêu thuật, mà không có lý luận luận chứng truyền thống . Tuy nhiên nó cũng có hàm nghĩa của triết học; cho nên ông mới nói rằng “ phía sau đoạn báo cáo cáo ấy, cơ bản phân tích vẫn là đối với triết học cùng học thuyết luân lý xã hội đều là hình thức phân tích hợp pháp.

 

Trong phần dẫn ngôn của Trạng huống hậu hiện đại, Lyotard có đưa ra đối tượng chủ yếu của ông là miêu thuật trạng huống tri thức của xã hội cao khoa kỷ và hậu hiện đại, chính là miêu thuật chính xác đối với trạng huống ấy, ông nói : Sau thế kỷ 19, văn hóa của chúng ta trải qua  một hệ thống thay đổi: khoa học, văn học, ngôn ngữ nghệ thuật, qui tắc trò chơi đều biến đổi. Từ Hậu Hiện Đại rất đúng với trạng huống và phong vị của nền văn hóa ngày nay. Đối vời vấn đề tri thức là gì, Lyotard đã giải thích theo từ Pháp văn, Savoir là bao gồm các nghĩa thường thức, hiểu biết, kiến thức; nó không thể tổng kết như là khoa học, càng không thể kết luận như là học vấn. Nếu đem trí thức giới hạn vào cục bộ là học vấn, đó là thiên kiến hẹp hòi; tri thức còn bao quát các quan niệm kỷ thuật thao tác như thế nào; thế nào là sinh tồn, thế nào là nhận thức, v…v…Do đó tri thức chỉ là vấn đề năng lực. sự phát huy thứ năng lực ấy, nó vượt xa cá nhân, tri thức thực tiển đơn giản là lấy chân lý làm tiêu chuẩn, còn tiến lên một bước nhận định và ứng dụng, mở mang hiệu suất ( có đúng với kỷ thuật không ) mang tính công chính và khoái lạc(thuộc luân lý trí tuệ), cái đẹp cái hay của sắc thái, thanh âm,( tính cảm biết của thị giác và thính giác) vv… Tóm lại vấn đề trí thức không phải chỉ  lả vấn đề nhận thức, mà nó còn tương quan đến sự chọn lựa và đánh giá các phương diện thiện ác, đẹp xấu. Tri thức không  những chỉ khiến cho con người trong nhận thức luận còn có năng lực phán đoán và suy luận, mà còn có khả năng  về đạo đức, về mỹ học; thậm chí còn biểu thị thái độ và hành động theo thói quen trong thế tục.Tóm lại, trí thức liên hệ dính dáng đến các phương diện năng lực của con người, và những năng lực ấy đều là  năng lực tri thức.

 

Đối với trí thức, Lyotard giải thích một cách khoáng đạt như vậy là để đối nghịch lại với quan niệm  trí thức là công cụ lý tính đang lưu hành rộng rãi trong xã hội Tây phương hiện đại. Sau nữa một đặc trưng quan trọng là khoa học hóa trí thức, và điều mà ông nhấn mạnh: khoa học chỉ là một bộ phận của trí thức. Tức là đối với sự diễn tả trí thức truyền thống xưa nay mà nói, hình thức thích đáng nhất không phải là khoa học, mà chỉ là tự sự (narrative). Cái mà ông gọi là tự sự chỉ là một thoại ngữ truyền đạt. ông cho rằng các nhà nghiên cứu với các quan điểm lập trường khác nhau đều sẽ đồng ý, “ lúc mà  tri thức truyền thống diễn tả, hình thức tự sự đột xuất rất là quan trọng . Xét từ các phương diện tự sự là chủ trương điển hình của  tri thức truyền thống. Đối với tất cả trí thức bao gồm cả khoa học mà nói, tự sự gồm có cả ý nghĩa mang tính nguyên thủy. Thực tế trong quyển “ trạng huống  hậu hiện đại” Lyotard đem tất cả trí thức thu tóm lại thành tự sự. Nhưng đến giữa thập niên 80, ông tự cảm thấy việc đem trí thức với tự sự hợp lại hơi quá xa, bèn đề xuất cần phải phân biệt hệ thống dụng ngữ khác nhau và dạng thức thoại ngữ, tức là đem một số tự sự và khoa học tách ra, tức là có một số khoa học không gọi là tự sự. Lyotard đem tự sự chia ra, một thứ là nguyên sơ, và một thứ có ý nghĩa khai sáng, (khác tính chất, tính đa nguyên), cùng với tự sự được hợp pháp hóa và quan niệm hóa, Cái trước gọi là “ tư sự nguyên thủy”, “tiểu tự sự”. Tính hợp pháp của nó là hình thành một cách tự nhiên, là sản phẩm của tập quán. Còn cái sau gọi là “nguyên tự sự “(meta-narrative) hay là “đại tự sự”(grand narrative), chỉ vào tự sự có ỳ nghĩa tối cao như tự sự triết học, tự sự chính trị. Thứ này được coi là có tính cách phổ biến, có tính uy quyền, thậm chí có tính đặc trưng tuyệt đối. Và Lyotard nhận rằng , thứ  đặc trưng ấy là tiêu chí của tính hiện đại. Ông đem các chế đố  pháp luật, chính trị của chủ nghĩa tư bản thiết lập thành cơ sở lý tính phổ biến cùng liên hệ với hình thái ý thức, v..v…; qui nhập vào nguyên tự sự (meta-narrative). Triết học Hégel cũng đột xuất là một thứ nguyên tự sự và biểu hiện tập trung. Triết học Hegel nhất thể hóa tất cả những tự sự, trong ý nghĩa đó, bản thân nó bị ngưng đọng lại thành tư biện hiện đại. Nói theo kinh điển khoa học tự nhiên, nó đòi hỏi ngôn ngữ và tri thức phải có tính hiệu suất phổ biến (đồng tính chất, tính nhất trí, tính có thể thông ước) hoặc nói vể bản thân dụng ngữ của nó  phải có tính tự chủ và tính uy quyền mà nó là “ước định”, phát xuất từ sự phổ biến đồng ý của các khoa học gia, không liên quan gì đến nhân tố xã hội. Nhưng sự phát triển xã hội Tây phương hiện đại khiến cho khoa học kỷ thuật, trên thực tế càng ngày càng bị sự ước chế của xã hội và chính trị, bị hướng vào thủ đoạn thực hiện mục đích chính trị nào đó.Thí dụ như đòi hỏi phải thích ứng với  sự mở mang tri thức lý tính để giải phóng nhân tính; khoa học cũng bị nhân tạo nên sự thích ứng phục vụ cho một yêu càu nào đó. Như vậy, tính hợp pháp của trí thức khoa học thành thiên lệch tách rời khỏi sự đòi hỏi bản thân của nó; trên thực tế lại lấy triết học và chính trị làm  mục đích. Chính trị và triết học tự sự cũng  nhân đó  có cái tự sự tối cao, có ý nghĩa là nguyên tự sự.

 

Tại sao nguyên tự sự lại được tôn thờ như thần thánh ( đặc biệt tự sự triết học và chính trị lại được dùng lý tính phổ biến làm cơ sở) cũng để cho khoa học được hơp pháp hóa gặp phải nguy cơ. Lyotard cho rằng  đó là do xã hội Tây phương tiến nhập vào Hậu hiện đại.

 

Cái mà Lyotard gọi là xã hội hậu hiện đại cũng túc là xã hội hậu công nghiệp. ông cho rằng từ xã hội hiện đại tiến vào xã hội hậu hiện đại, hoặc nói rằng trong quá trình từ xã hội công nghiệp tiến vào xã hội  hậu công nghiệp đã bắt đầu khá sớm; đến cuối thập niên 50 của thế kỷ 20 tiếp theo nhiều nước khắp bốn  phương đã trước sau  hoàn thành công cuộc xây dựng sau hậu chiến, đó là một quá trình đại thể hoàn thành. Và đã có nhiều quồc gia tiến vào thời kỳ hậu hiện đại. Đối với thời kỳ ấy nhiều quốc gia đã đưa ra những mô tả hoàn chỉnh về những sự khó khăn. Cùng với sự mô tả những cảnh quan văn hóa khuy khuyết tàn tạ, không bằng  miêu tả những trạng huống kịch biến của khoa học trí thức, những thứ ấy có khả năng  thể hiện những đặc trưng  đột xuất biến cách một xã hội.

 

Trong cái nhìn của Lyotard, trong mấy thập niên quá khứ, bao gồm các thứ khoa kỷ mũi nhọn biến cách trong máy tính điện tử đều có liên quan đến ngôn ngữ. Đúng là máy tính điện tử tương quan với sự xuất hiện và phát triển của ngôn ngữ tin tức; từ trong căn bản biến đổi hẳn toàn bộ diện mạo trí thức và lãnh vực khoa học.. Sự biểu hiện đột xuất tin tức hóa và thương phẩm hóa của trí thức, các thoại ngữ hiện tại của các lãnh vực trí thức không những có thể mà còn phải hoàn nguyên cho máy kế toán điện tử xử lý tin tức. chỉ có đem trí thức chuyển hóa thành phê phán số lượng tư liệu tin tức, mới có thể xuyên qua các thứ môi thể mới, khiến tri thức thành tư liệu vận dụng và thao tác. Tại tri thức cấu thành hệ thống nội bộ, bất cứ sự vật nào không thể chuyển hóa đưa đi đều sẽ bị đào thải. Tin tức hóa của tri thức lấy sự sử dụng thực tế làm mục đích, điều đó cũng cải biến cả giáo dục truyền thống và quan niệm giá trị tri thức. mối quan hệ  người cung ứng cho tri thức cũng như người sử dụng  càng ngày càng biến thành người sản xuất thương phẩm  và kẻ tiêu dùng. Ngôn ngữ chuyển hóa thành thương phẩm đa sản, thị trường đầu tư và phát triển có một ý nghĩa nhất định biến thành đầu tư  và phát triển ngôn ngữ. Như thế tính hợp thức hóa của tri thức và vấn đề chân lý, mà chủ yếu là biểu hiện làm cho chúng không thể mang lại hiệu ích. Nói một cách khác, chúng không thể được thừa nhận, chủ yếu là ở nơi không có  thể có ý nghĩa khách quan hay phù hợp với các thứ nguyên tắc của lý tính phổ biến mà tại nơi không thể chuyển hóa là tin tức sử dụng có giá trị, không thể là thương phẩm hóa. Ngoại trừ việc đó ra, trong sự phát trtiển khoa học, còn xuất hiện lắm hiện tượng mới lạ ( như tính phi liên tục trong  lượng tử lực học) cũng làm cho khoa học không có cách gì đạt được sự nhận thức thống nhất, không có cách  chứng thực tính hợp pháp của chân lý, mà chỉ có thể dùng hiệu dụng thực tế kể như là căn cứ phán đoán. Như thế dùng  tính phổ biến vốn có, tính uy quyền, thậm chí tính tuyệt đối v…v… cùng đặc trưng của nguyên tự sự làm chỗ dựa của tiêu chuẩn hợp thức hóa của khoa học, cũng làm dao động đến uy quyền tự sự, từ đó mới đề xuất việc trùng tân giải quyết khoa học, cùng vấn đề hợp thức hóa toàn bộ lãnh vực tri thức.

 

Trong tư tưởng của Lyotard, vấn đề hợp pháp hóa khoa học và tri thức là vấn đề hợp pháp hóa toàn thể thành một bộ phận. Về sau còn dính dáng  đến tổ chức toàn thể xã hội và quyền lực chính trị là không hợp pháp. Nhưng vấn đề cần đề xuất hợp pháp hóa đầu tiên là lãnh vực khoa học. Về sau  lý luận khoa học sử nêu rõ sự tồn tại của lãnh vực khoa học nguy cơ, tuyên cáo thời đai Newton đã thuộc về quá khứ, một thời đại mới dã đến. Lyotard cho rằng  tại văn học nghệ thuật, mỹ học, lý luận học, xã hội học, chính trị học, và nhiều lãnh vực khác cũng ở trong tình huống  tồn tại tương tợ. Và tất cả những lãnh vực hợp pháp hóa nguy cơ thì đồng thời triết học cũng nguy cơ. Như hợp pháp hóa khoa học nguy cơ đồng thời cũng hiện rõ biểu tượng luận trong nhận thức luận triết học truyền thống  với các thuyết không thể thành lập. Xem đó, mới thấy Lyotard còn có ý muốn dùng ngôn ngữ hành vi lý luận của Austen tiến hành cải tạo đối với nhận thức truyền thống và phục chế thực thể ngoại tại, mà chỉ là nhắm vào việc cải tạo tối đa, liên tục cách tân.

 

Theo quan điểm của Lyotard, trong trạng huống hậu hiện đại, không cứ là lãnh vực khoa học hay là các lãnh vực tri thức khác đối với tính phổ biến cùng liên hệ với tính hiện đại như đồng nhất  tính,  nhất nguyên tính. xác định tính, v…v… đòi hỏi tính hợp pháp đều bị phủ định. Thay vào đó và dựng lên với sự  khẳng định và tôn sùng  là tính đặc thù, tính đa nguyên, tính khác biệt, tính biến đổi, v…v… Trạng huống hậu hiện đại là dần dần bải bỏ tính thiên chấp manh động  của sự hợp pháp hóa. Tri thức hậu hiện đại có thể khiến chúng ta từ thế giới sự vật hình hình sắc sắc đạt được  năng lực cảm tri tế vi, đạt đến tính kiên nhẫn kế thừa hưởng thụ tiêu chuẩn của lực khoan dung đối với dị chất. Phép tắc tri thức hậu hiện đại không phải là phương thức tính nhất trí của chuyên gia, mà là thuộc kẻ sáng tạo suy đoán những hiện tượng sai lầm, lý luận những mâu thuẩn.

 

Về nhận thức luận, Lyotard đòi hỏi tính đặc thù, tính đa nguyên, tính  khác biệt và tính biến đổi thay thế cho tính phổ biến, tính nhất nguyên, tính đồng nhất, tính xác định; trong trạng huống  hậu hiện đại ông cũng nhấn mạnh và nhất là tri thức bị tin tức hóa và thương phẩm hóa. Vì cái đòi hỏi sau cùng là lấy hiệu dụng của tri thức làm tiêu chuẩn thủ xả ( lấy bỏ); nhưng thứ tiêu chuẩn ấy chỉ là thuần túy tương đối. Ngôn ngữ diễn tả của tri thức chỉ có thứ ý nghĩa nào đó chứ không phải nó có thể diễn đạt cái gì cũng chính xác; nhưng vì trong quá trình sử dụng  nó sinh ra hiệu quả cụ thể. Ý nghĩa của ngôn ngữ là ở nơi  cách dùng  của nó, chính do đó mà Lyotard quay lại duy trì thuyết tró chơi ngôn ngữ của Wittgenstein Thuyết trò chơi ngôn ngữ cho rằng  trong sự sử dụng không phải tuân thủ một thứ quy tắc xác định nào, cũng không thừa nhận qui tắc tính hợp lý phổ biến, vì qui tắc chỉ có thể do người tham dự trò chơi ngôn ngữ bên này bên kia ước định, là do trong trò chơi  ngôn ngữ tự nhiên hình thành, có thể nói là một thứ ngôn ngữ tập quán, mà thứ tập quán ấy  chỉ hữu hiệu trong người tham dự sử dụng ngôn ngữ. Con người trong trò choi có thể tự do suy nghĩ, phát huy sức tưởng tượng của mình, và tính sáng tạo đến mức tối đa. Từ đó trò chơi ngôn ngữ cũng là do cá nhân thực hiện cung cách quan trọng  của tự ngã. Do người tham dự trò chơi có các thứ tự do tưởng tượng , thường  thường có những cách nhìn  kỳ lạ khác biệt, có thái độ khoan dung  nhu cầu của đôi bên, do đó mà  không thể chấp nhận sự tồn tại bất cứ phương thức nguyên tự sự của thiên kiến hình nhi thượng  học. Điều đó khiến cá nhân có thể thành ra có cá tính đặc biệt, hoặc giả nói là người có tư tưởng khác thường . Họ cũng  dễ dàng  do một thứ trò chơi quá độ đưa đến một thứ trò chơi hoàn toàn khác. Do thuyết trò chơi ngôn ngữ phủ định tính hữu hiệu phổ biến qui tắc trò chơi, mà nhấn mạnh tính đặc thù và tính sai dị, cho rằng trong khoảng các trò chơi, các khoảng sử dụng ngữ cú cùng với ý nghĩa của nó đều không thể có thông ước, và điều đó chính là đối với nguyên tự sự, nguyên ngữ ngôn cho đến tất cả những gì có liên quan đến tính hiện đại của hình nhi thương học đều phủ định.

 

 

 

Lyotard không chỉ đòi hỏi dùng thuyết trò chơi ngôn ngữ để giải thích khoa học, mà còn chủ trương đem thuyết ấy áp dụng  vào địa hạt chính trị cũng như các địa hạt khác. Thí dụ như ông cho rằng  việc giảng giải sự công bằng  trong  luân lý học cũng là định ước trong trò chơi ngôn ngữ. Bởi vì công chính hay công bằng cũng chỉ là sự phẩm bình giá trị của một thứ hành vi nào đó, chứ không có một thứ đối tượng nào để xác định, mà thứ bình giá ấy chỉ là do định ước của con người đặt ra. Sự hình thành khái niệm công chính chính là một quá trình từ miêu thuật đến định ước; nó vốn là do các triết gia (sớm nhất là Platon) đề xuất cùng định nghĩa, miêu tả thuộc tính của nó, về sau con người mặc nhận đối với các thứ miêu tả ấy. Đó là ý nghĩa xuất hiện liên quan đến định ước của công chính. Lyotard thừa nhận rằng đối với quá trình  thực hiện định ước và khái niệm công chính là vô cùng phức tạp. Thường thường cá nhân không thể tham dự trực tiếp việc định ước, mà anh ta chỉ là người tiếp thụ định ước, Nhưng thứ định ước ấy lại cũng có tính cách khai  phóng , trong dòng sông dài của lịch sử, con người sẽ xuyên qua cái khoảng hở của chúng không cùng quan hệ, đối với định ước của khái niệm công chính luôn luôn được điều chỉnh, tăng gia nội dung mới, thậm chí còn tạo ra định ước mới. Những cái đó đều chỉ nhắm thuyết minh không sao đơn giản hóa được định ước, mà cũng chưa thay đổi được các khái niệm công chính, xuất phát  từ định ước của sự thật cơ bản.

 

Tóm lại mà nói, dùng tính thông tin hóa và thương phẩm hóa của kịch biến cao khoa kỷ đương đại mà thiết lập quan điểm khoa học và tri thức trên cơ sở lý tính hoặc khải mông , đặc biệt  là đối với cái gọi là tính hợp pháp của nguyên tự sự ra sức đập mạnh bằng cách phủ định tính hợp pháp của bản thân khoa học và tri thức ( tính thực tại, tính chân lý và tính xác định), cùng tiến đến phủ định tất cả tính hợp pháp của văn hóa và triết học, những gì là đặc trưng  của tính hiện đại, tức ý nghĩa thực tại và chân lý, đem chúng qui tụ vào trò chơi ngôn ngữ; đó chính là điểm then chốt của tư tưởng hậu hiện đại Lyotard. Thực tế quan điểm ấy từ giữa thế kỷ 19 đã được các nhà tư tưởng Tây phương dùng các phương thức khác nhau đưa ra. Chủ yếu đặc sắc của Lyotard ở đây là ông không phải thông qua sự tư biện luận chứng triết học mà là thông qua sự trình bày hiển hiện biến cách của trạng huống tri thức mà đề xuất các quan điểm.

 

Chủ nghĩa hậu hiện đại bao trùm nhiều điểm khác biệt, thậm chí đối lập với các trường phái và trào lưu tư tưởng. Lyotard  được công nhận  là một triết học gia mang tính chất đại biểu quan trọng  của phong trào, ông cũng là người chính thức nêu cao ngọn cờ Hậu hiện đại. Một triết thuyết hoàn toàn mới trong lịch sử xã hội Tây phương hiện đại, nó không phải là chỗ cùng đồ mạt lộ của  chủ nghĩa hiện đại, mà là trạng thái mới mẻ của chủ nghĩa hiện đại và đó cũng là trạng thái tái xuất hiện mà thôi ./.

 

KHỔNG ĐỨC dịch trong Lich sử triết học hiện đại Tây phương.

Khổng Ðức
Số lần đọc: 3570
Ngày đăng: 07.11.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mỹ học của Thuyết Giải Cấu Derrida - Khổng Ðức
Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế! - Phạm Toàn
Ðại cương Thiền tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 2 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 3 - Nguyễn Ước
Bài 4 – Mary Oliver: Đường chúng ta đi - Nguyễn Đức Tùng
Ðại cương Mật tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Mật tông - 2 - Nguyễn Ước
Một nền giáo dục hiện đại hóa - Phạm Toàn
Buồn nôn, Sartre thơ thẩn trước cổng chùa - 2 - Kiệt Tấn
Cùng một tác giả
Nhân đọc bài (tạp văn)
Bức thư rơi… (truyện ngắn)
Thi Tính Tự Do (tiểu luận)
Khí hạo nhiên (tiểu luận)
Thần tứ (tiểu luận)
Thế giới thơ… (tiểu luận)
Mỹ học tiếp thụ (nghệ thuật)
Con tim nhà thơ… (nghệ thuật)