Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.888 tác phẩm
2.761 tác giả
861
123.366.599
 
Hiến chương Nhân Bản 2000 : Lời Kêu Gọi Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu Mới -3
Nguyễn Ước

IX. Cần Các Ðịnh Chế Toàn Cầu


Câu hỏi cấp bách trong thế kỷ 21 là liệu loài người có thể phát triển được hay không các định chế toàn cầu để xử trí những vấn đề ấy. Nhiều phương án tốt nhất được thông qua trên cấp bậc địa phương, quốc gia và khu vực bởi những nỗ lực tự nguyện, riêng tư và công cộng. Chiến lược này thì tìm giải pháp qua việc khởi xướng thị trường tự do; chiến lược nọ thì dùng các cơ sở và các tổ chức thiện nguyện quốc tế để phát triển xã hội và giáo dục. Tuy thế, chúng tôi tin rằng vẫn tồn tại nhu cầu phát triển các định chế mới ở cấp bậc toàn cầu để ứng xử trực tiếp những vấn đề ấy và tập trung vào các nhu cầu của loài người như một tổng thể.


Trong hoàn cảnh hậu Thế Chiến Hai, một số các định chế quốc tế, thí dụ Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới, được thành lập để ứng xử những công tác đó. Rủi thay, đã xuất hiện lỗ hổng to lớn giữa những phương cách theo đó các định chế ấy hoạt động và những nhu cầu của một cộng đồng toàn cầu mới. Vì thế, phải khẩn trương chuyển biến các định chế hiện hành ấy hoặc phải nỗ lực lập ra các định chế mới.


Những biên giới chính trị trên thực tế (de facto) của thế giới thì có tính chất tùy tiện. Chúng ta cần vượt quá chúng. Chúng ta cần tiếp tục bảo vệ sự tăng trưởng dân chủ tại các quốc gia khác biệt nhau trong cộng đồng thế giới nhưng đồng thời chúng ta cũng cần gia tăng quyền xuyên quốc gia của mọi thành viên trong cộng đồng toàn cầu. Hiện nay, chúng ta cần hơn bao giờ hết một cơ chế thế giới đại diện cho dân chúng của thế giới hơn là cho các nhà-nước-quốc-gia.


Không giống tiền thân của mình là Hội Quốc Liên, Liên Hiệp Quốc đã và đang đóng vai trò quan trọng trên thế giới nhưng vẫn còn quá nhiều nhu cầu phải hoàn tất. Ðể giải quyết những vấn đề trên cấp bậc xuyên quốc gia và đóng góp vào việc phát triển toàn thế giới, chúng ta cần chuyển biến Liên Hiệp Quốc, dần dần nhưng kiên quyết. Một số thay đổi sẽ liên quan tới việc tu chính Hiến Chương LHQ; một số khác sẽ kéo theo việc chuyển biến tận gốc cấu trúc của LHQ; những thay đổi này đòi hỏi sự thỏa thuận của các nước thành viên. Nhưng dù những thay đổi sau này sẽ ra sao đi nữa, chúng ta nên giữ lại các cơ quan của LHQ đã và đang kiên quyết cải thiện cuộc sống của hàng triệu người trên hành tinh này.

Thay đổi tận gốc nhất hẳn là nâng cao tính hữu hiệu của LHQ bằng việc chuyển đổi nó từ chỉ là nơi hội họp của các nhà nước có chủ quyền thành cũng là nơi hội họp của các dân tộc. Từng có tiền lệ cho một chuyển biến như thế, trong đó có việc tự chuyển đổi của liên bang gồm các tiểu bang có chủ quyền của Hoa kỳ trước đây thành hệ thống liên bang hiện nay. Ðể giải quyết những vấn đề toàn cầu thì các nhà nước quốc gia phải chuyển giao một số chủ quyền quốc gia của mình, làm thành một hệ thống thẩm quyền xuyên quốc gia. Không làm nổi việc đó thì có nguy cơ thế giới bị khóa chặt trong những xung khắc giữa các nước có chủ quyền mà mối quan tâm chủ yếu của họ là chủ quyền quốc gia. Chúng ta có thể không kham nổi sự phí phạm tài nguyên đến thế; nhân dân thế giới xứng đáng hơn thế. Rõ ràng một hệ thống có tính xuyên quốc gia như thế sẽ gây ra sự chống đối khắp nơi của các nhà lãnh đạo chính trị - đặc biệt những kẻ theo chủ nghĩa sô-vanh dân tộc. Nhưng nó vẫn có thể phát triển tuần tự và đạt kết quả nếu chúng ta hành động cho một sự đồng ý tổng quát về đạo đức trên toàn cầu.


Bất cứ hệ thống xuyên quốc gia mới mẻ nào cũng nên có tính dân chủ và có những quyền lực giới hạn. Sẽ có sự tối đa hóa quyền tự quản, phi tập trung hóa và tự do cho các nhà nước độc lập và các khu vực độc lập trên thế giới. Cũng sẽ có một hệ thống kiểm tra và tạo cân bằng như một bảo an chống lại sức mạnh tùy tiện. Hệ thống xuyên quốc gia sẽ chủ yếu ứng xử các vấn đề chỉ có thể giải quyết trên cấp bậc toàn cầu, thí dụ như an ninh, việc bảo vệ quyền con người, phát triển kinh tế xã hội, và việc bảo vệ môi sinh toàn cầu. Thế thì để thành tựu những mục tiêu ấy, chúng tôi đề nghị những cải cách dưới đây, hoạt động từ cấu trúc của Liên Hiệp Quốc:


– Thứ nhất, vào một thời điểm nào đó trong tương lai, thế giới cần thành lập một Nghị Viện Thế Giới hữu hiệu - và việc bầu cử nó đặt căn bản trên dân số - mà sẽ đại diện cho dân chúng chứ không đại diện cho các chính phủ của họ. Ý tưởng Nghị Viện Thế Giới thì tương tự như tiến trình của Nghị Viện Châu Âu dù tổ chức này vẫn trong thời kỳ trứng nước. Ðại Hội Ðồng LHQ hiện nay là nơi hội họp của các quốc gia. Nghị Viện Thế Giới mới sẽ thông qua các chính sách pháp chế bằng cung cách dân chủ. Có lẽ một cơ quan lập pháp gồm hai viện là khả thi nhất cho Nghị Viện Các Dân Tộc lẫn Ðại Hội Ðồng các quốc gia. Cấu trúc chi tiết và chính qui của nó chỉ có thể được hoạch định bởi một hội nghị duyệt xét hiến chương mà chúng tôi khuyến cáo nên triệu tập để xem xét tất cả những giải pháp có thể chọn lựa nhằm tăng thêm sức mạnh cho LHQ và/hoặc bổ sung nó bằng một hệ thống nghị viện.


– Thứ hai, thế giới cần một hệ thống an ninh khả thi để giải quyết những xung khắc quân sự de dọa nền hòa bình. Ðể thành tựu mục tiêu này, chúng ta cần tu chính Hiến Chương LHQ. Như thế, cần bãi bỏ quyền phủ quyết của Ngũ Cường trong Hội Ðồng Bảo An LHQ. Quyền ấy hiện hữu vì tình huống lịch sử vào lúc chấm dứt Thế Chiến Hai mà nay không còn thích đáng. Nguyên tắc căn bản của an ninh thế giới là không một nhà nước đơn độc hoặc liên minh các nhà nước nào có quyền làm suy yếu sự toàn vẹn lãnh thổ và chính trị của quốc gia khác bằng hành động gây hấn; cũng không một quốc gia hoặc một nhóm quốc gia nào được phép cảnh sát thế giới hoặc đơn phương oanh tạc quốc gia khác mà không có sự đồng ý của Hội Ðồng Bảo An. Thế giới cần một lực lượng cảnh sát hữu hiệu để bảo vệ các khu vực trên thế giới khỏi xung khắc và để điều đình các thỏa thuận hòa bình. Chúng tôi khuyến cáo rằng Hội Ðồng Bảo An LHQ, được tuyển cử bởi Ðại Hội Ðồng LHQ và Nghị Viện Thế Giới, nên hội đủ ba phần tư số phiếu khi đưa ra biện pháp nào về an ninh. Ðiều này có nghĩa rằng nếu 15 thành viên Hội Ðồng Bảo An hiện nay được giữ lại mà lúc ấy có bốn thành viên trở lên bất đồng thì không thể đưa ra bất cứ hành động nào.


– Thứ ba, chúng ta phải phát triển một Tòa Án Thế Giới hữu hiệu và một Thẩm Phán Ðoàn Quốc Tế có quyền hành thỏa đáng để thực thi luật lệ của nó. Tòa Án Quốc Tế tại The Hague chuyển động theo đúng chiều hướng này. Tòa Án này sẽ có quyền xét xử những xâm phạm quyền con người, tội diệt chủng, các tội ác xuyên quốc gia và phân xử những tranh chấp, xung khắc quốc tế. Ðiều thiết yếu là nhà nước nào chưa thừa nhận thẩm quyền của nó thì nên được thuyết phục để thừa nhận.


– Thứ tư, thế giới cần có cơ quan theo dõi môi sinh toàn cầu trên cấp bậc xuyên quốc gia. Chúng tôi khuyến cáo củng cố các cơ quan hiện hành của LHQ và các chương trình liên quan trực tiếp nhất tới môi trường. Thí dụ, nên cho Chương Trình Môi Sinh LHQ có đủ sức mạnh để cưỡng bách thực thi các biện pháp chống lại việc làm ô nhiễm nghiêm trọng sinh thái. Quỹ Dân Số LHQ phải được dành cho tài khoản đầy đủù để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hiện chưa thỏa đáng về ngừa thai và từ đó, giúp ổn định sự gia tăng dân số. Nếu các cơ quan ấy tỏ ra không đối phó nổi với các vấn đề to lớn đó thì cần tạo ra một cơ quan toàn cầu mạnh mẽ hơn.


– Thứ năm, chúng tôi khuyến cáo một hệ thống quốc tế về thuế phải đóng nhằm giúp các khu vực chậm phát triển của gia đình loài người và thành toàn các nhu cầu xã hội mà các lực lượng thị trường không thành toàn. Chúng ta sẽ bắt đầu với thuế đánh trên Tổng Sản Lượng Quốc Nội của mọi nước; tiền thu được sẽ dùng để yểm trợ và phát triển kinh tế và xã hội. Ðây không phải là đóng góp tự nguyện mà là một sắc thuế thật sự. Các cơ quan quan trọng hiện hành của LHQ sẽ được tài trợ bởi tài khoản quyên góp. Ðiều này bao gồm Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa UNESCO của LHQ, Quỹ Nhi Ðồng UNICEF của LHQ, và Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO của LHQ, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Thế Giới và các tổ chức khác.


Hiệp ước quốc tế rộng rãi về cải cách thuế là cần thiết để bảo đảm các công ti đa quốc gia trả phần chia sẻ công bằng của họ trong gánh nặng thuế khóa toàn cầu. Nên dùng các khoản khấu trừ thuế làm quà tặng từ thiện cho việc phát triển con người và xã hội. Sự cưỡng chế đối với việc chuyển tài khoản quốc tế nên được xem xét nghiêm chỉnh để về phương diện khác, đánh thuế những tài khoản không đóng thuế và để giúp tài trợ phát triển xã hội tại các nước nghèo nhất. Nhiều nhà nước thành viên không chịu đóng lệ phí cho LHQ; đối với các nhà nước đó, nên khiển trách và áp đặt các biện pháp mạnh hơn, thí dụ cấm vận. Quỹ này nên tài trợ việc xóa có chọn lọc gánh nặng nợ nần cho các nước nghèo không có khả năng trả nợ.


– Thứ sáu, việc phát triển các định chế toàn cầu nên bao gồm một thủ tục nào đó cho sự điều chỉnh các công ti đa quốc gia và các công ti độc quyền quốc gia. Ðiều này vượt ngoài những ủy thác hiện nay cho LHQ. Chúng ta nên khuyến khích kinh tế thị trường tự do, tuy nhiên chúng ta không thể lơ là các nhu cầu toàn cầu của loài người như một tổng thể. Nếu được để yên không kiểm tra, các đại tổ hợp công ti và các công ti độc quyền hầu như sẽ làm suy yếu quyền con người, môi trường và sự phát đạt của các khu vực nhất định trên thế giới. Có thể khắc phục những chênh lệch cực độ giữa các vùng thịnh vượng và các vùng chậm phát triển của hành tinh bằng việc khuyến khích sự tự lực nhưng cũng bằng việc điều tiết sự phồn thịnh của thế giới nhằm cung cấp vốn, viện trợ kỹ thuật, yểm trợ giáo dục để phát triển kinh tế và xã hội.


– Thứ bảy, chúng ta phải giữ tính sống động thị trường tự do tư tưởng, tôn trọng sự đa dạng của các ý kiến, và quan tâm lo lắng tới quyền bất đồng quan điểm. Như thế, có một nhu cầu bức thiết và đặc biệt nhằm chống lại sự kiểm soát truyền thông đại chúng dù bởi chính phủ, bởi lợi nhuận kinh tế đầy thế lực hoặc bởi các định chế toàn cầu. Các chế độ độc tài sử dụng truyền thông cho mục đích tuyên truyền, từ khước các quan điểm có tính chọn lựa. Truyền thông đại chúng trong các xã hội tư bản thường bị đặt dưới sự độc quyền kiểm soát. Truyền thông này thường ra sức làm thỏa mãn mẫu số chung thấp nhất nhằm tối đa hóa lượng người tán đồng. Các sự kiện bị coi thường trong việc tiếp nhận không phê phán bất cứ mánh khóe nhảm nhí Thời Ðại Mới nào, và tường thuật các phép lạ thì được phát sóng nhiều thời gian hơn tường thuật sự xuyên phá mới nhất của khoa học. Nhiều ngành truyền thông - vô tuyến truyền hình, vô tuyến truyền thanh, điện ảnh, xuất bản sách báo - rõ ràng là cảm thấy ít có bổn phận cung cấp nội dung có căn cứ và có tính giáo dục.


Chúng ta tránh mọi hình thức của chế độ kiểm duyệt, dù được thực hiện bởi chính quyền, người quảng cáo hoặc sở hữu chủ phương tiện truyền thông. Nên khuyến khích sự cạnh tranh trong truyền thông do sáng tạo của công chúng hoặc do các tổ chức truyền thông bất vụ lợi, và nên chống lại mọi chuyển động hướng tới sự độc quyền và sự kiểm soát có tính đầu sỏ. Nên khuyến khích những phong trào quần chúng tự nguyện theo dõi các ngành truyền thông nhằm làm cho mọi người biết rõ những trắng trợn thái quá của chúng. Có nhu cầu đặc biệt mở rộng việc tiếp cận truyền thông đại chúng. Ðiều này có nghĩa không một thế lực độc quyền truyền thông toàn cầu nào hoặc không một chính phủ nào nên khống chế ngành truyền thông. Chúng ta cần gia tăng phong trào dân chủ trên khắp thế giới để bao gồm sự đa dạng và phong phú văn hóa và sự bao dung phóng khoáng đối với các tư tưởng.



X. Lạc Quan Về Triển Vọng Của Loài Người


Cuối cùng, và có lẽ quan trọng hơn hết, là thành viên của cộng đồng loài người trên hành tinh này, chúng ta cần nuôi dưỡng cảm giác lạc quan về Triển Vọng Của Loài Người. Dù nhiều vấn đề có thể dường như nan giải, chúng ta có lý do tốt để tin rằng loài người có thể tập hợp những khả năng tốt nhất của mình để giải quyết chúng và rằng nhờ thiện chí và dấn thân, một cuộc sống tốt lành hơn sẽ được sở đắc bởi các thành viên ngày càng đông đảo trong cộng đồng nhân loại. Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu nêu ra những hứa hẹn lớn lao cho loài người. Chúng tôi ao ước được bồi đắp cảm giác ngạc nhiên và háo hức về những cơ hội đầy tiềm năng nhằm thực hiện cuộc sống phong phú cho chúng ta và cho các thế hệ chưa ra đời. Những người có lý tưởng là những bậc tiền bối của tương lai đó. Chúng ta sẽ không thành công nếu chúng ta không kiên quyết làm điều đó; và chúng ta sẽ không kiên quyết làm điều đó nếu chúng ta không có niềm tự tin rằng mình làm được. Mọi lạc quan mà chúng ta làm nảy sinh nên đặt căn bản trên những đánh giá thực tế về khả năng thành tựu, tuy thế, chúng ta cần được thúc đẩy bởi niềm tin rằng mình khắc phục được nghịch cảnh.


Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu không chấp nhận các triết lý hư vô về diệt vong và tuyệt vọng cùng những kẻ khuyến cáo sự trốn chạy lí trí và tự do đồng thời ngày càng cay đắng giận dữ trong sợ hãi và linh tính điềm gở cũng như bị ám ảnh bởi kịch bản ngày tận thế. Xưa nay, nòi giống loài người luôn luôn đối mặt các thách thức. Ðó là một tiểu thuyết trường thiên và liên tục của cuộc mạo hiểm toàn cầu. Là người theo chủ nghĩa nhân bản, hôm nay cũng như trong quá khứ, chúng tôi thúc giục con người đừng tìm sự cứu độ bên kia bản thân. Chỉ có chúng ta chịu trách nhiệm về định mệnh của chính chúng ta, và điều tốt nhất chúng ta có thể làm là tập trung trí tuệ, lòng can đảm và lòng từ bi để biến những khát vọng của chúng ta thành hiện thực. Chúng tôi tin rằng cuộc sống tốt đẹp hơn là khả thi cho mỗi người và cho mọi người trong xã hội toàn cầu tương lai. Cuộc sống có thể đầy ý nghĩa cho những ai muốn gánh lấy trách nhiệm và đảm đương các nỗ lực hợp tác cần thiết để hoàn thành sự hứa hẹn của nó. Chúng ta có thể và có bổn phận tiếp tay tạo dựng một thế giới mới của ngày mai. Tương lai ấy có thể lành mạnh cùng phong phú và nó có thể mở tới những khung cảnh mới mẻ, táo bạo và đầy phấn khởi. Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Cầu có thể đóng góp một cách đầy ý nghĩa vào việc phát triển các thái độ tích cực và rất cần thiết nếu chúng ta nhận ra cơ hội vô song đang chờ loài người trong thiên niên kỷ thứ ba này và về sau nữa.

Tất cả những người ký tên vào văn bản này đều tha thiết tìm kiếm sự hợp tác với các nền văn hóa đa dạng trên thế giới, kể cả những truyền thống tôn giáo chính của thế giới. Chúng tôi tin rằng chúng ta phải khẩn trương phấn đấu cho một nền tảng chung và tìm kiếm các giá trị đã được chia sẻ. Chúng ta cần bắt tay vào việc tiếp tục mối quan hệ đầy bao dung và vị tha, không chỉ với những người đồng ý với chúng ta mà còn với những người có thể có quan điểm dị biệt. Ở chính giữa sự đa dạng và sự đa nguyên của các truyền thống, chúng ta cần nhận ra rằng mình đều là thành phần của một gia đình trải rộng của loài người, đang chung chia nơi cư trú trên hành tinh này. Chính sự thành công ngày nay của chúng ta đang đe dọa tương lai sinh tồn của loài người. Chỉ có chính chúng ta chịu trách nhiệm về định mệnh tập thể của chúng ta. Việc giải quyết các vấn đề của chúng ta đòi hỏi sự hợp tác và khôn ngoan của hết thảy mọi thành viên trong cộng đồng thế giới. Chính từ nội lực của mỗi người mà gây ra tác động. Cộng đồng toàn cầu là chính chúng ta, và mỗi người trong chúng ta có thể tiếp tay làm nó thăng hoa. Tương lai rộng mở. Những chọn lựa do chính chúng ta quyết định. Cùng nhau, chúng ta có thể đưa vào hiện thực các cứu cánh và các lý tưởng cao nhã nhất của loài người.


Những người tán đồng và ký tên vào Hiến Chương Nhân bản 2000 này không nhất thiết đồng ý với mọi điều mục trong đó. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận những nguyên tắc chính của nó và đưa nó ra nhằm đóng góp vào cuộc đối thoại đầy xây dựng. Chúng tôi mời mọi người, nam giới và nữ giới, tiêu biểu cho những truyền thống khác nhau, tham gia với chúng tôi để cùng hoạt động cho một thế giới tốt lành hơn trong một xã hội toàn cầu đang ló dạng lúc này.



Với sự tán đồng của những vị dưới đây:


Giáo sư PAUL KURTZ, Ðại học New York tại Buffalo, Chủ tịch, Viện Quốc tế Nhân bản Chủ nghĩa, Hoa Kỳ. ký tên

RICHARD DAWKINS, Ðại học Mới, Oxford, Anh. ký tên

EDWARD O. WILSON, Viện Bảo tàng Ðộng vật học Ðối chiếu, Ðại học Harvard, HK. ký tên

Sir ARTHUR C. CLARKE, CBE, Tác giả, Viện trưởng, Ðại học Moratuwa, Tích lan; Viện trưởng, Ðại học

Quốc tế Không gian, Tích lan. ký tên

STEVE ALICHARD LEAKY, Nhà Nhân chủng học, Cơ quan Ðời sống Hoang dã Kenya, Kenya. ký tên

PAUL D. BOYER, Giải Nobel Hóa học, HK. ký tên

Sir HAROLD W. KROTO, Giải Nobel, Học viện Hóa học, Vật lý và Khoa học Môi trường, Anh. ký tên

TASLIMA NASRIN, Tác giả, Nhà Ðấu tranh cho Nhân quyền, Bangladesk. ký tên

FERID MURAD, Giải Nobel, Trung tâm Khoa học Y tế Ðại học Texas, Houston, HK. ký tên

BARUJ BENACERAFF, Giải Nobel, Viện Ung thư Dana-Farber, HK. ký tên

JEAN-MARY LEHN, Giải Nobel, Ðại học Louis Pasteur, Pháp. ký tên

JOSÉ SARAMAGO, Giải Nobel, Tây ban nha. ký tên

ALAN CRANSTON, Cựu Thượng nghị sĩ Liên bang Mỹ, California, HK. ký tên

DOBRICA COSÍC, Tác giả, Cựu Tổng thống, Cộng hoà Liên bang Nam tư. ký tên

ETIENNE BAULIEU, Người Khám phá RU486, Viện Khoa học, Inserm, Pháp. ký tên

JENS C, SKOU, Giải Nobel, Nhà Lý sinh, Ðại học Aarhus, Ðan mạch. ký tên

JILL TARTER, Giáo sư Bernard M. Oliver, Học viên SETI, HK. ký tên

MARIO MOLINA. Giải Nobel Hoá học, HK. ký tên

HERBERT A. HAUPTMAN, Giải Nobel Hóa học, HK. ký tên


ÁC-HEN-TI-NA
HUGO DANIEL ESTRELLA, Hội nghị Pugwash


AI CẬP

MOURAD WAHBA, Chủ tịch Hiệp hội Quốc Tế Averroës và Khai sáng; Sáng lập viên Hiệp hội Triết học Á-Phi

ANH
COLIN BLAKEMORE, Phòng Thí nghiệm Sinh lý học, Ðại học Oxford

BERNARD CRICK, Giáo sư danh dự Chính trị học, Học viện Birkbeck, Ðại học London

Lord LIONEL ELVIN, Viện Quí tộc

Sir RAYMOND FIRTH, Giáo sư Nhân chủng học, Ðại học London

JIM HERRICK, Biên tập viên Tạp chí NGƯờI NHÂN BảN MớI, Hiệp hội Báo Chí Người Duy lý

TED HONDERICH, Giáo dư danh dự Triết học Tâm trí và Lý luận, Ðại học College London

ANWAR SHAIKH, Tác giả

HARRY STOPES-ROE, Giáo sư Triết học, Ðại học Birmingham

HAZHIR TEIMOURIAN, Nhà văn và Phát thanh viên

JANE WYNNE WILLSON, Cựu Chủ tịch Hiệp hội Nhân bản

LEWIS WOLPERT, Giáo sư Giải phẫu học, Ðại học College London


ẤN Độ

G. R. RABU, Giám đốc Ðiều hành, Hiệp hội Ðạo đức và Nhân bản Quốc tế.

PUSHPA MITRA BHARGAVA, Giám đốc sáng lập, Trung tâm Sinh học Phân tử và Tế bào, Hyderapad

AMLAN DATTA, Cựu Phó Viện trưởng, Visva Bharati

SANAL EDAMARUKU, Tổng thư ký, Hiệp hội Người Duy lý Ấn độ

NARISETTI INNAIAH, Giáo sư Triết học; Chủ tịch Ủy ban Trẻ em bị Ngược đãi

H. NARASIMHAIAH, Diễn đàn Khoa học Bangalore, Ðại học Quốc gia.

INDUMATI PARIKH. Giám đốc, Trung tâm Phát triển Con người M.N.Roy

AVULA SAMBASIVA RAO, Nguyên Chánh án Tối cao Pháp viện Bang Andhra Pradesh; Nguyên Phó

Chủ tịch Ðại học Andhra

SIBNARARYAN RAY, Cơ sở Thư viện Raja Rammohun Roy

V. M. TARKUNDE, Chánh Biện lý Toà Thượng thẩm

RAVIPUDI VENKATADRI, Biên tập viên Báo HETUVADI


BA LAN

BARBARA STANOSZ, Biên tập viên Tạp chí BEZ DOGMATU


BA TÂY

JOSÉ LEITE LOPES, Giáo sư danh dự, Trung tâm Nghiên cứu Vật lý Ba tây


BỈ
JEAN DOOMANGET, Ðài Thiên văn Hoàng gia Bỉ, Brussels.


CANADA
ROBERT BUCKMAN, Nhà Vật lý

HENRY MORGENTALIER, Nhà hoạt động cho Quyền Phá thai

MARVIN ZAYED, Tiến sĩ.


COLOMBIA
RUBEN ARDILA, Giáo sư Tâm lý học, Ðại học Quốc gia Colombia, Bogota.


CROATIA
RADOVAN VUDAKINOCÍC, Giáo sư


HA LAN

PIETER V. ADMIRAAL

MAX ROOD, Giáo sư Luật, Ruksuniversiteitte Leiden; Nguyênï Bộ trưởng Tư pháp

ROB A.P. TIELMAN, Giáo sư Xã hội học, Ðại học Utrecht


HI LạP

DENNIS V. RAZIS, Hiệp hội Delphi, Athens


HOA Kỳ

NORM ALLEN, Jr. Giám đốc, Hội Người Mỹ Gốc Châu Phi Vì Chủ Nghĩa Nhân bản

DEREK ARAUJO, Chủ tịch Chi nhánh Liên minh Tự do Tư tưởng

KHOREN ARISIAN, Mục sư danh dự Hội Thiên Chúa Một Ngôi Minneapolis

JOSEPH E. BARNHART, Giáo sư Triết học và Nghiên cứu Tôn giáo, Ðại học North Texas

H. JAMES BIRX, Giáo sư Nhân chủng học, Ðại học Canisius

JO ANN BOYSTON, Giáo sư Ðặc biệt danh dự, Ðại học Southern Illinois

VERN L. BULLOUGH, Giáo sư Ðặc biệt danh dự, Ðại học Southern California

MATT CHERRY, Giám đốc Ðiều hành, Hội đồng Chủ nghĩa Nhân bản Thế tục

DANIEL C. DENNETT, Trung tâm Nghiên cứu Nhận thức, Ðại học Tufts

PAUL EDWARDS, Tổng biên tập, Từ ĐIểN BÁCH KHOA TRIếT HọC

JAN LOEB EISLER, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ðạo đức và Nhân bản Quốc tế

CHARLES W. FAULKNER, Ký giả, Nhà Tâm lý học

ADOLF GRUNBAUM, Giáo sư Triết lý Khoa học về Andrew Mellon, Ðại học Pittsburgh

THOMAS FLYNN, Giám đốc Ðiều hành, Ủy ban Tu chính Thứ nhất

PETER HARE, Giáo sư Triết học. Ðại học Tiểâu bang New York tại Buffalo

JAMES HAUGHT, Biên tập viên CÔNG BÁO CHARLESTON

REID JOHNSON, Chủ nhiệm, Trung tâm Phục vụ Viện Thẩm tra

RICHARD KOSTELANETZ, Tác giả

GERALD A. LARUE, Giáo sư danh dự Môn Nghiên cứu Kinh thánh, Ðại học Southern California

THELMA Z. LAVINE, Giáo sư Môn Robinson, Ðại học George Mason

PAUL B. MACCREADY, Kỹ sư, Sáng lập viên/Chủ tịch Công ti Môi trường Khí quyển – Aerovironment

TIMOTHY J. MADIGAN, Biên tập viên, Ðại học Báo chí Rochestor

MICHAEL MARTIN, Giáo sư Triết học, Ðại học Boston

MOLLEEN MATSUMURA, Hội đồng Giáo dục Khoa học Quốc gia, Berkeley

JEAN C. MILLHOLLAND, Giám đốc Ðiều hành danh dự, Hội đồng Chủ nghĩa Nhân bản Thế tục

R. LESTER MONDALE, Mục sư danh dự Hội Thiên Chúa Một Ngôi

JOE NICKELL, Hội viên Nghiên cứu Cao cấp, Trung tâm Thẩm tra

ANTHONY B. PINN, Giáo sư Chủ nhiệm Môn Nghiên cứu Tôn giáo, Phối trí viên Ngành Nghiên cứu Mỹ-

Châu Phi, Ðại học Macalester

HOWARD RADEST, Cựu Hiệu trưởng, Học hiệu Văn hóa Ðạo đức

ARMAN A. SAGINIAN, Giám đốc Ðiều hành, CHÂN TRờI MớI

DAVID SCHAFER, Chuyên viên Nghiên cứu Tâm sinh học, Sở Quản trị Cựu chiến binh Mỹ (hồi hưu)

THEODORE SCHICK,Jr. Giáo sư Triết học, Ðại học Muhlenberg

WARREN ALLEN SMITH, Tác giả

VICTOR J. STENGER, Giáo sư Vật lý, Ðai học Hawaii tại Manoa

ROBERT B. TAPP, Giáo sư Giáo dục, Ðại học Minnesota; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nhân bản

RICHARD TAYLOR, Giáo sư Triết học

YERVANT TERZIAN, Giáo sư về David C. Duncan, Bộ môn Khoa học Vật lý, Ðại học Cornell

LIONEL TIGER, Giáo sư Nhân chủng học, Rutgers, Ðại học Tiểu bang New Jersey

LEWIS VAUGHN, Biên tập viên tạp chí FREE INQUIRY

IBN WARRAQ, Tác giả


NA UY

LEVI FRAGELL, Chủ tịch IHEU

BERNT HAGTVET, Phân khoa Khoa học Chính trị, Ðại học Oslo

TOVE BEATE PEDERSEN, Tổng Thư ký, Hội Nhân bản Na-uy


NAM

JOVAN BABIC, Khoa trưởng Phân khoa Triết học, Ðại học Belgrade

SVETOZAR STOJANOVIA, Giáo sư và Chủ tịch Viện Triết học, Ðại học Belgrade


NÊ-PAN
GANGA PRASAD SUBEBI, Thư ký, Hiệp hội Nhân bản Nê-pan


NGA
GARRY I. ABELEV, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư N.N. Blokhin

YURI NIKOLAEVICH EFREMOV, Viện trưởng, Viện Thiên văn Sternberg, Ðai học Quốc gia Moscow

VITALII GINZBURG, Nhà Vật lý, Hội viên Viện Hàn lâm Khoa học

VALERII KUVAKIN, Giáo sư Triết học Nga, Ðại học Quốc gia Moscow

ALEXANDER V. RAZIN, Giáo sư Ðạo đức học, Ðại học Quốc gia Moscow


PHÁP
R.M. BONNET, Cơ quan Không gian Châu Aâu

JACQUES BOUREVESSE. Giáo sư Triết, Ðại học Pháp

JEAM PIERRE CHANGEUX, Giáo sư Thần kinh sinh học, Ðại học Pháp, Phòng thí nghiệm Thần kinh

Phân tử, Viện Pasteur

GÉRARD FUSSMAN, Giáo sư, Ðại học Pháp, Paris

JACQUES LE GOF, Chuyên gia Văn minh và Văn học Pháp Trung cổ, ENESS

JEAN-CLAIRE PECHER, Nhà Thiên văn học, Ðại học Pháp; Viện Hàn lâm Khoa học

EVRY SCHATZMAN, Nhà Thiên văn học, Nguyên Chủ tịch Hội Vật lý Pháp; Viện Hàn lâm Khoa học


SI-RI
SADIK AL AZM, Giáo sư Triết học, Ðại học Damacus


TÂN TÂY LAN

BILL COOKE, Giáo sư Thỉnh giảng, Học viện Kỹ thuật Manakau


TÂY BAN NHA

JOSÉ M. R. DELGADO, Giáo sư Sinh học Thần kinh, Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Thần kinh

ALBERTO HIDALGO TUNÓN, Giáo sư Xã hội học về Kiến thức, Ðại học Ovidedo; Hiệp hội Nghiên cứu

Triết học


THụY ĐIểN

GEORGE KLEIN, Giáo sư và Trưởng Nhóm Nghiên cứu, Trung tâm Vi trùng học và U bướu, Viện

Karolinska

THụY SĨ

DIANA BROWN, Ðại diện IHEU tại LHQ ở Geneva

RUY W. BROWN, Sáng lập viên, Cơ sở Dân số Thế giới


TRUNG HOA

YOUZHENG LI, Viện Triết học, CASS, Bắc kinh.


ÚC
PHILIP ADAMS, Nhà báo, Nhà bình luận, Ðài Phát thanh Quốc gia.

JOHN ARTHUR PASSMORE. Giáo sư Nghiên cứu Lịch sử, Ðại học Quốc gia Úc; Nguyên Viện trưởng

Viện Khoa học.

J.J. C. SMART, Giáo sư danh dự, Ðại học Quốc gia Úc.


(Danh sách còn tiếp tục)


Chú thích của người dịch:


Phong trào Carvaka: Một trường phái theo chủ nghĩa duy vật của Ấn độ. Tương truyền được thành lập vào khoảng thế kỷ 6 trước Công nguyên, bởi một nhân vật có tên là Carvaka, đệ tử chân truyền của Brhaspati, người được qui cho là tác giả của Barhaspati Sutra. Cuốn kinh ấy bị thất lạc từ rất lâu và chỉ được biết tới qua những trích văn của nó trong những cuốn kinh về sau. Người theo Carvaka nhìn mọi sự, với tất cả những xuất hiện của chúng, là không chút nào thường tại; tất cả chỉ là sự biến đổi liên tục; thế nên bản ngã cũng chỉ thuộc tổng thể vô thường ấy, không hơn không kém. Ở thế giới bên kia không thiên đàng, không sự giải thoát, không tiểu ngã (atman). Tiểu ngã có nhập vào đại ngã (brahman) thì cũng chỉ như muối hoà tan trong nước. Tất cả chỉ là phân hủy và không thể nào tái tập hợp tính nguyên thủy. Vì thế, cách giải quyết khôn ngoan và duy nhất là ôm chặt lấy thế gian và cuộc đời này; sống hết mình nhưng với sự chủ động về mặt đạo đức để hành vi và thái độ thiện hảo mang lại nhiều hạnh phúc cho mình và cho mọi người.


Paul Kurtz, triết gia, giải thưởng Nhân bản, người thảo Hiến Chương Nhân Bản 2000 này. Ông tốt nghiệp Cử nhân Ðại học New York; Cao học và Tiến sĩ Ðại học Columbia; hiện là Giáo sư danh dự Triết học Ðại học Tiểu bang New York tại Buffalo. Ông là phát ngôn viên hàng đầu cho Chủ nghĩa Nhân bản Thế tục, tác giả 22 cuốn sách về các đề tài triết lý, dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Nhân bản. Ông sáng lập và là Chủ tịch Ủy ban Ðiều tra Khoa học Những Tuyên bố về Siêu linh (CSICOP - Committee for the Scientific Investigation of Claims of the Paranormal), Chủ tịch Hội đồng Chủ nghĩa Nhân bản Thế tục (Council for Secular Humanism), Giám đốc Nhà xuất bản Prometheus Books, Tổng biên tâïp Quí san Free Inquiry Magazine. Ông cũng là nguyên Ðồng Chủ tịch Hiệp hội Ðạo đức và Nhân bản Quốc tế (IHEU - International Humanist and Ethical Union). Paul Kurtz đồng thời là thành viên của Hiệp hội Hoa kỳ Thăng tiến Khoa học (American Association for the Advancement of Science); Chủ tịch Viện Quốc tế Chủ nghĩa Nhân bản (International Academy of Humanism).. Ông cũng là người đã thảo Hiến Chương Nhân Bản II (1973), Tuyên Ngôn Nhân Bản Thế Tục (1980) và Tuyên Ngôn Về Liên Lập: Một Ðạo Ðức Toàn Cầu Mới (1988).


Bản tiếng Việt Hiến Chương Nhân Bản 2000 được dịch từ toàn văn bản tiếng Anh "Humanist Manifesto 2000: A Call for a New Planetary Humanism" (Hiến Chương Nhân Bản 2000: Lời Kêu Gọi Một Chủ Nghĩa Nhân Bản Toàn Hành Tinh Và Mới).


Nó được công bố đầu tiên trong Quí san Free Inquiry, số Mùa thu 1999 (Fall 1999. Vol. 19 No.4), tại thành phố Buffalo, Hoa kỳ. Liên lạc: P.O. Box 664, Amherst, NY 14226. ÐT (716) 636-7571 Fax (716) 636-1733.
Sau đó, nó được xuất bản thành sách, cũng vẫn với tựa đề "Humanist Manifesto 2000: A Call for a New Planetary Humanism". Sách khổ bỏ túi, 76 trang, Nxb Prometheus Books, tháng 12 năm 1999. ISBN: 157392783X. Có thể đặt mua qua internet; truy cập humanist/manifesto.Bản Hiến Chương này đã được dịch ra các thứ tiếng Ðức, Nga, Na uy, A rập, Pháp, Tây ban nha, Telugu (Nam Ấn) và nhiều ngôn ngữ khác.


Muốn có thêm thông tin và những ý kiến phản hồi về bản Hiến Chương, có thể lên mạng, vào địa chỉ www.secularhumanism/kurtz.

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Muốn có thông tin và bản chính thức bằng tiếng Việt, cùng các công ước và thỏa ước phụ đính, có thể lên mạng, vào địa chỉ của Liên Hiệp Quốc www.un.org/rights



Nguyễn Ước
Số lần đọc: 2974
Ngày đăng: 10.11.2009
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lyotard với chủ nghĩa Hậu Hiện Đại - Khổng Ðức
Mỹ học của Thuyết Giải Cấu Derrida - Khổng Ðức
Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế! - Phạm Toàn
Ðại cương Thiền tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 2 - Nguyễn Ước
Ðại cương Thiền tông - 3 - Nguyễn Ước
Bài 4 – Mary Oliver: Đường chúng ta đi - Nguyễn Đức Tùng
Ðại cương Mật tông - 1 - Nguyễn Ước
Ðại cương Mật tông - 2 - Nguyễn Ước
Một nền giáo dục hiện đại hóa - Phạm Toàn
Cùng một tác giả
Ðạo đức học-1 (tiểu luận)
Ðạo đức học-2 (tiểu luận)
Ðạo đức học-3 (tiểu luận)
Ðôi nét Hồi giáo (tiểu luận)
Ðôi nét Kitô giáo (tiểu luận)
Cứu cánh luận (tiểu luận)
Cứu cánh luận-2 (tiểu luận)
Bàn về Giá trị-2 (tiểu luận)
Bàn về Chân lý -1 (tiểu luận)
Bàn về Chân lý -2 (tiểu luận)
Ấn giáo - 1 (tiểu luận)
Ấn giáo - 2 (tiểu luận)
Ấn giáo - 3 (tiểu luận)
Ðám rước- 1 (tiểu luận)
Nụ hôn với quỉ -1 (truyện ngắn)
Nụ hôn với quỉ II (truyện ngắn)
Vua một năm (truyện ngắn)
Minh Triết -1 (triết học)
Minh Triết -2 (triết học)
Những kẻ thờ Satan (truyện ngắn)
Bài giảng trên núi (truyện ngắn)
Cơn bão (truyện ngắn)